Thứ Ba, 14 tháng 2, 2017

SỰ NGHI NGỜ HAY HOÀI NGHI CỦA DESCARTES

SỰ NGHI NGỜ HAY HOÀI NGHI CỦA DESCARTES
SUSPICION OR SKEPTICISM OF DESCARTES
TÓM TẮT
Con đường đi vào khai phá nền văn minh nhân loại không thể bỏ qua những thành tựu của triết học. Trong lịch sử phát triển của mình, con người đã để lại những tên tuổi nỗi tiếng với những học thuyết có giá trị đích thực. Descartes đã góp phần mở ra một cuộc cách mạng trong nền triết học Tây Âu cận đại. Với sự nghi ngờ hay hoài nghi của mình, ông đã góp phần giải quyết nhiều vấn đề lý luận đặt ra. Qua đó đã khẳng định vai trò của lý tính, tính chân thật của Cogito đối với những thành tựu khoa học cũng như đối với những nhận thức về hoạt động của con người trong thế giới của chính mình và trong tự nhiên vô cùng tận.

ABSTRACT
The road to explore the human civilization can not ignore the achievements of philosophy. In its history, people have to leave the celebrities with the doctrine of the true value. Descartes has helped usher in a revolution in the modern Western philosophy. With doubt or suspicion, he has helped solve many theoretical problems posed. Which confirms the role of reason, the veracity of the cogito of scientific achievements as well as for the perception of human activity in their own world and naturally endless.

1. Mở đầu.
Người nỗi tiếng là triết gia sẵn sàng nghi ngờ tất cả, kể cả sự tồn tại của thân xác chính mình. Cogito ergo Sum – Tôi tư duy nên tôi tồn tại, câu nói nỗi tiếng ấy đã đưa nhà bách khoa vĩ đại người Pháp, Rene Descartes đi vào sử sách các triết gia vĩ đại của thế giới. Cùng với Francis Bacon, Descartes đã tạo ra một cuộc cách mạng trong lịch sử triết học Tây Âu cận đại, đã góp phần phê phán mạnh mẽ những tư tưởng của giáo hội và kinh viện, mong muốn xây dựng một hệ thống triết học và khoa học mới.
Để kiểm chứng sự chân thực và chắc chắn của tri thức khoa học, sự tồn tại của các sự vật quanh chúng ta. Descartes đã đề xuất phương pháp nghi ngờ độc đáo và vô cùng sinh động. Nghi ngờ ngay cả sự tồn tại hữu hình của thân thể, các giác quan chỉ là sự lừa dối bản thân, lý tính mới chân thật nhưng lại cũng không chắc chắn như vậy, mọi thứ đều đáng nghi ngờ. Chỉ có một điều duy nhất không thể nghi ngờ và là điểm mấu chốt của triết học Descartes là chúng ta không thể nghi ngờ rằng chúng ta đang nghi ngờ.
2. Vài nét về chủ nghĩa hoài nghi.
Thế giới vô tận đã khiến cho con người ngày càng tò mò tìm kiếm các quy luật, các nguyên lý chắc chắn và chân thực. Những thành tựu tìm được cho đến ngày nay vẫn chỉ là hạt bụi trong vũ trụ sâu thẳm và vô tận. Không ít người trở nên bực tức và chuyển sự bực mình ấy đến tất cả những người xung quanh, họ được gọi là những nhà hoài nghi, những người luôn tin rằng họ không thể biết được một điều gì chắc chắn cả. 500 năm Trc CN Heraclitus đã công nhận rằng thế giới là không thể nhận biết được vì nó luôn biến dịch. “Đó là lý do bạn không bao giờ có thể bước hai lần xuống cùng một dòng sông
Đới với Cratylus (400 Trc CN) thì cho rằng:
“Không phải, bạn thậm chí không thể bước xuống cùng một dòng sông trong một lần nào hết! Cả nó lẫn bạn đều biến dịch, khiến cho những từ như  cùng một  bạn không hề có ý nghĩa đúng thật”. Ông đã đi đến nghi ngờ cả những lời nói được phát ra từ chính miệng của mình, lời nói ấy đã thay đổi ngay khi rời khỏi miệng và đến tai người khác, thay vì nói ông đã dùng ngón tay ve vẫy để biểu đạt những ý mình muốn nói.
Đối với trường phái Pyrrho thì sự nhận thức đúng đắn sẽ không bao giờ đạt được, có được. Mọi hiện tượng chỉ là sự lừa dối, do vậy, nó chỉ có tính tương đối vì mỗi con vật sẽ có những cách nhìn về thế giới là khác nhau, chắc gì con người nhìn về thế giới là đúng đắn! Con người nhìn một chiếc tàu ở khơi xa, nếu một người đứng trên bờ biển anh ta sẽ cho rằng con tàu thật to lớn nhưng một người đứng trên mõm đá cao thì anh ta lại bảo con tàu chỉ nhỏ bé mà thôi. Vậy thực chất con tàu kia lớn hay nhỏ? Làm cách nào để ta biết được ai đã đúng? Là những người dạy học ở Viện Hàn Lâm của Plato do vậy họ đều có những tư tưởng gần với Plato: Tất cả những gì ta thực sự biết được là ta không biết gì hết!
Nhưng ngược lại nếu ta đồng ý với một tri thức nào đó là chân thực và đúng đắn thì cần phải có một chứng cứ nào đó cũng cần sự chân thực và đúng đắn để chứng minh điều đó. Nhưng bản thân chứng cứ đó lại cần một chứng cứ khác đễ chứng minh độ chân thực của chính nó, và cứ như thế đến tận mãi vô cùng, vô cực và “cái chuỗi đảm bảo vô tận một cách phi lý” này cho thấy con người sẽ không bao giờ có thể sở hữu được tri thức đảm bảo hay chắc chắn cả.
Tuy nhiên, trường phái này lại không hề hoài nghi sự tồn tại của thế giới vật lý, họ đồng ý “Nhận thức của con người là hết sức bị giới hạn. Chỉ có sự mặc khải thần linh từ Thượng đế mới có thể khai mở chân lý của chúng ta.  Đối với Thánh Augustine, “Con người phải khiêm tốn và phải có ý thức về những hạn chế ngẹt nghèo đối với những gì họ có thể biết được.
David Hume (1711- 1776) đã đưa ra luận cứ về lý do tại sao con người chúng ta lại muốn đặt câu hỏi về sự đáng tin cậy  của tri giác. Theo ông, chúng ta không thể biết điều gì về thế giới bên ngoài. Để biết được điều đó trừ khi chúng ta biết được những dữ liệu cảm giác của chính chúng ta vế thế giới bên ngoài. Nhưng thật sự chúng ta không có một cách nào để chứng minh mối liên quan giữa dữ liệu cảm giác của ta và thế giới bên ngoài. Do đó, ta không có cách nào để chứng minh rằng dữ liệu cảm giác của ta đại diện cho thế giới bên ngoài và "điều đó" có nghĩa rằng ta không có cách nào để chứng minh tri giác là đáng tin cậy.
3. Sự hoài nghi của Descartes.
Kế tiếp những nghi ngờ trong đầu các bậc tiền bối của mình. Descartes (1596 - 1650) đi tìm tính chân lý của sự chân thực đúng đắn qua một phương pháp mang tính riệng biệt tạo thành một phương pháp hoài nghi Descartes.
Descartes đã thể hiện sự triệt để trong sự hoài nghi của bản thân mình. Trong “Những suy niệm siêu hình học,1641, ông đã sử dụng sự nghi ngờ quyết liệt hơn và đặt ra hàng loạt những câu hỏi tàn nhẫn về mọi sự vật hiện tượng, và ngay cả đối với sự vững chắc của toán học…đi đến khẳng định: “Chỉ có một sự đặc biệt không thể nghi ngờ - tức là điều mà con người bao giờ cũng có thể biết với sự chắc chắn tuyệt đối. Sự nghi ngờ ấy đã trở nên giống như một phương pháp được dùng phổ biến được gọi là phương pháp nghi ngờ của Descartes.
Trong bức thư gửi cho bạn mình Descartes đã giải thích phương pháp nghi ngờ bằng một ví dụ sống động. Bạn hãy tưởng tượng rằng bạn có cả một đống những quả táo cần phải cất giữ cẩn thật. Nếu bạn là người khôn ngoan thì bạn sẽ biết rằng tất cả các quả táo bạn định cất giữ phải thật sự tốt, vì nếu có một quả bị hỏng, bị thối thì nó sẽ “lây nhiễm” sang những quả còn lại. Vì vậy, bạn phải thẳng tay bỏ đi một cách không thương tiếc dù nó chỉ là một sự trầy xướt nhỏ, nó đã không còn thích hợp.Từ đó ông đi đến luận điểm: “Bạn hãy khảo sát mọi nhận thức của con người để xem nó có thể bị nghi ngờ không. Nếu là nó đáng  ngờ, tức là bị lây nhiễm thì vứt bỏ ngay không thương tiếc vì đã hỏng. Quả táo còn lại thật sự trong cái giỏ mà Descartes lựa chọn phải là quả táo thật đặc biệt, nó thật hoàn hảo, là nhận thức mà không thể nghi ngờ. Nếu như vậy thì không tài nào có thể nghi ngờ được hết tất cả sự nhận thức của con người, mọi thành quả của khoa học sẽ tốn quá nhiều thời gian để xem xét lại. Để tránh được vấn đề khó khăn ấy, ông bắt đầu tìm đến câu hỏi: “Mọi nhận thức của con người là từ đâu đến? Tôi thấy có hai nguồn gốc của nhận thức: Các giác quan của ta và lý trí của ta. Sự nhận thức về thế giới, về cuộc sống xung quanh sẽ đến từ năm giác quan, còn nhận thức về toán học, logic học sẽ đến từ lý trí. Nhưng liệu bản thân hai nguồn nhận thức này có đáng nghi ngờ hay không?  Ông bắt đầu nghi ngờ những giác quan của mình, các giác quan của chúng ta không thể nào tin cậy được, nó đã bị “con quỷ vô hình khống chế, đánh lừa, không thể tin cậy như nguồn gốc của nhận thức đúng đắn được. Chúng ta không thể chấp nhận trong sương mờ của buổi sáng sớm, trước mặt ta là hình tượng một con người, ta cố gọi họ đợi ta đi cùng nhưng thật sự không phải như vậy, nó chỉ là một tảng đá khi ta đến gần và nhận ra điều đó! Thật sự đôi mắt đã lừa dối chính bản thân chúng ta, ngay cả bây giờ ta vẫn không thể tin rằng trước mặt ta là một tảng đá! Không có cách nào đáng tin cậy để biết chắc rằng cái nào là chân thực, đúng sự thật và cái nào là giả dối cả.
Nhưng chính ông cũng bao biện một điều là không phải bao giờ các giác quan của chúng ta cũng sai lầm, nó đã lừa dối nhưng cũng chính nó đã cho chúng ta biết đó là tảng đá chứ không phải là con người như chúng ta nghĩ, nếu nó bao giờ cũng luôn không chân thực và đúng đắn thì bấy lâu người ta không thể tồn tại. Nhưng các thông tin đến từ giác quan thật đáng nghi ngờ cần phải loại bỏ ra khỏi “giỏ táo. Làm sao mà chúng ta có thể dể dàng tin rằng trên tay bạn đang cầm một cây bút mà không phải là một cái thước hay chỉ là một cái chổi? nếu thật đúng như vậy bạn lấy gì để chứng minh điều đó? Descartes đã cảnh báo rằng bạn sẽ không bao giờ có thể chững minh được điều đó trong “luận cứ nằm mơ của mình. Nhận thức thật sự đáng tin cậy phải đến từ lý tính, từ suy nghĩ chứ không phải đến từ các giác quan đáng nghi ngờ của mình, cũng chính điều này đã giúp ông trở thành một nhà triết học duy lý.
Plato đã đồng ý với ý kiến này. Từ 2000 năm trước ông đã cho rằng chỉ có nhận thức do lý tính tạo ra mới thật sự ổn định và đáng tin cậy. “Con người chúng ta vẫn luôn có thể chắc chắn về toán học, hình học và logic học. Nhận thức như thế là thuần túy và tất yếu. Hai cộng hai sẽ và sẽ mãi mãi bằng bốn, điều này không thể nghi ngờ, nó là sự “miễn nhiễm so với luận điểm của Descartes.
Descartes vẫn nghi ngờ sự chân thực ấy, ông  không đồng ý điều mà Platon đã đưa ra. Tất cả đối với Descartes đều phải nghi ngờ, cho dù đó là toán học hay là logic học. Tại sao nhiều lúc ta vẫn phạm những sai lầm khi 9 x 9 = 72 hay một kết quả nào khác mà không phải là 81? Thế thì làm sao chúng ta biết được chúng ta sẽ không mắc những sai lầm trong mọi lúc! “Có thể rằng trong lịch sử chúng ta đã làm toán học một cách sai lầm. Nếu 2+2 thực ra bằng 5 hay bằng 3 mà không phải bằng 4, như vậy sao gọi nó là toán học được, “thậm chí ta không thể đảm bảo rằng ta có cơ thể nếu đó là toán học “ta chỉ đảm bảo là ta chỉ có tinh thần. Cuối cùng Descartes nghi ngờ cả trong mọi nhận thức “thuần túy nhận thức bằng lý tính của mình. Sự nghi ngờ đã ở chính sự lý giải, phân tích thông tin mà thị giác chúng ta mang lại. Thị giác đã không lừa dối chúng ta mà chính sự lý giải sai lệch ấy đã làm cho chúng ta vội gọi một tảng đá chứ không phải là con người.
Cứ mãi trong sự hoài nghi đầy rối ren và luẩn quẩn Descartes đã phát hiện ra một điều rất lạ thường làm nên triết học của mình. Luôn luôn có một điều ông không thể nghi ngờ được, đó chính là việc ông đang nghi ngờ. Sự nghi ngờ ấy không thể diễn ra, xảy ra trong một khoảng không nào cả mà phải có một ý thức tinh thần làm điều đó. Vì thế ông không thể nghi ngờ rằng ông đang tồn tại.
“Cogito ergo Sum - Tôi tư duy nên tôi tồn tại
“Trong khi tôi có thể cho rằng tôi không có thân thể và thế giới cũng không có nốt… thì tôi lại không thể cho rằng tôi không tồn tại. Tôi đã nhìn ra điều này từ sự kiện đơn giản là tôi đang nghi ngờ sự thật của những sự vật khác. Dó đó, chúng ta càng nghi ngờ bao nhiêu thì thực chất bạn lại xác nhận bấy nhiêu. Đó là một sự thật, một chân lý đã không hề phụ thuộc vào các giác quan của chúng ta, nó đã tránh được sự nhẫm lẫm của một con quỹ vô hình“Ngay cả con quỹ ấy cũng không thể làm ta nghi ngờ về sự nghi ngờ. Nghi ngờ là một sự tư duy hết sức đặc biệt”. Descartes đã có một quả táo hết sức hoàn hảo, không thể nào nghi ngờ được sự chân thật của nó để đặt vào giỏ. “Rút cuộc tôi nghĩ rằng  nó là một chân lý tất yếu phi thời gian, nhưng do sự sử dụng có tính hạn chế của Cogito, nó mang tính cá nhân, riêng tư. Descartes đã không thấy hài lòng về chính điều đó, ông muốn tham vọng nhiều hơn. Cogito phải có tính công cộng, để mọi người có thể đọc được nó, tìm thấy nó một cách phổ biến. Descartes cảm thấy rằng nếu đã phát hiện một điều gì đó về Cogito làm cho nó chắc chắn đến như vậy thì cũng có thể phát hiện quy tắc phổ quát, nó sẽ mang lại sự đảm bảo tương tự về tính vững chắc cho các loại nhận thức khác.
“Tôi tồn tại là điều không thể nghi ngờ. Tôi tri giác một cách rõ ràng và sáng sủa rằng tôi tồn tại là đúng. Vậy, bất cứ điều gì được tôi tri giác rõ ràng và sáng sủa là đúng.
Trong “Những suy niệm siêu hình ông đã tin chính điều này sẽ giúp ông thoát ra khỏi sự chắc chắn cá nhân, vươn tới sự chắc chắn rộng lớn hơn, sinh động hơn về nhiều loại nhận thức khác nữa. Sự luẩn quẩn lại làm Descartes thấy sự phí lý, “không thể sai lầm theo cách ấy được. Rõ ràng và sáng sủa chỉ là các khái niệm tương đối, rõ ràng và sáng sủa có thể đến với bạn nhưng đối với tôi thì nó lại tối tù mù. Không có điều gì có thể ngăn cản được con quỷ vô hình “cài những ý tưởng cực kỳ rõ ràng vào trong đầu óc để lừa phỉnh chúng ta.
Đó chính là lý do giải thích tại sao Descartes phải cầu viện đến Thượng đế. Phải tiêu diệt con quỷ vô hình, phải dựa vào vị Thượng đế không bao giờ lừa phỉnh ta và luôn đảm bảo rằng bất kỳ Cogito nào đi vào đầu óc chúng ta sẽ đều chân thực và đúng đắn. Từ đó Descartes đã đi đến chứng minh sự tồn tại của thượng đế: “Trong đầu óc của tôi ý niệm về một sự tồn tại hoàn thiện. Một tồn tại không hoàn thiện như tôi không thể nghĩ đến một ý niệm của một tồn tại hoàn thiện. Vì thế ý niệm về một tồn tại hoàn thiện phải xuất phát từ chính tồn tại hoàn thiện đó. Một tồn tại hoàn thiện sẽ không hoàn thiện nếu nó không tồn tại. Vậy, một tồn tại hoàn thiện (Thượng đế) phải tồn tại.

Descartes đã có sự sai lầm khi chững minh sự tồn tại của con người thông qua tư duy, cũng như sự tồn tại của các sự vật chỉ thông qua ý niệm của con người, mọi người luôn có ý niệm về lửa, ai cũng có một ý tưởng nào đó về nó nên lửa chắc chắn tồn tại. Tuy nhiên, với sự nghi ngờ của mình đã trở thành phương pháp cũng đem lại nhiều yếu tố tích cực.
Sự hoài nghi của Descartes đã góp phần phê phán mạnh mẽ các tư tưởng giáo hội kinh viện, mọi tri thức mà con người đã đạt được từ trước tới giờ đều dưới sự phê phán của lý tính. Lý tính, trí tuệ con người sẽ là một tòa án thẩm định và đánh giá mọi tri thức. Nghi ngờ để tìm ra chân lý, nghi ngờ để tìm đến sự hoàn thiện và chắc chắn chân thực. Chính sự nghi ngờ của mình Descartes đã xây dựng một hệ thống triết học mới mà điểm xuất phát từ sự phê phán các bậc tiền bối của mình.
Cogito được xem là chuẩn mực để đánh giá những suy nghĩ cũng như mọi hoạt động của con người. Nó là sự cổ vũ mạnh mẽ đối với sự phát triển của các ngành khoa học tự nhiên. Nó mãi là một phát hiện quan trọng nhất của triết học Phương Tây, đánh dấu sự ra đời của triết học hiện đại cùng với sự cáo chung của triết học kinh viện tồn tại lâu đời. Mở đầu một ngành triết học mới – Triết học tinh thần.

4. Kết luận.
Descarter: “Tôi mang ra ánh sáng sự phong phú đích thực của tâm hồn chúng ta, mở ra cho mỗi người phương tiện để có thể tìm thấy ngay trong bản than ta mọi nhận thức cần thiết nhằm hướng dẫn cuộc sống, cũng như những phương cách sử dụng nó để có được mọi nhận thức mà trí tuệ con người có thể chiếm hữu được…. Sự nghi ngờ đã tạo nên một phương pháp để đi đến xem xét chân lý và khoa học, lý tính là điểu kiện then chốt để đánh giá mọi tri thức. Cogito sẽ luôn là đích đến của triết học cần tiếp tục khám phá, con người không thể tách Cogito ra khỏi bản thân mình, nếu như vậy con người sẽ mất đi “chữ người theo đúng nghĩa của nó. Sự hoài nghi đã thể hiện sự trăn trở của nhà triết học với mong muốn xây dựng một hệ thống triết học và khoa học thực sự trong bối cảnh của sự ảnh hưởng của thế lục tôn giáo cào rất mạnh. Nó đã đặt ra hang loạt những vấn đề lý luận đối với sự phát triển của triết học và khoa học nói chung.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Descarter,(1970),Các nguyên lý của triết học,Văn tuyển triết học thế giới, Matxcova.
2. Nguyễn Tiến Dũng, (2006), Lịch sử triết học Phương Tây, Nxb TP Hồ Chí Minh.
3. Trần Thái Đỉnh,(2005),Triết học Descartes,Nxb Văn học.
4. PGS TS Lê Hữu Ái, PGS TS Nguyễn Tấn Hùng, (2010), Triết học, Nxb Đà Nẵng.
5. Nguyễn Hữu Vui, (1999), Lịch sử triết học, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét