CHỈ CÓ NGHỊCH CẢNH VÀ KHỐN NẠN BẠN MỚI CÓ CƠ MAY THAY ĐỔI..
Chúng ta đang sống trong một nền kinh tế sụp đổ và tái sinh từng ngày. Ở khắp nơi, những con khủng long gục xuống nhưng để đảm bảo cán cân chung của nền kinh tế không bị gãy đổ tràn lan, chúng không được phép chết. Những người khổng lồ vẫn thao túng sàn chứng khoán toàn cầu. Hàng triệu người trên thế giới vẫn lau mồ hôi trán dõi theo những chỉ số nhấp nháy thay đổi chóng mặt mỗi ngày.
Chúng ta phải nhìn nhận một thực tế, ngày nay sự sống còn của kẻ khác cũng quyết định sinh tử của bạn. Người ta có thể chết vì một chỉ số được phán quyết cách tận nửa vòng trái đất.
Hàng hóa và tiền bạc đã không nhất thiết phải cầm nắm và sờ thấy được vào thời buổi này. Những giá trị thay thế mà con người tạo ra như con dao hai lưỡi, nó có thể biến người ta thành triệu phú trong một đêm hoặc tự sát vào ngay sáng hôm sau.
Những tập đoàn tài chính ẩn nấp sau các cơn khủng hoảng nhặt nhạnh tàn dư và gieo tiếp hạt mầm tương lai. Cá lớn chưa chắc đã nuốt được cá bé vì nó còn phải lo lắng đến chính sự phát phì quá độ của mình. Đó là cuộc vận động không ngừng nghỉ của nền kinh tế thị trường.
Mọi thứ đều đã thay đổi và tiếp tục thay đổi không ngừng. Những điều bạn học trong trường đại học hôm nay có khi chẳng còn chút giá trị nào vào lúc bạn ra trường. Thứ duy nhất mà bạn sở hữu chính là tư duy và nhận định của mình. Thực tế và những cú tát khắc nghiệt từ cuộc sống cạnh tranh sẽ phân loại bạn – hoặc đứng lên đi tiếp hoặc mãi mãi là kẻ thất bại.
Không có thành công nào không phải trả giá từ những thất bại. Bạn không thể tính toán hết mọi thứ sẽ xảy ra, những biến cố không mong muốn hoặc sẽ hạ gục bạn trong nỗi sợ hãi, bào mòn ý chí của bạn hoặc sẽ cho bạn sự sắc bén, vững vàng hơn với những bước đi tiếp theo.
Người ta luôn phải trả giá cho sai lầm hoặc hành động của mình. Điều cốt lõi trong một người thành công là có thể đối diện với sai lầm của mình, thừa nhận nó, biết ơn nó và dám thay đổi nghịch cảnh. Tôi tin rằng khi người ta luôn nhận trách nhiệm về mình và không đổ lỗi cho hoàn cảnh hay người khác, đó là lúc người ta bắt đầu đi trên con đường của thành công và hạnh phúc.
Là một doanh nhân, trải qua nhiều thăng trầm của sự nghiệp tôi luôn có quan niệm thất bại hôm nay chính là cơ sở của thành công tương lai. Lúc còn ngập ngụa trong nợ nần, tôi đã ước rằng sau này nếu có cơ hội sẽ viết sách để chia sẻ với lớp trẻ những sai lầm mà mình đã mắc phải. Trong nhà sách có rất nhiều tựa sách chỉ cho người ta con đường đi đến thành công còn câu chuyện thất bại thì rất ít. Làm kinh doanh tôi biết nhiều khi muốn tìm sách để đọc về sai lầm của những tiền bối nhưng không có.
Tuy nhiên, tôi cũng muốn bàn rộng hơn về khái niệm thất bại, những ngọn nguồn của nó bắt đầu từ đâu trong mỗi người. Những thất bại của doanh nghiệp, khủng hoảng kinh tế chỉ là một cái cớ để tôi thực hiện cuốn sách này. Tôi tin rằng thất bại đến từ thái độ sống của mỗi người. Tại sao nhiều người lại chỉ nhận được trái đắng thay vì vị ngọt của thành công, hạnh phúc. Họ chỉ muốn thành công, muốn hưởng vị ngọt chiến thắng ngay và không chuẩn bị gì cho kết cục tốt đẹp đó. Khi thất bại, họ hoảng hốt, chạy trốn, sợ sệt mọi thứ và không dám bước tiếp.
Thất bại là điều tất yếu phải xảy ra trên con đường vươn tới thành công. Người thành công chỉ khác người thua cuộc ở chỗ họ luôn học được điều gì đó sau thất bại, dám đứng dậy và bước đi khôn ngoan hơn. Họ nỗ lực không ngừng vì niềm tin và khát vọng của mình hay nói đúng hơn họ đã tự chuẩn bị để đương đầu với thất bại. Đa số chúng ta đều rất khó thừa nhận sai lầm, sự ngu dốt của mình và để sửa chữa lại càng không. Hầu hết chúng ta đều mang theo hạt mầm thất bại ngay từ nhỏ, chỉ có rất ít người dám chọn một con đường khác biệt để vươn đến cuộc sống hạnh phúc, thành công. Thất bại đôi khi chỉ là phép thử của số phận, thử xem bạn có thực sự xứng đáng để có được hạnh phúc hay không. Thất bại phân loại triệt để con người, hoặc lớn hơn, vững mạnh hơn hoặc mãi mãi chấp nhận số phận mình chỉ nhỏ bé và đáng bị như vậy.
Năm 2012, chúng ta được chứng kiến tận mắt nhiều doanh nhân thét ra lửa phút chốc sự nghiệp tan tành. Chúng ta cũng thấy nhiều người hoang mang ra sao khi lao đến ngân hàng rút tiền, bán tháo đất đai, vàng, cổ phiếu… và nhìn phần lớn sản nghiệp đội nón ra đi. Bầu không khí bi quan bao phủ lên họ.
Tôi tin rằng tầm nhìn và tri thức là hai điều giúp con người không bao giờ hoang mang, sợ hãi. Đứng trước nghịch cảnh, người có hiểu biết sẽ tìm kiếm giải pháp thậm chí là cơ hội cho mình còn kẻ ngốc sẽ luôn sợ hãi và nghĩ đến những điều tệ hại liệu có rơi vào đầu mình không.
Thông thường những gì bạn nghĩ trong đầu sẽ đến với bạn rất nhanh. Đó là bí ẩn của cái gọi là số phận, quy luật hút của cuộc sống.
Bạn chỉ thất bại khi từ chối đi tiếp, sợ hãi, đầu hàng nghịch cảnh.
Nếu chưa bắt đầu, bạn thật may mắn vì không có ai mạnh hơn bạn khi bạn ở vạch xuất phát. Nếu bạn đang sợ hãi, thất vọng về bản thân, hoàn cảnh hay sự nghiệp, hãy từ chối kết cục đó. Bạn sẽ bị số phận ngược đãi tàn tệ cho đến ngày bạn quyết định làm chủ vận mệnh và tự tạo ra số phận cho mình.
Kết thúc chính là sự khởi đầu.
Tại sao tôi gọi cuốn sách của mình là Mr. Thất Bại? Vì tôi nghĩ rằng Thất bại xứng đáng được trân trọng như một người thầy của mình.
Chúng ta phải nhìn nhận một thực tế, ngày nay sự sống còn của kẻ khác cũng quyết định sinh tử của bạn. Người ta có thể chết vì một chỉ số được phán quyết cách tận nửa vòng trái đất.
Hàng hóa và tiền bạc đã không nhất thiết phải cầm nắm và sờ thấy được vào thời buổi này. Những giá trị thay thế mà con người tạo ra như con dao hai lưỡi, nó có thể biến người ta thành triệu phú trong một đêm hoặc tự sát vào ngay sáng hôm sau.
Những tập đoàn tài chính ẩn nấp sau các cơn khủng hoảng nhặt nhạnh tàn dư và gieo tiếp hạt mầm tương lai. Cá lớn chưa chắc đã nuốt được cá bé vì nó còn phải lo lắng đến chính sự phát phì quá độ của mình. Đó là cuộc vận động không ngừng nghỉ của nền kinh tế thị trường.
Mọi thứ đều đã thay đổi và tiếp tục thay đổi không ngừng. Những điều bạn học trong trường đại học hôm nay có khi chẳng còn chút giá trị nào vào lúc bạn ra trường. Thứ duy nhất mà bạn sở hữu chính là tư duy và nhận định của mình. Thực tế và những cú tát khắc nghiệt từ cuộc sống cạnh tranh sẽ phân loại bạn – hoặc đứng lên đi tiếp hoặc mãi mãi là kẻ thất bại.
Không có thành công nào không phải trả giá từ những thất bại. Bạn không thể tính toán hết mọi thứ sẽ xảy ra, những biến cố không mong muốn hoặc sẽ hạ gục bạn trong nỗi sợ hãi, bào mòn ý chí của bạn hoặc sẽ cho bạn sự sắc bén, vững vàng hơn với những bước đi tiếp theo.
Người ta luôn phải trả giá cho sai lầm hoặc hành động của mình. Điều cốt lõi trong một người thành công là có thể đối diện với sai lầm của mình, thừa nhận nó, biết ơn nó và dám thay đổi nghịch cảnh. Tôi tin rằng khi người ta luôn nhận trách nhiệm về mình và không đổ lỗi cho hoàn cảnh hay người khác, đó là lúc người ta bắt đầu đi trên con đường của thành công và hạnh phúc.
Là một doanh nhân, trải qua nhiều thăng trầm của sự nghiệp tôi luôn có quan niệm thất bại hôm nay chính là cơ sở của thành công tương lai. Lúc còn ngập ngụa trong nợ nần, tôi đã ước rằng sau này nếu có cơ hội sẽ viết sách để chia sẻ với lớp trẻ những sai lầm mà mình đã mắc phải. Trong nhà sách có rất nhiều tựa sách chỉ cho người ta con đường đi đến thành công còn câu chuyện thất bại thì rất ít. Làm kinh doanh tôi biết nhiều khi muốn tìm sách để đọc về sai lầm của những tiền bối nhưng không có.
Tuy nhiên, tôi cũng muốn bàn rộng hơn về khái niệm thất bại, những ngọn nguồn của nó bắt đầu từ đâu trong mỗi người. Những thất bại của doanh nghiệp, khủng hoảng kinh tế chỉ là một cái cớ để tôi thực hiện cuốn sách này. Tôi tin rằng thất bại đến từ thái độ sống của mỗi người. Tại sao nhiều người lại chỉ nhận được trái đắng thay vì vị ngọt của thành công, hạnh phúc. Họ chỉ muốn thành công, muốn hưởng vị ngọt chiến thắng ngay và không chuẩn bị gì cho kết cục tốt đẹp đó. Khi thất bại, họ hoảng hốt, chạy trốn, sợ sệt mọi thứ và không dám bước tiếp.
Thất bại là điều tất yếu phải xảy ra trên con đường vươn tới thành công. Người thành công chỉ khác người thua cuộc ở chỗ họ luôn học được điều gì đó sau thất bại, dám đứng dậy và bước đi khôn ngoan hơn. Họ nỗ lực không ngừng vì niềm tin và khát vọng của mình hay nói đúng hơn họ đã tự chuẩn bị để đương đầu với thất bại. Đa số chúng ta đều rất khó thừa nhận sai lầm, sự ngu dốt của mình và để sửa chữa lại càng không. Hầu hết chúng ta đều mang theo hạt mầm thất bại ngay từ nhỏ, chỉ có rất ít người dám chọn một con đường khác biệt để vươn đến cuộc sống hạnh phúc, thành công. Thất bại đôi khi chỉ là phép thử của số phận, thử xem bạn có thực sự xứng đáng để có được hạnh phúc hay không. Thất bại phân loại triệt để con người, hoặc lớn hơn, vững mạnh hơn hoặc mãi mãi chấp nhận số phận mình chỉ nhỏ bé và đáng bị như vậy.
Năm 2012, chúng ta được chứng kiến tận mắt nhiều doanh nhân thét ra lửa phút chốc sự nghiệp tan tành. Chúng ta cũng thấy nhiều người hoang mang ra sao khi lao đến ngân hàng rút tiền, bán tháo đất đai, vàng, cổ phiếu… và nhìn phần lớn sản nghiệp đội nón ra đi. Bầu không khí bi quan bao phủ lên họ.
Tôi tin rằng tầm nhìn và tri thức là hai điều giúp con người không bao giờ hoang mang, sợ hãi. Đứng trước nghịch cảnh, người có hiểu biết sẽ tìm kiếm giải pháp thậm chí là cơ hội cho mình còn kẻ ngốc sẽ luôn sợ hãi và nghĩ đến những điều tệ hại liệu có rơi vào đầu mình không.
Thông thường những gì bạn nghĩ trong đầu sẽ đến với bạn rất nhanh. Đó là bí ẩn của cái gọi là số phận, quy luật hút của cuộc sống.
Bạn chỉ thất bại khi từ chối đi tiếp, sợ hãi, đầu hàng nghịch cảnh.
Nếu chưa bắt đầu, bạn thật may mắn vì không có ai mạnh hơn bạn khi bạn ở vạch xuất phát. Nếu bạn đang sợ hãi, thất vọng về bản thân, hoàn cảnh hay sự nghiệp, hãy từ chối kết cục đó. Bạn sẽ bị số phận ngược đãi tàn tệ cho đến ngày bạn quyết định làm chủ vận mệnh và tự tạo ra số phận cho mình.
Kết thúc chính là sự khởi đầu.
Tại sao tôi gọi cuốn sách của mình là Mr. Thất Bại? Vì tôi nghĩ rằng Thất bại xứng đáng được trân trọng như một người thầy của mình.
Chương I
THẤT BẠI LÀ CƠ HỘI ĐỂ HỌC HỎI
THẤT BẠI LÀ CƠ HỘI ĐỂ HỌC HỎI
Thất bại lớn nhất của đời người đó là cam chịu với thất bại và nghĩ rằng bản thân mình dốt nát không thể thành công hay xứng đáng được hưởng hạnh phúc.
Người đầu tiên khiến tôi ngưỡng mộ và học hỏi được bài học quan trọng nhất khi bước vào đời đó chính là nhà phát minh thiên tài Thomas Edison. Tôi không thể học được bộ óc vĩ đại của ông vì Thượng Đế chỉ ban tặng điều đó cho rất ít người và nền văn minh chúng ta đang thụ hưởng hôm nay phần lớn đều từ phát minh của ông. Tôi học ở ông tinh thần chấp nhận thất bại của mình và cải thiện chúng.
Trước khi trở thành thiên tài trong giới khoa học vì những phát minh gây chấn động thế giới như Bóng đèn, máy ghi âm, máy chiếu phim... ông từng bị thầy giáo và nhà trường đánh giá là dốt nát, hư hỏng. Thầy hiệu trưởng của Edison từng gửi thư về cho gia đình ông và nói rằng tốt nhất hãy để Edison đi chăn lợn vì cậu chẳng có khả năng gì, lười nhác và hư. Tốt nhất là không nên học nữa vì chẳng để làm gì. Lý do của đánh giá này đến từ việc Edison không chấp nhận một cách hồn nhiên những kiến thức mà thầy dạy như những đứa trẻ khác. Ông luôn hỏi thầy giáo những câu hóc búa và thường xuyên mơ màng, tưởng tượng đến những điều nảy ra trong đầu mình trong giờ học.
Ngày mà mẹ Edison biết nhà trường đánh giá con mình có vấn đề về thần kinh, điên khùng và hiếu kỳ quá mức cần thiết, bà đã mắng vào mặt người thầy đó rằng: “Tại sao một người thầy lại có thể nói về một đứa trẻ non nớt là học trò mình những điều kinh khủng đó? Tôi sẽ tự dạy con ở nhà những điều tôi cho là đúng đắn và đẹp đẽ. Ông hãy chờ xem nó có thể làm những gì”.
Mẹ của Edison đã khuyến khích ông đọc và làm thực nghiệm. Học hỏi không nhất thiết phải đến trường, cái cốt yếu là muốn học. Từ đó, Edison học qua hàng ngàn cuốn sách ở mọi lĩnh vực tôn giáo, khoa học, lịch sử, thiên văn… Ông quan sát mọi thứ xung quanh mình và kiến giải theo cách riêng. Edison thừa nhận thất bại của mình trong việc học ở trường nhưng ông không từ bỏ việc học.
Mẹ ông cũng kể lại rằng, Edison tò mò và ngốn ngấu mọi kiến thức và không bao giờ dừng lại ở một vấn đề. Nếu ông đang đọc về lịch sử ông sẽ tò mò về tôn giáo, văn hóa tại thời điểm đó. Ông luôn dõi theo những sợi dây kết nối mọi vấn đề và theo đuổi nó đến khi hiểu rõ ngọn ngành theo ý mình. Lúc đó Thomas mới 7 tuổi và đến năm 12 tuổi ông đã bị điếc. Ông không nghĩ rằng mình là kẻ tật nguyền và mọi cánh cửa, ước mơ đã khép lại. Edison tin rằng đó là lúc một cánh cửa lớn hơn đang mở ra trước mắt mình.
Như bao đứa trẻ khác tôi rất tò mò. Ngay từ nhỏ tôi không đơn giản chấp nhận việc cái đèn khi bật công tắc hay cắm điện thì nó sẽ sáng. Tôi thấy việc nó sáng lên thật kỳ diệu. Tôi bật mở cái bóng đèn bàn của bố nhiều lần, nhìn cái sợi tóc mỏng manh trong đó và không ngừng tự hỏi vì sao nó sáng lên được. Bố tôi đã nói cho tôi biết ai là người phát minh ra bóng đèn và vì sao thế giới này đã được thắp sáng mỗi đêm mà không cần những ngọn nến. Tuy nhiên, bố không nói cho tôi cặn kẽ nguyên lý của việc sáng lên từ dòng điện, ông chỉ hỏi tôi: “Con có biết trước khi ông Edison làm ra chiếc bóng đèn này, ông đã làm ra bao nhiêu chiếc bóng đèn không thể sáng lên không?”.
Khi bố nói rằng khoảng 10.000 chiếc bóng đèn thất bại, tôi đã tròn mắt lên và hỏi bố: “Thế ông ấy không nản và chán ạ?”. Bố tôi đã dạy cho tôi một bài học thông qua cuộc đời nhà phát minh thiên tài: “Khi ông Edison được hỏi làm thế nào mà ông tiếp tục kiên trì theo đuổi ý tưởng của mình sau quá nhiều thất bại như vậy, ông nói rằng: Điều mà tôi nhận thấy là khám phá ra 10.000 cách để bóng đèn không thể sáng lên. Ông không bao giờ xem những thử nghiệm đó là thất bại. Thay vào đó, ông xem chúng như một cơ hội để học”.
Tôi đã được học một điều mà tôi tin rằng quan trọng nhất trong đời mình, đó là không có thất bại nào là hoàn toàn, hỏng thì làm lại, hãy xem mọi thứ xảy đến với mình là cơ hội để học hỏi. Đến giờ tôi vẫn rất tâm đắc bí quyết thành công của Edison, đó là khả năng kiên nhẫn. Thiên tài gồm 2 phần trăm cảm hứng và 98 phần trăm khổ luyện, lao động cực nhọc.
Năm 1914, một cuộc hỏa hoạn đã thiêu rụi toàn bộ nhà máy và những phát minh của Thomas Edison, lúc đó ông đã 67 tuổi và số tiền bảo hiểm chi trả vô cùng ít ỏi. Trước tai họa khủng khiếp này ông chỉ nói: “Tai họa cũng là điều hay. Cảm ơn Chúa, bây giờ tôi có thể bắt đầu lại hoàn toàn”. Ba tuần sau, Edison đã phát minh ra máy hát. Đó là tinh thần lạc quan phi thường của một người coi lao động sáng tạo là mục đích sống của cuộc đời mình. Khi hàng chuỗi cửa hàng của tôi phải đóng cửa, tôi đã luôn nhắc nhở mình rằng ngài Edison đã xử sự thế nào với nghịch cảnh.
Từ trải nghiệm của bản thân từ việc tò mò về cái bóng đèn đến sau này khi ra đời bươn chải từ làm thợ thủ công mỹ nghệ đến kinh doanh đá quý, tôi đúc kết được một điều rất quan trọng: Hãy quan sát và tò mò về điều ẩn chứa trong mọi vấn đề chứ đừng nhìn. Nhìn căn bản không thấy được điều cốt yếu. Quan sát rất khác với nhìn, đó là khi bạn thực sự sống chứ không tồn tại một cách vô nghĩa. Cũng như vậy với việc nghe, bạn nên Lắng Nghe chứ đừng Nghe, vì chẳng có gì thực sự ý nghĩa sẽ đọng lại trong trí não bạn.
Trước khi trở thành thiên tài trong giới khoa học vì những phát minh gây chấn động thế giới như Bóng đèn, máy ghi âm, máy chiếu phim... ông từng bị thầy giáo và nhà trường đánh giá là dốt nát, hư hỏng. Thầy hiệu trưởng của Edison từng gửi thư về cho gia đình ông và nói rằng tốt nhất hãy để Edison đi chăn lợn vì cậu chẳng có khả năng gì, lười nhác và hư. Tốt nhất là không nên học nữa vì chẳng để làm gì. Lý do của đánh giá này đến từ việc Edison không chấp nhận một cách hồn nhiên những kiến thức mà thầy dạy như những đứa trẻ khác. Ông luôn hỏi thầy giáo những câu hóc búa và thường xuyên mơ màng, tưởng tượng đến những điều nảy ra trong đầu mình trong giờ học.
Ngày mà mẹ Edison biết nhà trường đánh giá con mình có vấn đề về thần kinh, điên khùng và hiếu kỳ quá mức cần thiết, bà đã mắng vào mặt người thầy đó rằng: “Tại sao một người thầy lại có thể nói về một đứa trẻ non nớt là học trò mình những điều kinh khủng đó? Tôi sẽ tự dạy con ở nhà những điều tôi cho là đúng đắn và đẹp đẽ. Ông hãy chờ xem nó có thể làm những gì”.
Mẹ của Edison đã khuyến khích ông đọc và làm thực nghiệm. Học hỏi không nhất thiết phải đến trường, cái cốt yếu là muốn học. Từ đó, Edison học qua hàng ngàn cuốn sách ở mọi lĩnh vực tôn giáo, khoa học, lịch sử, thiên văn… Ông quan sát mọi thứ xung quanh mình và kiến giải theo cách riêng. Edison thừa nhận thất bại của mình trong việc học ở trường nhưng ông không từ bỏ việc học.
Mẹ ông cũng kể lại rằng, Edison tò mò và ngốn ngấu mọi kiến thức và không bao giờ dừng lại ở một vấn đề. Nếu ông đang đọc về lịch sử ông sẽ tò mò về tôn giáo, văn hóa tại thời điểm đó. Ông luôn dõi theo những sợi dây kết nối mọi vấn đề và theo đuổi nó đến khi hiểu rõ ngọn ngành theo ý mình. Lúc đó Thomas mới 7 tuổi và đến năm 12 tuổi ông đã bị điếc. Ông không nghĩ rằng mình là kẻ tật nguyền và mọi cánh cửa, ước mơ đã khép lại. Edison tin rằng đó là lúc một cánh cửa lớn hơn đang mở ra trước mắt mình.
Như bao đứa trẻ khác tôi rất tò mò. Ngay từ nhỏ tôi không đơn giản chấp nhận việc cái đèn khi bật công tắc hay cắm điện thì nó sẽ sáng. Tôi thấy việc nó sáng lên thật kỳ diệu. Tôi bật mở cái bóng đèn bàn của bố nhiều lần, nhìn cái sợi tóc mỏng manh trong đó và không ngừng tự hỏi vì sao nó sáng lên được. Bố tôi đã nói cho tôi biết ai là người phát minh ra bóng đèn và vì sao thế giới này đã được thắp sáng mỗi đêm mà không cần những ngọn nến. Tuy nhiên, bố không nói cho tôi cặn kẽ nguyên lý của việc sáng lên từ dòng điện, ông chỉ hỏi tôi: “Con có biết trước khi ông Edison làm ra chiếc bóng đèn này, ông đã làm ra bao nhiêu chiếc bóng đèn không thể sáng lên không?”.
Khi bố nói rằng khoảng 10.000 chiếc bóng đèn thất bại, tôi đã tròn mắt lên và hỏi bố: “Thế ông ấy không nản và chán ạ?”. Bố tôi đã dạy cho tôi một bài học thông qua cuộc đời nhà phát minh thiên tài: “Khi ông Edison được hỏi làm thế nào mà ông tiếp tục kiên trì theo đuổi ý tưởng của mình sau quá nhiều thất bại như vậy, ông nói rằng: Điều mà tôi nhận thấy là khám phá ra 10.000 cách để bóng đèn không thể sáng lên. Ông không bao giờ xem những thử nghiệm đó là thất bại. Thay vào đó, ông xem chúng như một cơ hội để học”.
Tôi đã được học một điều mà tôi tin rằng quan trọng nhất trong đời mình, đó là không có thất bại nào là hoàn toàn, hỏng thì làm lại, hãy xem mọi thứ xảy đến với mình là cơ hội để học hỏi. Đến giờ tôi vẫn rất tâm đắc bí quyết thành công của Edison, đó là khả năng kiên nhẫn. Thiên tài gồm 2 phần trăm cảm hứng và 98 phần trăm khổ luyện, lao động cực nhọc.
Năm 1914, một cuộc hỏa hoạn đã thiêu rụi toàn bộ nhà máy và những phát minh của Thomas Edison, lúc đó ông đã 67 tuổi và số tiền bảo hiểm chi trả vô cùng ít ỏi. Trước tai họa khủng khiếp này ông chỉ nói: “Tai họa cũng là điều hay. Cảm ơn Chúa, bây giờ tôi có thể bắt đầu lại hoàn toàn”. Ba tuần sau, Edison đã phát minh ra máy hát. Đó là tinh thần lạc quan phi thường của một người coi lao động sáng tạo là mục đích sống của cuộc đời mình. Khi hàng chuỗi cửa hàng của tôi phải đóng cửa, tôi đã luôn nhắc nhở mình rằng ngài Edison đã xử sự thế nào với nghịch cảnh.
Từ trải nghiệm của bản thân từ việc tò mò về cái bóng đèn đến sau này khi ra đời bươn chải từ làm thợ thủ công mỹ nghệ đến kinh doanh đá quý, tôi đúc kết được một điều rất quan trọng: Hãy quan sát và tò mò về điều ẩn chứa trong mọi vấn đề chứ đừng nhìn. Nhìn căn bản không thấy được điều cốt yếu. Quan sát rất khác với nhìn, đó là khi bạn thực sự sống chứ không tồn tại một cách vô nghĩa. Cũng như vậy với việc nghe, bạn nên Lắng Nghe chứ đừng Nghe, vì chẳng có gì thực sự ý nghĩa sẽ đọng lại trong trí não bạn.
Chương 2
Mầm thất bại
Mầm thất bại
Mọi điều dễ dãi, những lựa chọn cẩu thả chỉ đưa bạn đến một cuộc sống tầm thường, vô vị và thất bại.
Thế giới này được tạo nên bởi những mặt đối lập. Âm – Dương, Mặt trời – Mặt trăng, Sáng – Tối, Nóng – Lạnh, Thiện – Ác… Không một sự vật hiện tượng nào tồn tại một mình và bất biến.kakakkakaka 8888 theo tôi KAAKKAKAKAKA 888 Con người là phát minh phức tạp nhất của Thượng đế, một cỗ máy vi diệu với những phản ứng, nhận thức, tư duy khổng lồ thông qua một cỗ máy siêu phàm. Ở đây chúng ta chỉ bàn về tư duy, bản ngã – những điều vô hình nhất trong cơ thể nhưng lại quyết định vận mệnh của con người…KAAKKAK HAY MÃI MÃI LÀ BÍ MẬT TỐI THƯỢNG PHẢI KHÁM PHÁ VÀ CHINH PHỤC CHÍNH MÌNH.
Mầm tham và căn nguyên của thất bại
Không có ai trên đời này là tốt hay xấu hoàn toàn. Chúng ta có đủ cả hai mặt tốt xấu bên trong và ngay từ khi bắt đầu có nhận thức, con người đã phải đấu tranh với hai mặt này của mình. Nói đơn giản hơn, chúng ta đưa ra những lựa chọn.
Tôi phủ nhận học thuyết Nhân chi sơ tính bản thiện của Khổng Tử. Trẻ con khi mới đến với cuộc đời này chúng chứa đựng những tính xấu nhất của con người: phụ thuộc, đòi hỏi và ích kỷ. Bạn có thể dễ dàng nhận thấy mọi đứa trẻ đều coi mình là trung tâm của thế giới. Ông bà, bố mẹ, cô chú đều vây quanh đứa trẻ, thỏa mãn mọi điều nó cần hay vòi vĩnh. Chắc hẳn ai có con cũng từng chứng kiến cảnh đứa con mình khóc ré lên vòi vĩnh một món đồ chơi, đòi ăn, đòi cái nọ cái kia, không chia sẻ đồ chơi với bạn hoặc phá hỏng một món đồ chơi đẹp hơn của đứa bạn vì ganh ghét… Đứa trẻ một thực thể đầy thiếu sót và mọi tính xấu hiện diện trong nó và nó coi mọi người nghiễm nhiên tồn tại vì nó, phục vụ cho nhu cầu của nó. Đó là lí do mà hàng ngàn đứa trẻ lớn lên trở thành người ích kỷ, hư hỏng vì bố mẹ quá nuông chiều, cưng nựng và đáp ứng mọi điều nó cần. Người lớn không hề nghĩ rằng mình đang gieo mầm ác cho con, họ tin rằng đó là vì họ quá yêu con.
Người ta rất khó để sửa chữa sai lầm đó vì khi lớn lên, cái mầm ác đó đã ăn sâu vào đứa trẻ, lớn lên cùng nó và chi phối mọi điều nó làm một cách hoàn toàn vị kỷ. Đó là cái mầm tham đầu tiên của con người, điều sẽ đưa nó đến mọi thất bại và làm hại người khác. Đứa trẻ lớn lên với cái mầm tham, chỉ thích đòi hỏi khi lớn lên sẽ không bao giờ biết đủ và thôi đòi hỏi.
Nền văn minh bắt nguồn từ mông muội, cái thiện xuất hiện từ cái ác và thành công bắt nguồn từ rất nhiều sai lầm, thất bại. Đó là quy luật bất biến. Theo đạo Phật, thần và quỷ ở trên hai vai mỗi người. Ranh giới của nó hết sức mong manh. Ngọn lửa tham lam có thể bốc lên điên cuồng và nhấn chìm cuộc đời bạn và ngược lại, những điều tốt đẹp, tử tế có thể nâng bạn lên trên mọi thứ tầm thường và biến bạn thành kẻ hạnh phúc, thành công. Ranh giới nằm ở mục đích sống của bạn và mọi điều đều bắt nguồn từ những lựa chọn.
Ai cũng thích nằm ngủ, xem phim HBO, đi chơi… hơn là cố gắng hoàn thành công việc đang làm hay học cho xong một bài từ vựng tiếng Anh. Con người luôn bị cám dỗ bởi những điều dễ dàng và an toàn. Sự tuềnh toàng, cẩu thả sẽ nhanh hơn là tạo cho mình một vẻ ngoài chỉn chu, sạch sẽ lịch thiệp. Để sống đẹp, hiểu về cái đẹp hay hướng tới cái đẹp, đòi hỏi bạn phải nỗ lực không ngừng trong cuộc đời và điều này dường như hơi quá khó với phần đông nhân loại. Đó là lý do ai cũng hiểu nguyên lý của thành công nhưng chỉ có vài người thành công.
Mọi điều dễ dãi, những lựa chọn cẩu thả chỉ đưa bạn đến một cuộc sống tầm thường, vô vị và thất bại. Rồi bạn sẽ không ngừng than vãn, ghen ghét với thành công của kẻ khác, từ đó này sinh ra hàng trăm những thói xấu như hãm hại người khác sau lưng, nói xấu, buôn chuyện, trút giận lên vợ con vì những bực bội của mình ở ngoài đời nhưng vẫn phải hạ mình luồn cúi kẻ mạnh hơn… Nhưng cứ nói đến việc thay đổi, học một điều gì mới hay sửa sai, hầu hết người ta đều biết vậy và đại khái bỏ qua. Không phải tự nhiên mà có câu thành ngữ: Điều khó nhất là chiến thắng chính mình.
Tất cả mọi sai lầm, thất bại của con người đều khởi nguồn từ cái mầm tham đó. Ngay khoảnh khắc này nếu bạn đang chiều con vô lối, hãy dừng lại và dạy nó cách chia sẻ. Hãy quên đi việc con bạn là thiên thần tốt đẹp vì nếu không được dạy đúng cách, lớn lên nó sẽ trở thành người ích kỷ và thậm chí là độc ác. Bạn có bao giờ dạy con rót nước cho bà, cho mẹ không hay bạn chỉ quát vợ: cô đã cho con uống nước chưa? Cô mù hay sao mà không thấy thằng bé khát? Thằng bé ăn xong rồi kìa, rót nước cho con uống đi?... Bạn có bao giờ dạy con rằng hãy để miếng ngon cho mẹ, cho bà chứ đừng dành về phần mình không? Bạn có nói với con rằng, con là con trai con phải bảo vệ và chăm sóc cho mẹ chứ… Hãy gieo những hạt mầm tốt cho con đừng để chúng lớn lên và xấu xí thảm hại.
Nếu bạn đang lười nhác, trốn tránh thất bại, sai lầm của mình, không chịu sửa đổi bản tính cố chấp, nóng nảy, trút giận lên mọi thứ xung quanh, chỉ muốn người khác phải làm theo ý mình, gia trưởng mù quáng… bạn nên chắc chắn một điều rằng là bạn thấy… vui vì điều đó. Nếu không, đây là kết cục của bạn: Thảm hại trong mắt người khác, làm khổ người khác, không bao giờ hạnh phúc, thất bại trong sự nghiệp, không bao giờ thụ hưởng được niềm vui, mọi điều xung quanh đều xấu xí vì chính bạn đang rất xấu xí, bệnh tâm thần tùy cấp độ…
Bạn có nhận ra một điều rằng, khi bạn còn bé, bạn là trung tâm thế giới, mọi người trong cái thế giới nhỏ xíu của bạn đều thỏa mãn nhu cầu của bạn. Khi lớn lên, chẳng ai buồn quan tâm đến cái muốn của bạn. Họ cũng có cái muốn của mình. Bạn lao vào đời dành giật với những kẻ cũng hừng hực ham muốn như bạn, tất cả đều u đầu, sứt trán và luôn khăng khăng rằng mình mới là kẻ đúng.
CÁI TÔI THAM LAM CỦA BẠN BỊ BỎ ĐÓI VÀ TÙ ĐẦY TRONG NGỤC TỐI.ĐỂ KHI TRỖI DẬY VÀ THỨC TÌNH Cái . Bạn sẽ bực bội, than vãn, trút mọi thứ xấu xí tiêu cực lên những người xung quanh. Bạn có biết rằng những kẻ bạo hạnh phụ nữ, thú vật nuôi đa phần đều là những kẻ thất bại ở ngoài đời hoặc có một tuổi thơ được cưng chiều quá mức. Tuy vẫn còn một vài nguyên nhân khác, nhưng chính sự thôi thúc từ bên trong của sự Muốn đang bị bỏ đói khiến bạn ngày càng dấn sâu vào thất bại, sân si, thù hận. Bạn sẽ phản ứng tiêu cực với mọi điều xung quanh, phủ nhận thành công của kẻ khác hay những điều tốt đẹp. Nói tóm lại, bạn sẽ mất đi hai điều vô cùng quan trọng đó là Yêu thương và học hỏi. Khi bạn cứ ôm khư khư vấn đề của mình, nhu cầu của mình bạn chẳng có được bất kỳ điều gì tốt đẹp hết.
Bạn nên nhớ một điều: Lòng tham và sự ích kỷ sẽ hủy diệt cuộc đời bạn.
Không có ai trên đời này là tốt hay xấu hoàn toàn. Chúng ta có đủ cả hai mặt tốt xấu bên trong và ngay từ khi bắt đầu có nhận thức, con người đã phải đấu tranh với hai mặt này của mình. Nói đơn giản hơn, chúng ta đưa ra những lựa chọn.
Tôi phủ nhận học thuyết Nhân chi sơ tính bản thiện của Khổng Tử. Trẻ con khi mới đến với cuộc đời này chúng chứa đựng những tính xấu nhất của con người: phụ thuộc, đòi hỏi và ích kỷ. Bạn có thể dễ dàng nhận thấy mọi đứa trẻ đều coi mình là trung tâm của thế giới. Ông bà, bố mẹ, cô chú đều vây quanh đứa trẻ, thỏa mãn mọi điều nó cần hay vòi vĩnh. Chắc hẳn ai có con cũng từng chứng kiến cảnh đứa con mình khóc ré lên vòi vĩnh một món đồ chơi, đòi ăn, đòi cái nọ cái kia, không chia sẻ đồ chơi với bạn hoặc phá hỏng một món đồ chơi đẹp hơn của đứa bạn vì ganh ghét… Đứa trẻ một thực thể đầy thiếu sót và mọi tính xấu hiện diện trong nó và nó coi mọi người nghiễm nhiên tồn tại vì nó, phục vụ cho nhu cầu của nó. Đó là lí do mà hàng ngàn đứa trẻ lớn lên trở thành người ích kỷ, hư hỏng vì bố mẹ quá nuông chiều, cưng nựng và đáp ứng mọi điều nó cần. Người lớn không hề nghĩ rằng mình đang gieo mầm ác cho con, họ tin rằng đó là vì họ quá yêu con.
Người ta rất khó để sửa chữa sai lầm đó vì khi lớn lên, cái mầm ác đó đã ăn sâu vào đứa trẻ, lớn lên cùng nó và chi phối mọi điều nó làm một cách hoàn toàn vị kỷ. Đó là cái mầm tham đầu tiên của con người, điều sẽ đưa nó đến mọi thất bại và làm hại người khác. Đứa trẻ lớn lên với cái mầm tham, chỉ thích đòi hỏi khi lớn lên sẽ không bao giờ biết đủ và thôi đòi hỏi.
Nền văn minh bắt nguồn từ mông muội, cái thiện xuất hiện từ cái ác và thành công bắt nguồn từ rất nhiều sai lầm, thất bại. Đó là quy luật bất biến. Theo đạo Phật, thần và quỷ ở trên hai vai mỗi người. Ranh giới của nó hết sức mong manh. Ngọn lửa tham lam có thể bốc lên điên cuồng và nhấn chìm cuộc đời bạn và ngược lại, những điều tốt đẹp, tử tế có thể nâng bạn lên trên mọi thứ tầm thường và biến bạn thành kẻ hạnh phúc, thành công. Ranh giới nằm ở mục đích sống của bạn và mọi điều đều bắt nguồn từ những lựa chọn.
Ai cũng thích nằm ngủ, xem phim HBO, đi chơi… hơn là cố gắng hoàn thành công việc đang làm hay học cho xong một bài từ vựng tiếng Anh. Con người luôn bị cám dỗ bởi những điều dễ dàng và an toàn. Sự tuềnh toàng, cẩu thả sẽ nhanh hơn là tạo cho mình một vẻ ngoài chỉn chu, sạch sẽ lịch thiệp. Để sống đẹp, hiểu về cái đẹp hay hướng tới cái đẹp, đòi hỏi bạn phải nỗ lực không ngừng trong cuộc đời và điều này dường như hơi quá khó với phần đông nhân loại. Đó là lý do ai cũng hiểu nguyên lý của thành công nhưng chỉ có vài người thành công.
Mọi điều dễ dãi, những lựa chọn cẩu thả chỉ đưa bạn đến một cuộc sống tầm thường, vô vị và thất bại. Rồi bạn sẽ không ngừng than vãn, ghen ghét với thành công của kẻ khác, từ đó này sinh ra hàng trăm những thói xấu như hãm hại người khác sau lưng, nói xấu, buôn chuyện, trút giận lên vợ con vì những bực bội của mình ở ngoài đời nhưng vẫn phải hạ mình luồn cúi kẻ mạnh hơn… Nhưng cứ nói đến việc thay đổi, học một điều gì mới hay sửa sai, hầu hết người ta đều biết vậy và đại khái bỏ qua. Không phải tự nhiên mà có câu thành ngữ: Điều khó nhất là chiến thắng chính mình.
Tất cả mọi sai lầm, thất bại của con người đều khởi nguồn từ cái mầm tham đó. Ngay khoảnh khắc này nếu bạn đang chiều con vô lối, hãy dừng lại và dạy nó cách chia sẻ. Hãy quên đi việc con bạn là thiên thần tốt đẹp vì nếu không được dạy đúng cách, lớn lên nó sẽ trở thành người ích kỷ và thậm chí là độc ác. Bạn có bao giờ dạy con rót nước cho bà, cho mẹ không hay bạn chỉ quát vợ: cô đã cho con uống nước chưa? Cô mù hay sao mà không thấy thằng bé khát? Thằng bé ăn xong rồi kìa, rót nước cho con uống đi?... Bạn có bao giờ dạy con rằng hãy để miếng ngon cho mẹ, cho bà chứ đừng dành về phần mình không? Bạn có nói với con rằng, con là con trai con phải bảo vệ và chăm sóc cho mẹ chứ… Hãy gieo những hạt mầm tốt cho con đừng để chúng lớn lên và xấu xí thảm hại.
Nếu bạn đang lười nhác, trốn tránh thất bại, sai lầm của mình, không chịu sửa đổi bản tính cố chấp, nóng nảy, trút giận lên mọi thứ xung quanh, chỉ muốn người khác phải làm theo ý mình, gia trưởng mù quáng… bạn nên chắc chắn một điều rằng là bạn thấy… vui vì điều đó. Nếu không, đây là kết cục của bạn: Thảm hại trong mắt người khác, làm khổ người khác, không bao giờ hạnh phúc, thất bại trong sự nghiệp, không bao giờ thụ hưởng được niềm vui, mọi điều xung quanh đều xấu xí vì chính bạn đang rất xấu xí, bệnh tâm thần tùy cấp độ…
Bạn có nhận ra một điều rằng, khi bạn còn bé, bạn là trung tâm thế giới, mọi người trong cái thế giới nhỏ xíu của bạn đều thỏa mãn nhu cầu của bạn. Khi lớn lên, chẳng ai buồn quan tâm đến cái muốn của bạn. Họ cũng có cái muốn của mình. Bạn lao vào đời dành giật với những kẻ cũng hừng hực ham muốn như bạn, tất cả đều u đầu, sứt trán và luôn khăng khăng rằng mình mới là kẻ đúng.
CÁI TÔI THAM LAM CỦA BẠN BỊ BỎ ĐÓI VÀ TÙ ĐẦY TRONG NGỤC TỐI.ĐỂ KHI TRỖI DẬY VÀ THỨC TÌNH Cái . Bạn sẽ bực bội, than vãn, trút mọi thứ xấu xí tiêu cực lên những người xung quanh. Bạn có biết rằng những kẻ bạo hạnh phụ nữ, thú vật nuôi đa phần đều là những kẻ thất bại ở ngoài đời hoặc có một tuổi thơ được cưng chiều quá mức. Tuy vẫn còn một vài nguyên nhân khác, nhưng chính sự thôi thúc từ bên trong của sự Muốn đang bị bỏ đói khiến bạn ngày càng dấn sâu vào thất bại, sân si, thù hận. Bạn sẽ phản ứng tiêu cực với mọi điều xung quanh, phủ nhận thành công của kẻ khác hay những điều tốt đẹp. Nói tóm lại, bạn sẽ mất đi hai điều vô cùng quan trọng đó là Yêu thương và học hỏi. Khi bạn cứ ôm khư khư vấn đề của mình, nhu cầu của mình bạn chẳng có được bất kỳ điều gì tốt đẹp hết.
Bạn nên nhớ một điều: Lòng tham và sự ích kỷ sẽ hủy diệt cuộc đời bạn.
Bản năng đố kị và nói xấu người khác
Hồi còn đi học, tôi nhận ra một điều, mỗi lần tôi mặc một chiếc áo mới là y như rằng tôi sẽ bị những đứa bạn vảy mực hay trát đất bẩn vào rồi cười khoái chí. Chính bản thân tôi cũng từng thấy khoái chí khi một đứa tôi ghét bị thầy giáo phạt. Mọi đứa học sinh lười đều thấy đứa bạn cho mình chép bài thật đáng mến và cái đứa từ chối điều này là kẻ thật xấu xa. Bản ngã của con người đều ích kỷ và không sòng phẳng với cuộc đời. Chúng ta đều muốn điểm cao mà không cần chăm học, chúng ta muốn người khác phải quan tâm đến nhu cầu của mình trong khi bản thân chỉ nghĩ đến việc tận dụng họ. Chúng ta hả hê khi những đứa trẻ chăm chỉ, lễ phép gặp tai họa, chỉ bởi lý do: cho đáng đời, đồ khó ưa!
Bạn có thấy rằng, khi một nhóm người ngồi lại với nhau, đề tài ưa thích nhất của họ là nói xấu người khác và đưa chuyện. Thậm chí, để được hòa nhập vào trong đám đông đó người ta cũng bắt đầu bịa thêm một chuyện gì đấy để nói xấu ai đó. Phản ứng đó chỉ để cho bạn cảm thấy mình đang hiện hữu, không lạc lõng và bạn cũng hiểu chuyện như ai.
Bạn sẽ ngạc nhiên về nhu cầu phê phán người khác là thiếu đạo đức của những người xung quanh rất cao, đặc biệt khi người bị phê phán là ngôi sao nổi tiếng. Rất nhiều người sẽ vô cùng sung sướng khi đọc những bài báo kể chuyện xấu của ngôi sao nào đó. Họ sẽ gật gù: “Biết ngay mà, làm gì mà giàu có thành công dễ thế, phải bán đủ thứ ấy chứ” hoặc tự thỏa mãn khi nghĩ rằng cái anh (cô) ca sỹ nổi tiếng kia cũng đầy thói xấu như mình thôi.
Khi đọc những comment dưới những bài báo như vậy, bạn sẽ thấy hàng trăm người hồ hởi lên án một cô nàng mỹ miều xinh đẹp nào đó là não rỗng, lăng loàn, ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục, đạo đức xã hội…
Tất cả mọi người đều biết mình có những điều xấu như thế nào. Tuy nhiên, họ sẽ thấy an tâm hơn khi những người khác cũng xấu như mình, và nếu người đó là ngôi sao lẫy lừng thì họ càng thấy an ủi.
Chẳng ai dám nói rằng tôi muốn xinh như cô ấy, nổi tiếng như cô ấy, có người yêu đại gia như cô ấy mặc dù tôi tin rằng khá nhiều người muốn điều đó. Tuy nhiên, người ta phải đóng vai người tốt. Nhưng chẳng ai chịu trả giá để cuộc sống mình tốt đẹp thực sự. Họ chấp nhận là kẻ thua cuộc, không phấn đấu học hỏi, sửa sai, rèn tâm, rèn đức của mình, thay vào đó, có cách để làm người tốt nhanh hơn là phê phán một ai đó không tốt. Chỉ có một số người hiền lành, cam phận và không tham dự vào những chuyện không can dự đến mình, ít nhiều họ còn giữ được một tài sản đáng quý là lòng tự trọng.
Hồi còn đi học, tôi nhận ra một điều, mỗi lần tôi mặc một chiếc áo mới là y như rằng tôi sẽ bị những đứa bạn vảy mực hay trát đất bẩn vào rồi cười khoái chí. Chính bản thân tôi cũng từng thấy khoái chí khi một đứa tôi ghét bị thầy giáo phạt. Mọi đứa học sinh lười đều thấy đứa bạn cho mình chép bài thật đáng mến và cái đứa từ chối điều này là kẻ thật xấu xa. Bản ngã của con người đều ích kỷ và không sòng phẳng với cuộc đời. Chúng ta đều muốn điểm cao mà không cần chăm học, chúng ta muốn người khác phải quan tâm đến nhu cầu của mình trong khi bản thân chỉ nghĩ đến việc tận dụng họ. Chúng ta hả hê khi những đứa trẻ chăm chỉ, lễ phép gặp tai họa, chỉ bởi lý do: cho đáng đời, đồ khó ưa!
Bạn có thấy rằng, khi một nhóm người ngồi lại với nhau, đề tài ưa thích nhất của họ là nói xấu người khác và đưa chuyện. Thậm chí, để được hòa nhập vào trong đám đông đó người ta cũng bắt đầu bịa thêm một chuyện gì đấy để nói xấu ai đó. Phản ứng đó chỉ để cho bạn cảm thấy mình đang hiện hữu, không lạc lõng và bạn cũng hiểu chuyện như ai.
Bạn sẽ ngạc nhiên về nhu cầu phê phán người khác là thiếu đạo đức của những người xung quanh rất cao, đặc biệt khi người bị phê phán là ngôi sao nổi tiếng. Rất nhiều người sẽ vô cùng sung sướng khi đọc những bài báo kể chuyện xấu của ngôi sao nào đó. Họ sẽ gật gù: “Biết ngay mà, làm gì mà giàu có thành công dễ thế, phải bán đủ thứ ấy chứ” hoặc tự thỏa mãn khi nghĩ rằng cái anh (cô) ca sỹ nổi tiếng kia cũng đầy thói xấu như mình thôi.
Khi đọc những comment dưới những bài báo như vậy, bạn sẽ thấy hàng trăm người hồ hởi lên án một cô nàng mỹ miều xinh đẹp nào đó là não rỗng, lăng loàn, ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục, đạo đức xã hội…
Tất cả mọi người đều biết mình có những điều xấu như thế nào. Tuy nhiên, họ sẽ thấy an tâm hơn khi những người khác cũng xấu như mình, và nếu người đó là ngôi sao lẫy lừng thì họ càng thấy an ủi.
Chẳng ai dám nói rằng tôi muốn xinh như cô ấy, nổi tiếng như cô ấy, có người yêu đại gia như cô ấy mặc dù tôi tin rằng khá nhiều người muốn điều đó. Tuy nhiên, người ta phải đóng vai người tốt. Nhưng chẳng ai chịu trả giá để cuộc sống mình tốt đẹp thực sự. Họ chấp nhận là kẻ thua cuộc, không phấn đấu học hỏi, sửa sai, rèn tâm, rèn đức của mình, thay vào đó, có cách để làm người tốt nhanh hơn là phê phán một ai đó không tốt. Chỉ có một số người hiền lành, cam phận và không tham dự vào những chuyện không can dự đến mình, ít nhiều họ còn giữ được một tài sản đáng quý là lòng tự trọng.
Đừng hùa theo đám đông
Tôi còn nhớ vừa rồi ca sỹ Mỹ Tâm bị đồn ầm lên là sắp kết hôn với một đại gia ngành thủy sản khiến cô vô cùng bức xúc. Tôi rất thích những chia sẻ của Mỹ Tâm trên tạp chí Bazaar: “Nhiều lúc Mỹ Tâm thấy cuộc sống đáng sợ quá, tại sao người ta có thể đổi trắng thay đen như một trò chơi như thế. Tâm đủ mạnh mẽ để vượt qua nhưng với một số người, đôi khi chỉ vì một vài câu nói buông lơi kiểu “nghi án”, một bài báo viết ra để câu rating, có thể đẩy họ đến con đường cùng quẫn thậm chí là tìm đến cái chết. Nhiều lúc Tâm không hiểu tại sao người ta không tập trung nhìn nghệ sỹ trên sân khấu, đó là công việc của họ, họ được khán giả trả lương để làm việc đó mà lại cứ nhìn vào đời tư của họ, biến điều riêng tư của nghệ sỹ thành một món ăn lai rai và hể hả với điều đó. Những chuyện như “nghi án giới tính” hay những câu hỏi kiểu như “Rút cuộc thì anh có thích đàn ông hay không?” đang đầu độc công chúng mỗi ngày. Anh có welcome ai đó nhòm vào phòng ngủ của anh không? Dù là cải thì cũng nên là một món cải ngon mà cả nghệ sỹ, công chúng hay nhà báo đều thấy vui vẻ. Với sức mạnh của truyền thông, những người viết dễ dãi có thể khiến công chúng làm quen với điều ác và thấy chuyện mang nỗi khổ của người khác ra để tiêu khiển là một điều bình thường”.
“Những ngày gần đây Tâm đang rất buồn và hoang mang, khi câu chuyện áo dài của hoa hậu Mai Phương Thúy ầm ĩ ở mọi nơi. Mọi người trong giới đều biết cô ấy và cả nhiếp ảnh gia không cố tình tạo scandal, đó hoàn toàn chỉ là “tai nạn” vì màu trắng của chiếc áo dài cùng hiệu ứng ánh sáng ngược. Thật tội cho cô ấy khi bị chỉ trích là mấm mồng của những vấn đề to tát như suy đồi về đạo đức... Tôi thấy đám đông vụt trở nên đáng sợ trước tác động của truyền thông. Có ai quan tâm đến những điều tốt đẹp cô ấy đã làm cho cộng đồng không, sao chỉ nhìn vào những điều như vậy? Tôi chỉ cầu mong Thúy mạnh mẽ để vượt qua chuyện này”.
“Cái chết của ca sỹ Whitney Houston dậy lên làn sóng thương tiếc và những bài viết tôn vinh cô ấy. Nhưng nếu lùi lại một chút thời gian, người ta chỉ thấy hàng trăm bài viết lên án, chỉ trích sự nghiện ngập của cô. Chẳng lẽ phải đợi đến khi chết, người ta mới thấy cảm thông và thừa nhận những điều tốt đẹp mà người nghệ sỹ đã làm được?”.
Trong cuộc đại chiến truyền thông, mạng xã hội về showbiz, khi mà ai cũng có quyền treo trên tường nhà mình những lời lên án, chỉ trích gay gắt về đạo đức của một ai đó, nghệ sỹ phải tự chọn cho mình một thế đứng. Có người ra sức chứng tỏ mình đàn ông 100%, có người tránh xa cho an toàn, có người nhân cơ hội để “thừa nước đục thả câu” để nổi tiếng, có người chuyên tâm làm album, đóng phim chờ qua cơn sóng gió… Showbiz Việt đang trải qua thời kỳ mà các nghệ sỹ phải đi nhẹ nói khẽ, vì rất có thể ngày mai vì một sự hớ hênh nào đó, người ở trên bàn mổ của bàn dân thiên hạ sẽ là họ. Đừng trách nghệ sỹ an toàn vì họ phải phòng vệ.
Giữa chốn giang hồ showbiz giươm đao miệng đời ấy, “tráng sỹ” Ngọc Sơn từng phát ngôn trên một bài báo: “Cái xã hội này giống như tụi con nít còn đi học vậy. Giỡn chơi, cả đám hùa vào chơi ác tụt quần một đứa, gọi là trò bắt nạt. Lớn lên, cứ thấy ai xắn quần, đứng thẳng lưng lên là có cả một cộng đồng xông tới túm quần tay nọ kéo xuống. Thôi thì đã vậy, tôi tự tụt tôi!”. Không phải ai cũng liều như Ngọc Sơn nên thôi thì cố gắng đóng vai người tốt hoặc nhắm mắt làm ngơ, đợi qua sóng gió.
Và có một sự thật là dù lớn tiếng chỉ trích cô này, cô kia là lẳng lơ thì mọi bài báo về cô nàng đều được người ta click chuột vào ngay. Bạn có nhận ra rằng, con người càng ngày càng bị thu hút bởi những điều xấu hoặc tai họa của người khác không?
Bạn nên cẩn thận vì đó là lúc bạn đang từ chối những điều tốt đẹp sẽ đến với mình. Khi hể hả vì tai ương của người khác bạn sẽ không nhìn thấy vấn đề của mình. Bạn có nghĩ rằng khi đó lòng tham của bạn đang trỗi dậy không, nó không được thỏa mãn nhưng nó được xoa dịu: À ơi, mày ngoan đi, vẫn còn nhiều kẻ đau khổ và thất bại kia mà, mày đâu có cô độc đâu.
Những lúc bạn hể hả trên nỗi đau, thất bại của kẻ khác, là lúc bạn đang nuôi dưỡng cho lòng tham và sự đố kỵ của mình.
Tôi còn nhớ vừa rồi ca sỹ Mỹ Tâm bị đồn ầm lên là sắp kết hôn với một đại gia ngành thủy sản khiến cô vô cùng bức xúc. Tôi rất thích những chia sẻ của Mỹ Tâm trên tạp chí Bazaar: “Nhiều lúc Mỹ Tâm thấy cuộc sống đáng sợ quá, tại sao người ta có thể đổi trắng thay đen như một trò chơi như thế. Tâm đủ mạnh mẽ để vượt qua nhưng với một số người, đôi khi chỉ vì một vài câu nói buông lơi kiểu “nghi án”, một bài báo viết ra để câu rating, có thể đẩy họ đến con đường cùng quẫn thậm chí là tìm đến cái chết. Nhiều lúc Tâm không hiểu tại sao người ta không tập trung nhìn nghệ sỹ trên sân khấu, đó là công việc của họ, họ được khán giả trả lương để làm việc đó mà lại cứ nhìn vào đời tư của họ, biến điều riêng tư của nghệ sỹ thành một món ăn lai rai và hể hả với điều đó. Những chuyện như “nghi án giới tính” hay những câu hỏi kiểu như “Rút cuộc thì anh có thích đàn ông hay không?” đang đầu độc công chúng mỗi ngày. Anh có welcome ai đó nhòm vào phòng ngủ của anh không? Dù là cải thì cũng nên là một món cải ngon mà cả nghệ sỹ, công chúng hay nhà báo đều thấy vui vẻ. Với sức mạnh của truyền thông, những người viết dễ dãi có thể khiến công chúng làm quen với điều ác và thấy chuyện mang nỗi khổ của người khác ra để tiêu khiển là một điều bình thường”.
“Những ngày gần đây Tâm đang rất buồn và hoang mang, khi câu chuyện áo dài của hoa hậu Mai Phương Thúy ầm ĩ ở mọi nơi. Mọi người trong giới đều biết cô ấy và cả nhiếp ảnh gia không cố tình tạo scandal, đó hoàn toàn chỉ là “tai nạn” vì màu trắng của chiếc áo dài cùng hiệu ứng ánh sáng ngược. Thật tội cho cô ấy khi bị chỉ trích là mấm mồng của những vấn đề to tát như suy đồi về đạo đức... Tôi thấy đám đông vụt trở nên đáng sợ trước tác động của truyền thông. Có ai quan tâm đến những điều tốt đẹp cô ấy đã làm cho cộng đồng không, sao chỉ nhìn vào những điều như vậy? Tôi chỉ cầu mong Thúy mạnh mẽ để vượt qua chuyện này”.
“Cái chết của ca sỹ Whitney Houston dậy lên làn sóng thương tiếc và những bài viết tôn vinh cô ấy. Nhưng nếu lùi lại một chút thời gian, người ta chỉ thấy hàng trăm bài viết lên án, chỉ trích sự nghiện ngập của cô. Chẳng lẽ phải đợi đến khi chết, người ta mới thấy cảm thông và thừa nhận những điều tốt đẹp mà người nghệ sỹ đã làm được?”.
Trong cuộc đại chiến truyền thông, mạng xã hội về showbiz, khi mà ai cũng có quyền treo trên tường nhà mình những lời lên án, chỉ trích gay gắt về đạo đức của một ai đó, nghệ sỹ phải tự chọn cho mình một thế đứng. Có người ra sức chứng tỏ mình đàn ông 100%, có người tránh xa cho an toàn, có người nhân cơ hội để “thừa nước đục thả câu” để nổi tiếng, có người chuyên tâm làm album, đóng phim chờ qua cơn sóng gió… Showbiz Việt đang trải qua thời kỳ mà các nghệ sỹ phải đi nhẹ nói khẽ, vì rất có thể ngày mai vì một sự hớ hênh nào đó, người ở trên bàn mổ của bàn dân thiên hạ sẽ là họ. Đừng trách nghệ sỹ an toàn vì họ phải phòng vệ.
Giữa chốn giang hồ showbiz giươm đao miệng đời ấy, “tráng sỹ” Ngọc Sơn từng phát ngôn trên một bài báo: “Cái xã hội này giống như tụi con nít còn đi học vậy. Giỡn chơi, cả đám hùa vào chơi ác tụt quần một đứa, gọi là trò bắt nạt. Lớn lên, cứ thấy ai xắn quần, đứng thẳng lưng lên là có cả một cộng đồng xông tới túm quần tay nọ kéo xuống. Thôi thì đã vậy, tôi tự tụt tôi!”. Không phải ai cũng liều như Ngọc Sơn nên thôi thì cố gắng đóng vai người tốt hoặc nhắm mắt làm ngơ, đợi qua sóng gió.
Và có một sự thật là dù lớn tiếng chỉ trích cô này, cô kia là lẳng lơ thì mọi bài báo về cô nàng đều được người ta click chuột vào ngay. Bạn có nhận ra rằng, con người càng ngày càng bị thu hút bởi những điều xấu hoặc tai họa của người khác không?
Bạn nên cẩn thận vì đó là lúc bạn đang từ chối những điều tốt đẹp sẽ đến với mình. Khi hể hả vì tai ương của người khác bạn sẽ không nhìn thấy vấn đề của mình. Bạn có nghĩ rằng khi đó lòng tham của bạn đang trỗi dậy không, nó không được thỏa mãn nhưng nó được xoa dịu: À ơi, mày ngoan đi, vẫn còn nhiều kẻ đau khổ và thất bại kia mà, mày đâu có cô độc đâu.
Những lúc bạn hể hả trên nỗi đau, thất bại của kẻ khác, là lúc bạn đang nuôi dưỡng cho lòng tham và sự đố kỵ của mình.
Đố kị có chữa được không?
Trước hết đố kị là tính xấu trong mắt người khác, dù muốn dù không khi bạn thể hiện ra bạn đã bớt đẹp đi trong mắt người khác. Điều này không hay chút nào nếu bạn là phụ nữ.
Không khó để tự nhân ra sự đố kị làm bạn khổ sở vô cùng. Ngọn lửa độc này thiêu đốt tâm trí bạn và làm ảnh hưởng xấu đến nhiều lĩnh vực tình cảm, công việc của bạn. Điều đáng sợ nhất của tính đố kị là bạn sẽ đánh mất những gì hạnh phúc đang có trong tay. Đố kị là bóng ma ở trong mỗi người, nó công kích cả kẻ thù lẫn Bạn bè thân thiết của bạn. Đến một lúc nào đó chính bạn cũng sẽ thấy mình thật đáng thương hại và tự khinh bỉ, dằn vặt mình. Đó cũng là một phần căn nguyên của sự thiếu tự tin, nôn nóng, cực đoan và gây nên những thất bại ê chề trong cuộc đời.
Như tôi nói ban đầu, mọi thứ đều có hai mặt vấn đề. Bạn cũng đừng quên bên trong bạn vẫn còn một nửa tốt đẹp, vị tha. Hãy kích hoạt nó và cho nó đất để hạt mầm tử tế, tri thức được nảy nở.
Để chữa được bệnh thì trước hết bạn phải biết mình bị bệnh. Bạn nên cam kết với bản thân từ nay tôi sẽ không nói xấu người khác nữa, tôi sẽ không bi quan về bản thân nữa. Chỉ có một biện pháp duy nhất để chữa hay hạn chế sự đố kỵ trong bạn, đó là cách sống lạc quan, tích cực, mở lòng yêu thương và chia sẻ.
Giải pháp hữu hiệu nhất để chữa bệnh này từ căn nguyên của vấn đề - đó là chính bạn. Sự lạc quan và suy nghĩ tích cực về bản thân sẽ nhanh chóng giúp bạn thoát khỏi ngọn lửa ganh ghét vừa nhen nhúm. Ví dụ, bạn thấy rất bực khi trong một buổi tiệc chiếc đầm bạn mặc không phải đẹp nhất, xịn nhất và gương mặt dày công trang điểm của bạn bị một cô gái khác qua mặt. Lúc đó mà bạn bực bội thì chỉ khiến bạn xấu đi, ngôn ngữ cơ thể của bạn sẽ đẩy những người khác tránh xa bạn… Tuy nhiên nếu bạn nghĩ, à chiếc đầm mình dù không xịn bằng cô ta nhưng rõ ràng thẩm mỹ của bạn tốt hơn khi chọn chiếc đầm rất nhã nhặn đó, rồi body của bạn cuốn hút hơn cô gái kia… và quan trọng hơn cũng là yếu tố quyết định – bạn duyên dáng hơn cái cô búp bê ngốc nghếch kia. Khi bạn cân bằng tâm lý và thừa nhận những điểm mạnh của mình thì bạn sẽ trở nên hấp dẫn hơn rất nhiều.
Hay với một chàng trai, có thể bạn không đẹp trai khéo mồm như anh chàng đối thủ nhưng bạn biết quan tâm, giúp đỡ người khác hơn, biết xắn tay lao vào những điều người khác sợ hãi e dè, bạn chấp nhận bạn không đẹp trai và rèn luyện bản thân trở nên trí tuệ, duyên dáng. Và tôi tin rằng điều đẹp nhất trên cuộc đời này chính là sự tử tế, khi bạn chọn cách sống tử tế, điều chắc chắn bạn nhận được là những mối quan hệ bền vững và niềm hạnh phúc bất tận.
Bạn nên mở lòng đón nhận mọi người như họ vốn vậy, yêu cả ưu điểm và thông cảm với những điều mà bạn cho rằng họ kém bạn. Làm được vậy bạn sẽ ý thức được giá trị của bản thân mình, tôn trọng mình hơn, và luôn thấy mọi người xung quanh có điều gì đó khiến bạn cần học hỏi. Mình không hạnh phúc thì cũng không làm cho ai hạnh phúc được. Nếu bạn u uất, hậm hực, đố kị, ganh ghét… thì những làn sóng tiêu cực đó sẽ trút sang người yêu bạn, gia đình bạn, bạn bè của bạn.
Khi người khác tài giỏi, thành công hơn bạn, bạn đừng mất thời gian ganh ghét với họ vì điều đó chẳng thay đổi được vấn đề gì. Bạn nên tò mò và tìm hiểu vì sao họ lại thành công như vậy, liệu mình có học được điều gì hay ho từ người này không? Thành công là chuỗi ngày học hỏi, cóp nhặt kiến thức không ngừng và đừng bao giờ chấp nhận mình mãi mãi chỉ đáng bị như vậy. Ngay khoảnh khắc bạn từ chối bị số phận ngược đãi, bạn đã bước sang một trang hoàn toàn mới, đó là học hỏi không ngừng và niềm vui khi nhận ra thế giới này không hạn hẹp như bạn tưởng. Bạn là một phần của thế giới vĩ đại đó. Bạn tận hưởng cuộc sống này ở mọi lúc, bạn biết ơn cả thất bại vì đã cho mình những bài học đáng giá, bạn biết ơn hơi thở vì cho mình sự sống. Một buổi sáng thức dậy, bạn thấy mình còn hít thở, lành lặn và có cả cuộc đời phía trước đã là một hạnh phúc lớn lao rồi.
Nếu bạn đang hả hê khi làm ai đó bị mất sĩ diện, bạn thử đặt mình vào hoàn cảnh người đó bạn sẽ cảm giác ra sao? Biết đâu một lúc nào đó bạn chính là người “đáng thương hại” đó thì sao? Mình không muốn bị đối xử như thế nào thì cũng đừng đối xử với mọi người như vậy.
Bí quyết của cuộc sống hạnh phúc, thành công chỉ đơn giản là hãy đối xử với mình như một kẻ hạnh phúc, học hỏi và khám phá những giá trị nho nhỏ quanh bạn không ngừng, rồi những điều may mắn sẽ đến với bạn.
Lòng bao dung và tinh thần lạc quan là liều thuốc tốt cho mọi căn bệnh. Nó cũng là chìa khóa để dẫn bạn đến thành công. Đừng quên rằng điều này bạn hoàn toàn có thệ chọn được. Cuộc đời bạn đi về đâu đều do lựa chọn của bạn. Bạn không thể thành công hay hạnh phúc nếu bạn lười nhác và chỉ đòi hỏi, từ chối sửa chữa sai lầm và không chịu thừa nhận mình sai. Chẳng có ai có lỗi nếu bạn đau khổ, thất bại. Trước hết bạn cứ nhận trách nhiệm về mình, hoàn cảnh là yếu tố khách quan và bạn có thể tạo ra hoàn cảnh để dấn lối đến may mắn.
Thất bại là sự đổ vỡ, trong những mảnh vỡ đó có rất nhiều bài học quý giá. Nếu thất bại, bạn đừng nản lòng, hãy tìm những mảnh vỡ giá trị, nhắc nhở mình đừng lặp lại sai lầm cũ và hãy biết ơn cuộc đời khi trao cho bạn những nghịch cảnh. Không có nghịch cảnh và tìm cách vươn lên, bạn sẽ già và chết đi một cách vô nghĩa. Thất bại và nghịch cảnh cho bạn biết quý trọng hơn những giá trị, hạnh phúc mình đang có.VÀ CHỈ CÓ NGHỊCH CẢNH VÀ KHỐN NẠN BẠN MỚI CÓ CƠ MAY THAY ĐỔI..
Trước hết đố kị là tính xấu trong mắt người khác, dù muốn dù không khi bạn thể hiện ra bạn đã bớt đẹp đi trong mắt người khác. Điều này không hay chút nào nếu bạn là phụ nữ.
Không khó để tự nhân ra sự đố kị làm bạn khổ sở vô cùng. Ngọn lửa độc này thiêu đốt tâm trí bạn và làm ảnh hưởng xấu đến nhiều lĩnh vực tình cảm, công việc của bạn. Điều đáng sợ nhất của tính đố kị là bạn sẽ đánh mất những gì hạnh phúc đang có trong tay. Đố kị là bóng ma ở trong mỗi người, nó công kích cả kẻ thù lẫn Bạn bè thân thiết của bạn. Đến một lúc nào đó chính bạn cũng sẽ thấy mình thật đáng thương hại và tự khinh bỉ, dằn vặt mình. Đó cũng là một phần căn nguyên của sự thiếu tự tin, nôn nóng, cực đoan và gây nên những thất bại ê chề trong cuộc đời.
Như tôi nói ban đầu, mọi thứ đều có hai mặt vấn đề. Bạn cũng đừng quên bên trong bạn vẫn còn một nửa tốt đẹp, vị tha. Hãy kích hoạt nó và cho nó đất để hạt mầm tử tế, tri thức được nảy nở.
Để chữa được bệnh thì trước hết bạn phải biết mình bị bệnh. Bạn nên cam kết với bản thân từ nay tôi sẽ không nói xấu người khác nữa, tôi sẽ không bi quan về bản thân nữa. Chỉ có một biện pháp duy nhất để chữa hay hạn chế sự đố kỵ trong bạn, đó là cách sống lạc quan, tích cực, mở lòng yêu thương và chia sẻ.
Giải pháp hữu hiệu nhất để chữa bệnh này từ căn nguyên của vấn đề - đó là chính bạn. Sự lạc quan và suy nghĩ tích cực về bản thân sẽ nhanh chóng giúp bạn thoát khỏi ngọn lửa ganh ghét vừa nhen nhúm. Ví dụ, bạn thấy rất bực khi trong một buổi tiệc chiếc đầm bạn mặc không phải đẹp nhất, xịn nhất và gương mặt dày công trang điểm của bạn bị một cô gái khác qua mặt. Lúc đó mà bạn bực bội thì chỉ khiến bạn xấu đi, ngôn ngữ cơ thể của bạn sẽ đẩy những người khác tránh xa bạn… Tuy nhiên nếu bạn nghĩ, à chiếc đầm mình dù không xịn bằng cô ta nhưng rõ ràng thẩm mỹ của bạn tốt hơn khi chọn chiếc đầm rất nhã nhặn đó, rồi body của bạn cuốn hút hơn cô gái kia… và quan trọng hơn cũng là yếu tố quyết định – bạn duyên dáng hơn cái cô búp bê ngốc nghếch kia. Khi bạn cân bằng tâm lý và thừa nhận những điểm mạnh của mình thì bạn sẽ trở nên hấp dẫn hơn rất nhiều.
Hay với một chàng trai, có thể bạn không đẹp trai khéo mồm như anh chàng đối thủ nhưng bạn biết quan tâm, giúp đỡ người khác hơn, biết xắn tay lao vào những điều người khác sợ hãi e dè, bạn chấp nhận bạn không đẹp trai và rèn luyện bản thân trở nên trí tuệ, duyên dáng. Và tôi tin rằng điều đẹp nhất trên cuộc đời này chính là sự tử tế, khi bạn chọn cách sống tử tế, điều chắc chắn bạn nhận được là những mối quan hệ bền vững và niềm hạnh phúc bất tận.
Bạn nên mở lòng đón nhận mọi người như họ vốn vậy, yêu cả ưu điểm và thông cảm với những điều mà bạn cho rằng họ kém bạn. Làm được vậy bạn sẽ ý thức được giá trị của bản thân mình, tôn trọng mình hơn, và luôn thấy mọi người xung quanh có điều gì đó khiến bạn cần học hỏi. Mình không hạnh phúc thì cũng không làm cho ai hạnh phúc được. Nếu bạn u uất, hậm hực, đố kị, ganh ghét… thì những làn sóng tiêu cực đó sẽ trút sang người yêu bạn, gia đình bạn, bạn bè của bạn.
Khi người khác tài giỏi, thành công hơn bạn, bạn đừng mất thời gian ganh ghét với họ vì điều đó chẳng thay đổi được vấn đề gì. Bạn nên tò mò và tìm hiểu vì sao họ lại thành công như vậy, liệu mình có học được điều gì hay ho từ người này không? Thành công là chuỗi ngày học hỏi, cóp nhặt kiến thức không ngừng và đừng bao giờ chấp nhận mình mãi mãi chỉ đáng bị như vậy. Ngay khoảnh khắc bạn từ chối bị số phận ngược đãi, bạn đã bước sang một trang hoàn toàn mới, đó là học hỏi không ngừng và niềm vui khi nhận ra thế giới này không hạn hẹp như bạn tưởng. Bạn là một phần của thế giới vĩ đại đó. Bạn tận hưởng cuộc sống này ở mọi lúc, bạn biết ơn cả thất bại vì đã cho mình những bài học đáng giá, bạn biết ơn hơi thở vì cho mình sự sống. Một buổi sáng thức dậy, bạn thấy mình còn hít thở, lành lặn và có cả cuộc đời phía trước đã là một hạnh phúc lớn lao rồi.
Nếu bạn đang hả hê khi làm ai đó bị mất sĩ diện, bạn thử đặt mình vào hoàn cảnh người đó bạn sẽ cảm giác ra sao? Biết đâu một lúc nào đó bạn chính là người “đáng thương hại” đó thì sao? Mình không muốn bị đối xử như thế nào thì cũng đừng đối xử với mọi người như vậy.
Bí quyết của cuộc sống hạnh phúc, thành công chỉ đơn giản là hãy đối xử với mình như một kẻ hạnh phúc, học hỏi và khám phá những giá trị nho nhỏ quanh bạn không ngừng, rồi những điều may mắn sẽ đến với bạn.
Lòng bao dung và tinh thần lạc quan là liều thuốc tốt cho mọi căn bệnh. Nó cũng là chìa khóa để dẫn bạn đến thành công. Đừng quên rằng điều này bạn hoàn toàn có thệ chọn được. Cuộc đời bạn đi về đâu đều do lựa chọn của bạn. Bạn không thể thành công hay hạnh phúc nếu bạn lười nhác và chỉ đòi hỏi, từ chối sửa chữa sai lầm và không chịu thừa nhận mình sai. Chẳng có ai có lỗi nếu bạn đau khổ, thất bại. Trước hết bạn cứ nhận trách nhiệm về mình, hoàn cảnh là yếu tố khách quan và bạn có thể tạo ra hoàn cảnh để dấn lối đến may mắn.
Thất bại là sự đổ vỡ, trong những mảnh vỡ đó có rất nhiều bài học quý giá. Nếu thất bại, bạn đừng nản lòng, hãy tìm những mảnh vỡ giá trị, nhắc nhở mình đừng lặp lại sai lầm cũ và hãy biết ơn cuộc đời khi trao cho bạn những nghịch cảnh. Không có nghịch cảnh và tìm cách vươn lên, bạn sẽ già và chết đi một cách vô nghĩa. Thất bại và nghịch cảnh cho bạn biết quý trọng hơn những giá trị, hạnh phúc mình đang có.VÀ CHỈ CÓ NGHỊCH CẢNH VÀ KHỐN NẠN BẠN MỚI CÓ CƠ MAY THAY ĐỔI..
Sự nô dịch về tư duy
Tôi muốn nói về những người ham học, ham chạy theo trào lưu một cách mù quáng. Tư duy một chiều và tư duy chạy theo số đông đều khiến bạn trở nên dốt nát và tầm thường. Những đứa trẻ chăm học, tin một cách tuyệt đối vào những gì được học ở nhà trường đều lớn lên trở thành những kẻ thiển cận. Chúng chỉ có một đáp án, một giải pháp, một điều được cho là đúng nên khi ra đời, gặp những biến cố nằm ngoài những điều được học chúng sẽ hoang mang. Sự tồn tại của bạn sẽ chẳng có ý nghĩa gì khi bất cứ điều gì người khác nhồi vào đầu, bạn cũng cho là đúng. Bạn không tò mò, bạn không đặt những câu hỏi, bạn không nghi ngờ và hồn nhiên tin đó là lý tưởng, đó là điều nên làm. Bạn đang khiến tư duy và khả năng phân tích của mình bị thui chột mỗi ngày.
Một cuốn sách hay không đủ để làm nên tri thức. Nếu người ta dạy bạn một, bạn hãy xem đó như cái cớ để lần mò ra những cánh cửa khác. Biết đâu chính người đang dạy bạn đã tư duy một cách sai lầm. Người ta đều là nạn nhân của những điều được dạy. Hãy mở rộng thế giới và thôi đưa ra những tiêu chuẩn.
Khi bạn sợ hãi bóng tối, bố mẹ bạn quát lên làm gì có ma, đó chỉ là mê tín… Bạn tin vào điều đó và liệu bạn có hết sợ không? Lớn lên, khi bạn đọc thấy những nhà ngoại cảm đã tìm ra nhiều mộ liệt sỹ nhờ khả năng giao tiếp với người âm, niềm tin của bạn có bị đổ vỡ không? Nếu bạn chỉ học một chiều, tin một chiều, rồi một ngày bạn bị đổ vỡ vì chính những gì bạn tin.
Tôi rất thích câu nói của Einstein: Khoa học mà không có tâm linh là nền khoa học què cụt. Tín ngưỡng mà không có khoa học chỉ là sự mù quáng.
Bạn có bao giờ lật lại vấn đề được học, xem xét nó dưới nhiều góc độ. Nếu bạn tin ngay và học thuộc lòng như một cậu trò ngoan thì bạn chưa bao giờ là kẻ ham học. Người ham học luôn khát khao mở rộng kiến thức chứ không nô lệ vào một mớ kiến thức duy nhất. Bạn sẽ mãi mãi hạn hẹp, khờ khạo và bỏ qua cơ hội được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thế giới của biển cả tri thức.
Bạn có bao giờ nhận ra sự cả tin sẽ khiến bạn trở nên yếu đuối và tước đoạt của bạn niềm vui của sự háo hức không? Có lần tôi cùng bạn bè đi xem bộ phim 500 Days of Summer, tôi gặp một anh bạn phóng viên, người này khi biết tôi xem bộ phim này đã phán ngay: “Phim này làm dở lắm, nhạt nhẽo”. Chúng tôi vào xem bộ phim với tư duy “phim này dở lắm” bị cài cắm vào đầu bởi một phóng viên có tiếng. Anh ta hiểu biết như vậy chắc lời nói của anh ta giá trị lắm chứ. Sau khi cố gắng đẩy sự chi phối đó ra khỏi đầu, tôi bị cuốn vào bộ phim và nhận ra nó rất hay. Tuy nhiên sau khi rời khỏi rạp, những người bạn của tôi nói rằng “đúng là phim này dở thật, không lôi cuốn gì cả”. Lúc đó, tôi nhận thức một cách sâu sắc KHÁC BIỆT rằng con người chúng ta rất dễ bị tác động, chi phối và giật dây. Chúng ta sẽ đánh mất khả năng tự nhận thức chỉ vì một lời nói của ai đó. Tôi cũng nhận ra hạt mầm tiêu cực, một lời nói phát ra có sức mạnh khủng khiếp thế nào. Nó bám vào tâm trí bạn, bóp méo hiện thực và cố gắng thuyết phục bạn bằng được rằng nó đúng. Bạn xem phim với tâm lý phim này dở và dù nó không dở, bạn sẽ đồng ý rằng đúng là nó dở thật. Bạn sợ bị đánh giá là dốt. Bạn không dám tự suy nghĩ và nói thật điều mình đang nghĩ. Đơn giản vì bạn đã lớn lên như vậy, nhà trường, gia đình nói bạn phải thế này, phải thế kia mới là đúng, là ngoan. Khi bạn định làm điều gì đó theo ý mình, bạn sẽ bị coi là hư, không nghe lời, là kỳ quặc. Những sự phủ nhận liên tục đó khiến bạn không còn ước mơ, không còn dám nói thật, ngại ngần khi đưa ra ý kiến. Bạn bị “bóng đè” cả đời, bạn làm mọi điều như thể nó phải xảy ra như thế. Lớn tuổi rồi, phải lấy chồng đẻ con thôi và bạn chỉ hăm hở kết hôn vì mục đích phải có gia đình, phải có con cho bố mẹ yên tâm, vì điều đó mới là bình thường.
Thế rồi người ta ly hôn hoặc người ta chịu đựng nhau vì con cái, trách nhiệm và tình yêu, sự lãng mạn trở nên xa xỉ, xa lạ. Trong một đêm ở thành phố này, có cả triệu cuộc hiếp dâm hợp pháp diễn ra giữa vợ và chồng. Chẳng ai dám oán than, chẳng ai nghĩ mình đang man rợ. Vợ thì phải chiều khi chồng muốn, đó là lẽ đương nhiên. Và phụ nữ, do áp lực của cái gọi là vợ hiền, dâu thảo cứ nghiến răng cam chịu, thậm chí họ tự biến mình thành công cụ chức năng: phục vụ tình dục cho chồng và đẻ con để làm vui lòng người khác. Những đứa trẻ sinh ra vì nhu cầu, vì cơn say rượu, vì bản năng dục mang sẵn trong mình một sự gượng ép, không hoàn hảo. Rồi chúng tiếp tục bị nhà trường, gia đình biến thành một cỗ máy trì độn, ích kỷ. Trẻ con nên nên được sinh ra trong tình yêu và được sống hồn nhiên, vui hồn nhiên chứ không phải là cố gắng học giỏi vì danh dự của gia đình. Những đứa trẻ chưa bao giờ được làm trẻ con đúng nghĩa lớn lên và tiếp tục cố làm vừa lòng người khác, chúng chỉ tồn tại như những cỗ máy ngoan ngoãn (hoặc tỏ ra ngoan ngoãn).
Cả đời bạn sống trong sự sợ hãi, sợ bị đánh giá, sợ dư luận, bạn sống vì cái nhìn của người khác. Bạn sống theo quy chuẩn của xã hội và của những người “to con” hơn bạn đặt ra. Và bạn sẽ nhận ra rằng bạn chẳng bao giờ vui. Cỗ máy của niềm vui nằm bên trong tim bạn nhưng bạn lại đặt nó ở bên ngoài cho người khác điều khiển.
Tư duy chấp nhận một chiều sẽ sản sinh ra một thế hệ đạo đức giả, luôn phải lên gân chứng tỏ điều này điều kia nhưng bản chất lại hoàn toàn rỗng tuếch. Họ nhân danh tình yêu, đạo đức để làm những điều vô đạo và ngược đãi bản thân mình. Khi họ được người khác gieo vào một hạt giống tiêu cực, trước hết họ sẽ nhận lãnh mọi hậu quả sau đó họ sẽ đem những hậu quả ấy đi gieo rắc tiếp cho những người xung quanh. Vì bản thân cuộc sống họ chẳng có gì vui, họ coi việc nói xấu người khác, trút giận, phê phán là thú vui của mình. Tôi gọi đó là khoái cảm truyền nọc độc, một thế hệ đang giải trí bằng khổ đau của người khác, họ gặm nhấm thất bại của nhau, đâm tiếp những mũi dao vào vết thương của nhau và tiếp tục khẳng định họ biết yêu thương và luôn là người sống có đạo đức. Họ hỏi thăm lẫn nhau một cách giả lả và thọc sâu vào nỗi đau của nhau nào là “Con chị đã biết điểm thi đại học chưa” dù biết thừa con nhà đó đã thi trượt, “Chồng chị giàu có, có quyền như thế là khối người ngưỡng mộ, lợi dụng đấy” chỉ để cô này nổi lòng ghen tuông và nghi ngờ chồng mình.
Sự vô đạo được ươm mầm và lan nhanh ở mọi nơi, trong mọi hành vi bình thường nhất. Con người tự biến mình thành một quân domino và dễ dàng phản ứng theo số đông một cách vô tri. Tại sao chúng ta dễ dàng tin vào điều người khác nói và bỏ qua khả năng tự suy xét của mình. Tất cả đều bắt nguồn từ thói quen tiếp nhận kiến thức một chiều ngay từ nhỏ. Bạn đã tự biến mình thành cỗ máy vận hành trơn tru theo ý người khác, thiên hạ chỉ cần bấm nút và bạn quay cuồng theo ý họ muốn.
Hiện nay có quá nhiều bạn trẻ quay cuồng chạy theo trào lưu này, trào lưu kia chỉ vì nghe người ta nói thế, thấy đứa bạn khác đang mặc thì mình cũng phải có. Chỉ cần người bán hàng nói cái này đang mốt đấy, là người ta sẵn sàng mua nó về bất kể nó có đẹp hay hợp với mình không, Có khi nào bạn nhận ra rằng mọi điều mình đang làm, đang bị cuốn vào đều vì người khác khuyên, người khác tác động hoặc bạn đang bắt chước một ai đó? Cái tôi thực sự của mỗi người bị xóa nhòa, họ chỉ còn cái tôi dốt nát, bảo thủ và ăn thua đủ.
Nếu bạn có tiền bạn sẽ cố xài hàng hiệu. Nếu cô kia có cái túi của một hiệu sang hơn, đắt tiền hơn bạn cũng cố có cho bằng được. Nhiều người khoác những món đồ hiệu lên người và nghĩ rằng điều đó sẽ nâng đẳng cấp họ lên. Họ đi bar, vũ trường chỉ để dằn mặt lẫn nhau rằng “tao mới là sành điệu, túi của tao mới là đẳng cấp nhất”. Bạn có thấy đi chơi như vậy có vui không. Mọi người quay sang nhòm ngó, cân đo đong đếm nhau. Điều đáng buồn hơn là ngay cả những người không có điều kiện kinh tế, họ cũng cố gắng vay mượn để mua bằng được chiếc xe máy SH, một cái túi hiệu để không cảm thấy thua kém người khác. Tôi đau lòng khi thấy người Việt càng lúc càng dễ bị các nhãn hàng xỏ mũi, họ không biết mình thực sự muốn gì mà chỉ muốn cái mà người khác đang có – điều mà họ chưa có. Khi khắp nơi xài iPhone, nếu họ vẫn xài điện thoại nút bấm, họ sẽ cảm thấy thật mất mặt. Thế rồi khi dành dụm, vay mượn mua được chiếc điện thoại đó thì đã có những chiếc điện thoại sành điệu hơn, hiện đại hơn ra đời. Họ trôi qua cuộc sống như vậy, ăn thua đủ và bị giật dây.
Tôi nghĩ dù là ai thì bộ trang phục đẹp nhất là bộ trang phục mình thấy vừa với mình nhất, mình cảm thấy thoải mái với nó như bộ da thứ hai đó của mình. Khi đó, chính văn hóa, thẩm mỹ của người mặc sẽ được phô bày một cách hợp lý nhất. Tôi tin rằng nếu ý thức được điều đó, dù đi làm với bộ cánh nghiêm túc, chỉn chu hay đi dự dạ tiệc với bộ váy trang trọng thì người ta vẫn thể hiện được sức nặng sự hiện diện của mình. Mình mặc quần áo chứ không phải quần áo mặc mình, dù anh có khoác lên người những đồ hiệu xa xỉ thì cũng đừng quên là anh đang mặc nó, chứ nó không đang mặc anh. Sự khác biệt không nằm ở chỗ bạn ăn mặc hợp mốt, hợp trào lưu mà bởi sự cá tính, sự độc đáo của chính bạn. Và điều đó nằm nhiều ở con người bạn hơn là trên bộ trang phục bạn mặc.
Nếu không có một vốn sống, sự trải nghiệm, hiểu biết đủ sâu người ta không thể khiến cho mình đẹp hơn, dù đủ tiền để chơi đồ hiệu. Sức hút cá nhân quan trọng hơn vẻ đẹp mà quần áo mang lại, hay nói cách khác, nó khiến cho bộ trang phục trở nên có ý nghĩa hơn. Nói xa hơn, hãy nhìn những Michael Jackson, Lady Gaga… khoan nói về chuyện họ mặc đẹp hay xấu nhưng sức hút cá nhân, cái tôi của họ đủ mạnh để biến những gì họ mặc trở thành trào lưu. Tôi nghĩ, hình thức rất quan trọng, đặc biệt trong một xã hội văn minh. Hình thức không quyết định bởi độ dày của ví tiền mà ở ý thức tôn trọng người khác, nhu cầu muốn được đẹp và cao hơn là sự tận hưởng cuộc sống một cách triệt để. Đó là giá trị cộng thêm.
Tôi thích những bạn trẻ làm đồ handmade, những shop hàng thời trang tự phát trên mạng. Họ không có đủ tiền để mua hàng hiệu nhưng cũng không lựa chọn đồ rẻ tiền hàng loạt của Trung Quốc. Họ xoay sở để đẹp theo cách riêng, từ những chiếc túi da nho nhỏ làm tay được thêu hoa, những chiếc váy digan sặc sỡ hay đơn giản chỉ là một cái đánh dấu sách làm bằng gỗ có đính những cánh hoa. Tôi tin rằng, nếu bạn hiểu về cái đẹp, hướng đến nó thì cỡ nào bạn cũng làm cho mình đẹp và nổi bật mà không nhất thiết phải mua đồ hiệu hay chạy theo trào lưu.
Những thái độ sống nho nhỏ nhưng đầy tự chủ và hướng thượng như vậy tạo nên sự khác biệt. Chính sự khác biệt sẽ thúc đẩy tư duy sống, sáng tạo hay kế hoạch kinh doanh của bạn. Trong kinh doanh làm ăn, miếng bánh dễ ăn, dễ làm sẽ có nhiều người chia phần, nhiều người làm, bạn khó lòng thành công lớn. Những lãnh địa khó nuốt sẽ gây khó khăn hơn nhưng nếu thành công bạn sẽ thắng lớn. Chẳng ai đi đường dễ và trở thành vĩ nhân hay doanh nhân nổi tiếng cả.
Những người thành công có cách nghĩ, cách nhìn của riêng họ. Họ không bao giờ bị nô dịch tư duy kẻ khác, tiếp thu kiến thức một cách thụ động và ngây thơ. Trong mọi vấn đề họ luôn tìm tòi những giá trị liên quan, cách diễn giải mới theo ý mình để chắc chắn một điều: đây là nhận định của mình, đây là kiến thức mình đã chắt lọc.
Rất nhiều người tiếp thu mọi thứ một cách dễ dàng không qua bất cứ một màng lọc nào. Tôi nghĩ rằng bạn nên dựng một màng lọc cá nhân để đảm bảo rằng những điều rơi vào đầu bạn không phải là rác hoặc thứ vô bổ.
Quay trở lại ví dụ xem phim tôi nêu ở trên, khi nhận ra một lời nói cùa ai đó có tác động xấu với bạn thế nào, bạn cũng nên tập thói quen thận trọng với lời nói của mình. Lời nói là một thứ phép màu có thể thay đổi cuộc đời người khác và cũng có thể hủy hoại họ. Đó là thứ vũ khí nguy hiểm nhất trên thế giới. Người ta dùng lời để hãm hại nhau, để giáng cho nhau những lời nguyền độc địa. Người ta dễ dàng rơi vào tuyệt vọng vì một nhận xét của ai đó.
Bạn có biết rằng khi nói với một đứa trẻ hay ai đó là ngu dốt, hết thuốc chữa bạn đã cướp đi của người đó cơ hội để tốt đẹp hơn, cơ hội để hạnh phúc? Nếu như ông Thomas Edison tin vào những lời nhận xét của thầy giáo rằng mình chỉ xứng đáng đi chăn lợn vì có học nữa cũng chẳng để làm gì, liệu nhân loại có được một nhà phát minh thiên tài không. Thầy giáo của ông Edison đã giáng cho ông một lời nguyền độc địa bằng lời nói và lời nguyền đó chỉ được phá bỏ bởi mẹ ông, người đã nói với ông rằng: “Con là đứa trẻ thật đặc biệt. Mẹ tin con sẽ thành công”. Lời nói sở hữu uy lực khủng khiếp và không phải ai cũng may mắn gặp được một người tử tế để phá giải lời nguyền đó cũng bằng một lời nói mang theo phép màu chữa lành và niềm tin như Edison.
____________________
Thật ra, điều quan trọng nhất của suy nghĩ chính trị hiện nay không ngoài việc hướng đến giải đáp cho ba vấn nạn quan trọng nhất của thời đại chúng ta : nguy cơ khánh tận tài nguyên, nguy cơ chìm trong ô nhiễm, và hố sâu chênh lệch giàu nghèo (2). Nếu thật sự dân chủ nghị trường là điểm đến của mọi suy tư, thì nó có khả năng giải quyết những nguy cơ sống còn ấy hay không ? Lý thuyết dân chủ cần những thay đổi, những cập nhật nào ? Và bên ngoài chân trời ấy, có còn một bầu trời nào khác không ? http://bookhunterclub.com/nhung-nghich-ly-cua-dan-chu/
Tôi muốn nói về những người ham học, ham chạy theo trào lưu một cách mù quáng. Tư duy một chiều và tư duy chạy theo số đông đều khiến bạn trở nên dốt nát và tầm thường. Những đứa trẻ chăm học, tin một cách tuyệt đối vào những gì được học ở nhà trường đều lớn lên trở thành những kẻ thiển cận. Chúng chỉ có một đáp án, một giải pháp, một điều được cho là đúng nên khi ra đời, gặp những biến cố nằm ngoài những điều được học chúng sẽ hoang mang. Sự tồn tại của bạn sẽ chẳng có ý nghĩa gì khi bất cứ điều gì người khác nhồi vào đầu, bạn cũng cho là đúng. Bạn không tò mò, bạn không đặt những câu hỏi, bạn không nghi ngờ và hồn nhiên tin đó là lý tưởng, đó là điều nên làm. Bạn đang khiến tư duy và khả năng phân tích của mình bị thui chột mỗi ngày.
Một cuốn sách hay không đủ để làm nên tri thức. Nếu người ta dạy bạn một, bạn hãy xem đó như cái cớ để lần mò ra những cánh cửa khác. Biết đâu chính người đang dạy bạn đã tư duy một cách sai lầm. Người ta đều là nạn nhân của những điều được dạy. Hãy mở rộng thế giới và thôi đưa ra những tiêu chuẩn.
Khi bạn sợ hãi bóng tối, bố mẹ bạn quát lên làm gì có ma, đó chỉ là mê tín… Bạn tin vào điều đó và liệu bạn có hết sợ không? Lớn lên, khi bạn đọc thấy những nhà ngoại cảm đã tìm ra nhiều mộ liệt sỹ nhờ khả năng giao tiếp với người âm, niềm tin của bạn có bị đổ vỡ không? Nếu bạn chỉ học một chiều, tin một chiều, rồi một ngày bạn bị đổ vỡ vì chính những gì bạn tin.
Tôi rất thích câu nói của Einstein: Khoa học mà không có tâm linh là nền khoa học què cụt. Tín ngưỡng mà không có khoa học chỉ là sự mù quáng.
Bạn có bao giờ lật lại vấn đề được học, xem xét nó dưới nhiều góc độ. Nếu bạn tin ngay và học thuộc lòng như một cậu trò ngoan thì bạn chưa bao giờ là kẻ ham học. Người ham học luôn khát khao mở rộng kiến thức chứ không nô lệ vào một mớ kiến thức duy nhất. Bạn sẽ mãi mãi hạn hẹp, khờ khạo và bỏ qua cơ hội được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thế giới của biển cả tri thức.
Bạn có bao giờ nhận ra sự cả tin sẽ khiến bạn trở nên yếu đuối và tước đoạt của bạn niềm vui của sự háo hức không? Có lần tôi cùng bạn bè đi xem bộ phim 500 Days of Summer, tôi gặp một anh bạn phóng viên, người này khi biết tôi xem bộ phim này đã phán ngay: “Phim này làm dở lắm, nhạt nhẽo”. Chúng tôi vào xem bộ phim với tư duy “phim này dở lắm” bị cài cắm vào đầu bởi một phóng viên có tiếng. Anh ta hiểu biết như vậy chắc lời nói của anh ta giá trị lắm chứ. Sau khi cố gắng đẩy sự chi phối đó ra khỏi đầu, tôi bị cuốn vào bộ phim và nhận ra nó rất hay. Tuy nhiên sau khi rời khỏi rạp, những người bạn của tôi nói rằng “đúng là phim này dở thật, không lôi cuốn gì cả”. Lúc đó, tôi nhận thức một cách sâu sắc KHÁC BIỆT rằng con người chúng ta rất dễ bị tác động, chi phối và giật dây. Chúng ta sẽ đánh mất khả năng tự nhận thức chỉ vì một lời nói của ai đó. Tôi cũng nhận ra hạt mầm tiêu cực, một lời nói phát ra có sức mạnh khủng khiếp thế nào. Nó bám vào tâm trí bạn, bóp méo hiện thực và cố gắng thuyết phục bạn bằng được rằng nó đúng. Bạn xem phim với tâm lý phim này dở và dù nó không dở, bạn sẽ đồng ý rằng đúng là nó dở thật. Bạn sợ bị đánh giá là dốt. Bạn không dám tự suy nghĩ và nói thật điều mình đang nghĩ. Đơn giản vì bạn đã lớn lên như vậy, nhà trường, gia đình nói bạn phải thế này, phải thế kia mới là đúng, là ngoan. Khi bạn định làm điều gì đó theo ý mình, bạn sẽ bị coi là hư, không nghe lời, là kỳ quặc. Những sự phủ nhận liên tục đó khiến bạn không còn ước mơ, không còn dám nói thật, ngại ngần khi đưa ra ý kiến. Bạn bị “bóng đè” cả đời, bạn làm mọi điều như thể nó phải xảy ra như thế. Lớn tuổi rồi, phải lấy chồng đẻ con thôi và bạn chỉ hăm hở kết hôn vì mục đích phải có gia đình, phải có con cho bố mẹ yên tâm, vì điều đó mới là bình thường.
Thế rồi người ta ly hôn hoặc người ta chịu đựng nhau vì con cái, trách nhiệm và tình yêu, sự lãng mạn trở nên xa xỉ, xa lạ. Trong một đêm ở thành phố này, có cả triệu cuộc hiếp dâm hợp pháp diễn ra giữa vợ và chồng. Chẳng ai dám oán than, chẳng ai nghĩ mình đang man rợ. Vợ thì phải chiều khi chồng muốn, đó là lẽ đương nhiên. Và phụ nữ, do áp lực của cái gọi là vợ hiền, dâu thảo cứ nghiến răng cam chịu, thậm chí họ tự biến mình thành công cụ chức năng: phục vụ tình dục cho chồng và đẻ con để làm vui lòng người khác. Những đứa trẻ sinh ra vì nhu cầu, vì cơn say rượu, vì bản năng dục mang sẵn trong mình một sự gượng ép, không hoàn hảo. Rồi chúng tiếp tục bị nhà trường, gia đình biến thành một cỗ máy trì độn, ích kỷ. Trẻ con nên nên được sinh ra trong tình yêu và được sống hồn nhiên, vui hồn nhiên chứ không phải là cố gắng học giỏi vì danh dự của gia đình. Những đứa trẻ chưa bao giờ được làm trẻ con đúng nghĩa lớn lên và tiếp tục cố làm vừa lòng người khác, chúng chỉ tồn tại như những cỗ máy ngoan ngoãn (hoặc tỏ ra ngoan ngoãn).
Cả đời bạn sống trong sự sợ hãi, sợ bị đánh giá, sợ dư luận, bạn sống vì cái nhìn của người khác. Bạn sống theo quy chuẩn của xã hội và của những người “to con” hơn bạn đặt ra. Và bạn sẽ nhận ra rằng bạn chẳng bao giờ vui. Cỗ máy của niềm vui nằm bên trong tim bạn nhưng bạn lại đặt nó ở bên ngoài cho người khác điều khiển.
Tư duy chấp nhận một chiều sẽ sản sinh ra một thế hệ đạo đức giả, luôn phải lên gân chứng tỏ điều này điều kia nhưng bản chất lại hoàn toàn rỗng tuếch. Họ nhân danh tình yêu, đạo đức để làm những điều vô đạo và ngược đãi bản thân mình. Khi họ được người khác gieo vào một hạt giống tiêu cực, trước hết họ sẽ nhận lãnh mọi hậu quả sau đó họ sẽ đem những hậu quả ấy đi gieo rắc tiếp cho những người xung quanh. Vì bản thân cuộc sống họ chẳng có gì vui, họ coi việc nói xấu người khác, trút giận, phê phán là thú vui của mình. Tôi gọi đó là khoái cảm truyền nọc độc, một thế hệ đang giải trí bằng khổ đau của người khác, họ gặm nhấm thất bại của nhau, đâm tiếp những mũi dao vào vết thương của nhau và tiếp tục khẳng định họ biết yêu thương và luôn là người sống có đạo đức. Họ hỏi thăm lẫn nhau một cách giả lả và thọc sâu vào nỗi đau của nhau nào là “Con chị đã biết điểm thi đại học chưa” dù biết thừa con nhà đó đã thi trượt, “Chồng chị giàu có, có quyền như thế là khối người ngưỡng mộ, lợi dụng đấy” chỉ để cô này nổi lòng ghen tuông và nghi ngờ chồng mình.
Sự vô đạo được ươm mầm và lan nhanh ở mọi nơi, trong mọi hành vi bình thường nhất. Con người tự biến mình thành một quân domino và dễ dàng phản ứng theo số đông một cách vô tri. Tại sao chúng ta dễ dàng tin vào điều người khác nói và bỏ qua khả năng tự suy xét của mình. Tất cả đều bắt nguồn từ thói quen tiếp nhận kiến thức một chiều ngay từ nhỏ. Bạn đã tự biến mình thành cỗ máy vận hành trơn tru theo ý người khác, thiên hạ chỉ cần bấm nút và bạn quay cuồng theo ý họ muốn.
Hiện nay có quá nhiều bạn trẻ quay cuồng chạy theo trào lưu này, trào lưu kia chỉ vì nghe người ta nói thế, thấy đứa bạn khác đang mặc thì mình cũng phải có. Chỉ cần người bán hàng nói cái này đang mốt đấy, là người ta sẵn sàng mua nó về bất kể nó có đẹp hay hợp với mình không, Có khi nào bạn nhận ra rằng mọi điều mình đang làm, đang bị cuốn vào đều vì người khác khuyên, người khác tác động hoặc bạn đang bắt chước một ai đó? Cái tôi thực sự của mỗi người bị xóa nhòa, họ chỉ còn cái tôi dốt nát, bảo thủ và ăn thua đủ.
Nếu bạn có tiền bạn sẽ cố xài hàng hiệu. Nếu cô kia có cái túi của một hiệu sang hơn, đắt tiền hơn bạn cũng cố có cho bằng được. Nhiều người khoác những món đồ hiệu lên người và nghĩ rằng điều đó sẽ nâng đẳng cấp họ lên. Họ đi bar, vũ trường chỉ để dằn mặt lẫn nhau rằng “tao mới là sành điệu, túi của tao mới là đẳng cấp nhất”. Bạn có thấy đi chơi như vậy có vui không. Mọi người quay sang nhòm ngó, cân đo đong đếm nhau. Điều đáng buồn hơn là ngay cả những người không có điều kiện kinh tế, họ cũng cố gắng vay mượn để mua bằng được chiếc xe máy SH, một cái túi hiệu để không cảm thấy thua kém người khác. Tôi đau lòng khi thấy người Việt càng lúc càng dễ bị các nhãn hàng xỏ mũi, họ không biết mình thực sự muốn gì mà chỉ muốn cái mà người khác đang có – điều mà họ chưa có. Khi khắp nơi xài iPhone, nếu họ vẫn xài điện thoại nút bấm, họ sẽ cảm thấy thật mất mặt. Thế rồi khi dành dụm, vay mượn mua được chiếc điện thoại đó thì đã có những chiếc điện thoại sành điệu hơn, hiện đại hơn ra đời. Họ trôi qua cuộc sống như vậy, ăn thua đủ và bị giật dây.
Tôi nghĩ dù là ai thì bộ trang phục đẹp nhất là bộ trang phục mình thấy vừa với mình nhất, mình cảm thấy thoải mái với nó như bộ da thứ hai đó của mình. Khi đó, chính văn hóa, thẩm mỹ của người mặc sẽ được phô bày một cách hợp lý nhất. Tôi tin rằng nếu ý thức được điều đó, dù đi làm với bộ cánh nghiêm túc, chỉn chu hay đi dự dạ tiệc với bộ váy trang trọng thì người ta vẫn thể hiện được sức nặng sự hiện diện của mình. Mình mặc quần áo chứ không phải quần áo mặc mình, dù anh có khoác lên người những đồ hiệu xa xỉ thì cũng đừng quên là anh đang mặc nó, chứ nó không đang mặc anh. Sự khác biệt không nằm ở chỗ bạn ăn mặc hợp mốt, hợp trào lưu mà bởi sự cá tính, sự độc đáo của chính bạn. Và điều đó nằm nhiều ở con người bạn hơn là trên bộ trang phục bạn mặc.
Nếu không có một vốn sống, sự trải nghiệm, hiểu biết đủ sâu người ta không thể khiến cho mình đẹp hơn, dù đủ tiền để chơi đồ hiệu. Sức hút cá nhân quan trọng hơn vẻ đẹp mà quần áo mang lại, hay nói cách khác, nó khiến cho bộ trang phục trở nên có ý nghĩa hơn. Nói xa hơn, hãy nhìn những Michael Jackson, Lady Gaga… khoan nói về chuyện họ mặc đẹp hay xấu nhưng sức hút cá nhân, cái tôi của họ đủ mạnh để biến những gì họ mặc trở thành trào lưu. Tôi nghĩ, hình thức rất quan trọng, đặc biệt trong một xã hội văn minh. Hình thức không quyết định bởi độ dày của ví tiền mà ở ý thức tôn trọng người khác, nhu cầu muốn được đẹp và cao hơn là sự tận hưởng cuộc sống một cách triệt để. Đó là giá trị cộng thêm.
Tôi thích những bạn trẻ làm đồ handmade, những shop hàng thời trang tự phát trên mạng. Họ không có đủ tiền để mua hàng hiệu nhưng cũng không lựa chọn đồ rẻ tiền hàng loạt của Trung Quốc. Họ xoay sở để đẹp theo cách riêng, từ những chiếc túi da nho nhỏ làm tay được thêu hoa, những chiếc váy digan sặc sỡ hay đơn giản chỉ là một cái đánh dấu sách làm bằng gỗ có đính những cánh hoa. Tôi tin rằng, nếu bạn hiểu về cái đẹp, hướng đến nó thì cỡ nào bạn cũng làm cho mình đẹp và nổi bật mà không nhất thiết phải mua đồ hiệu hay chạy theo trào lưu.
Những thái độ sống nho nhỏ nhưng đầy tự chủ và hướng thượng như vậy tạo nên sự khác biệt. Chính sự khác biệt sẽ thúc đẩy tư duy sống, sáng tạo hay kế hoạch kinh doanh của bạn. Trong kinh doanh làm ăn, miếng bánh dễ ăn, dễ làm sẽ có nhiều người chia phần, nhiều người làm, bạn khó lòng thành công lớn. Những lãnh địa khó nuốt sẽ gây khó khăn hơn nhưng nếu thành công bạn sẽ thắng lớn. Chẳng ai đi đường dễ và trở thành vĩ nhân hay doanh nhân nổi tiếng cả.
Những người thành công có cách nghĩ, cách nhìn của riêng họ. Họ không bao giờ bị nô dịch tư duy kẻ khác, tiếp thu kiến thức một cách thụ động và ngây thơ. Trong mọi vấn đề họ luôn tìm tòi những giá trị liên quan, cách diễn giải mới theo ý mình để chắc chắn một điều: đây là nhận định của mình, đây là kiến thức mình đã chắt lọc.
Rất nhiều người tiếp thu mọi thứ một cách dễ dàng không qua bất cứ một màng lọc nào. Tôi nghĩ rằng bạn nên dựng một màng lọc cá nhân để đảm bảo rằng những điều rơi vào đầu bạn không phải là rác hoặc thứ vô bổ.
Quay trở lại ví dụ xem phim tôi nêu ở trên, khi nhận ra một lời nói cùa ai đó có tác động xấu với bạn thế nào, bạn cũng nên tập thói quen thận trọng với lời nói của mình. Lời nói là một thứ phép màu có thể thay đổi cuộc đời người khác và cũng có thể hủy hoại họ. Đó là thứ vũ khí nguy hiểm nhất trên thế giới. Người ta dùng lời để hãm hại nhau, để giáng cho nhau những lời nguyền độc địa. Người ta dễ dàng rơi vào tuyệt vọng vì một nhận xét của ai đó.
Bạn có biết rằng khi nói với một đứa trẻ hay ai đó là ngu dốt, hết thuốc chữa bạn đã cướp đi của người đó cơ hội để tốt đẹp hơn, cơ hội để hạnh phúc? Nếu như ông Thomas Edison tin vào những lời nhận xét của thầy giáo rằng mình chỉ xứng đáng đi chăn lợn vì có học nữa cũng chẳng để làm gì, liệu nhân loại có được một nhà phát minh thiên tài không. Thầy giáo của ông Edison đã giáng cho ông một lời nguyền độc địa bằng lời nói và lời nguyền đó chỉ được phá bỏ bởi mẹ ông, người đã nói với ông rằng: “Con là đứa trẻ thật đặc biệt. Mẹ tin con sẽ thành công”. Lời nói sở hữu uy lực khủng khiếp và không phải ai cũng may mắn gặp được một người tử tế để phá giải lời nguyền đó cũng bằng một lời nói mang theo phép màu chữa lành và niềm tin như Edison.
____________________
Thật ra, điều quan trọng nhất của suy nghĩ chính trị hiện nay không ngoài việc hướng đến giải đáp cho ba vấn nạn quan trọng nhất của thời đại chúng ta : nguy cơ khánh tận tài nguyên, nguy cơ chìm trong ô nhiễm, và hố sâu chênh lệch giàu nghèo (2). Nếu thật sự dân chủ nghị trường là điểm đến của mọi suy tư, thì nó có khả năng giải quyết những nguy cơ sống còn ấy hay không ? Lý thuyết dân chủ cần những thay đổi, những cập nhật nào ? Và bên ngoài chân trời ấy, có còn một bầu trời nào khác không ? http://bookhunterclub.com/nhung-nghich-ly-cua-dan-chu/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét