Chủ Nhật, 27 tháng 12, 2015

Tại sao một quốc gia không thể in thật nhiều tiền?

Trên thực tế, đã có một quốc gia làm việc này và đó là một quốc gia luôn tự cho mình là những người thông minh : nước Đức (vào thập niên 1920s). Kết quả của việc in quá nhiều tiền và đưa ra ngoài thị trường lưu thông khiến tình trạng siêu lạm phát xảy ra.
Năm 1922, đồng tiền cao nhất tại Đức có mệnh giá là 50.000 Mark. Tới năm 1923, mệnh giá cao nhất đã là 100 tỷ Mark và tháng 12 năm đó thì cần tới 42 tờ 100 tỷ Mark này mới đổi được … 1 USD.  Cũng trong năm này, mức độ lạm phát được coi đã đạt mức 3.25 triệu phần trăm/tháng (~giá cả cứ sau hai ngày lại tăng gấp đôi một lần).

Tổng giá trị TIỀN đang lưu thông tại 1 quốc gia PHẢI BẰNG tổng giá trị HÀNG HÓA/SẢN PHẪM (chế độ bản vị phi kim) hay VÀNG (chế độ bản vị vàng/kim) mà nước đó đang sở hữu.
Vấn đề ở đây là nếu Ngân hàng Trung ương cứ liên tục in tiền và đẩy chúng ra ngoài thị trường một cách không tính toán, những đồng tiền mới sẽ làm mất giá trị của những đồng tiền cũ đang lưu hành. Nói cách khác, người dân mỗi ngày chỉ sản xuất ra được 1 cái bánh nhưng lại có nhiều tiền lên, dẫn tới việc giá bánh sẽ đắt lên. Bản thân tiền chỉ là một tờ giấy có giá trị quy đổi chứ không có giá trị thật sự như vàng/bạc hay kim cương nên tình trạng mất giá rất dễ xảy ra nếu Ngân hàng Trung ương không tính toán tốt.

Quá nhiều tiền lưu thông sẽ dễ dẫn đến việc đồng tiền mất giá, kéo theo nhiều hệ quả khác chẳng hạn như sức mua tiêu dùng giảm, hàng hóa tiêu thụ kém đi...

Việc quyết định phát hành bao nhiêu tiền, ấn định lượng tiền lưu thông là hết sức quan trọng, tùy thuộc vào chính sách tài chính từng thời kỳ, cũng như hoàn cảnh cụ thể của mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ.

Nói ngắn gọn, tăng gấp đôi lượng tiền lưu thông trong khi sức mua giữ nguyên sẽ làm giảm giá trị đồng tiền xuống 1/2. Người dân sẽ mất lòng tin vào đồng tiền. Đó là lý do nhiều năm trước các quốc gia thường in một lượng tiền tương ứng với lượng vàng mà chính phủ của quốc gia đó có trong két (kim bản vị).

Ngày nay, với việc phát triển thương mại quốc tế và tài chính quốc tế, việc phát hành tiền nhiều hay ít phụ thuộc vào sức mạnh kinh tế của quốc gia và việc chính phủ của quốc gia đó điều khiển nền kinh tế như thế nào chứ không còn phụ thuộc vào lượng vàng mà quốc gia đó trữ nữa (phi kim bản vị). Ngoài chỉ số lạm phát, chúng ta cũng thường nghe nhắc tới chỉ số CPI (Consumer Price Index – chỉ số giá tiêu dùng), đại lượng được tính theo phần trăm để phản ánh mức thay đổi tương đối của giá hàng tiêu dùng theo thời gian. Sở dĩ chỉ là thay đổi tương đối vì chỉ số này chỉ dựa vào một giỏ hàng hóa đại diện cho toàn bộ hàng tiêu dùng.

Mặc dù đây là một trong những chỉ số thường được sử dụng để chỉ ra mức độ lạm phát nhưng chỉ số này lại không thực sự chính xác do sử dụng một giỏ hàng cố định để so sánh. Trong khi đó, tùy theo tình hình kinh tế thay đổi mà người dân có thể sẽ điều chỉnh và thay đổi các mặt hàng mình mua (nếu lương tăng tôi sẽ ăn thêm thịt, nếu lương giảm tôi sẽ ăn nhiều rau hoặc chuyển sang ăn đậu phụ – món mới trong giỏ hàng).

TH

http://anh135689999.violet.vn/entry/show/entry_id/10288252/cm_id/3039932

____________________________

Lạm phát nói chung có thể được hiểu là việc giá cả các hàng hóa tăng lên so với mức giá thời điểm trước (vật giá leo thang). Cần phải hiểu việc tăng giá ở đây là gia tăng chung của hầu hết các hàng hóa và dịch vụ, chứ không phải tăng giá một hàng hóa cá biệt. Khi giá trị của hàng hóa và dịch vụ tăng lên, đồng nghĩa với sức mua của đồng tiền giảm đi. Khi đó, với cùng một lượng tiền nhưng người tiêu thụ mua được ít hàng hóa hơn so với trước đó.

Bên cạnh đó việc in tiền không kiểm soát như vậy đem đến tâm lý chung cho người dân là thiếu tiền chỉ cần in thêm, chứ không cần làm việc. Không có sự kích thích về kinh tế thì nền kinh tế sẽ đi xuống rất nhanh

____________________________
-Tại sao nhà nước không in thật nhiều tiền?-
1) Bạn và 10 người nữa bị lạc trôi dạt vào một đảo hoang trên biển, trên đảo chỉ là bãi cát. Thức ăn, thứ uống không có. Lúc này bạn ước có quả dưa hấu trôi qua hay ước có cục đô la trôi qua => Nhà nước có nên in tiền trong lúc này không?
Trường hợp, trên đảo này có vùng dưa hấu đủ để 11 người này (có bạn trong đó) sống cho đến khi có cứu trợ tìm thấy. Gần đó có 3 người cũng bị kẹt trên một đảo không có gì hết ngoài cái bì tiền, và họ mang tiền sang mua dưa hấu nơi bạn, vậy bạn có bán dưa để lấy tiền không.
Như vậy, khi không có giá trị của cải được tạo ra thì đồng tiền có in ra nhiều mấy cũng không có giá trị.
2) Trong quan hệ tài chính quốc tế:
Xét 2 quốc gia Việt Nam và Mỹ, tỷ giá hiện tại 20,000 VND/$. Giả sử Việt Nam in thêm rất nhiều tiền, trong khi các yếu tố khác không đổi. Điều này làm cho hàng hóa Việt Nam trở nên rất đắt đỏ. Người dân Việt Nam có nhiều VNĐ sẽ thấy được lợi ích khi mua hàng hóa ở Mỹ do rẻ hơn tương đối (lúc trước mua 1 bánh mì=1$ và bây giờ vẫn vậy), nhưng để mua được hàng Mỹ thì họ phải đổi VND lấy $ => nhu cầu $ tăng, nghĩa là $ sẽ tăng giá. Lúc này giá quy đổi 1$> 20,000VND, có thể là 30,000VND chẳng hạn.
Nói chung là người Việt Nam không tìm thấy được lợi ích gì từ việc phát hành thêm tiền cả.
TÓM LẠI: Hãy hình dung,mỗi ngày nền kinh tế chỉ sản xuất ra được 1 cái bánh, trong khi nhà nước in ra lượng tiền quá nhiều. Điều này làm cho cái bánh trở nên đắt đỏ, nói khác hơn những đồng tiền mới sẽ làm mất giá trị những đồng tiền cũ. Bản thân tiền chỉ là một tờ giấy có giá trị quy đổi chứ không có giá trị thật sự như vàng/bạc hay kim cương nên tình trạng mất giá rất dễ xảy ra nếu Ngân hàng Trung ương không tính toán tốt. Ngắn gọn, tăng gấp đôi lượng tiền lưu thông trong khi sức mua giữ nguyên sẽ làm giảm giá trị đồng tiền xuống 1/2. Người dân sẽ mất lòng tin vào đồng tiền.
Ngày nay, với việc phát triển thương mại quốc tế và tài chính quốc tế, việc phát hành tiền nhiều hay ít phụ thuộc vào sức mạnh kinh tế của quốc gia và cách mà chính phủ của quốc gia đó điều khiển nền kinh tế

https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=558805004249276&id=441987659264345
__________________________________

Kiến thức cơ bản
https://vcbs.com.vn/vn/Utilities/Index/5
Tài chính không phải là tiền
 http://kietaichinh.blogspot.com/search/label/Tài%20chính%20không%20phải%20là%20tiền
Tiến triển thu nhập liên thế hệ
http://thangdang.org/2015/10/11/tien-trien-thu-nhap-lien-the-he/
Hệ thống lý thuyết kinh tế học
http://thangdinhdang.blogspot.com/2013/12/he-thong-ly-thuyet-kinh-te-hoc-phan.html
Cái giá của sự bất công bằng về giai cấp siêu giàu mới nổi
http://nghiencuuquocte.net/2014/11/27/cai-gia-cua-su-bat-cong-bang/
Vốn đầu tư
http://www.vondautu.com/
Tại sao chính phủ không nên in thêm tiền?
http://cafekubua.com/2015/08/22/tai-sao-chinh-phu-khong-nen-in-them-tien/
Tại sao chính phủ không đơn giản là in thêm tiền khi đất nước thiếu tiền?
http://facts.baomoi.com/2011/07/21/tại-sao-chinh-phủ-khong-dơn-giản-la-in-them-tiền-khi-dất-nước-bị-thiếu-tiền/
Nguyên tắc phát hành tiền và các kênh phát hành tiền
http://voer.edu.vn/m/nguyen-tac-phat-hanh-tien-va-cac-kenh-phat-hanh-tien/c7f4da6a
Các biện pháp điều chỉnh tỷ giá hoái đoái
http://voer.edu.vn/m/cac-bien-phap-dieu-chinh-ti-gia-hoi-doai/0f3ae405
Đa dạng hóa đồng tiền thanh toán: ''Ngoại tệ đâu chỉ USD!''
 http://www.ncseif.gov.vn/sites/en/Pages/dadanghoadongtienthanh-nd-14226.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét