Những từ ngữ như "quần chúng" , "toàn dân", "người dân", "nhân dân", v.v... thường được dùng với một ý nghĩa trừu tượng, không diễn tả được một cái gì có thật
Một anh bạn hỏi tôi về "động cơ" đấu tranh của quần chúng tại Việt Nam, nhân một bài viết của Hà Sĩ Phu mà tôi chưa được đọc.
QUẦN CHÚNG NÀO ?
Những từ ngữ như "quần chúng" , "toàn dân", "người dân", "nhân dân", v.v... thường được dùng với một ý nghĩa trừu tượng, không diễn tả được một cái gì có thật trong cuộc sống . Nói đến "quần chúng" một cách chung chung là chẳng nói đến cái gì cụ thể cả. Ở trên cõi ta bà này không có thực thể nào gọi là "quần chúng", hay "nhân dân", mà chỉ có những quần chúng, với những ưu tư, bất mãn, đòi hỏi, khác nhau mà thôi. Những khẩu hiệu, tuyên bố, tuyên ngôn... nếu nhắm vào "quần chúng" hay "toàn dân", thì trong thực chấtø chẳng nhắm vào đâu hết, và sẽ chìm vào quên lãng, hay giỏi lằm thì cũng chỉ khích động được người đã làm ra chúng. Vì thế, bất cứ hành động hay lời nói nào muốn có ảnh hưởng chính trị thực sự, đều phải hướng vào một quần chúng cụ thể, tức là phải trả lời câu hỏi : quần chúng nào ?
QUẦN CHÚNG ĐẤU TRANH
Thay vì đặt câu hỏi : đâu là động cơ đấu tranh của "quần chúng", người ta có thể đặt vấn đề cách khác : đâu là quần chúng sẵn sàng đấu tranh, trong một xã hội nhất định, ở một thời điểm nhất định ?
Nói cách khác : trong xã hội, đâu là những quần chúng bất mãn ? Quần chúng bất mãn nào có nhiều điều kiện nhất để phát động đấu tranh ? Và đâu là những điều kiện ấy ?
Tôi chỉ xin được nêu lên ở đây vài điều kiện thông thường :
- thứ nhất : cần có một bộ phận trong quần chúng ấy sẵn sàng đứng lên đấu tranh. Thật vậy, cho dù sự bất mãn có ở mức độ cao, đại đa số thành viên của một "quần chúng bất mãn" vẫn không tự họ sẵn sàng đấu tranh. Chỉ một số nhỏ người trong quần chúng ấy sẵn sàng đứng dậy, dấn thân nhập cuộc. Ta tạm gọi họ là nhóm tiên phong. Khi nhóm tiên phong đạt được mốt số thành quả nào đó, thì dần dần càng có thêm người trong quần chúng bất mãn tham gia công cuộc đấu tranh.
- thứ hai : cần có những người có khả năng làm cho nhóm tiên phong khởi phát đấu tranh. Khả năng ấy đến từ cá tính, từ địa vị, từ quá khứ v.v... của những người này. Đối phương thường cố gắng nhận diện những người này và dùng nhiều phương pháp để "hóa giải" họ. Ta gọi họ là người khởi phát.
- thứ ba : cần có một sự lãnh đạo, về nhân sự cũng như kế hoạch, đủ để cho người khởi phát, cũng như nhóm tiên phong tin tưởng rằng hành động đấu tranh của họ có nhiều hy vọng thành công, tức là bảo đảm được thế tất thắng của một công trình trong bản chất nặng tính phiêu lưu. Lãnh đạo cũng là yếu tố cần thiết để phong trào đấu tranh lan rộng ra tới những quần chúng khác, khi chứng minh được rằng việc làm của mình có lợi cho đất nước dân tộc nói chung, và mình có khả năng đưa công việc đến nơi đến chốn, để lãnh đạo quốc gia đến một tương lai tốt đẹp.
Tức là đặt vấn đề sự tiếp theo của cuộc đấu tranh, vấn đề chính quyền, vấn đề quản lý đất nước trong điều kiện mới.
____________________________
TỰ DO?
Theo Montesquieu: “Tự do là quyền được làm tất cả những điều mà pháp luật cho phép. Nếu một công dân làm điều trái luật thì anh ta không còn được tự do nữa; vì nếu để anh ta tự do làm thì mọi người đều được làm trái luật cả”.
Đây cũng là cái nền tảng tự do mà chính trị học phương Tây đề cao. Theo cách hiểu này chúng ta cần phải nhấn mạnh rất rõ ràng rằng - tự do không phải là tự do làm gì thì làm. Đó là một thứ "tự do được cho phép" - hay hiểu rõ hơn là "tự do trong một cái lồng [pháp luật]". Vấn đề còn lại là ai làm luật?
Trả lời được câu hỏi đó đúng đắn về bản chất kiểu như "ai chi phối giới lập pháp [Quốc hội] ?", chúng ta sẽ hiểu được bản chất của thế giới vận hành như thế nào.
Thế nên, hỡi ôi, những con người kêu gào cho tự do dân chủ, nên cố gắng hiểu đúng hơn bản chất của những gì họ đang kêu gào.
Theo Montesquieu: “Tự do là quyền được làm tất cả những điều mà pháp luật cho phép. Nếu một công dân làm điều trái luật thì anh ta không còn được tự do nữa; vì nếu để anh ta tự do làm thì mọi người đều được làm trái luật cả”.
Đây cũng là cái nền tảng tự do mà chính trị học phương Tây đề cao. Theo cách hiểu này chúng ta cần phải nhấn mạnh rất rõ ràng rằng - tự do không phải là tự do làm gì thì làm. Đó là một thứ "tự do được cho phép" - hay hiểu rõ hơn là "tự do trong một cái lồng [pháp luật]". Vấn đề còn lại là ai làm luật?
Trả lời được câu hỏi đó đúng đắn về bản chất kiểu như "ai chi phối giới lập pháp [Quốc hội] ?", chúng ta sẽ hiểu được bản chất của thế giới vận hành như thế nào.
Thế nên, hỡi ôi, những con người kêu gào cho tự do dân chủ, nên cố gắng hiểu đúng hơn bản chất của những gì họ đang kêu gào.
________________________________
KHÁI NIỆM 1: Hiểu như thế nào là nền kinh tế thế giới?
Theo nhiều cách, chúng ta, tất cả đều là một phần của nền kinh tế thế giới. Khi chúng ta uống cà phê được nhập khẩu vào buổi sáng, khi chúng ta sử dụng một đĩa CD được sản xuất ở nước ngoài, hay khi chúng ta đi ra nước ngoài để du lịch, chúng ta đang tham gia vào sự tăng trưởng của nền kinh tế thế giới về thương mại và tài chính quốc tế.
Và không chỉ như là một người tiêu dùng những hàng hóa và dịch vụ của nước ngoài mà chúng ta là một phần của nền kinh tế thế giới. Tiền từ các quỹ hưu trí của chúng ta hay tiền hiến tặng cho đại học có được từ các khoản đầu tư toàn cầu có thể thực sự trả cho tiền hưu trí của chúng ta hay xây dựng một khu trường học mới. Đầu tư nước ngoài vào bất động sản địa phương và các công ty địa phương cũng có có thể cung cấp các công việc cần thiết cho những người bạn và gia đình của chúng ta. Thậm chí một vận động viên địa phương ký một hợp đồng chơi cho nước ngoài cũng là một phần của nền kinh tế toàn cầu mở rộng.
Nền kinh tế thế giới bao gồm tất cả những tương tác giữa những con người, các hoạt động kinh doanh, các chính phủ vượt qua các đường biên giới quốc tế, thậm chí cả những đường biên bất hợp pháp. Nếu chúng ta mua ma túy – hay chúng ta tham gia vào cuộc chiến chống lại ma túy bằng cách trợ giúp những người nông dân Mỹ Latinh bằng việc thay các cây trồng lương thực thế cho cocain – chúng ta trở thành một phần của nền kinh tế thế giới. Chúng ta cũng sử dụng nền kinh tế thế giới để đạt được những mục tiêu chính trị cụ thể hay môi trường khi chúng ta sử dụng những biện pháp trừng phạt kinh tế để chống lại những ngược đãi về nhân quyền hay ngăn chặn việc giết bất hợp pháp của những loài vật đang bị nguy hiểm trong các quốc gia khác.
Về căn bản, bất cứ thứ gì vượt qua đường biên quốc tế - cho dù là hàng hóa, dịch vụ, hay chuyển khoản các quỹ - là một phần của nền kinh tế thế giới. Nhập khẩu lương thực, xuất khẩu ôtô, đầu tư toàn cầu, thậm chí là thương mại trong dịch vụ như phim ảnh hay du lịch, đều góp phần cho mỗi hoạt động kinh tế quốc tế của quốc gia.
(77 khái niệm cơ bản về nền kinh tế thế giới [world economy])
__________________________________
Trạng chết thì Chúa băng hà - một nền kinh tế toàn cầu hóa có sự gắn bó mật thiết với nhau, bất kể thằng nào hắt hơi sổ mũi đều ảnh hưởng ngay đến thằng khác. Do vậy, trên thế giói này, cách thức tốt nhất để có thể phát triển được là phải luôn hướng tới sự ổn định của tổng thể và bất kỳ ở đâu gặp sự cố, nơi đó cả thế giới phải chung tay vào và cùng lo lắng.
___________________________________
VỀ TRANH CHẤP CHỦ QUYỀN TẠI BIỂN ĐÔNG
Biển Đông hay còn gọi là biển Nam Trung Hoa, hiện tình các cuộc tranh chấp lãnh thổ và trên biển này xoay quanh 3 vấn đề chủ yếu: (1) các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ cạnh tranh nhau giữa các bên tuyên bố chủ quyền, (2) các tuyên bố chủ quyền trên biển cạnh tranh nhau giữa các bên tuyên bố chủ quyền, và (3) các tuyên bố chủ quyền quá mức trên biển được khẳng định bởi một số bên tuyên bố chủ quyền. Đối với các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ cạnh tranh nhau, có 6 bên tuyên bố chủ quyền đối với các cấu trúc địa hình ở biển Nam Trung Hoa: Brunei, Trung Quốc, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Việt Nam.
Có 3 tranh chấp chủ yếu về chủ quyền lãnh thổ. Thứ nhất là tranh chấp giữa Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam về chủ quyền quần đảo Hoàng Sa, quần đảo mà Trung Quốc đã chiếm đóng kể từ năm 1974. Thứ hai là tranh chấp giữa Trung Quốc, Đài Loan và Philippines về bãi cạn Scarborough. Thứ ba là tranh chấp giữa nhiều bên tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa, quần đảo gồm hơn 200 cấu trúc địa lý. Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam tuyên bố chủ quyền đối với tất cả các cấu trúc địa hình của quần đảo Trường Sa, trong khi đó Brunei, Malaysia và Philippines chỉ tuyên bố chủ quyền đối với các cấu trúc địa hình nhất định trong nhóm đảo này. Việt Nam và Malaysia vẫn chưa phân định hoàn toàn các tuyên bố chủ quyền trên biển ở biển Nam Trung Hoa.
____________________________________
SUY NGHĨ
Nhân những đề tài về tự do ngôn luận, dưới những cái lý do rất mỹ miều "văn minh", "đạo đức", "tôn trọng quyền con người", mình có vài suy nghĩ lăn tăn.
Đúng là chúng ta có quyền phê phán người khác hay một vấn đề nào đó. Hành động đó thể hiện một sự "văn minh" trong lối sống; nó là hành vi "có đạo đức" trước việc chúng ta phản biện để không tồn tại những điều "phi đạo đức"; đồng thời cũng thể hiện "quyền con người" của mình.
Tuy nhiên, trong một xã hội "văn minh", cái hình vi lôi người khác ra chửi bới, miệt thị, xúc phạm họ - dù dưới bất kỳ hình thức nào thì sao gọi là "văn minh" được nhỉ?
Tại sao ta có thể nói đến "đạo đức" khi chính cái hình thức chửi bới, miệt thị, xúc phạm người khác nó lại chính là một thứ mà có lẽ ở bất kỳ nền văn hóa nào hẳn sẽ là một thứ "không thể coi là đạo đức", còn nếu ở đâu coi điều đó là đạo đức thì có lẽ vì tri thức hạn hẹp của mình, tôi chưa biết!
Tại sao chúng ta nói đến quyền của mình một cách rất thản nhiên bằng việc "xâm phạm đến quyền của người khác"? Vậy thì đâu là những giới hạn của xã hội và "luật pháp" để làm gì? Bởi theo cái cách hiểu tự do và quyền công dân kiểu này thì "luật pháp" chính là thứ xâm phạm quyền tự do và quyền công dân nhiều nhất, cần phải đập bỏ đầu tiên.
Tôi thiết nghĩ, trước khi nói đến bất kỳ điều gì, đụng chạm đến người khác, chúng ta nên lựa chọn một cách nói làm sao cho có thể diễn ra sự đối thoại chứ không phải diễn ra sự đối đầu. Làm sao cho mục đích được thực hiện hiệu quả không phải bằng việc làm tổn thương một ai đó một cách không cần thiết. Vài suy nghĩ chủ quan cá nhân!
_____________________________________
Có nhiều bi kịch xảy ra trong một cuộc đời. Trong đó có một bi kịch ít ai để ý, đó là ta sinh ra trong một gia đình nhận nhầm giai cấp của bản thân. Thời Hiện đại có một căn bệnh về văn hóa, đó là poorphobia [tạm dịch là bệnh sợ bị coi là người thuộc tầng lớp nghèo]. Mặc cảm này rất lớn, đặc biệt lớn đối với những ai từng thuộc giai cấp công nhân sau một thế hệ vươn lên giai cấp trung lưu. Hoặc họ "tưởng" rằng mình đã thuộc thành phần trung lưu trí thức.
1. Ít ai để ý xem thứ ngôn ngữ mà ngày xưa thời mình còn nhỏ hay nghe, có những từ vốn thuộc thành phần nghèo mới hiểu. Cũng như nhiều người sau khi ra đời đi làm công, mới nghe các từ ngữ mới của giới nhà giàu dùng, mới biết. Mà ta hay lộn là "lăn lộn ra đời", "kiến thức xã hội"...
2. Sự lẫn lộn giữa căn tính "nghèo" cũng ko có gì dễ chịu lắm. Khi bạn đã bị nhận diện [identify] là nghèo. Thì trong lớp học, bạn là một thằng chó, con điếm tất yếu sẽ đi vào con đường tội phạm, hoặc bị lây các tệ nạn xã hội.
3. Về cơ bản, bọn nhà nghèo đã ko có tiền thì khó mà hiểu cảm giác bóc lột, lừa đảo về mặt tiền bạc ức chế như bọn tầng lớp trung lưu. Nơi mà chuyện bị lừa, làm việc cực với mức lương ko đủ chi trả cho lối sống trung lưu là chuyện bình thường. Người Trung Lưu mất chục chai cũng chả lên báo chí, người nghèo ít ra còn được báo chí chăm sóc để kiếm điểm tin.
______________________________________
Khi con người bắt đầu sống trong xã hội thì họ đã trở thành một con người chính trị rồi, vì mối quan hệ giữa người với người là mối quan hệ chính trị. Không phải là khi có nhà nước thì mới có chính trị. Thế nên, nhìn nhà nước như nhân tố chi phối chính trị là không chính xác. Trong lịch sử, bao vương triều sụp đổi, bao chế độ chính trị bị thay thế, đấy không phải là ý muốn của nhà nước mà là do ý muốn của nhân dân. Ngạn ngữ pháp có câu, người dân ra sao, chính quyền như vậy. Nhà nước, không phải từ trên trời rơi xuống mà thực sự hình thành từ ý nguyện của nhân dân. Khi không thực hiện được ý nguyện của nhân dân, sớm hay muộn thì nó cũng sụp đổ.
Nói người dân xa rời chính trị là không chính xác. Như đã nói, chính trị là bản chất của con người. Vấn đề cốt lõi vẫn là lợi ích. Họ có thể không quan tâm tới lợi ích mà bạn quan tâm, không có nghĩa là họ không có lợi ích để họ quan tâm. Họ không đấu tranh đòi cái mà bạn muốn, không có nghĩa là họ không đấu tranh. Tất cả mọi người đều có thái độ chính trị. Điều đấy là không thể chối cãi.
_____________________________________________
Cách mạng xã hội chỉ thành công khi nó bắt đầu từ mỗi cá nhân trong xã hội đó
Cách mạng đời sống chỉ thành công khi nó bắt đầu trong từng cách nhìn về các sự kiện
Cách mạng đời sống chỉ thành công khi nó bắt đầu trong từng cách nhìn về các sự kiện
Thay đổi kiến trúc thượng tầng chẳng có giá trị gì khi cơ sơ hạ tầng vẫn còn nguyên gốc rễ
Thay đổi đội ngũ lãnh đạo chẳng ảnh hưởng được bao nhiêu khi nhận thức công dân vẫn dậm chân tại chỗ
...
Thay đổi đội ngũ lãnh đạo chẳng ảnh hưởng được bao nhiêu khi nhận thức công dân vẫn dậm chân tại chỗ
...
Một xã hội dân chủ không phải là đa nguyên đa đảng mà là từng người dân ý thức được quyền làm chủ của mình.
Một công dân tự do không phải là thích làm gì thì làm mà là biết làm chủ ngôn ngữ, hành vi, và ý thức của mình trước vận mệnh đất nước.
Một công dân tự do không phải là thích làm gì thì làm mà là biết làm chủ ngôn ngữ, hành vi, và ý thức của mình trước vận mệnh đất nước.
Ý thức được quyền làm chủ của mình không phải là đứng trên pháp luật mà là ý thức được sự tự quyết của bản thân trước những luận điệu mỵ dân của những kẻ tự phong là người lãnh đạo.
Làm chủ ngôn ngữ, hành vi và ý thức của mình không phải là chạy theo lối sống tự do buông thả hoặc cảm xúc nhất thời mà là biết thoát khỏi những cái bóng của truyền thống, tập quán, giáo điều tôn giáo và quyền lực chính trị.
...
...
Một con người tự do thực sự là một con người không cần đến sự thừa nhận những quyền đó trong Hiến pháp hay pháp luật mà là một con người biết tạo ra những quyền đó dưới sự dẫn đường của lý trí.
Một con người trưởng thành thực sự là một con người không bị quyền lực hù dọa, không bị đám đông chi phối, không bị thói quen dẫn đường, không bị dục vọng lôi kéo, không bị sợ hãi cản trở niềm tin, không bị thành tựu quá khứ làm che mờ sự thật của thực tại.
....
....
Nhà tù, cảnh sát, quân đội, luận điệu mỵ dân, luật pháp, thói quen, dư luận, truyền thống, giáo điều tôn giáo... không bao giờ là những dây cương hoàn hảo. Chỉ có lương tâm mới thực sự là tòa án tối cao.
Lịch sử, công trạng, những thành tựu đã đạt được, những đóng góp trong quá khứ... không bao giờ được coi là những luận cứ khoa học cho việc chiếm hữu quyền lực. Chỉ có khả năng ứng biến trước những thay đổi của đời sống mới xứng đáng ngồi ở chiếc ghế tối cao.
...
...
Mỗi cá nhân, hãy tự cách mạng chính mình, đó mới là tiền đề cho cách mạng xã hội.
Mỗi con người, hãy tự giác ngộ năng lực bản thân, đó mới là tiền đề cho sự trưởng thành xã hội
Mỗi con người, hãy tự giác ngộ năng lực bản thân, đó mới là tiền đề cho sự trưởng thành xã hội
Thay vì mài gươm đao giáo mác súng ống, hãy mài sắc tư duy của mình
Thay vì đòi hỏi tự do dân chủ bên ngoài, hãy học cách sống tự do dân chủ tự bên trong
Thay vì hô hào đa nguyên đa đảng, hãy học cách chấp nhận sự khác biệt giữa người với người
Thay vì đòi hỏi tự do dân chủ bên ngoài, hãy học cách sống tự do dân chủ tự bên trong
Thay vì hô hào đa nguyên đa đảng, hãy học cách chấp nhận sự khác biệt giữa người với người
Điều gì đến sẽ đến, như nước đến 100 độ thì tự khắc sẽ sôi
Đừng cứ nhao nhao theo những kích động nhất thời khi mỗi chúng ta chẳng chịu dưỡng nuôi ngọn lửa từng ngày trong tim.
Đừng cứ nhao nhao theo những kích động nhất thời khi mỗi chúng ta chẳng chịu dưỡng nuôi ngọn lửa từng ngày trong tim.
_________________-______________________
Chẳng biết dựa vào phương pháp khoa học nào, hay phương diện xã hội, kinh tế, văn hóa hay là gì mà đánh giá xã hội nào văn minh hơn xã hội nào? Nghe trừu tượng mà chả hình dung ra được cái gì.
Mà giờ mới hiểu được cái tư duy bọn đi rao giảng dân chủ, nhân quyền. Thực ra cũng chỉ là tư duy tiểu nông nhưng muốn hóa rồng, phượng thì làm sao không chuốc lấy thất bại được. Không thích đọc sách, thích lên facebook add nhiều friends bàn chính trị chém gió , cách mạng với họ là cảm hứng nhất thời chứ không phải là sự chuẩn bị cặn kẽ có cương lĩnh. Tư duy bọn này bị lên đồng cả lũ nên chả làm nên cơm chào, trò trống gì sất. Để ý thì cũng chẳng có bài viết nào phân tích chính trị hay cả, ngoài là đi rao giảng dân chủ, nhân quyền bằng một mớ lý thuyết suông thế thì làm sao mà làm được gì đây, chỉ khoe khoang ở bên Mỹ có dân chủ nhân quyền ra thì chả có tư duy chính trị cách mạng gì cả.
_________________________________
Truyền thống toàn dân đánh giặc có từ thời nhà Trần, toàn dân vi binh, toàn tài vi dụng, toàn địa vi phòng, toàn cuốc vi chính là cái tư tưởng chiến tranh nhân dân xuyên suốt, đầu tiên của đất nước ta. Mỗi người dân là một chiến sĩ. Mỗi ngôi nhà là một pháo đài. Mỗi mảnh ruộng, cánh rừng là một chiến trường. Mỗi chiến thắng là một vết son chói lọi viết tiếp trang sử hào hùng của dân tộc 4000 năm kiêu hãnh dáng rồng đất. Bọn phản động đừng có mơ
Truyền thống toàn dân đánh giặc có từ thời nhà Trần, toàn dân vi binh, toàn tài vi dụng, toàn địa vi phòng, toàn cuốc vi chính là cái tư tưởng chiến tranh nhân dân xuyên suốt, đầu tiên của đất nước ta. Mỗi người dân là một chiến sĩ. Mỗi ngôi nhà là một pháo đài. Mỗi mảnh ruộng, cánh rừng là một chiến trường. Mỗi chiến thắng là một vết son chói lọi viết tiếp trang sử hào hùng của dân tộc 4000 năm kiêu hãnh dáng rồng đất. Bọn phản động đừng có mơ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét