Chủ Nhật, 6 tháng 12, 2015

SỰ CẦN THIẾT CỦA GIÁO DỤC NHÂN BẢN

I. GIÁO DỤC NHÂN BẢN:

1. Dẫn chứng:

Nếu một người muốn làm võ sĩ, anh ta phải đi học nghề võ. Ở trong trường dạy võ đó, anh ta học các thế đánh, các thế đỡ, các thế tránh đòn… Nhưng ở đó, anh ta còn phải học một tư thế hết sức quan trọng, trở thành căn bản của con nhà võ, đó là gì, bạn có biết không? Là đạo đức võ sinh!

Vì sao tôi lại gọi đạo đức võ sinh là một tư thế? Là bởi vì đạo đức mới là điều kiện trước hết cho một người trở thành võ sinh hay võ sĩ, chứ không phải các thế đánh, thế đỡ của anh ta. Nếu có đánh hay, đỡ giỏi, hoặc cho dù là nổi tiếng khắp thế giới đi nữa, mà ngoạm vào lỗ tai người ta một cái, lập tức cả thế giới lên án (chắc bạn hiểu tôi muốn nói tới ai rồi. Đó là một võ sĩ giỏi, lừng danh, là thần tượng của rất nhiều người, nhưng trong một trận đấu huyền anh nào đó, nhằm bảo vệ uy danh của mình, bảo vệ chức vô địch của mình, anh ta đã vô liêm sĩ cho đến mức cắn đứt lỗ tai của đối phương. Anh ta thậm chí chẳng nghĩ ra nỗi một điều rất đương nhiên là, nhằm bảo vệ uy danh của mình bằng một trò bẩn thiểu, anh ta đã tự vuột mất uy danh của chính mình. Anh ta đã tự đạp đổ thần tượng của mình nơi lòng nhiều người).

Làm võ sĩ theo cách nghĩ của rất nhiều người, chỉ là để đánh nhau mà còn phải có đạo đức, huống chi làm một con người, nhất là làm người đang ấp ủ lý tưởng linh mục trong tim mình như trường hợp của các bạn đây.

2. Vậy giáo dục nhân bản là gì?

Giáo dục thì ai cũng hiểu rồi, nhưng mà nhân bản thì sao? Có thể đã hiểu, nhưng điều cần phải nói ở đây là hiểu như thế nào?

Tôi thiển nghĩ:

Nhân bản là cái gốc của con người.

Nhân bản là thái độ sống, thái độ nhìn đời, thái độ cư xử của một người.

Nếu nhân bản là cái gốc của con người, thì giáo dục nhân bản là giáo dục để một người hiểu biết bản tính của mình là người, chứ không phải cây tre, cái ghế…

Nếu nhân bản là thái độ sống, thái độ nhìn đời, thái độ cư xử của một người, thì giáo dục nhân bản là giáo dục một bản tính người có thái độ sống, thái độ nhìn đời, thái độ cư xử “hợp qui tắc” như mọi người thừa nhận.

Giáo dục nhân bản còn là giáo dục một người từ lúc chưa ý thức mình là người, trở thành một bản tính người có nhân cách.

Một em bé mới sinh ra, nó chưa biết mình là người. Nhưng nó lớn trong một nhân cách gia đình: cha mẹ tốt, anh chị em tốt, ông bà tốt thì đứa bé sẽ dễ thừa hưởng những cái tốt.

Em bé cũng lớn lên trong một nhân cách xã hội: bạn bè, lối xóm, môi trường xung quanh… tốt hay xấu đều ảnh hưởng trên đứa bé.

Và trên hết, đó là một nhân cách giáo dục. Bởi đó không lạ gì, khi đứa bé đến trường học, điều đầu tiên, khi đón nhận đứa bé, người ta phải ý thức ngay rằng, nguyên tắc giáo dục phải là “Tiên học lễ, hậu học văn”. Những lời nói, những hành động của cha mẹ, thầy cô, những tư tưởng trong sách vỡ…, làm cho đứa bé tiếp thu, hiểu và đọng lại trong suy nghĩ, trong tiềm thức, đều chạm tới nhân cách của em bé đó.

Một nhân cách sinh ra từ thuở thiếu thời như thế, sẽ bám lấy một con người cho đến khi con người đó trưởng thành, rồi thành người lớn và theo mãi suốt cả cuộc đời của họ.

Đó là những gì cần để làm sáng tỏ hai chữ GIÁO DỤC NHÂN BẢN. Nhưng điều quan trọng mà chúng mình nhắm tới không phải chỉ là nhân bản mà là nhân bản Kitô giáo.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét