Thứ Sáu, 25 tháng 12, 2015

Triết học

Benjamin Farrington [1891–1974] là sử gia khoa học, nhà nghiên cứu Kinh điển Hy Lạp cổ đại lừng danh, và cũng là người Irish [người Ireland] ủng hộ chủ nghĩa Marx suốt đời. 
+ Science in Antiquity [Khoa Học Thời Cổ Đại]
+ Science and Politics in the Ancient World [Khoa Học và Chính Trị trong Thế Giới Cổ Đại]
Điểm yếu chung của người Việt Nam, đối với lịch sử Hy Lạp, đó là không ai nắm rõ trừ những nhân vật chính yếu ra còn có những con người gây tác động nhưng ít được lịch sử chính thống nhắc đến. Farrington trình bày khoa học Hy Lạp, tại sao, thông qua cái gì và như thế nào mà nó đã trỗi dậy, tiến lên đỉnh cao vượt mặt cả các nền văn minh Ai Cập, Ba Tư, Babylon,... và để rồi thoái tàn biến mất hẳn trong lịch sử. Bản thân chất liệu làm nên chủ đề "khoa học" rất phức hợp. Farrington cung cấp không phải toàn diện, mà ông chú trọng vào các ý tưởng rõ ràng và hấp dẫn về lịch sử cũng như bản chất của cái gọi là nền "khoa học Hy Lạp". Farrington được Carl Sagan nhắc đến nhiều trong quyển "Cosmos" của ông ta, nhưng lờ đi việc Farrington rút ra những luận cứ từ chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Lý thuyết về nguồn gốc của khoa học Hy Lạp bị bao phủ bởi tấm màn sương toàn truyền thuyết và huyền thoại. Theo ý kiến trẻ trâu, thì người ta cho rằng có cái thứ thần kỳ nào đó, các cá nhân kiệt xuất nào đó, hay bản thân nền dân chủ,... đã tạo ra phép màu Hy Lạp.
Ý kiến khá hơn thì cho rằng, do sự thay đổi chính trị gây ra xáo trộn dẫn đến con người ta phải đánh giá lại một cách có phê phán từ các ý tưởng chính trị, cho đến toàn bộ thế giới tự nhiên.
Farrington theo với quan niệm Marxist của ông ta thì cho rằng Nền khoa học Hy Lạp thời xa xưa trỗi dậy từ một giai cấp thành công trong xã hội cổ đại lúc bấy giờ, cụ thể là những người đi biển và các thương gia. Những con người thuộc giai cấp đó bản thân họ tìm được sự tự do thoát ly khỏi những ràng buộc về mặt chính trị và những câu chuyện thần thoại chuyên lừa gạt người sống trên đất liền và không dám ra khỏi lãnh thổ của xứ sở mình. Bản thân những người thuộc tầng lớp đó không hề phục vụ cho nhà nước chính trị ở bất cứ xứ sở nào một cách chính thức. Tầng lớp đó có sự khôn khéo về thực tiễn và nhạy bén trong kinh doanh, khiến cho họ thành công bởi cách tiếp cận thế giới một cách thực tế. Và cũng từ giai cấp này mà nhiều phát minh khác nhau ra đời, trước hết phục vụ cho phương tiện trao đổi và sau đó là ngôn ngữ, và cả thế giới tự nhiên nói chung. Nghiên cứu thế giới tự nhiên bắt đầu với mục đích phục vụ cho việc gia tăng kinh doanh.
Từ lâu, đã tồn tại một sự ngờ vực khác nhau đối với thần thoại chính thống. Con người được xem với tư cách là một phần của thế giới tự nhiên, đã bắt đầu chuyển thành con người trỗi dậy thống trị thế giới tự nhiên. "Con người trở nên thông minh thông qua đôi bàn tay của hắn" chứ không phải "con người có đôi bàn tay bởi vì do hắn thông minh" - đó là một lòng tin sau này của Plato. Hy Lạp rất to lớn, nhưng trung tâm của "khoa học" thực ra đặt tại một xứ sở mà ngày nay đã thành truyền thuyết. Đó là xứ sở Ionia, những người thuộc xứ sở Ionia có các đặc điểm sau:
1. Khôn khéo
2. Làm ăn phát đạt
3. Là những người mang tư tưởng tự do
4. Họ tránh tham gia các cuộc chiến tranh và xung đột chính trị không ngớt lan khắp những xứ sở thành quốc Hy Lạp lúc đó.
5. Họ bất mãn với cách hiểu của phe tôn giáo và phe chính trị trong việc mô tả thế giới tự nhiên.
6. Người xứ Ionia đều xuất thân là con cái của nông dân, thủy thủ, và dân buôn bán tứ xứ. Họ luôn luôn tiếp xúc với môi trường sống của họ, và do vậy có thể hiểu các "kỹ thuật" để tận dụng tối đa những kỹ năng của họ vận dụng vào môi trường sinh sống, khiến họ trở nên thành công. "Kỹ thuật" được họ học hỏi thông qua các phi vụ buôn bán khắp nơi trên thế giới, và được áp dụng vào việc tìm hiểu thế giới tự nhiên.
Theo cách hiểu dễ dàng thì những người xứ Ionia thoát ly khỏi chính trị, thần thoại, và tôn giáo.
Farrington truy tìm các nguồn gốc của nền khoa học Hy Lạp thông qua những sự phát triển trong Thiên Văn, Toán Học, Sinh Vật học, khoa học chính trị, y học, địa lý,.... Tác phẩm chính của ông gồm 5 cuốn [hiện đang ráng mua hết] toàn diện hơn nhiều công trình cùng thời ông, tuy nhiên ông bị phê phán vì theo chủ nghĩa cộng sản.
Theo Farrington phân tích thì sự suy tàn của khoa học Hy Lạp nằm ở chỗ chế độ nô lệ lúc đó đang được thực hiện rộng rãi. Sự phát triển và chính thức hóa chế độ nô lệ khắp Hy Lạp [trước chỉ vài thành quốc là sử dụng chế độ nô lệ] đã làm suy yếu sự tiến bộ và bảo tồn nền khoa học trong thế giới cổ đại. "Người ta đặt ra câu hỏi về sự vĩnh cửu và vẻ đẹp của các vì sao trên trời, nhưng sự công bằng dưới chế độ nô lệ thì không bao giờ...bị chất vấn". Theo cái nhìn của Farrington thì chế độ nô lệ là cú đánh chí tử vào sự tiếp diễn của nền khoa học cổ đại, nền khoa học ban đầu là sự áp dụng các kỹ thuật chuyên sâu vào trong lao động và thực tiễn cuộc sống, thì những kỹ thuật đó lại bị tập trung vào giai cấp nô lệ vốn không góp phần vào sự tiếp cận về mặt lý thuyết trước kia chỉ thuộc về giai cấp thị dân hoặc giai cấp thống trị. Thêm nữa, sự phân biệt chính trị ngày càng cao giữa sự sử dụng tư tưởng và sự sử dụng đôi tay đã làm cho khoa học bị tai biến mạnh mẽ. Mất đi sự thống nhất giữa đầu và tay dẫn đến chia rẽ giai cấp mạnh mẽ. Lợi ích từ giới chủ nô, không như lợi ích của các thủy thủ và thương gia trước kia. Giới chủ nô [sau khi lên địa vị thống trị] chỉ mong tập trung và tìm kiếm thêm càng nhiều nô lệ càng tốt, gây ra sự bần cùng hóa và chiến tranh khắp Hy Lạp. Địa vị và thân phận bắt đầu được duy trì thông qua chế độ quan liêu, dẫn đến nền dân chủ Hy Lạp chết giấc.
Farrington giải thích tốt hơn là tôi, về sự suy tàn của khoa học trong thế giới cổ xưa. Còn các nhân tố khác có liên quan,.. ví dụ như sự trỗi dậy của Kito giáo trong giai cấp nô lệ, kéo theo chủ nghĩa cộng sản Kito giáo nguyên thủy, cuộc chinh phạt của Alexander Đại Đế, Sự suy tàn của Athens,... Và sự kiện quan trọng đó là Kito giáo đã ăn cướp các ý tưởng chính trị, triết học, khoa học, tôn giáo,... từ thế giới Hy Lạp La Mã như thế nào? Và vì sao sau này Kito giáo lại trở nên Phản Khoa Học.
Plato không phải là người chiến binh của khoa học hay của nhân dân nghèo. Nhưng những đóng góp của ông ta về mặt chính trị và văn hóa cho thế giới Tây phương là rất lớn. Đặc biệt, những người học trò của ông ta về sau, phái huyền học Plato mới [Neoplatonists] có sự ảnh hưởng và cầm đầu nhiều cuộc nổi dậy, ám sát, đảo chính và khởi nghĩa...
Kito giáo xuất thân từ giai cấp nô lệ đã "mượn" hoặc "ăn cắp" từ thế giới Hy Lạp về chính trị, nhưng Kito giáo lại nói KHÔNG đối với di sản khoa học Hy Lạp. Và cuối cùng phai tàn thành những vì sao trên trời.
_______________________________

Đối tượng của Triết Học :
Theo Quine (triết học phân tích, mất năm 2000), thì Triết Học không có đối tượng hay phương pháp đặc thù, không có quan điểm gọi là ưu việt, không có khả năng khẳng định một nền tảng nào cho việc đem lại giải đáp cho các vấn đề lý thuyết năm ngoài phạm vi nghiên cứu của khoa học ...
Trên trang của CLB Triết, nhiều bạn thỏa thuận rằng đối tượng của triết học phải là con người. Rất "politically correct", nhưng con người có thể khảo sát chính mình như một sự vật trong thiên nhiên hay không ? Giả sử là được, thì chúng ta đều biết trong thiên nhiên không có sự vật nào có thể được khảo sát một cách độc lập. Tức là khảo sát con người cũng phải là khảo sát toàn bộ thiên nhiên, từ động vật, thực vật, vi trùng, hóa chất, vật chất v.v... Rốt cuộc, không có đối tượng đặc thù, và giữa những hiểu biết ấy, công việc của triết học là nối kết những điều rời rạc, làm rõ những thứ còn mơ hồ, hay mặc định, đơn giản hóa những gì phức tạp ...
Mặt khác khảo sát con người trong không gian thì là Nhân Chủng Học, trong thời gian thì là Sử Học, trong tương quan giữa họ với nhau là Xã Hội Học, rồi kinh tế, chính trị học, tâm lý học, cơ thể học, môi trường học, sinh học, hóa học, vật lý, vũ trụ học ... không có quan điểm nào là ưu việt. Triết học đối thoại với tất cả các góc nhìn ấy, tìm một sự hiểu biết luôn phải cập nhật.
Rồi, nhu cầu đối thoại và cập nhật thường xuyên ấy (cũng như tính tương đối của bản thể học và cả luận lý học, theo Quine) khiến triết học không thể nào khẳng định được một "chân lý" cách biệt với hiểu biết khoa học.
Ở đây, không có "khoa học của khoa học", tức siêu hình học cổ điển, hay nền móng tiên quyết trên đó người ta xây dựng những hiểu biết đặc thù của khoa học. Con người buộc phải lấy những hiểu biết của khoa học để hình thành khoa học của hiểu biết.
Trong nội bộ của trường phái Triết học phân tích, có nhiều người chống lại Quine, như Strawson (mất năm 2006), với quan niệm những "tiền đề" của hiểu biết, gần với Kant. Sẽ bàn sau 
_______________________________
Trong Phật Giáo, tu hành, giữ giới, ngồi xếp bằng thở phì phò v.v... như những bắt buộc (nếu làm vì thích thì khác) chỉ biện minh được bằng niềm tin có đời sống sau khi chết, thậm chí nhiều kiếp sống, đồng thời với ước vọng chấm dứt chúng ( --> Niết Bàn "tịch diệt" = tắt hẳn). 
Nếu không tin những thứ ấy, hay nếu theo thuyết tính không - vô thường - vô ngã của nhà Phật, thì cái luân hồi ấy chỉ là ảo tưởng (chẳng có "ngã" đâu để tái sinh, chẳng có gì thường còn để luân hồi, mọi sự đều không có tự tính).
Tức là chúng ta chẳng cần làm gì cả, tự nhiên cũng sẽ đạt đến cái "chết thật" mà mấy ông tu hành, giữ giới, ngồi thở phì phò năm này qua năm khác vất vả chạy theo.
Nói triết lý tí, thì thế này : đã biết cuộc sống là vô vọng, thì cứ để vô vọng hóa giải sự vô vọng ấy, trong khi chúng ta ta tiếp tục ... vui sống !
Vấn đề là sự hiểu biết, tức khoa học, là cái đang hình thành trước mắt chúng ta, là những phát hiện được báo cáo hàng tuần, hàng tháng, và nhất là những câu hỏi hiện được đặt ra mà chưa có trả lời ...
Những gì được nói từ 2500 năm hay vài trăm, vài chục năm trước, dưới dạng những "câu trả lời", là lịch sử của hiểu biết. Một người nắm vững toàn bộ tác phẩm của Hippocrate, không thể hành nghề Y Khoa trong thế kỷ 21, 20 và cả trước đó
Nhiều người cho rằng sự hiểu biết đã trọn vẹn ở thời xưa, ngày nay, người ta bỏ ra 3% GDP cho nghiên cứu chỉ để tìm lại hiểu biết ấy ...
_______________________________


Những người vận hành hệ thống cho rằng đám đông thích được giải phóng khỏi việc làm bằng các dây chuyền sản xuất tận dụng tối đa lợi thế quy mô, và yêu cầu tối thiểu về nhân lực. Những người được "vinh dự" nằm trong số ít ỏi nhân lực có việc làm trong các dây chuyền đó được vinh danh là người có "năng suất lao động cao" và được hưởng mức thu nhập vượt trội so với đám đông. Đám đông thì phải chấp nhận hưởng trợ cấp xã hội và trở thành người thừa của hệ thống, hay nói cách khác, là gánh nặng của hệ thống, được nuôi sống bởi tiền thuế đóng góp của thiểu số "năng suất lao động cao". Giải pháp của Keynes là đánh thuế mạnh thiểu số "năng suất lao động cao" để trả lương tạo việc làm cho đám đông, kể cả những việc đi đào hố rồi lấp hố lại, để từng người trong đám đông đó cảm thấy mình có ích, rằng thì là mình vẫn tham gia vào công cuộc xây dựng nền văn minh của nhân loại. Sau một thời gian, một số người trong đám đông chợt nhận ra là mình bị lừa, rằng mình đang "sống mòn" với thức ăn nhanh chế biến từ đồ đông lạnh, và khát khao được làm một cái gì đó có ý nghĩa. Bởi vì toàn bộ hệ thống hàn lâm đều đã được kiểm soát chặt chẽ, nên chẳng có nhà tư tưởng nào giải thoát cho những chú "Pinocchio hóa lừa" đó, và thế là các chú ấy bung túa tán loạn ra thành các xu hướng vô chính phủ (như phong trào Anonymous, Wikileaks) hoặc các xu hướng tôn giáo cực đoan (như Nhà nước Hồi giáo).

Phương Tây rất vô nhân đạo khi vịn vào Darwin để cho rằng cần phải có một cái đầm lầy lắng tụ "những kẻ bị xã hội đào thải" như là "giai cấp vô sản" hay "game thủ", "con bạc", "con nghiện". Phương Tây còn vô nhân đạo hơn khi vịn vào Freud để mô tả những chú "Pinocchio hóa lừa" đó là những kẻ biến thái bị khuyết tật về nhân cách, cần phải bị tiêu diệt. Quan niệm như thế, trước sau gì người phương Tây cũng bị chủ nghĩa khủng bố cắt đứt lần lượt từng sợi dây kết nối với đồng loại, để dần trở nên nghi kỵ lẫn nhau, nhanh chóng rơi vào hoảng loạn với các biến cố nhỏ nhặt.
Tuyệt đối hóa chủ nghĩa cá nhân là một sai lầm có thể loại bỏ! Một hệ thống nổi bọt hiệu quả, chia sẻ cơ hội và kết nối lợi ích cần được xem xét một cách nghiêm túc.

__________________________________

Trích đoạn từ Rowe, D. (1983) Chứng Trầm Cảm: Con Đường Thoát Khỏi Nhà Tù của mình. London: Routledge and Kegan Paul, tr.52-3.
…Từng có một thời khi bạn nghĩ rằng nếu bạn quay lưng lại với quá khứ và chạy nhanh nhất có thể tương lai sẽ rộng mở, huy hoàng với đầy hứa hẹn. Tuy nhiên, một khi ngồi trong xà lim của sự trầm cảm bạn biết rằng chạy trên một guồng quay sẽ chẳng đi đến đâu, không có chỗ nào để bạn đi đến, và tất cả những gì bạn còn lại là một quá khứ tràn đầy sợ hãi, tức giận, ghen tị, hối tiếc, đau thương và mất mát.
Nhà tâm thần học nổi tiếng người Pháp, Henri Ey, đã xem xét đặc tính quan trọng nhất của chứng trầm cảm đó là cách thức qua đó sự tri giác thời gian của con người ta bị thay đổi, không chỉ đơn thuần sự chậm lại của thời gian giống như hai mươi bốn giờ trôi qua giống như một tuần lễ, mà còn tầm quan trọng tương đối giữa quá khứ và tương lai, giống như có quá khứ nhưng không có tương lai để thu hút sự chú ý của người bị trầm cảm. Đây không phải là kiểu quan tâm đến quá khứ như nhiều người có khi họ già đi, khi họ bỏ ra nhiều thời gian suy tư về các sự cố trong quá khứ và kể lại những câu chuyện của họ cho mỗi người nghe có mặt tự nguyện hay không tự nguyện. Thường thường câu chuyện được kể theo khung sườn ‘trước kia mọi thứ tốt hơn bây giờ’, kể cả khi các sự cố được hồi tưởng có liên quan đến sự đau khổ hay gian khó, vì cái người mà ở trong sự hồi tưởng đó cho thấy mình đã không thành công hay thất bại ra sao nhưng anh ta đã làm chủ cuộc đời và hưởng thụ nó, và, vì thế giới hiện nay thua thế giới của anh ta thuở thiếu thời, chẳng còn gì nữa để mong tìm bằng cách cứ sống tiếp. Theo một cách thức như vậy những người già đã trở nên dung hợp cuộc đời họ và như thế dung hợp với cái chết của họ. Họ hồi tưởng quá khứ của mình để định nghĩa lại nó là tốt.
Nhưng cuộc sống của người bị trầm cảm trong quá khứ rất khác biệt. Khi bạn hồi tưởng một thứ gì đó vốn tốt và hạnh phúc, bạn không làm điều này không phải với sự khoái lạc mà với sự hối tiếc đau đớn. Một số thứ, hay một ai đó, đã mất đi mãi mãi, không bao giờ quay trở lại. Khi bạn thấy sự mất mát này đang xảy ra không phải bởi ngẫu nhiên mà bởi sự bất cẩn hoặc sự độc ác, các ký ức của bạn ngập tràn sự chua chat, tức giận và oán hận. Bạn đã chịu đau khổ nhiều mất mát, cự tuyệt, sự đổi thay không dứt, một số sẽ được phạm trù hóa bởi các nhà xã hội học xem như là ‘những biến cố cuộc đời’ làm con người ta bị trầm cảm, như nghiên cứu cho thấy, những biến cố đó được gom lại nhiều hơn so với ai không bị trầm cảm (bạn luôn luôn biết rằng mình không được may mắn!) và một số biến cố đôi khi chỉ là những sự phản bội, lừa dối, bất tín, phản trắc, tàn bạo, không thành thật, cáo buộc, đe dọa, xem thường, từ chối, phê phán, sỉ nhục, đê tiện, ghen tị, thù oán, vong ơn, hèn hạ, ác cảm và tẩy chay nho nhỏ luôn xảy ra ở mỗi cộng đồng mà thôi nếu như cộng đồng đó không được dẫn dắt bởi sự thương yêu và lòng vị tha.

______________________________


Đọc thấy cụ Hiến Lê viết rất khéo:


"“Thật lạ lùng! Người đề cao Khổng tử nhất ở nước ta từ trước tới nay lại là một tín đồ Công giáo, giáo sư Kim Định, ông đã viết khoảng chục cuốn về đạo Khổng đưa ra nhiều ý táo bạo, mà ông chưa kịp sắp đặt lại thành hệ thống. Ông muốn cải tạo xã hội, cải tạo cả thế giới nữa, cho rằng nếu canh tân đạo Khổng thì những tư tưởng tự do và bình sản của Khổng có thể cứu nhân loại khỏi nhiều thảm họa. Theo ông, hiểu Khổng là vượt Khổng cho nên tránh các vấn đề siêu hình mà ông lại có lúc dùng nhãn quan siêu hình để nghiên cứu Khổng.”

_________________________------


KHÁI NIỆM KHOA HỌC
Khoa học là quá trình nghiên cứu (NC) nhằm tìm ra những kiến thức (hiểu biết) mới, học thuyết mới, ....... về tự nhiên và xã hội.
Khoa học bao gồm một hệ thống tri thức về quy luật của vật chất và sự vận động của vật chất, những quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy. Hệ thống tri thức bao gồm:

Tri thức kinh nghiệm: Là những hiểu biết được tích lũy qua hoạt động đời sống hàng ngày trong mối quan hệ giữa con người với con người và con người với tự nhiên.
Tri thức tư duy: Là sự hiểu biết được tích lũy một cách có hệ thống, nhờ hoạt động nghiên cứu khoa học, các hoạt động này có mục tiêu xác định và sử dụng phương pháp khoa học.
_____


Khoa học là gì ? Nghiên cứu khoa học để làm gì ?
Do thời gian qua có rất nhiều bạn đang làm luận văn thạc sĩ, tiến sĩ gọi điện hỏi tôi về một số vấn đề nghiên cứu được đề cập trên diễn đàn, tôi thấy rằng nhiều vấn đề trên Giaxaydung.vn mang tính khoa học cao nên mới mở chủ đề này.

1. Khoa học là: quan sát, tìm tòi, khám phá, chứng minh, thử nghiệm... để làm phong phú hơn nhận thức của loài người.
Sở dĩ tôi đưa ra cái chủ đề chán ngắt này, bởi tôi thấy thời gian qua mình và nhiều đồng nghiệp đã liên tục nghiên cứu, khám phá, tìm tòi, thử nghiệm CNTT, mạng Internet, diễn đàn VBB và các phương pháp tiếp cận kiến thức về đầu tư xây dựng. Tôi thấy rằng nhờ việc nghiên cứu khoa học và ứng dụng ngay vào công việc mà chúng tôi đang tiến rất nhanh, điều này hiển nhiên rồi vì nước Mỹ chú trọng vào phát triển khoa học, phát minh, sáng chế nên mới giàu có, phát triển. Giá xây dựng rất chú trọng vào việc nghiên cứu ứng dụng các thành tựu mới (bạn cứ để ý mà xem) có riêng một phòng R&D.

2. Nghiên cứu khoa học để: tìm tòi, khám phá ra cái mới hoặc giải quyết mâu thuẫn giữa điều muốn biết và chưa biết.
Để đi từ chưa biết đến biết người ta có 2 con đường:
- Học: Ta chưa biết, người khác biết, ta học từ họ
- Nghiên cứu: Chưa ai biết, hoặc người ta biết mà người ta dấu, ta nghiên cứu để tìm ra

Nghe chung chung quá, nhưng từ khi nghiên cứu để tìm ra những cái mới, cái hay để phổ biến phục vụ đồng nghiệp, xã hội thì tôi lại thấy thu nhập của mình tiến bộ hơn hẳn.
_________________________________
Phê phán lý tính thuần túy: Logic học siêu nghiệm
Khuôn khổ và tự do, thơ và triết học
Ranh giới cho những khả thể của con người
__________________________________

Tinh thần cách mạng của triết học Mác-Lênin được Các Mác phát biểu rằng: Các nhà triết học đã chỉ giải thích thế giới bằng nhiều cách khác nhau, vấn đề là cải tạo thế giới.
__________________________________

Nhân chuyện tranh luận với mấy nhà triết học về quan hệ giữa triết học và khoa học, và nhân đọc được câu này của TS Bùi Văn Nam Sơn: nếu mượn cách nói của Kant: triết học mà không có khoa học thì trống rỗng; khoa học mà không có triết học thì mù quáng. Mình xin kể lại lời dặn của thầy mình khi dạy mình nghiên cứu khoa học.

Thầy nói: Khi bắt tay vào 1 nghiên cứu, hãy quên tất cả những điều mình đã biết đi, hãy xem như mình chưa biết bất cứ điều gì. Vì có như thế chúng ta mới có thể tiếp cận gần nhất với sự thật mà không bị chi phối bởi các định kiến của mình. Tất cả những điều mình biết, chắc gì đã đúng. Vì vậy, không cần phải mang theo nó, áp đặt nó lên cái mà chúng ta đang tìm kiếm. Đừng tự chọc mắt mình mù để rồi làm thầy bói xem voi.

Với mình, triết học là nhân sinh quan và vũ trụ quan được tạo ra trên nền tảng hiểu biết về khoa học. Và đấy cũng là cách mình đến với triết. Ngày xưa mình không đọc 1 chữ nào về triết hết, mình đọc về thiên văn, sinh học, lịch sử, vật lý. Nói chung là những thông tin lý thú liên quan đến tự nhiên và con người. Sau đó mình bước chân vào trường kinh tế, từ đó mới đụng đến cuốn triết Marx Lenin. Nhưng giáo trình, nó mâu thuẫn với lý thuyết kinh tế mà mình học nhiều quá, thành ra cũng chỉ học cho qua môn. Để biết thêm về con người, mình có đọc thêm tâm lý học, rồi từ đó mới biết thêm về khoa học gọi là khoa học về thần kinh. Dần dần mình thấy rằng triết học giờ đây đã mất đi vai trò vốn có của nó, chả khác gì tôn giáo tàn lụi dần trước ánh sáng của khoa học. Khoa học đã làm 1 cuộc cách mạng thực sự.

Với 1 quá trình như thế, và thêm những năm trải nghiệm từ công việc thực tế, mình nhận thấy rằng: Khoa học được dẫn lối bởi triết học là một thứ khoa học nô lệ. Nó chả khác gì việc các thầy tu thời trung cổ làm mọi cách để chứng minh Kinh Thánh là đúng đắn. Khoa học không cần một ông lão chất chứa đầy kiến thức. Khoa học cần những đôi mắt trong sáng của trẻ thơ.

_______________________________


Sự đối lập giữa phương pháp siêu hình và phương pháp biện chứng

Siêu hình :

- Chỉ nhìn thấy những sự vật riêng biệt, mà không thấy mối liên hệ qua lại giữa chúng.

- Chỉ nhìn thấy trạng thái tĩnh, mà không thấy trạng thái động của sự vật

- Chỉ thấy cây, mà không thấy rừng


Biện chứng thì :

- không những thấy những sự vật riêng biệt mà còn thấy mối liên hệ qua lại giữa chúng.
- Không những thấy trạng thái tĩnh mà còn thấy trạng thái động của sự vật
- Không những thấy cây mà còn thấy rừng
_________________________________
Nhà triết học Aristote viết: "Người là một động vật chính trị". Sở dĩ người là một động vật chính trị là vì người biết quây quần kết tụ thành từng tập đoàn, các tập đoàn lại kết tụ lại thành xã hội và cứ phát triển rộng lớn không ngừng.
Xã hội càng rộng lớn thì tính cách kết tụ càng phức tạp, trong đó những tập đoàn kết tụ qua kinh tế, qua học thuật, qua tôn giáo v.v...
Các tập đoàn ấy do sự cần thiết của tiến bộ, phát triển và sinh tồn nên có hai bộ mặt sinh hoạt trái ngược hẳn: Một mặt liên hợp sống chung và một mặt đấu tranh lẫn nhau. Hai bộ mặt sống chung và đấu tranh cần phải có một sự điều chỉnh, nếu không xã hội sẽ rơi vào tình trạng hỗn loạn, cướp bóc, hà hiếp. Nhu yếu điều chỉnh chế tạo ra chính quyền. Như vậy, nhiệm vụ hàng đầu của chính quyền là phải kiến lập được trật tự vững chắc. Muốn kiến lập được trật tự vững chắc, chính quyền cần nắm đủ yếu tố: vũ lực, tổ chức cai trị, căn cứ địa, tổ chức kỹ thuật, tiền bạc v.v... Những yếu tố này kể làm những phương tiện để thực hiện trật tự. Nhưng ta không được quên rằng xã hội luôn luôn chuyển hình, tiến bộ, lẽ đương nhiên chính quyền cũng phải mang nhiệm vụ thỏa mãn nhu yếu tiến bộ của xã hội, nếu chính quyền và trật tự đi thụt lùi so với nhu yếu tiến bộ, chẳng chóng thì chày chính quyền và trật tự sẽ bị tiến bộ quật ngã để rồi chế tạo một trật tự mới hơn, tiến bộ hơn. Cho nên muốn thỏa mãn nhu yếu tiến bộ của xã hội, chính quyền tự nó có sẵn sàng uy thế chính trị, uy thế xã hội, uy thế tư tưởng, nghĩa là lãnh đạo được sự chuyển hình tiến bộ của xã hội trên các mặt. Vậy ta có thể nói gọn lại rằng: Chính quyền mang hai nhiệm vụ:
1) Giữ gìn trật tự
2) Thúc đẩy tiến bộ
_______________________________________

Khái niệm: chỉ mang tính chất là khái quát hoá một hiện tượng, sự vật..
Định nghĩa: nghĩa chính xác của một hiện tượng, sự vật.
Vậy nên: trong quá trình thi cử thì khái niệm có thể....sai lệch chút ít, miễn là vẫn còn nguyên ý nghĩa, tuy nhiên định nghĩa thì lại phải chính xác.
______________________

Luận cương mang tính chất định hướng, Cương lĩnh là hành động cụ thể hóa định hướng ấy.
______________________

Những tư tưởng không có nội dung thì trống rỗng, những trực quan không có khái niệm thì mù quáng.
_________________________________

Mỗi con người có một cách diễn giải về tự do khác nhau, điều đó phụ thuộc vào tầng lớp và nguyện vọng giai cấp của họ.
Những đứa con nít mới lớn, thì "tự do" của chúng đơn giản lắm, chỉ là được đi chơi thoải mái. Phổ quát hơn đối với giới bình dân, thì "tự do" cũng chỉ loanh quanh đâu đấy quanh ý niệm được làm việc họ muốn. Mà chưa biết chừng, chính những người cùng khổ, những người đầu tắt mặt tối cũng chẳng có cái khái niệm "tự do".

Cái thứ "tự do" như nhiều người nói nghe thật hoa mỹ, thật lý tưởng, nào là "trong Liberalism, con người có quyền Tự do lựa chọn cách thành công của mình, lựa chọn cách mà mình có thể vươn tới hạnh phúc,"; nào là "không chịu sự áp đặt của tập thể hay một ý thức hệ." Cách diễn giải tự do như thế vẫn chỉ loanh quanh ở quyền lợi của tầng lớp ông đang sống, tầng lớp trí thức, tiểu tư sản. Cái "tự do" ông ta nói tới chẳng khác nào đòi hỏi về quyền lợi chính trị của giai cấp ông ta. Bởi trong cái thứ "tự do" ấy đâu có quyền lợi cho người nghèo.
"lựa chọn cách thành công" là gì khi mà người nghèo không có trong tay đồng vốn, khi mà họ chỉ còn cách làm thuê. "lựa chọn hạnh phúc" là gì khi mà họ làm việc đầu tắt mặt tối, tăng ca suốt tuần? Họ có được lựa chọn không? Không! Họ chỉ có một lựa chọn duy nhất là bán sức lao động để kiếm tiền nuôi sống bản thân.
Ông nói đến thực tiễn, vậy cái "tự do" của các ông giải quyết gì cho miếng cơm người nghèo hay là cái "thực tiễn" ấy cũng chỉ là quyền lợi chính trị của các ông?

Đó không phải cái "tự do" phổ quát hơn cho nhân loại. Đó không phải là cách lý giải "tự do" theo triết học. Ông có viết vài ngàn chữ thì tư duy của ông cũng chỉ quanh quẩn ở quyền lợi giai cấp các ông thôi.
__________________________________

TỰ DO?
Theo Montesquieu: “Tự do là quyền được làm tất cả những điều mà pháp luật cho phép. Nếu một công dân làm điều trái luật thì anh ta không còn được tự do nữa; vì nếu để anh ta tự do làm thì mọi người đều được làm trái luật cả”.
Đây cũng là cái nền tảng tự do mà chính trị học phương Tây đề cao. Theo cách hiểu này chúng ta cần phải nhấn mạnh rất rõ ràng rằng - tự do không phải là tự do làm gì thì làm. Đó là một thứ "tự do được cho phép" - hay hiểu rõ hơn là "tự do trong một cái lồng [pháp luật]". Vấn đề còn lại là ai làm luật?
Trả lời được câu hỏi đó đúng đắn về bản chất kiểu như "ai chi phối giới lập pháp [Quốc hội] ?", chúng ta sẽ hiểu được bản chất của thế giới vận hành như thế nào.
Thế nên, hỡi ôi, những con người kêu gào cho tự do dân chủ, nên cố gắng hiểu đúng hơn bản chất của những gì họ đang kêu gào.

_______________________________________

Về việc xác định đối tượng của mọi công trình nghiên cứu, mọi bộ phận khoa học, V.I.Lenin chỉ rõ: ''Muốn thực sự hiểu được sự vật, cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt, nghiên cứu tất cả các mối quan hệ, quan hệ gián tiếp của sự vật đó ....... Toàn bộ thực tiễn của con người, thực tiễn này vừa với tính cách là tiêu chuẩn của chân lý, vừa với tính thức là kẻ xác định một cách thực tế sự liên quan các sự vật, với những điều cần thiết đối với con người, cần phải được bao hàm trong định nghĩa đầy đủ của sự vật.''

Lịch sử các học thuyết chính trị
https://drive.google.com/file/d/0Bzcon4v3LR5KV3BTQlNjMHg4VFk/view?pref=2&pli=1
________________________________________

VƯỢT QUA SỰ BĂN KHOĂN CỦA BẢN THÂN

Đã bao giờ bạn ở trong tình huống không biết lựa chọn thế nào giữa 2 phương án và lời khuyên của những người xung quanh?

Đơn giản thôi: Nếu bạn không biết lựa chọn mua bộ đồ nào ở cửa hàng quần áo thì hãy tự mình trả lời câu hỏi: Bạn mua bộ đồ đó để làm gì?

Bạn mua bộ đồ đó để chơi thể thao? tham dự tiệc? hay đi du lịch? Khi đó bạn sẽ biết mình nên chọn bộ đồ nào cho phù hợp.

Cũng như vậy trong cuộc sống, khi đứng trước sự lựa chọn hãy hỏi mục đích của bản thân làm việc đó để làm gì. Một người chỉ khi xác định được mục tiêu từ trước thì lúc làm việc mới không bị tác động bên ngoài làm ảnh hưởng.

MỤC TIÊU RÕ RÀNG + TƯ TƯỞNG THÔNG SUỐT = KIÊN TRÌ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét