Thứ Sáu, 25 tháng 12, 2015

Mục Đích và Mục tiêu (Goals and Objectives)

(trích)
Mục Đích và Mục tiêu (Goals and Objectives)
Trong đời sống hằng ngày hai chữ Mục tiêu và Mục đích thường được dùng lẫn lộn ngay cho những bài viết có tính cách chuyên môn. Vào quyển Từ Điển Tiếng Việt (Trung Tâm TĐ Ngôn Ngữ - 1992) ta sẽ thấy Mục tiêu được định nghĩa là “Đích cần đạt tới để thực hiện nhiệm vụ” và Mục đích được giải thích là “Cái vạch ra làm đích nhằm đạt cho được”.
Có phân biệt đó, nhưng có ai quan tâm tới cái sự phân biệt (hơi mù mờ) này? Người Mỹ cũng thế thôi, dùng goals và objectives cứ lộn tùng phèn cả lên. Chuyện lẫn lộn này chả phiền hà ai cả ở ngoài đời, nhưng trong môi trường làm viêc hai cụm từ này lại rất cần phải được phân biệt và hiểu rõ, nhất là lúc phải viết Objective Setting and Performance Review.
Mục Đích (Goals) và Mục tiêu (Objectives) là gì?
Mục đích được định nghĩa như sau:
1. Cái chủ đích nhắm tới cho một nỗ lực (The purpose toward which an endeavor is directed).
2. Kết quả và thành tựu do những nỗ lực để hướng tới đó (The result or achievement toward which effort is directed or aimed).
3. Mục đích là một nguyên tắc tổng quát giúp cho việc quyết định (A goal is an overarching principle that guides decision making)
Mục tiêu trong khi đó là những bước hành động cụ thể, đo lường được và cần phải làm để đạt tới Mục đích.
Sự khác biệt giữa Mục đích và Mục tiêu có thể tóm lại như sau:
Định Nghĩa:
· Mục đích đề ra những gì ta muốn đạt tới
· Mục tiêu đề ra những bước, hành động cụ thể để đạt Mục tiêu
Giới hạn thời gian:
· Mục đích thường là dài hạn, và có thể không có giới hạn thời gian
· Mục tiêu thường ngắn hạn, và có giới hạn về thời gian
Tác động:
· Mục đích có tác động lớn và lâu dài trên đời sống, sự phát triễn của một cá nhân hay công ty
· Mục tiêu có tác động hướng tới Mục tiêu
Đo lường:
· Mục đích thường không được đo lường, hoặc khó đo lường được vì Mục đich thường mang tính trừu tượng.
· Mục tiêu phải đo lường được qua một đơn vị nào đó

http://forum.rung.vn/threads/muc-tieu-va-muc-dich.493/

___________________________________

(trích)
Một "nền giáo dục quốc dân do nhà nước chịu kinh phí", đó là điều hoàn toàn đáng vứt bỏ. Dùng một đạo luật chung để quy định những kinh phí cho các trường học bình dân, quy định những tư cách cần có của nhân viên giáo dục, quy định những môn giảng dạy v.v... và dùng các viên thanh tra nhà nước để giám thị như ở Mĩ, việc thi hành những quy định ấy của luật pháp, như thế thật chẳng khác nào biến nhà nước thành người giáo dục nhân dân! Hơn nữa, cùng với những lẽ như thế, cần gạt bỏ mọi ảnh hưởng của chính phủ cũng như giáo hội, ... (và xin người ta chớ có dùng đến cái lối thoát khốn khiếp là nói đến một "nhà nước tương lai" nào đó; chúng tôi đã thấy cái đó là cái gì rồi)
- Karl Marx, 1875, Phê phán cương lĩnh Gotha.
Người cộng sản không bịa ra tác động xã hội đối với giáo dục; họ chỉ thay đổi tính chất của tác động ấy và kéo giáo dục ra khỏi ảnh hưởng của giai cấp thống trị mà thôi.
- K. Marx - F. Engels, 1847, Tuyên ngôn của đảng cộng sản.
______________________________________

"Giáo dục học và tâm lý học Mác-xít kiên quyết phủ nhận sự tồn tại của những phẩm chất đạo đức bẩm sinh (lười biếng, yêu lao động, thiện hay ác...v.v...) và khẳng định rằng, những phẩm chất ấy được hình thành trong quá trình sinh sống, dưới tác dụng của riêng giáo dục và của toàn bộ hiện thực xung quanh, những phẩm chất ấy là những phẩm chất mà các em trau giồi được chỉ trong thực tế kinh nghiệm xã hội của các em."
- T. A. Ilina, 1978, Giáo dục học, tập 1, trang 108.
_____________________________________


KỶ LUẬT VÀ TỰ DO Hôm qua nói chuyện với sinh viên BK. Hỏi: Học để làm gì? Trả lời: Học để trở thành người tự do!
Có thể thấy rất rõ, nếu chỉ biết tiếng Việt, ta chỉ có 1 lựa chọn là nói chuyện với 90 triệu người Việt Nam, nhưng nếu biết tiếng Anh ta có thể tự do nói chuyện, chia sẻ với vài tỷ người trên thế giới, đọc được nhiều sách hơn, cảm nhận được thế giới rộng rãi hơn. Chuyện sau khi học tiếng Anh mà ta vẫn chỉ thích nói tiếng Việt thì cũng không sao, đó là lựa chọn của ta, nhưng ít nhất ta đã tự do lựa chọn. Thế nên học là để trở thành người tự do, tự do trong các lựa chọn và trong các quyết định sống của mình. Người trí thức trong nghĩa này chính là những người đi tìm tự do, tự do tư tưởng, tự do sống.
Thế nhưng tự do có vấn đề gì không? Tại sao một số thì ủng hộ tự do, một số thì e dè với tự do? Có lẽ là do mối liên hệ giữa tự do và kỷ luật. Tự do thì không kỷ luật? và ngược lại kỷ luật thì mất tự do?
Tạm chưa trả lời hai câu hỏi này, hãy nhìn vào 1 ví dụ điển hình. Ta học piano để muốn được tự do chơi những bản nhạc mà mình yêu thích và đắm mình trong không gian âm nhạc. Để có được thành quả là cái tự do chơi nhạc, thì ta phải trải qua một quá trình học tập kỷ luật. Càng rèn luyện chăm chỉ, kỷ luật thì càng tự do. Những bước chân đầu tiên có vẻ như phần kỷ luật nhiều hơn, nhưng càng bước, càng trở thành thói quen thì kỷ luật trở thành niềm vui, trở thành tự do. Thế nên tự do và kỷ luật không hai, cũng chẳng một, ta không thể thích cái này mà ghét cái kia, ta hạnh phúc với cả hai.
Cũng như vậy, tập thể dục, sống lành mạnh, học chăm chỉ, yêu hớn hở, làm việc tích cực, luôn là sự song hành của tự do và kỷ luật. Thiếu vắng tự giác và nhận thức, kỷ luật là ghánh nặng, có được động lực đúng kỷ luật thăng hoa thành thành quả, thành tự do. Vậy hãy học, sống, yêu trong tự do một cách kỷ luật và kỷ luật một cách tự do. Người tự do!
__________________________

Đạo ở đời tức là cái thuật ứng biến đâu có thể chấp mê một bề. Đạo dùng người cũng như vậy, quý ở chỗ tùy cơ mà ứng biến.

Có những người ta có thể khống chế cả đời, nhưng cũng có những người ta chỉ khống chế được một giờ mấu chốt với loại người này ta phải biết lúc nào nên dùng, lúc nào nên bỏ, lúc nào dùng thì sẽ bố ta, còn lúc nào bỏ ta sẽ là cháu của ta. Chim đã bắn xuống rồi thì nên cất cung đi, được chim bỏ ná, được cá quên nâm.


Người trên thế gian này hoặc là tham thế, hoặc là tham quyền, hoặc là tham danh, hoặc là tham lợi, tham tài hoặc là tham sắc.
_________________________

Môi trường giáo dục lành mạnh thì không nên có trường chuyên lớp chọn, mà cần phải phát triển đồng đều để học sinh giỏi nhất dù ở bất kì lớp nào cũng có đủ đk phát triển năng lực của mình.

Việt Nam không làm nổi điều đó, nên mở ra trường chuyên, nhìn vào đấy là thấy rõ nhất sự bất công giáo dục, khi mà một bộ phân học sinh được đầu tư tiền của còn bộ phận khác (biết đâu chỉ vì kém may mắn, thiếu thông tin) mà mất cơ hội của mình.

Đi theo sự lệch lạc của bệnh thành tích, trường chuyên trở thành nơi đào tạo lệch con người. Học sinh chăm chăm học 1 môn kiếm giải, số còn lại chăm chăm học 2-3 môn thi đại học (giờ tình trạng này lan ra hầu hết các trường rồi). Nói chung nó làm cho hệ thống đào tạo lệch lạc và méo mó.
Tuy nhiên không thể phủ nhận cá nhân mình đc hưởng lợi ko nhỏ từ trường chuyên
_______________________

Đọc thấy cụ Hiến Lê viết rất khéo:

"“Thật lạ lùng! Người đề cao Khổng tử nhất ở nước ta từ trước tới nay lại là một tín đồ Công giáo, giáo sư Kim Định, ông đã viết khoảng chục cuốn về đạo Khổng đưa ra nhiều ý táo bạo, mà ông chưa kịp sắp đặt lại thành hệ thống. Ông muốn cải tạo xã hội, cải tạo cả thế giới nữa, cho rằng nếu canh tân đạo Khổng thì những tư tưởng tự do và bình sản của Khổng có thể cứu nhân loại khỏi nhiều thảm họa. Theo ông, hiểu Khổng là vượt Khổng cho nên tránh các vấn đề siêu hình mà ông lại có lúc dùng nhãn quan siêu hình để nghiên cứu Khổng.
_______________________

Nghe như một viễn cảnh mà chính Marx đã tiên liệu trong Tuyên ngôn Cộng sản, “Lao động thế giới, Đoàn kết lại!” Có lẽ chính Marx cũng đang trở mình ở dưới mồ: Giới lao động Việt Nam đang chịu những đày đọa, những bất công do chính những người nhân danh họ, cấu kết với tư bản nước ngoài, gây ra. Và giờ đây họ phải đang phải trông đợi sự giúp đỡ, hỗ trợ của giới lao động từ một quốc gia “tư bản” khác để đấu tranh giành lại quyền của họ.
Ba thập niên “đổi mới” của nền kinh tế Việt Nam đã làm thay đổi diện mạo của các mối quan hệ kinh tế, từ chính sách đến khung pháp lý, từ phương thức vận động nguồn vốn đến sở hữu phương tiện sản xuất, từ mạng lưới cung cầu đến thị trường, từ nguồn nhân lực đến tài nguyên. Nhưng có một thứ không thay đổi: tổ chức của người lao động. Tổng Công đoàn Lao động Việt Nam, trên danh nghĩa, là tổ chức của người lao động Việt Nam. Nhưng điều duy nhất mà tổ chức này làm được trong ba mươi năm qua là kìm hãm sự phát triển về nhận thức và tổ chức của hàng triệu người lao động mà nó đại diện. Chúng ta đang ở thế kỷ 21 nhưng người lao động Việt Nam vẫn chưa có một tổ chức để đấu tranh với giới chủ nhằm bảo vệ các quyền lợi thiết thân của họ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét