Chủ Nhật, 9 tháng 8, 2015

Con thuyền nhà nước và các thuyền trưởng “lãnh đạo”

Con thuyền nhà nước và các thuyền trưởng lãnh đạo


Một nhóm thủy thủ nổi loạn chiếm đoạt một con thuyền và quyết định làm một chuyến đi biển thú vị. Nhưng họ tranh cãi với nhau suốt ngày và đi theo một vị lãnh tụ có tài thuyết phục nhưng lại rất ngu xuẩn. Họ bất chấp mọi lời khuyên của viên hoa tiêu, kẻ luôn tính toán dựa trên quan sát các vì sao, mặt biển… và vì thế chuyến đi kết thúc trong thảm họa.

Ẩn dụ này của Plato chỉ rõ các chính phủ dân chủ luôn luôn đi kèm với một đám đông dân chúng dễ bị lừa phỉnh, mua chuộc, u tối, ngu xuẩn và thảm họa sẽ đến từ đó. Các chính phủ dân chủ phải dùng tầm nhìn ngắn hạn nên không có phương hướng, dễ đảo lộn, sụp đổ. Họ phải trở thành những kẻ dân túy trơ tráo, thủ đoạn nếu muốn được bầu và bầu lại. Vì vậy, họ luôn lựa chọn những chính sách hiếu chiến, giật gân, ngu xuẩn, dễ thực hiện nhưng được lòng số đông hơn là những chính sách sáng suốt, giàu tầm nhìn, hiểu biết sâu sắc, thông thái, dài hạn.

Thật thảm họa nếu bỏ ngoài tai lời khuyên của các hoa tiêu đầy kinh nghiệm, chuyên định hướng đi bằng các vì sao, luồng nước, hay lời khuyên của một chính phủ vệ binh chuyên cai trị bằng ánh sáng của những mô thức.

Nhưng xã hội không hẳn là con thuyền, nhà cai trị không phải chỉ có hoa tiêu. Con thuyền luôn luôn có một đích đến rõ rệt. Xã hội không hẳn như vậy.

Làm sao ta biết đích đến của một xã hội tương lai sẽ như thế nào?

Một thủy thủ đoàn đồng ý tuân lệnh chỉ huy trong suốt cuộc hành trình, thế nhưng công dân xây dựng xã hội không phải là thủy thủ con tàu. Họ là người chủ thuyền với nghĩa chính xác. Nghĩa là họ có nhiều thẩm quyền trong việc quyết định thuyền sẽ đi về hướng nào và với vận tốc bao nhiêu.

Đúng là những người lái thuyền thành Athens nổi tiếng nhờ sự hiểu biết các vì sao, luồng nước và tài dẫn dắt các con tàu dọc ngang khắp Địa Trung Hải. Nhưng nếu các mô thức không tồn tại thì khó mà biết được làm sao các vệ binh có thể lèo lái nhà nước.

Chuyện ngụ ngôn vệ binh

Platon thừa nhận tầm quan trọng về chính trị của giáo dục. Các vệ binh giáo huấn nhau, cuộc đời kiểm soát nghiêm ngặt để đảm bảo giáo dục khắt khe, không có tài sản để trở thành thành viên trung thành của chính phủ.

Các vệ binh không có cá tính, tự do cá nhân mà quy củ, có tính cộng đồng, cao đạo và quyền lực tuyệt đối.

Họ là một đẳng cấp khổ hạnh và tu hành gồm những chuyên gia về chính trị và lời nói của họ là pháp luật, không bao giờ nhận hối lộ.

Quy tắc tuyệt đối của vệ binh là quan liêu. Thường không có cai trị bằng pháp luật và họ phán xử công dân, vụ việc dựa trên những tri thức không thể sai lầm bằng các mô thức. Ánh sáng đạo đức – cái thiện làm các mô thức tồn tại và giúp các vệ binh thấy chúng.

Các vệ binh có những con mắt bên trong “lý tính” để thấy các mô thức Cái thiện giúp những vệ binh trở thành chuyên gia về đạo đức lẫn chính trị chỉ có vệ binh mới là người luôn biết những câu trả lời đúng cho những vấn đề đạo đức.

Quan điểm của Plato về dân chúng:

- Do ông tin tưởng vào kiểu chuyên chế của một nền Độc tài tốt lành, để cai trị số đông, của một thiểu số những người có hiểu biết. Các vệ binh là những nhà cai trị hợp pháp bởi họ biết các mô thức của một “Nhà nước hoàn hảo”.

Những người bình thường phải chấp nhận mình không có quyền hạn gì về chính trị hay tự do, đổi lại họ có được trật tự, hoàn hảo và ổn định.

Plato thẳng thừng tỏ ra thù địch với bất cứ hình thức dân chủ nào. Ông thường gắn kiểu dân chủ với nạn tham nhũng và bạo lực. Ông coi người bình thường dường như ngu dốt, dễ điều khiển, dễ bị kích động để trở thành đám đông tức giận.

Về sau này, triết gia tự do John Stuart Mill (1806-1873) đã chỉ ra công trạng về mặt giáo dục và tự do ngôn luận : Đừng khinh bỉ những người ngu dốt, hãy giáo dục họ. Ông lập luận có phần lạc quan rằng nếu các cá nhân độc lập được phép tranh luận, bàn bạc về chính trị, tự khắc họ sẽ trở nên hiểu biết và thông thái hơn những người dân chủ chỉ biết vâng lời. Và nếu có hàng trăm ý kiến khác nhau về chính trị được cất lên, thì ý kiến nào thông thái nhất và có tính thực tiễn nhất sẽ vượt qua được quá trình tranh luận, còn những ý kiến ngu xuẩn hay nguy hại sẽ bị đào thải.

PlatoMill
- Dân chúng thường bỏ phiếu cho những thằng ngốc tham nhũng, thậm chí những nhà cai trị nguy hiểm

- Các vệ binh phạm sai lầm khủng khiếp thì sao?

- Chỉ đúng khi có sẵn các lý tưởng và chuẩn mực để cho sự thay đổi ngày một tốt hơn

- Dân chủ hàm chứa quá nhiều ý kiến khác nhau, điểm yếu dẫn tới bất ổn, vô luật pháp, hỗn loạn
- Nhưng những nhà cai trị không tồn tại được lâu

- Các nhà độc tài có xu hướng tạo ra điều kiện điên rồ và khốn khổ nhất của con người

- Plato không tiên liệu một hệ thống chính trị cân đối, ví dụ tòa án độc lập hay báo chí tự do

- Các xã hội ổn định là xã hội cho phép thay đổi chính phủ nhanh chóng và không đau đớn

- Loại trừ được chính phủ tồi xem ra còn quan trọng hơn khả năng chọn được một chính phủ tốt

Chống chủ nghĩa không tưởng

Plato phân biệt chính phủ quân phiệt và chính phủ tài phiệt (2 dạng chính phủ thường thay thế lẫn nhau)

Quân phiệt: Loại chính phủ duy trì quyền lực bằng cách đàn áp đa số dân chúng

- Tài phiệt: Loại chính phủ mà người giàu cai trị, còn người nghèo không được lên tiếng. Tiền là thước đo mọi thứ, không công bằng và ổn định. Xã hội đầy bất công và sự thừa mứa của cải.

Trong Xã hội mở và kẻ thù của nóKarl Popper (1902-1994) đã phê phán tính không tưởng – cố đặt một xã hội mở trước nguy cơ quyền tự do, dân chủ, cố tạo ra một xã hội “hoàn hảo” sẽ không tránh khỏi sai lầm khủng khiếp (ví như sai lầm một số chủ nghĩa cực đoan mê hoặc loài người một thời gian dài).

- Các xã hội luôn bất toàn và luôn tiến hóa. Vốn dĩ con người không bao giờ hoàn hảo và không bao giờ có một điểm đến tối hậu rõ ràng.

- Sự phá hoại có tính cách mạng nhằm tới một lý tưởng xa xôi thường gây ra khốn khổ và bần cùng cho dân chúng.

Những nhà không tưởng thường đòi hỏi, áp đặt giấc mơ của mình bằng ý chí sắt đá. Họ tin rằng đối thủ của họ là xấu xa, ngu xuẩn.

Lịch sử cho thấy nhiều cuộc cách mạng lại thường ươm mầm cho những xã hội có tính áp bức, bất công hơn những xã hội mà nó đã từng thay thế. Vì thế sự tiến bộ luôn phải nhìn nhận lại không chúng ta lại sa vào lạc hậu, phản động và bị ru ngủ bởi những bài ca "cách mạng-phản cách mạng" của thuở nào, ngày mà đạp đổ cái chế độ mà ta tỉnh táo nhận ra nó đưa vào "trang hạ màn" của lịch sử.

Câu hỏi đặt ra cho những thế hệ tiếp theo ở các nước khác nhau là:
  • Có thể tự nhận ra hay không thể tự nhận ra một con thuyền Nhà Nước nào đó tồi tệ, thối nát, điêu tàn mà được các vị thuyền trưởng cận thị, ngu xuẩn, gian tham dẫn lối? hay là người dân sẽ nhận thức và chủ động tham gia chọn lựa thuyền trưởng tốt nhất của thế hệ mình?
  • Các công dân của một xã hội liệu có tầm nhìn tối thiểu như triết gia Plato từ thuở trước Công nguyên - hàng nghìn năm trước hay John Stuart Mill, Karl Popper của hàng trăm năm trước không?

Con thuyền nhà nước và các thuyền trưởng ''lãnh đạo''

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét