Thứ Sáu, 14 tháng 8, 2015

Môn chính - môn phụ, sao có đổi ngôi?

Môn chính - môn phụ, sao có đổi ngôi?


…Muốn thế hệ tương lai hội nhập hay nắm bắt được thời cơ, xin hãy thay đổi phương pháp tư duy trong giáo dục… 

- …Muốn thế hệ tương lai hội nhập hay nắm bắt được thời cơ, xin hãy thay đổi phương pháp tư duy trong giáo dục: Các “môn phụ” cần bình đẳng với các “môn chính”, không thể có chuyện “nhất bên trọng, nhất bên khinh”. Con người hiện đại phải viết được, nói được, có khả năng tư duy độc lập và diễn đạt thuần thục ý tưởng mới có thể làm chủ được chính vận mệnh mình.


Thời tôi đi học lũ học trò chúng tôi thường quan niệm “môn chính” bao gồm toán, lý, hóa, gọi là các môn tự nhiên, phải học thật giỏi. “Môn phụ” là văn, sử, địa, gọi là các môn xã hội, (dù môn địa lý hiện nay, có nhiều người cho rằng cũng phải coi là môn tự nhiên) học để mà học, cốt cho qua. Có lẽ đó cũng là chuyện giáo dục các trường học kéo dài nhiều năm nay, và quan niệm ấy ngự trị trong tâm lý học sinh như một điều mặc định.

Nhưng thời đại này, ngay cả những thần đồng toán- lý nếu không giỏi những “môn phụ”, có thể suốt đời chỉ là mọt sách. Muốn thế hệ tương lai hội nhập hay nắm bắt được thời cơ, xin hãy thay đổi phương pháp tư duy trong giáo dục: Các “môn phụ” cần bình đẳng với các “môn chính”, không thể có chuyện “nhất bên trọng, nhất bên khinh”. Con người hiện đại phải viết được, nói được, có khả năng tư duy độc lập và diễn đạt thuần thục ý tưởng mới có thể làm chủ được chính vận mệnh mình.

Tiến sỹ toán và cô hướng dẫn viên trung cấp du lịch

Lâu lắm tôi mới gặp lại người bạn cùng trường phổ thông những năm 70. Anh từng là ngôi sao toán học, được đi dự kỳ thi học sinh giỏi toán quốc tế và đoạt giải. Anh theo ngành này cho đến khi trở thành tiến sỹ, được coi là có học vị cao trong lĩnh vực toán học.

Ngược với ấn tượng của tôi, anh lại thở dài ngao ngán bảo: “Cái danh tiến sỹ của mình không đủ tiền cho con đi học mẫu giáo. Mình đang lo đi dạy thêm cho học sinh phổ thông để kiếm tiền đây. Cô hàng xóm hướng dẫn viên du lịch chỉ có trình độ trung cấp nhưng biết viết báo nghiệp dư về những nơi cô đến. Thỉnh thoảng gửi một bài lên mạng, “có tiếng lại có miếng”.

Cô ấy cứ sòn sòn đẻ hết bài này đến bài khác cho nhiều tờ báo khác nhau như VietnamNet, Tiền phong hay Tuổi trẻ. Tây mời làm tour guide lại rất “trúng mánh” vì cô ấy có tài ăn nói rất giỏi. Tớ định cho thằng con học lại môn văn đây”. Thật lạ, con đã sắp thi đại học mà anh lại cho con đi học viết và cách diễn đạt tiếng Việt.

Giấc mơ làm toán giỏi hay giỏi các môn tự nhiên vào những năm 60-80 ngày xưa đến giờ vẫn thống trị đầu óc các sỹ tử khi thi vào các lớp chuyên hay đại học. Để giỏi toán chỉ cần cái bút chì và vài tờ giấy nháp, những “phương tiện” rất hợp với các sỹ tử nhà nghèo. Người ta cho rằng toán học sẽ giải quyết tất cả, là chìa khoá của mọi ngành. Nhưng có thật thế không?

Có nhà toán học tâm sự rằng, khi đó, toán học là ngành thần tượng của tuổi trẻ, nó mê hoặc bao nhiêu tài năng nhưng rồi thực tế mới thấy những tài năng ấy phí hoài trong những công trình lý thuyết không ai biết tới hoặc may mắn lắm, hàng trăm năm sau họa có ai sử dụng. Ngày nay, những người đỗ đạt cao trong lĩnh vực toán cũng phải phiêu bạt đi kiếm ăn ở các ngành khác hay chạy đi nước ngoài làm việc.

Những năm 70, thời tôi học đại học ở Ba Lan, nếu ai học kém toán, vật lý hay tin học được tự động chuyển sang trường đại học kinh tế ở Vác-xa-va. Ngành kinh tế này đòi hỏi toán ít nhưng giỏi về kỹ năng báo cáo, nghĩa là phải viết rất nhiều. Thời đó, đám sinh viên chúng tôi rất “hãi” viết.

Bây giờ, sau vài chục năm, chúng ta biết các nhà kinh tế và toán học khác nhau chỗ nào. Tôi vẫn thầm ước, giá như hồi ấy, những người giỏi toán hay lý chuyển sang học kinh tế hay môi trường thì đất nước mình ngày nay cũng khác hơn. Anh bạn tiến sỹ toán của tôi có khi trở thành nhà kinh tế lỗi lạc rồi, đâu phải đi lọc cọc gõ đầu trẻ kiếm tiền.

Không hiểu tại sao từ thời tôi đi học, người ta đã ca ngợi các môn tự nhiên hơn các môn xã hội. Có đôi chút năng khiếu về văn nhưng với phong trào “trọng toán khinh văn” trong đám bạn học đã làm chút tài lẻ của tôi tan biến. Bây giờ, mỗi lần cầm bút viết, mồ hôi tay túa ra, người như lên cơn sốt, lo đi tìm ý tưởng, kể cả việc sợ viết sai chính tả bị chê cười.

Nhiều người cho rằng giải toán thì không cần nhiều lời mà các công thức đã nói lên tất cả, trong khi viết văn đòi hỏi kỹ năng nhớ, viết và nói, có đầu óc tổng hợp về tất cả các môn xã hội khác… Vì thế, học sinh ngại học các “môn phụ”. Hoặc cũng có thể định hướng các kỳ thi của ngành giáo dục nước nhà có “vấn đề” trong nhiều năm, hoặc chính “đầu ra” của sinh viên các môn xã hội rất khó khăn, thu nhập lại thấp. Hoặc chính cách dậy các môn xã hội của nhiều giáo viên khá xơ cứng, lỗi thời nên đã không hấp dẫn học sinh.

Tự sự (Essay) 500 từ.

Sau hơn chục năm làm công tác nghiên cứu khoa học do lương bổng thấp, tôi nghĩ đến xin việc ở các tổ chức quốc tế hay xin đi du học. Gửi đơn xin học bổng bên Úc, tôi nhận được một thư cảm ơn rất lịch sự, yêu cầu viết và gửi một đoạn tự sự (Essay) 500 từ tại sao xin đi học bằng tiếng Anh.

Thú thật với vốn “tiếng Anh miền núi” chuyên học tại chức vào buổi tối, học thì ít, tán em út thì nhiều, chắc là tôi không viết nổi rồi, dù tôi có khiếu nói đôi chút. Phỏng vấn trực tiếp thì không sợ, nhưng họ bảo viết là tôi sợ “vãi linh hồn”. Trong cái khó, ló cái khôn. Tôi nghĩ là viết bằng tiếng Việt trước và thuê người dịch, người ta làm sao biết được. Khi viết được đúng một câu “Thưa quí ông/bà …” thì tôi tịt ngóm vì không biết tiếp tục như thế nào. 

Có tự đánh vật với 500 từ bằng tiếng Việt mới thấy thấm thía môn văn quan trọng như thế nào. Người phương Tây khi tuyển sinh cao học hay nhân viên vào các chức danh có thang lương bậc trung hay cao cấp thì việc đầu tiên là kiểm tra kỹ năng giao tiếp (communications skills), viết và trình bày ý tưởng. Sau đó họ mới kiểm tra kinh nghiệm làm việc hay kết quả học tập. Đọc Essay có thể đoán ứng viên có khả năng tư duy hay không.

Nhờ một giáo sư lâu năm và có kinh nghiệm về viết lách xem có giúp được gì thì ông bảo:”Một khi mà trong đầu anh trống rỗng, ngay trong tiếng mẹ đẻ cũng không nghĩ được ý tưởng gì thì làm sao anh có thể viết bằng ngoại ngữ. Đừng mất công thuê dịch, anh thi sẽ trượt”. Tôi không dám đâm đơn mà ngồi học lại kỹ năng viết từ đầu.

Sự tôn vinh sai lầm các môn học tự nhiên.

Nền giáo dục nước nhà dù phát triển hơn 60 năm có lẻ vẫn không đặt đúng tầm việc dạy học sinh cách tư duy, cách nói, cách viết và trình bày, bên cạnh đó lại quá tôn vinh học sinh giỏi các môn tự nhiên.

Thật ra trong cuộc đời, ít khi chúng ta cần đến các phương trình vi phân, các công thức toán học mà nghề nghiệp đòi hỏi chất xám đều yêu cầu viết và nói thành thạo, kể cả bằng tiếng mẹ đẻ. Nếu có ý tưởng thì việc trình bầy bằng ngoại ngữ cũng dễ hơn.

Việc đặt các môn xã hội chưa đúng tầm vô hình chung biến thành “môn phụ” đã triệt tiêu không ít khả năng suy nghĩ độc lập của các em học sinh. Định “hội nhập” với thế giới mà mỗi công dân Việt Nam đứng lên ngắc ngứ, không nói được gì trước một đám đông thì hẳn chúng ta sẽ bị “hoà tan”.

Chỉ thấy người Ấn Độ hay Trung Quốc đứng lên phát biểu, kể cả người Senegal ở châu Phi nghèo khó cũng có thể thao thao trước đám đông trong khi người Việt ta “con rồng cháu tiên” chọn hàng ghế cuối, ngồi đăm chiêu nghe người khác dậy dỗ. Viết một báo cáo, được mỗi từ “Introduction…” rồi tắc tỵ. Chả lẽ, mỗi lần phát biểu hay viết lại lôi epsilon, delta hay giải nhất toán quốc tế ra “khoe hàng”.

Nhiều học sinh ưu tú của ta đoạt giải cao trong các kỳ thi toán, tin học hay lý, thường lựa chọn ngành mà họ đã đoạt giải chứ không chọn ngành khác quan trọng như kinh tế, tài chính, nông nghiệp, môi trường, xã hội hay y học. Nhiều em chỉ giỏi môn tự nhiên đó được vài năm trong trường phổ thông, giải được vài bài toán khó với đôi ba mẹo vặt. Nhưng cả một quãng đời ba bốn chục năm trong độ tuổi lao động với bao nhiêu thách thức, thay đổi thì không thể trông đợi vào vài ba công thức toán.

Nếu thời gian học phổ thông họ lại bị què quặt về kỹ năng trình bày hay viết lách, diễn đạt thì cuộc đời sau này khó phát triển hơn lên. Nhiều học sinh giỏi các môn tự nhiên mà không biết trình bày ý tưởng một cách mạch lạc, khúc triết và lô gic, rất có thể chỉ trở thành “mọt sách”, tương lai không hoàn toàn sán lạn như người ta tưởng.

Sao đổi ngôi trong thời đại mới

Thời đại toàn cầu hoá đòi hỏi kỹ năng viết, nói, diễn đạt và sáng tạo ý tưởng đóng vai trò rất quan trọng. Vì vậy, giáo dục trong nhà trường cần thay đổi nhận thức về “môn chính môn phụ”. Thay đổi cách dạy từ học thuộc lòng sang cách dạy làm thế nào để học sinh có thể độc lập suy nghĩ và trình bày ý tưởng của riêng mình. Nó giúp cho thế hệ trẻ những sáng tạo mới, đất nước vì thế mà phát triển. Những ai làm việc với chuyên gia nước ngoài sẽ thấy họ có tài tổng hợp và viết hơn chúng ta rất nhiều.

Những học sinh giỏi các môn tự nhiên nếu được học toàn diện, không coi nhẹ các “môn phụ” thì có lẽ nước ta sẽ có nhiều tài năng được sử dụng đúng mục đích hơn. Trong chính sách chung của Nhà nước và tuyên truyền trên báo chí, ta cũng nên bớt đi sự huyễn hoặc kiểu “Việt nam có gien toán học”. Các đoàn học sinh đi thi các kỳ thi Quốc tế đọat giải cao không nên quá thổi phồng, làm cho thế hệ trẻ và các bậc cha mẹ càng có tâm lý xem nhẹ “môn phụ”. 

Danh tiến sỹ và kể cả sự tài ba thực sự trong các môn tự nhiên chắc gì đã bảo đảm cho con người ta nghề nghiệp ổn định nếu không học các “môn phụ” đến nơi đến chốn. Thu nhập hay đóng góp chung của anh bạn tiến sỹ kia chắc gì đã hơn chị hướng dẫn viên du lịch có trình độ trung cấp giỏi quảng bá đất nước và viết báo nghiệp dư thông thạo.

Thời đại toàn cầu hóa này, nhiều vì sao đã đổi ngôi.

http://webcache.googleusercontent.com/search?q=cache%3AvB-Q4zg4I-AJ%3Ahieuminh.org%2Fblog%2Fmon-chinh-mon-phu-sao-co-doi-ngoi%2F+&cd=2&hl=vi&ct=clnk&gl=vn
Môn chính - môn phụ, sao đổi ngôi?

================================================================================================================================================

Phương pháp học tập tốt môn Toán
Phương pháp học tập tốt môn toán
Đối với học sinh chúng ta, việc học thật giỏi có lẽ đã trở thành mục tiêu cấp bách cần đạt được. Nhưng phải học thế nào cho giỏi quả là khó khăn, nhất là đối với môn toán. Toán luôn là môn học đòi hỏi tính tư duy cao, có thể nói, toán là một môn học khó “nhằn” nhất đối với các bạn học sinh. Tôi không phải là một học sinh giỏi, cũng chẳng phải là “cây toán” của lớp, chỉ là cô học sinh bình thường, tạm được môn toán và biết một số cách học tốt môn toán muốn chia sẻ cho những ai cùng sở thích với tôi – ham học toán.
Để học tốt môn toán, hay bất kì môn khác, điều đầu tiên cần phải có chính là niềm say mê. Các bạn không thể học tốt môn gì hay là tốt bất cứ thứ gì nếu không có niềm say mê, thích thú với nó. Toán cũng vậy, bạn thích thú với cảm giác chiến thắng khi tìm ra lời giải đáp cho một bài toán, bạn say mê với cảm giác khi bị thách thức trước một bài toán khó, bạn thích thú với “phong cách đa dạng” của việc giải toán, mong muốn tìm ra hết mọi cách giải, tìm hiểu sự “phong phú” ấy, bạn say mê với những con số, các công thức toán học… Với niềm say mê, thích thú ấy, bạn có thể vượt qua những “rào cản“, khó khăn để học tốt hơn… và đó chính là yếu tố đầu tiên bạn cần phải có.
Cái gì cũng có sự bắt đầu, ban đầu là dễ dần dần khó lên. Để làm một việc gì đó, ta phải đi từ cơ bản lên nâng cao, từ dễ lên khó. Học toán cũng vậy. Nếu muốn học toán tốt, giải được những bài toán khó thì trước hết bạn phải nắm thật chắc cơ bản đã. Nói chung, để học tốt môn toán, điều thứ hai bạn cần có đó chính là kiến thức cơ bản. Đừng chủ quan, coi thường chúng, cơ bản, đơn giản nhưng chính là trọng tâm.
Yếu tố thứ ba quan trọng không thể thiếu chính là sự tiếp thu. Đọc sách chưa đủ, “tụng” công thức hàng giờ, vẫn chưa đủ. Hãy tập trung lắng nghe thầy cô giảng bài. Lúc giảng bài, lúc nào thầy cô cũng có thể xen vào những công thức mới không có trong sách giáo khoa, những cách nhớ công thức một cách lôgic và hiệu quả, lâu dài do thầy cô tự nghĩ ra. Khi gặp một định lí nào đó, thầy cô có thể giúp ta chứng minh để rồi “khắc sâu” vào trong trí óc của chúng ta. Lắng nghe một cách kĩ càng, tiếp thu một cách rõ nét cũng khiến bạn học tốt
Học hành. Học luôn đi đôi với hành. Học ở đây là học tập, là tiếp thu kiến thức. Hành ở đây là thực hành, là áp dụng kiến thức đã tiếp thu. Toán cũng thế, khi đã học xong lí thuyết, điều bạn cần bắt tay thực hiện ngay đó chính là”thực hành”, áp dụng những kiến thức đã được tiếp thu.
Và điều cuối cùng mà tôi nghĩ cũng rất cần thiết là ôn tập, bạn phải thường xuyên ôn tập những kiến thức cũ, ít dùng tới. Có thể sau một thời gian dài không sử dụng. Những kiến thức ấy sẽ dần dần “chìm vào dĩ vãng” trong bộ óc của bạn.
Ngoài ra, bạn cũng phải làm thêm các bài tập ngoài sách giáo khoa. Ngoài những cuốn sách nâng cao ra, bạn cũng có thể kiếm thêm những bài tập khác ở các trang web như: diendan.hocmai.vn,dethi.violet.vn,diendantoanhoc.nettoancapba.com, hocmai.vn.Cũng có một số sách hay như: Bộ sách toán 10 nâng cao, 100 câu hỏi trắc nghiệm toan10, đố vui toán học…
Đó chính là những chia sẻ của chính bản thân tôi. Chúc các bạn sẽ thành công với các phương pháp học của chính mình.
Để học tốt môn toán bậc THPT
Đối với nhiều học sinh khi còn ngồi trên nghế nhà trường THPT thì môn toán là một bộ môn được xem như là khó học nhất trong các môn thậm chí còn có người chán ghét môn Toán. Chính vì thế nhiều học sinh thắc mắc làm thế nào để học tốt môn Toán và phương pháp học thế nào cho đúng. Để trả lời câu hỏi đó tôi xin đóng góp một vài kinh nghiệm ít ỏi của mình về cách học tốt môn Toán môn học mà tôi yêu thích.
Có lẽ các bạn không quên định luật III Newton được học năm lớp 10. “Khi ta tác dụng một lực vào vật thì sẽ có phản lực từ vật tác dụng vào ta… đại khái vậy”. Cũng giống như Toán trước hết muốn học tốt môn Toán thì phải có niềm đam mê. Toán học không phải tự nhiên mà có mà Toán học được sinh ra do đời sống của con người . Từ những năm TCN người ta đã biết dùng những ký hiệu để mô tả một con số nào đó, cũng như việc tính toán diện tích các thửa ruộng để phân chi đất đai của mình. Lấy một ví dụ khác giống như khi đi shop chúng ta cần phải tính toán làm sao để những đồ dùng mình mua phù hợp với túi tiền của mình…vv. Tôi xin đưa những dẫn chứng trên để cho các bạn thấy mục đích của việc học toán không những trên lý thuyết mà còn trên đời sống thực tế hằng ngày.
Trở lại với vấn đề thì trong toán học sơ cấp bao gồm nhiều phân môn như: Số học, Đại số, Giải tích , Hình học…Nhưng trong giới hạn của chương trình phổ thông tôi chỉ xin trình bày kinh nghiệm của mình về hai lĩnh vực :
Thứ nhất là phần: “Đại số-Giải tích”: Phần này theo tôi nghĩ là phần hấp dẫn của toán học sơ cấp vì nó bao gồm những vẻ đẹp quyến rũ của bất đẳng thức, phương trình,bất phương trình, lượng giác…những phân môn này đa số đòi hỏi chúng ta làm việc với những con số và phần tính toán cẩn thận. Chính vì thế để học tốt các phân môn này các bạn hãy học kỹ lý thuyết, vận dụng linh hoạt các định lý để giải tốt những bài toán yêu cầu đề ra. Muốn như thế chúng ta phải làm bài tập nhiều , đọc nhiều sách và rút ra những cách giải hay ngắn gọn và không quên nhận xét cách giải tổng quát cho những bài toán ấy. Ngoài những điều trên các bạn hãy tập giải những bài toán theo cách sáng tạo của mình việc làm này có giá trị gấp nhiều lần khi ta giải nhiều bài toán bằng một phương pháp trong sách vở đề ra trừ khi đó là cách giải duy nhất của bài toán ấy . Việc làm này giúp bạn nâng cao kỹ năng giải toán và giúp bạn tư duy sáng tạo hơn.
Thứ hai là phần hình học: Phần này cũng rất hấp dẫn về tư duy trừu tượng và khả năng tưởng tượng nhạy bén của học sinh . Đa số những học sinh gặp vấn đề trong phần này là về phần hình học không gian. Thực chất phần hình không gian trong chương trường phổ thông giảm tải hiện hành không khó hay nói đúng hơn là rất dễ so với chương trình cũ. Vậy tại sao đa số học sinh hay gặp vấn đề ở đây đó chính là vì vấn đề tưởng tượng không gian của chúng ta không tốt đặc biệt là đối với những bạn nữ. Để khắc phục vấn đề đó theo kinh nghiệm của tôi thì chúng ta hãy tập quan sát những vật thể hằng ngày như những mái nhà để liên hệ nhựng định lý về các đường song song , hay nhìn vào những góc tường 3 chân để liên hệ tọa độ không gian Oxyz hay dựng những mô hình tứ diện bằng những dụng cụ bằng tâm và đất nặn. Điều quan trọng nữa để học tốt môn hình học ta nên tập cách vẽ hình cho tốt cho thật cảm giác, việc vẽ hình tốt giúp ta có trực giác tốt để giải một bài toán hình học ( ý tôi nói là ý tưởng để giải bài toán, còn hình vẽ chỉ mang tính minh họa cho một bài toán hình học mà thôi.)
Về vấn đề làm bài tập: Đây là vấn đề rất quan trọng vì nó giúp ta vận dung được kiến thức, rèn luyên sự nhanh trí và kỹ năng làm bài. Học toán mà không làm bài tập thì sẽ không giỏi được. Nhưng để có nhiều thời gian làm bài tập, ta cần phải làm tốt vấn đề học thêm. Cần làm hết những bài tập trong sách giáo khoa, những bài thầy cô cho trên lớp. Phài làm hết bài tập ở nhà, không được lên trường rồi mới làm. Ta phải nắm vững lý thuyết thì mới làm bài tập, đối với các công thức toán khó thuộc ta có thể nghĩ ra những cách nhớ riêng dễ thuộc hơn như đặt ca dao, tục ngữ, làm thơ,…
Về thái độ học tập: Phải có sự thich thú đối với bộ môn này, luôn tạo cho mình sự hứng khởi khi làm bài tập toán, luôn tìm tòi những bài toán hay, những cách giải mới, độc đáo. Đối với 1 đề toán, ta không nên giải một lần, ta nên giải lại nhiều lần, sau mỗi lần giải thời gian làm bài phải ngắn hơn và hoàn hảo hơn. Trong giờ giải bài tập ta nên chú ý nhìn lên bảng, nghe thầy cô giảng để rút kinh nghiệm chứ không nên ngồi giỡn hoặc cắm cúi làm bài tập chưa làm xong. Không nên làm bài tập một cách đối phó, bài tập ta phải tự giải, không biết làm thì có thể hỏi bạn bè hoặc thầy cô. Nên tranh thủ giải bài tập khi ta rảnh, không nên chờ tới ngày mai có toán rồi hôm nay mới giải.
Những điều được trình bày trên là một trong số những kinh nghiệm của tôi khi học toán và đáng nhẽ tôi phải trình bày kỹ hơn nữa và có một vấn đề tôi rất muốn chia sẻ với các bạn là phương pháp học giải những bài toán cực trị, những nét đẹp huyền bí của toán học nhưng do quỹ thời gian của tôi có hạn vì còn ngồi trên ghế nhà trường và đang luyện thi đại học nên tôi không thể làm tốt bài này mong độc giả thông cảm. Nếu có dịp tôi xin viết kỹ hơn khi tôi rời ghế nhà trường. Chúc các bạn thành công!
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP HỌC TỐT MÔN TOÁN
Đa số học sinh cho rằng môn toán khó nhất, nhưng những học sinh học khá môn toán cho rằng học toán dễ nhất. Thật vậy, học toán không cần phải nhớ quá nhiều như những môn khác. Môn toán như một chuỗi dây xích, khi nắm chắc A ta có thể dựa vào đó để tìm được mắt xích B bên cạnh A.
Điều khó khăn nhất để giỏi môn toán là phải dành cho nó nhiều thời gian. Dù không phải nhớ nhiều nhưng trước hết chúng ta phải nhớ các định nghĩa, các tính chất, các định lý và các hệ quả. Để nhớ và hiểu sâu sắc các định nghĩa và định lý, chúng ta phải làm nhiều bài tập. "Trăm hay không bằng tay quen". Khi đến 1 khu phố lạ ta bị lạc đường nhưng 1 đứa bé 10 tuổi có thể dẫn ta đi bất cứ ngóc ngách nào mà không lạc, đó chính là do "quen".
Để hiểu hết 1 cuốn sách toán ta cần hiểu từng trang, để hiểu hết 1 trang ta chỉ cần hiểu từng dòng và để hiểu mỗi dòng có lẽ là không khó lắm. Thật ra học toán là chúng ta học tại sao có dấu bằng ? Tại sao có dấu lớn hơn ? Tại sao có dấu nhỏ hơn? Tại sao có dấu suy ra và tại sao có dấu tương đương ? Để hiểu một bài toán ta cần phải nhớ các kiến thức căn bản chứa đựng trong định nghĩa và định lý. (Để nhớ các định nghĩa và định lý ta cần làm nhiều bài tập).
Có khi chúng ta nghe giảng thì hiểu nhưng không thể tự làm lại được. Để kiến thức thực sự là của ta thì ta phải tự làm lại những bài tập từ dễ đến khó. Hãy kiên nhẫn học lại những điều rất cơ bản và làm cả những bài tập đơn giản.
Chính những kiến thức cơ bản giúp ta hiểu được những điều nâng cao sau này. Một vấn đề phức tạp là tổ hợp của nhiều vấn đề đơn giản, 1 bài toán khó là sự nối kết của nhiều bài toán đơn giản. Chỉ cần nắm vững những vấn đề căn bản rồi bằng óc phân tích và tổng hợp chúng ta có thể giải quyết được rất nhiều bài toán khó.
Tóm lại, để học tốt môn toán chúng ta cần phải :
- Học lại tất cả các kiến thức căn bản về toán từ lớp dưới.
- Phải thuộc những định nghĩa và định lý bằng cách làm nhiều bài tập.
- Gặp một bài toán lạ và khó, bình tĩnh và kiên nhẫn phân tích để đưa về những bài toán cơ bản và quen thuộc.
- Để có hiệu quả cao, cần phải có một chút yêu thích môn học.
- Phải học đều từ đầu năm chứ không phải đợi gần thi mới học.
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP HỌC TỐT MÔN TOÁN
1. Học tại lớp
- Học thuộc bài cũ như định nghĩa, định lí, hệ quả, công thức, các ví dụ ứng dụng,... và các kiến thức cũ liên quan trước khi vào bài học mới.
- Đọc trước SGK bài học mới để biết bài học mới sẽ học gì và cần kiến thức cũ nào liên quan.
-Tập trung chú ý nghe Thầy, Cô giảng bài, không lơ đảng, nói chuyện hoặc làm việc khác và ghi chép bài đầy đủ. Có thắc mắc điều gì, hay không hiểu điều gì thì mạnh dạn hỏi để Thầy, Cô giảng lại... Không sợ chi hết, không hiểu cứ đứng lên bảo: "Cô/Thầy ơi em chưa hiểu ạ!!"... Ai dám chửi nào!! Trừ khi đã giảng lại 2 -3 lần rồi mà đứng lên hỏi kiểu đó thì...
- Phải có giấy nháp đầy đủ để giải các ví dụ ứng dụng của bài học và phải có đầy đủ các dụng cụ học tập (kể cả máy tính bỏ tủi).
- Cuối mỗi tiết học hãy chú ý lắng nghe Thầy, Cô củng cố bài, tóm tắt bài học, hướngd ẫn giải bài tập về nhà, các bước giải toán.
- Giờ bài tập:
+ Chuẩn bị trước BT ở nhà theo hướng dẫn của Thầy, Cô.
+ Chú ý nghe Thầy, Cô sửa BT và ghi chép bài sửa đầy đủ để về nhà xem lại.
+ Chỗ nào chưa rõ hoặc không hiểu thì mạnh dạn hỏi ngay. Nếu không hỏi Thầy, Cô thì hỏi các bạn trong lớp hoặc lớp khác.
+ Giờ BT phải có đầy đủ dụng cụ học tập và giấy nháp. (để có tinh thần học tốt hơn)
+ Không nói chuyện, sao lãng hay làm việc khác khi đang sửa bài....
2. Học tại nhà:
- Chia thời gian biểu để học môn Toán.
- Học thuôc bài và xem lại các ví dụ trước khi làm BT. Xem lại các BT đã sửa trên lớp.
- Học các công thức phải viết ra giấy nháp, không học vẹt và học tủ.
- Học dàn bài của bài học, các cách giải bài tập mà Thấy, Cô đã hướng dẫn trên lớp.
- Đọc trước SGK bài học mới.
- Đọc sách tham khảo (có thể THƯ VIỆN TRƯỜNG có rất nhiều sách Toán hay).
- Làm và luyện tập BT ở nhà
Phương pháp học tập môn Toán
Những điều cần lưu ý để học tốt môn Tóan
· Học kỹ từng bài: Thí sinh cần bám sát nội dung sách giáo khoa, nghĩa là phải chú trọng các phần lý thuyết cơ bản, đọc kỹ lý thuyết rồi làm bài tập đầy đủ từ dễ đến khó. Cần nắm chắc phần cơ bản, nếu chưa nắm chắc thì không nên dồn thời gian cho phần nâng cao; các bài tập không tự giải được thì sau khi nghe thầy giảng (hoặc tìm đọc tài liệu tham khảo) phải tự mình thực hiện lại lời giải một cách độc lập cho đến khi thành thạo và chủ động.
· Ôn bài từng đoạn:Sau khi làm bài tập áp dụng cho từng bài, cuối mỗi chương cần làm bài tập ôn để nhìn lại các bài toán có tính chất tổng hợp và đó cũng là dịp tập huy động kiến thức liên quan để giải một bài toán. Việc làm này rất cần thiết vì các bài toán tổng hợp thường sẽ rất gần giống với đềthi.
· Chú ý các kiến thức lớp 10 và 11:Đây là phần kiến thức nền tảng về Hình học không gian, Lượng giác và Đại số (phương trình, bất phương trình và hệ phương trình) thường có trong các đề tuyển sinh ĐH mà lớp 12 thì không dạy trực tiếp. Thực tế cho thấy rất đông thí sinh làm bài kém ở phần các câu hỏi ở nội dung này, nếu không nắm vững chương trình lớp 10 và 11 thì cần phải có kế hoạch tự ôn tập một cách đều đặn, bền bỉ từng tuần, từng tháng; không thể ôn cấp tập trong một thời gian ngắn.
· Kế hoạch học tập hợp lý:Để tiết kiệm thời gian và sức lực, đồng thời có kết quả cao nhất thì cần có một kế hoạch học tập hợp lý. Cần thu xếp học bài trong thời gian sớm nhất sau khi nghe giảng. Học ở đây có nghĩa là đọc và tìm hiểu kỹ sách giáo khoa, sau đó làm bài tập áp dụng rồi đến bài tập nâng cao. Càng để cách lâu thì càng tốn nhiều thời gian và sức lực hơn để đạt cùng một kết quả. Khi nghe giảng, có những điều chưa hiểu kỹ, nếu học sớm sẽ được khôi phục rất nhanh; để lâu sẽ mờ dần, phần không hiểu sẽ tốn rất nhiều thời gian mà chưa chắc đã nắm được bài. Điều này rất dễ thấy nhưng học sinh thường hay có thói quen đợi đến khi nào gần thi mới học, thật không hợp lý. Vì vậy cần học thật sớm, tốt nhất là ngay sau khi nghe giảng xong và học thành nhiều lần. Có thể lần đầu học qua, chỉ làm các bài tập áp dụng, lần 2 mới làm các bài tập nâng cao để soi rọi các kiến thức cơ bản mà mình chưa nắm vững, tích lũy thêm một số xảo thuật. Đối với môn toán thì không nên cố mà nhớ những điều không hiểu, vì như thế chỉ làm tốn công vô ích, mất công sức không đâu mà còn dễ thất bại vì nhớ lan man; chỉ có hiểu thật rõ thì tự động sẽ nhớ dễ dàng.
· Tránh học quá khuya:Không nên học khi đã quá mệt vì học lúc mệt sẽ không mang lại kết quả tốt mà còn rất có hại cho sức khỏe. Khi học nên tập trung cao độ để rút ngắn thời gian mà vẫn có kết quả cao, nhờ đó giữ gìn tốt sức khỏe. Cần phân chia thời gian học tập sao cho việc học thật đều đặn, bền bỉ và vừa sức. Gần đến ngày thi, các em nên giảm cường độ, chủ yếu là đọc lại để sắp xếp các kiến thức đã học, chú ý các lỗi thường vấp, xem kỹ các công thức mà mình hay quên.
Tóm lại, để học tốt môn toán chúng ta cần phải :
– Học lại tất cả các kiến thức căn bản về toán từ lớp dưới.
– Phải thuộc những định nghĩa và định lý bằng cách làm nhiều bài tập.
– Gặp một bài toán lạ và khó, bình tĩnh và kiên nhẫn phân tích để đưa về những bài toán cơ bản và quen thuộc.
Nguồn: Internet

Làm sao để học giỏi môn Toán?
Vì sao con lại phải học giỏi môn Toán? Thành công trong trường học và cuộc sống

Về thầy Khương

Xóa bỏ dần chữ ''phụ'' trong môn học Lịch Sử
Giáo dục Việt Nam đậm tính bác học, ít thực tế, chương trình quá tải, vừa thiếu tải
Xóa tâm lý môn phụ
Đề tài Một số biện pháp giúp học sinh yêu thích môn lịch sử ở trung học cơ sở
Giáo dục Việt Nam đòi hỏi đổi mới căn bản và toàn diện
Môn học ''phụ'' có phải là ''phụ'' với học sinh?
Bao giờ hết phân biệt ''môn chính'', ''môn phụ''?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét