Thời thịnh thế trữ đồ cổ, thời loạn thế mua vàng kim, thời mạt thế phải tu hành
Tác giả: Trương Kiệt Liên
[Chanhkien.org] Người Trung Quốc có câu ngạn ngữ: “Thời thịnh thế trữ đồ cổ, thời loạn thế mua vàng kim“, ấy là nói về sách lược ứng phó để giữ tiền bạc của người đời, ngôn từ giản dị mà ý nghĩa minh bạch. Trải qua mấy nghìn năm hết thịnh thế lại đến loạn thế, câu nói này vẫn lưu truyền đến nay; điều ấy chứng tỏ con người ta đều có nhận thức giống nhau về vấn đề này trên thực tiễn.
Luân chuyển giữa thịnh thế và loạn thế là trạng thái bình thường của thế gian. Câu ngạn ngữ này chỉ nói với chúng ta rằng cần xử lý như thế nào để bảo trì và gia tăng lợi ích của bản thân trong mọi hoàn cảnh. Tuy nhiên, vạn sự vạn vật đều có chu kỳ thành-trụ-hoại-diệt, xã hội nhân loại cũng có trạng thái cuối cùng mà trong kinh Phật gọi là thời “mạt pháp, mạt kiếp”. Vào thời này con người phải làm sao đây? Con người thời mạt thế phải làm sao để bảo toàn lợi ích tối đa?
Vấn đề này nói ra rất mẫn cảm. Nếu như nhân loại vẫn chưa đi đến trang cuối cùng của lịch sử, thì vấn đề “kỵ húy” này cũng không cần phải động chạm tới. Chính như câu ngạn ngữ nói, đó là liên quan tới thịnh thế và loạn thế. Kỳ thực, toàn bộ câu ngạn ngữ chỉ liên quan đến một vấn đề then chốt: thời mạt thế phải tu hành.
Lời dạy của người xưa thực ra là: “Thời thịnh thế trữ đồ cổ, thời loạn thế mua vàng kim, thời mạt thế phải tu hành.”
Lẽ nào nhân loại đang sống đúng vào thời mạt thế? Có gì làm bằng chứng không? Đáp án là có. Đối với người tu luyện mà nói, đây không phải là điều gì bí mật cả, chỉ là con người hiện đại chịu ràng buộc của các quan niệm cố hữu mà không nguyện ý tìm hiểu, hoặc có tiếp xúc thì cũng bán tín bán nghi.
Trên thực tế, rất nhiều lời tiên tri nổi tiếng trên thế giới đều chỉ nói đến thời kỳ này của nhân loại rồi chấm dứt. Nếu như không phải tất cả họ đều thông đồng để lừa con người hiện đại chúng ta, thì đây chính là chứng cứ đầy đủ, điều có thể khiến nhân loại ngày nay tự mình phán xét.
Biểu đồ dân số thế giới mấy nghìn năm qua có thể rất trực quan để chúng ta thấy, rằng thời mạt thế sẽ phát sinh sự kiện gì? Trên biểu đồ ghi chú: Trước cách mạng nông nghiệp mấy nghìn năm trước, dân số thế giới cơ bản ổn định. Sau cách mạng nông nghiệp, dân số dần dần tăng lên. Tăng dần cho đến cách mạng công nghiệp. Đến đây, đường dân số bắt đầu vọt lên cao. Dân số thế kỷ này tăng lên rất nhanh chóng, cứ 10 năm tăng 1 tỷ người. Đến đầu năm 1992, dân số đã đạt 5,5 tỷ người. Dự kiến đến năm 2032, dân số thế giới đạt 9 tỷ người. Từ đó có thể thấy, nói rằng thế giới chúng ta đang trải qua sự bùng nổ dân số thì cũng không quá.
Mấy nghìn năm qua, dân số loài người tăng lên chầm chậm, điều này có thể dễ lý giải. Nhưng vì sao đến cách mạng công nghiệp, dân số lại đột nhiên bùng nổ? Bùng nổ dân số đã trở thành dấu hiệu trọng yếu cho thời mạt thế của nhân loại, là vì nguyên nhân gì?
Ở đây, chúng ta không đàm luận từ góc độ khoa học kỹ thuật, rằng sự tiến bộ y tế khiến dân số tăng trưởng nhanh như thế nào, v.v. Thực ra, điều này có thể có tác dụng bang trợ, nhưng không thể đột nhiên cải biến quỹ tích của đường cong dân số. Chúng ta có thể lấy khái niệm đồ thị giá cổ phiếu mà mọi người đều quen thuộc để liên tưởng.
Nếu như đem biểu đồ dân số coi như biểu đồ chứng khoán, thì hiển nhiên mấy nghìn năm trước chưa hình thành giá thị trường. Đến cách mạng công nghiệp, rõ ràng người ta đã nghe nói về thị trường, liên tục tiến vào và khiến giá cả dần tăng lên. Đến thế kỷ này biểu đồ dựng đứng, thì những người chơi chứng khoán đều biết, một số lượng lớn người đã tiến vào; hiển nhiên cơ hội ở tại đây, nên người ta đều đến cả.
Một thị trường siêu cấp cuối cùng đã hình thành tại thế gian nhân loại sau hàng nghìn năm chờ đợi. Thời kỳ này chính là thời kỳ mà các lời tiên tri nổi tiếng ở cả Đông và Tây phương gọi là “đoạn kết”, cũng có thể nói là thời mạt thế.
Hiển nhiên, thị trường này liên quan đến chỉ tiêu nhân khẩu và thu hút sinh mệnh khắp nơi ào ào tiến đến làm người. Nói cách khác, giá trị được nhà đầu tư coi trọng đã tăng lên trên thị trường siêu cấp, khiến tiền bạc không còn quan trọng nữa; nhà đầu tư đã bỏ một lượng lớn vốn để đến làm người, và đến hiện nay, họ đã không lầm khi chọn làm người. Từ đó nhân gian xuất hiện tình cảnh “cứ 10 năm tăng 1 tỷ người”.
Bởi vì thị trường này và sinh mệnh là có tương quan, nên việc bảo trì và gia tăng giá trị sinh mệnh đã trở thành động lực trung tâm của thị trường này. Đồ cổ có thể trữ, vàng kim có thể mua, còn sinh mệnh thì tính sao đây? Sinh-lão-bệnh-tử, ai có thể nắm chắc? Có thể người ta đều nghĩ đến tu hành để được cứu độ.
Trên thực tế, trong mấy nghìn năm qua, cho dù là Phật gia, Đạo gia, Thiên Chúa giáo hay Cơ Đốc giáo, thì tất cả chính giáo của nhân loại đều nói với chúng ta một vấn đề, đó là Cứu Thế Chủ được chờ đợi đã tới, Thần Phật sẽ cứu độ thế nhân. Xã hội nhân loại thời kỳ này cũng được gọi là mạt thế.
Người tu hành có thể được cứu độ, thế nhưng giữa tu hành và mạt thế có quan hệ gì? Theo kinh nghiệm quá khứ, người tu hành phải vào chùa miếu hoặc làm đạo sĩ, cũng có người lên núi sâu để mật tu. Đương nhiên, nếu nhiều người vào chùa thì xã hội nhân loại sẽ không thể vận hành một cách bình thường; như vậy, khi nhiều người đến xã hội nhân loại thời mạt thế để tu luyện thì có lẽ họ sẽ không theo cách thanh tĩnh vô vi như trong quá khứ. Nhân loại có thể xuất hiện một hiện tượng đặc biệt, đó là người ta không ly khai thế tục mà vẫn có thể tu hành viên mãn.
Điều này nghe như không thể tưởng tượng nổi, nhưng trường hợp đặc biệt đã xuất hiện. Khi một lượng lớn sinh mệnh đến để làm người, vào năm 1992 khi dân số thế giới lên đến 5,5 tỷ, tại Trung Quốc xác thực đã xuất hiện một pháp môn thượng thừa của Phật gia mà không thoát ly thế tục để tu luyện. Đây chính là Pháp Luân Công, còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp, lấy tu luyện “Chân-Thiện-Nhẫn”, đặc tính vũ trụ làm trung tâm, kèm theo bộ 5 bài công pháp diễn luyện thân thể. Xác thực có vô số người đã được hưởng lợi ích, nhờ sinh mệnh thăng hoa mà vui mừng giới thiệu cho người khác, khiến người tu ngày một đông.
Trước đó, trong lịch sử nhân loại cũng có pháp môn tu luyện giữa sinh hoạt đời thường, nhưng hoàn toàn không được ghi lại. Sự bùng nổ dân số nhân loại và pháp môn phổ truyền để đại chúng tu luyện giữa thế tục chẳng phải thật trùng hợp? Chẳng lẽ Thiên ý đã sớm định trước?
Cho dù thế nào, thì người ta vẫn thấy rõ một sự thật, đó là sau mấy năm hồng truyền, đến năm 1997, tại Trung Quốc đã có khoảng 100 triệu người tu luyện Pháp Luân Công; đạo lý “mạt thế phải tu hành” đã được người ta thấy rõ.
Nói đến mạt thế, người Trung Quốc ngày nay có câu rất kêu: “Nếu trời có sụp, phải chết thì chúng ta chết cùng nhau.” Ý là cho dù điều gì xảy ra đi nữa thì cứ tận hưởng lạc thú trước mắt cái đã. Kỳ thực, người ta chỉ cần tĩnh tâm nhìn vào biểu đồ dân số thế giới thì sẽ rõ ngay. Cũng bao gồm cả những người huênh hoang kia, họ đều là những sinh mệnh đến để làm người; còn đối với những người chịu ảnh hưởng của thuyết vô thần, thật chẳng khác gì họ tự khinh rẻ chính mình.
Tuy nhiên nhân loại đây là không gian mê. Chúng ta có thể thấy, khi nhân loại xuất hiện “bùng nổ dân số” thì nhất định là một lượng lớn sinh mệnh muốn bảo đảm chắc chắn sẽ gặp Đại Đạo ở đây và vì thế tranh nhau mà đến. Vì nguyên nhân ấy, nên tưởng rằng rất hỗn loạn khó hiểu mà lại rất hợp tình hợp lý.
Kể từ năm 2005, tại rất nhiều nơi trên thế giới, người ta đã phát hiện thấy hoa “Ưu Đàm Bà La” khai nở. Theo kinh Phật «Vô Lượng Thọ» ghi lại: Ưu Đàm hoa là thiên hoa chỉ điềm lành linh dị, trên thế gian không có, ba nghìn năm mới nở một lần. Khi hoa này nở là báo hiệu Chuyển Luân Thánh Vương đã tới hồng truyền pháp môn tu luyện mà không đoạn tuyệt duyên trần, không thoát ly thế tục mà có thể tu thành Như Lai.
Chuyển Luân Thánh Vương, còn gọi là Chuyển Luân Pháp Vương, với Phật Di Lặc tương lai được dự ngôn trong kinh Phật là cùng một người. Khi quan sát sự “bùng nổ dân số” thế giới, chúng ta có thể thấy mục đích các sinh mệnh là mượn thân người để đắc Pháp; thân người đã trở thành một thứ vô cùng trân quý trong vũ trụ.
Nếu như hỏi con người hiện đại phương án đầu tư tốt nhất cho sinh mệnh, thì “mạt thế phải tu hành” đã trở thành điều bảo chứng tốt nhất cho sinh mệnh bản thân. Người ta có thể quan sát thấy hiện tượng này, đó là trong các đệ tử Pháp Luân Đại Pháp, họ coi rất nhẹ những kiếp nạn thời mạt thế như được nói trong các truyền thuyết; không phải là họ không tin, mà là họ có tín tâm vào bản thân.
“Đãng đãng thiên môn vạn cổ khai, Kỷ nhân quy khứ kỷ nhân lai” (Dần từ vạn cổ cổng trời khai mở, Hỏi mấy người đến mấy người trở về), hai câu mở đầu bài thơ «Mai Hoa Thi» của Thiệu Ung tiên sinh triều Tống cũng là lời cảm thán đối với sự “bùng nổ dân số” của nhân loại thời mạt thế. Cứu độ thời mạt thế, vạn cổ nay trở về. Hỏi có mấy người trở về, bao nhiêu Vương giả quy vị; bao nhiêu người phải trả hết nợ, mà lưu lại hối tiếc mãi mãi?
Dịch từ:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét