Sở hữu nhà nước dạng biến tướng của sở hữu tư nhân tư bản?
Tư liệu sản xuất của xã hội XHCN thuộc về nhà nước.
Thực quyền của nhà nước XHCN là ở đâu có phải bộ chính trị?
Tư liệu sản xuất dưới chế độ XHCN thực sự nằm trong tay bộ chính trị Vậy sở hữu nhà nước có phải là một dạng biến tướng của sở hữu tư nhân tư bản hay không?
Để trả lời được câu hỏi ấy trước hết ta cần biết sở hữu là gì?
Một đồ vật thuộc quyền sở hữu của một người ta thường gọi đó là sở hữu tư nhân.
Người sở hữu đồ vật ấy có quyền thừa kế, quản lý và sử dụng đối với đồ vật ấy.
Cũng đồ vật ấy nay không thuộc sở hữu của một người mà thuộc sở hữu của 1000 người, 1000 người ấy có quyền thừa kế, quản lý và sử dụng. Vậy sở hữu ấy có gọi là sở hữu tư nhân không.
Sở hữu tư nhân:
Khi chế độ tư bản ở thời kỳ sơ khai thì quyền sở hữu được tập chung trong tay của một người. Một người có được sở hữu một đồ vật sẽ có cả quyền thừa kế, quyền sử dụng và quyền quản lý. Theo lý luận của Mác sở hữu như vậy chưa phải là sở hữu tư nhân tư bản bởi vì lúc này chưa có sự bóc lột giá trị thặng dư. Trường hợp này không gọi là sở hữu tư nhân tư bản mà được gọi là sở hữu cá nhân.
Khi người có sở hữu một đồ vật nhưng không sử dụng đồ vật ấy để lao động sản xuất mà anh ta đi thuê người khác sử dụng đồ vật ấy để lao động sản xuất. Lúc đó người sở hữu đồ vật ấy là tư sản, người sử dụng đồ vật ấy là người công nhân. Sau quá trình sản xuất, người tư sản đem bán hàng hoá ấy lấy tiền, Một phần người tư sản trả công cho người công nhân phần còn lại để người tư sản tiêu dùng cá nhân và phát triển sản xuất.
Theo lý luận của Mác quá trình sản xuất lúc này có sự bóc lột giá trị thặng dư. Mác gọi sở hữu của người tư sản đối với đồ vật ấy (tư liệu sản xuất) được gọi là sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa.
Năm 1917 Lê Nin giành chính quyền, ông đã dùng quyền lực để tước đoạt quyền sở hữu của những người tư sản để trao cho những người trong chính quyền nhà nước.
Bản chất của hành đồng này chỉ là chuyển quyền sở hữu tư liệu sản xuất từ 1000 người tư sản sang 1000 người nhà nước.
Sau khi độc chiếm quyền sở hữu tư liệu sản xuất những người trong chính quyền nhà nước cũng không sử dụng khối tư liệu sản xuất mà cũng thuê công nhân sử dụng khối tư liệu sản xuất. Nhà nước cũng dùng sản phẩm của người công nhân đi trao đổi và lấy một phần lợi nhuận chia cho công nhân phần còn lại để nhà nước tiêu dùng cá nhân và phát triển sản xuất.
Vậy sỏ hữu nhà nước có phải là một dạng biến tướng của sở hữu tư nhân tư bản hay không? mọi người tự đánh giá.
Tôi chỉ thấy sự khác nhau giữa sở hữu tư nhân tư bản với sở hữu nhà nước là:
Quyền thừa kế của sở hữu tư nhân có thể bị tước đoạt trong quá trình cạnh tranh sản xuất. một nhà tư sản quản lý và điều hành sản xuất kém hiệu quả sẽ có thể bị nhà tư bản khác thôn tính và dĩ nhiên quyền thừa kế tài sản cũng không còn. Nghĩa là người tư sản muốn có ăn thì cần phải lao động (lao động có hiệu quả), làm việc không hiệu quả người khác sẽ cướp mất miếng ăn.
Quyền thừa kế của sở hữu nhà nước không ai được tước đoạt kể cả khi những người nhà nước điều hành và quản lý tồi tệ. Nghĩa là người nhà nước có thể không cần làm (làm không có kết quả) vẫn có ăn, không ai có thể cướp miếng ăn của nhà nước.
Sự biến tướng của sở hữu nhà nước đã làm loài người nhầm tưởng rằng Liên Xô đã xóa bỏ được chế độ xã hội tư bản để dựng lên chế độ xã hội XHCN.
Vậy Lê Nin đã dựng lên chế độ xã hội gì ở Liên Xô?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét