Thứ Hai, 15 tháng 2, 2016

Tinh thần thời đại của từng người

Newton, Marx & Wittgenstein
Tinh thần thời đại của từng người
Một trong những sai lầm kinh tởm của việc khuyến khích đọc sách kinh điển ở Việt Nam, đó là không ai thèm tìm hiểu tinh thần thời đại mà những tác gia kinh điển đó từng sống. Bản thân cuốn sách được coi là "phi thời gian", "vĩnh cửu",... cho nên bất cứ ai cũng có lý do để chẳng cần quan tâm đọc thêm bất cứ thứ gì nếu họ cho rằng mình chỉ cần đi vào kinh điển là đủ.
Thực ra tôi ko nói việc đọc trực tiếp kinh điển không phải sai, nhưng nó chưa bao giờ đủ để nắm bắt nhân cách và tinh thần của một người. Cho nên tận thế kỷ 21, người ta thường hay dùng các câu châm ngôn phát biểu bởi các triết gia, ví dụ như Newton bảo "tôi không làm ra những giả thuyết", nhưng câu này có nghĩa là gì? Bất cứ ai tim hiểu kỹ hơn về Newton thì biết gã này bị nghiện nặng mấy trò giả kim thuật, ma thuật,... ông ta chưa hết viết hàng đống sách tư biện về thần học, siêu hình học, tà giáo,... vậy câu nói đó của Newton thực ra có thể nhằm mục đích đánh đố thế hệ tương lai. Theo nghiên cứu đương đại, thì câu châm ngôn đó chỉ đơn thuần là trong lãnh vực triết học tự nhiên, Newton không đưa ra các giả thuyết.
Chúng ta sống suốt thế kỷ 20, với ý tưởng rằng Marx chỉ đơn thuần là 1 tiếp nối của Hegel, vai trò của Engels bị dìm xuống. Nhưng nếu nhìn nhận lại suốt quá trình đã qua của Quốc Tế I và II, vai trò của Engels thực sự mới là chủ chốt, nhưng cũng tai hại không kém, Engels lãnh nhiệm vụ truyền bá tư tưởng ở cấp độ bình dân, bất cứ ai nhìn vào các tác phẩm của Lenin cũng đều thấy ông ta trích Engels nhiều hơn là ông ta trích dẫn Marx, mà văn cảnh của Quốc Tế II thực ra trọng tâm vẫn là Engels. Kể cả việc Engels thực ra không nắm hết toàn bộ di sản của Marx, Engels không biết gì về Bản thảo Kinh Tế Triết Học năm 1844, không biết Marx trẻ thực sự là người như thế nào. Engels về bản chất mới là một người Hegel trẻ thực thụ, Marx không hề vậy. Trong bộ MEGA2 gần 100 quyển, ta thấy phạm vi quan tâm của Marx rất rộng, Marx không chỉ "đơn thuần" là một người học trò của Hegel. Marx quan tâm Hume, Kant, Spinoza,... vùng Marx sống cũng là gần Pháp, ảnh hưởng bởi Pháp, dù vẫn nằm ở nước Đức. Khi Schelling công kích Hegel mới vừa qua đời, những người Hegel trẻ lúc đó đều tham gia vào buổi hội thảo đó để bảo vệ Hegel, trong số đó có cả Bakunin, Engels, Kierkegaard,... nhưng không có dấu hiệu của Marx lúc đó.
Trong từ điển Kant vừa mới dịch, ta có thể xem quan niệm của Kant về phái Khắc Kỷ, Cynics, Hoài Nghi. Khi ta so sánh với quan niệm đó của Marx trong lời nói đầu của Luận án Tiến Sĩ ta nhìn ra sự tương đồng. Không chỉ vậy, vụ công kích người Hegel trẻ, Marx đã đào lại những thành tựu của chủ nghĩa thực chứng, chủ nghĩa duy vật Pháp,... mà ông thừa nhận là Locke, Bacon,... những triết gia bị Liên Xô coi là phái kinh nghiệm, họ là cha đẻ của chủ nghĩa duy vật mà Marx đang ca ngợi. Tinh thần thời đại mà Marx sống chẳng được nghiên cứu hoặc bỏ rơi hoàn toàn.
Vài người ở VIệt Nam đang khoái Wittgenstein, vì những câu nói "tăm tối không thể hiểu được" của ông này. Nhưng những sự việc diễn ra trong cuộc đời của WIttgenstein thì ít ai để ý, khung sườn của quyển Tractatus trước khi Wittgenstein đi lính rất khác với quyển Tractatus sau này được phát hành. Khi đi lính, ông ta trải nghiệm một số kinh nghiệm thần bí nào đó, ông ta cho rằng mình đã được tái sinh, dù ông ta có gặp Thượng Đế thế nào, tôi cũng éo quan tâm lắm. Tractatus có đưa ra một sự phân minh rõ rệt giữa tôn giáo và triết học, nhưng bọn VN không nhìn ra các mệnh đề đó là kết luận của Wittgenstein chứ không phải Tiền Đề của ông ta. Tiền Đề của ông ta là gì, không ai rõ, Đúng là Wittgenstein coi các vấn đề về Thượng Đế và linh hồn như là vấn đề tôn giáo chứ không phải là "vấn đề triết học", nhưng liệu ông ta giữ cái nhìn này sau quyển Tractatus hay trước đó thì lại là chuyện KHÔNG AI BIẾT, kể cả đám học trò của ông ta. Bất chấp chuyện đó, quyển sách có thể được đọc bởi nhiều Thánh Việt Nam mà không cần chút kiến thức nền nào cả.
Wittgenstein cũng như Marx và Feuerbach,... [theo RL]
Xem sự khả thể của mỗi nền triết học chỉ là một biểu hiện khác của tinh thần thời đại mà người đó đang sống trong giai đoạn đó diễn đạt ra. Có nghĩa là thực sự ít có cái gọi là sự tiến bộ trong triết học. Nhưng những vấn đề tôn giáo, như Thượng Đế và Linh Hồn, là những vấn đề mà bất cứ kẻ nào có lý tính cũng đều quan tâm. Các ý tưởng triết học diễn đạt lại các vấn đề tôn giáo, pha thêm tinh thần thời đại của nó, Marx hay Feuerbach không hề đưa ra sự phân định rạch ròi giữa vấn đề tôn giáo và vấn đề triết học [như tôi đọc cho tới nay]
Với Wittgenstein, ngược lại, vấn đề quan trọng nhất không phải là "sống trọng thế giới" ["thế giới" là mối bận tâm duy nhất của KHOA HỌC TỰ NHIÊN] quan trọng nhất vẫn là cái ở trên nó, Thượng Đế hoặc "cái cao hơn" và như vậy nó hàm ý cả môn Đạo Đức Học.
Điều này trả lời vì sao Wittgenstein dù thời kỳ trước hay thời kỳ sau, cũng đều không viết về ĐẠO ĐỨC HỌC, dù ông có địa vị quan trọng bậc nhất hơn Phật, Lão, Khổng,... về vấn đề đạo đức học, cùng với Marx và Newton, họ là những nhà đạo đức học KHÔNG BAO GIỜ VIẾT VỀ ĐẠO ĐỨC HỌC. Tác phẩm thời kỳ sau của Wittgenstein tuyên bố, siêu hình học (nghĩa là nhận thức mệnh đề về Thượng Đế và linh hồn và "thực tại phía sau thực tại", hay "con mắt của Thiên Chúa") là bất khả thể. Nhưng đó vẫn chưa trả lời chuyện vì sao Wittgenstein không viết về đạo đức học, cũng như 2 người trên, Đây là một câu đố sâu sắc...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét