Thứ Ba, 16 tháng 2, 2016

THẾ NÀO LÀ MARKETING......!!!

Funny Marketing
---
THẾ NÀO LÀ MARKETING......!!!
Một giáo sư giảng bài Marketing như sau:
1, Nếu bạn thấy một cô gái rất xinh đẹp trong bữa tiệc, bạn đến gần và nói “Này, tôi giàu lắm, lấy tôi nhé” 
=> Đó là “Marketing trực tiếp”
2, Bạn tham dự một bữa tiệc, bạn của bạn chỉ bạn cho một cô gái và nói “Cậu ta giàu lắm, lấy cậu ta đi”
=> Đó là “Quảng Cáo”
3, Một cô gái tiến về phía bạn và nói “Này, anh giàu lắm phải không, lấy em nhé?”
=> Đó là “Thương hiệu cá nhân”
4, Khi bạn nói “Tôi giàu lắm, lấy tôi nhé” và cô ta cho bạn một bạt tai
=> Đó là “Phản hồi tiêu cực từ khách hàng”
5, Bạn nói “Tôi giàu lắm, lấy tôi nhé”, cô ấy giới thiệu cho bạn người đàn ông bên cạnh và nói “Đây là chồng tôi”
=> Đó là “Cung ứng sai nhu cầu”
6, Bạn vừa định nói “Tôi giàu lắm, lấy tôi nhé” thì vợ của bạn đi đến
=> Đó là “Rào cản khi nhắm đến một thì trường mới”

_______________________

Nếu muốn thay đổi suy nghĩ của người tiêu dùng, điều đầu tiên cần phải làm là thay đổi phương pháp xây dựng thương hiệu mà bạn đang tiến hành. Đừng bao giờ nói rằng điều đó là không thể bởi chúng ta có thể làm được những việc thậm chí vượt cả khả năng của mình và đó chính là lý do khiến con người có thể tồn tại cho tới ngày nay.
_______________________


Khái quát Mô hình và Chiến lược 7P Marketing

P1. Sản phẩm
Định nghĩa mới và bao trùm cho khái niệm marketing đối với sản phẩm: sản phẩm là tập hợp các lợi ích.
Theo định nghĩa này chúng ta không phải tách biệt marketing cho sản phẩm hay dịch vụ, marketing cho công nghiệp hay B2B và marketing cho hàng tiêu dùng và B2C. Một sản phẩm khi được khách hàng công nhận, cụ thể hơn là sự dịch chuyển kháiniệm Lợi ích sang khái niệm Giá trị của cùng một thực thể, và bắt đầu hình thành trạng thái Thương hiệu theo mức giá trị mà khách hàng công nhận.

P2. Giá bán
Định nghĩa mở rộng của khái niệm giá bán sẽ trở thành chuỗi-giá-trị hay đúng hơn là chuỗi-chi-phí.
Chẳng hạn trong Nông nghiệp, chuỗi này bắt đầu từ sản phẩm nông nghiệp cơ bản bao gồm chi phí đầu vào của giống, đất dai, chăm sóc canh tác và chi phí thu hoạch. Sau đó là chi phí chế biến thành các sản phẩm tinh hơn, và sau cùng là chi phí cho quảng bá và phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng.
Phân phối là mang sản phẩm đến với khách hàng một cách hiệu quả nhất, nhưng (cái này mới) có thể mang khách hàng đến với sản phẩm một cách tiện lợi nhất. Quá trình này nên gọi là chiến lược phân phối 2 chiều. Trong định nghĩa mới không thể thiếu khái niệm Kênh phân phối, là địa nghĩa của chiều dọc hay liên kết dọc. Mỗi một kênh thích hợp với một định vị sản phẩm khác nhau, đó là tính ưu việt của marketing khi tập hợp cả hệ thống chức năng marketing khác nhau định hướng bởi cặp khái niệm kỳ diệu là Phân khúc & Định vị, hơn thế là Phân khúc & Định vị đa sản phẩm

P3. Phân phối
Được nâng cấp tự khái niệm Place là nơi chốn bán hàng, Phân phối là cả một hệ thống hay mạng lưới bán hàng được tổ chức chuyên nghiệp và hiệu quả.
Phân phối là mang sản phẩm đến với khách hàng một cách hiệu quả nhất, nhưng (cái này mới) có thể mang khách hàng đến với sản phẩm một cách tiện lợi nhất. Quá trình này nên gọi là chiến lược phân phối 2 chiều. Trong định nghĩa mới không thể thiếu khái niệm Kênh phân phối, là địa nghĩa của chiều dọc hay liên kết dọc. Mỗi một kênh thích hợp với một định vị sản phẩm khác nhau, đó là tính ưu việt của marketing khi tập hợp cả hệ thống chức năng marketing khác nhau định hướng bởi cặp khái niệm kỳ diệu là Phân khúc & Định vị, hơn thế là Phân khúc & Định vị đa sản phẩm

P4. Quảng bá
Với định nghĩa thương hiệu bao trùm sản phẩm (khác với định nghĩa thương hiệu của WIPO), Quảng bá Thương hiệu chính là quảng bá một sản phẩm, hay đưa ra lời hưá với khách hàng một cách sáng tạo. Riêng điều này cũng cần đánh giá liên quan đến đạo đức và trách nhiệm của thương hiệu hay doanh nghiệp. Chính yếu tố sáng tạo gây tranh cãi nhiều nhất và cũng là yếu tố hấp dẫn của marketing.

P5. Con người
Chiến lược Nhân sự ở mỗi công ty cần phải được nhìn nhận dưới gọc độ Marketing. Ngày càng có nhiều các phương pháp tiếp thị định hướng con người.
PR được vận dụng triệt để ngay từ những năm đầu họat động được phân tách bởi PR đối ngoại và PR đối nội. PR đối ngoại (External PR) nhắm đến việc xây dựng và duy trì các mối quan hệ và hệ thống chăm sóc khách hàng (CRM) đối với Nhà Phân phối, giới Báo chí; các Liên đo àn thể thao và các đơn vị sở hữu Truyền thông. PR đối nội (Internal PR) nhắm đến việc chăm sóc từng cá nhân và gia đình nhân viên làm việc cho công ty ở mọi cấp bậc công việc. Công ty có những chính sách đãi ngộ và hiếu hỉ cho từng nhân viên và giá đình tùy theo quá trình công hiến của họ; những nhân viên làm việc gắn bó với công ty được khen thưởng theo nấc thâm niên mà họ đã gắn bó với công ty. Đặc biệt Ngày hội Gia đình hàng năm của toàn thể cán bộ nhân viên công ty được tổ chức hết sức ấn tượng tạo ra không khí đoàn kết thân mật… tất cả tạo ra niềm kiêu hãnh của nhân viên và gia đình họ đối với những người xung quanh.

P6. Quy trình
Gộp chung gồm quy trình hệ thống, hay tính chuyên nghiệp, tức process hay professionalism. Doanh nghiệp phát triển luôn đặt những quy trình quản trị (điển hình là ISO:9001) làm hệ thống quản trị làm nến tảng để thể chế hóa bộ máy làm việc, giúp luật hóa trách nhiệm cá nhân hay nói đúng hơn là “minh bạch hóa” vai trò và phạm vi trách nhiệm của từng người để cá nhân thấy rõ nhiệm vụ và quyền hạn của mình trong một tập thể quản trị. Tuy nhiên sự vận dụng hệ thống quản trị chuẩn mực (theo ISO) ở một số doanh nghiệp có hàm lượng chất xám va hạm lượng dịch vụ cao hay mang nhiều tính sáng tạo xem ra không chứng minh được hiệu quả.

P7. Triết lý
Ở cấp độ 3 (nấc 3), chúng ta tìm hiểu vai trò của tư tưởng, triết lý, văn hóa trong một tổ chức, hay cụ thể là trong một doanh nghiệp. Các giải pháp ở cấp độ này thể hiện bởi sứ mệnh hay tầm nhìn của doanh nghiệp, của thương hiệu; văn hóa, những thói quen ứng xử và chuẩn giá trị trong doanh nghiệp, cũng như giữa thương hiệu ứng xử trước cộng đồng; tư tưởng, tầm nhìn và giá trị của tổ chức cũng cần phải được thông đạt một cách hiệu quả đến với toàn thể cá nhân trực thuộc (stake holder) và kể cả đối với cộng đồng trong đó dĩ nhiên là có khách hàng, người tiêu dùng, đối tác, người thân của họ, hay nói rộng hơn là của to àn xã hội.
______________________

Chất lượng website
[phần 2]

Chất lượng website là yếu tố chính để giữ chân và tạo ấn tượng tốt cho người xem một khi họ đã vào xem website của doanh nghiệp. Chất lượng website thông qua các yếu tố sau:
- Trình bày thiết kế, bố cục: trình bày trang nhã, ấn tượng, bố cục rõ ràng, đơn giản, không bề bộn, không quá nhiều thông tin trên một trang...

- Thông tin: thông tin phải chính xác, đầy đủ, súc tích, được cập nhật thường xuyên. Quan trọng hơn nữa là thông tin phải hữu dụng cho người xem.

- Tốc độ hiển thị: tốc độ hiển thị trang web phải nhanh, nếu không người xem sẽ chán và bỏ qua, đặc biệt là ở Việt Nam tốc độ truy cập Internet bằng điện thoại rất chậm.

- Các chức năng tiện ích phục vụ người xem: website phải có các chức năng tiện ích phục vụ người xem như form liên hệ, chức năng tìm kiếm, chức năng chọn hàng, đặt hàng v.v... để tránh làm mất thời gian, gây phiền phức cho người xem.
Marketing website

Đây là khâu quan trọng nhất để thu hút người vào xem website (chủ yếu là lần đầu). Nếu không marketing, không ai biết đến địa chỉ website này, từ đó, hàng năm chỉ có một số rất ít người vào xem, làm cho website trở nên vô dụng. Doanh nghiệp sau khi xây dựng xong website và đưa vào hoạt động, cần phải thực hiện các việc cơ bản sau để marketing website:

- Đăng ký địa chỉ website với các Bộ tìm kiếm (Search Engine) như www.google.com,www.yahoo.com...
- Đăng ký địa chỉ website với các Danh bạ website (Web Directory) như www.dmoz.org,www.google.comwww.yahoo.com,www.vietnamwebsite.net...
- Trao đổi link với các website khác
- Gửi email thông báo địa chỉ website cho các đối tượng khách hàng
- Đặt banner trên các website khác (có trả tiền)
- ...

Việc marketing website là một việc không dễ, và đòi hỏi nhiều công sức, thời gian, đầu tư... Nhưng vai trò của marketing thì không thể phủ nhận đối với sự thành công của một website. Hiện trên Internet có hơn 40 triệu website với hơn 8 tỷ trang web. Nếu không nỗ lực marketing, website của bạn sẽ chìm sâu trong “đại dương” Internet và những đầu tư cho website sẽ là “công dã tràng”.
Hỗ trợ khách hàng

Nếu doanh nghiệp đã làm tốt khâu marketing và từ đó có nhiều người biết đến và ghé qua thăm viếng website. Nếu doanh nghiệp đã làm tốt khâu chất lượng website để cho những ai đã ghé qua thăm viếng website đều có ấn tượng tốt, có thể tìm thấy trên website này những thông tin bổ ích cho họ, những điều họ đang đi tìm... Nhưng như thế chưa đủ để mang lại thành công cho website của doanh nghiệp.

Cái còn thiếu là: chất lượng dịch vụ hỗ trợ người xem (khách hàng). Tức tốc độ phục vụ trả lời email, xử lý đơn hàng, cung cấp thông tin theo yêu cầu của từng người... Nếu một người quan tâm gửi câu hỏi từ trang liên hệ của website, mà phải chờ vài ngày không thấy câu trả lời, hoặc nhận được câu trả lời không rõ ràng, không đầy đủ, với văn phong cẩu thả... thì chắc chắn doanh nghiệp sẽ bị tổn thất khách hàng tiềm năng.

Nếu website của bạn không mang lại hiệu quả kinh doanh như bạn mong muốn, bạn có thể nhờ chúng tôi kiểm tra, tư vấn cho bạn cách thức cải tiến để khai thác tốt hơn website của doanh nghiệp.
Thạc sĩ Dương Tố Dung


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét