Thứ Tư, 18 tháng 11, 2015

T.H

Hơn một năm qua vắng đi những bài viết của tôi, của anh Khù Khoằm nên các anh chị lại tiếp tục lầm đường lạc lối, tôi thật buồn quá đỗi. Thú thật với các anh chị, nhiều khi đọc comments của các anh chị bêu rếu, nói xấu Bác, chửi chế độ, công an nhân dân tôi đã không ngủ được, nửa đêm bật dậy trăn trở, đốt thuốc lá. Nhìn làn khói mà 2 khóe mắt rưng rưng, tôi không tưởng tượng sao lại có người như thế được.

Thử hỏi trên thế gian này có ai vĩ đại như Bác Hồ kính yêu của chúng ta? Người là danh nhân văn hóa thế giới. Về thơ văn thì tập thơ "Nhật Ký Trong Tù" là kiệt tác vô địch, không tác phẩm nào có thể so sánh được, những án thơ tuyệt tác, thấm đẫm nhân văn của Người thật đúng như ai đã từng nhận xét:
“Vầng thơ của Bác vầng thơ thép
Mà vẫn mênh mông bát ngát tình”

Về quân sự thì khỏi cần bàn. Vì hơn cả một vị tướng tài, Người và học trò vĩ đại là Đại tướng Võ Nguyễn Giáp đã lãnh đạo nhân dân đã làm nên trận Điện Biên Phủ, vang danh chấn động địa cầu. Chưa hết, Người đã đặt nền tảng để đánh tan đế quốc Mỹ, tên đế quốc đầu sỏ hàng đầu thế giới, làm cho bạn bè quốc tế khâm phục và các dân tộc bị áp bức học tập để đứng lên đấu tranh giành độc lập.

Ngoài ra Người rất giản dị và có một trái tim nhân hậu. Là lãnh tụ nhưng người chỉ đơn sơ đôi dép lốp, sống trên nhà sàn đơn giản bên vườn rau, ao cá, một hình tượng rất đẹp, rất dung dị, rất đời thường. Người còn có một tình thương bao la với thiếu nhi, nhi đồng, Người luôn quan tâm chăm sóc. Mà không chỉ nhi đồng, đến anh đội viên bác còn đi “dém chăn” từng người từng người một. Hình ảnh người cha già dân tộc đi dém chăn đã đi vào thơ ca vô cùng đẹp đẽ, cảm động.

Nói về tài năng và sự sáng tạo của Bác thì không sách vở nào tả xiết, Bác có thể nghe nói lưu loát mấy mươi thứ tiếng, người có thể múa võ, chơi bóng chuyền, cỡi ngựa, đi bộ băng rừng vượt suối cả ngày không mệt mỏi. Trời Luân-Đôn tuyết lạnh cắt da, Bác đã nghĩ ra cách lấy giấy báo bọc để sưởi ấm là một ý tưởng thiên tài, không phải ai cũng nghĩ ra được...

Bác mất đi, cả dân tộc bàng hoàng với nỗi đau tột cùng như nhà thơ Tố Hữu đã viết: “Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa...”

Tôi ước gì Bác có thể sống mãi mãi với quê hương, dân tộc để chúng ta được phụng sự người, riêng tôi thì ước được một lần được hôn lên đôi má Bác.


___________________________________


Ông Cụ ra đi một cách đường hoàng, công chính với tâm thế hứng khởi của một người con đi tìm lại niềm vinh quang dân tộc, vào buổi chiều lộng gió ngày 05/6/1911 tại Bến Nhà Rồng lịch sử người thanh niên Nguyễn Văn Ba với hai bàn tay trắng đã bước chân lên con tàu đô đốc La-tu-sơ Tơ-rê-vin với công việc phụ bếp, để 30 năm sau thành quả tôi luyện là một vị lãnh tụ nhân dân sáng như vầng thái dương dẫn dắt những kiếp nô lệ nhục như chó lợn thành công dân của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.

Ông Cụ ra đi khi đất nước bị cai trị bởi ngoại bang, đồng bào Cụ sống kiếp công dân hạng hai ngay trên đất tổ. Mục đích của Cụ rất trong sáng, con đường của Cụ rất rõ ràng, lý luận của Cụ rất khoa học, minh chứng là, Cụ đã thành công.

_______________________________

"Chính trị là một hệ thống các âm mưu" một triết gia đã từng nói như thế. Nếu quá non nớt về chính trị thì bạn chẳng qua chỉ là một con tốt đứng ra hô hào, kẻ thắng cuộc thật sự mới chính là kẻ đánh cờ, chứ không phải các quân cờ trên bàn cờ chính trị ấy. "Mọi lý thuyết đều màu xám, chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi". Mỗi cá nhân đều phải tự mình phấn đấu, tới một "tầm" nào đó là có thể chi phối được chính trị. "Kẻ nắm trong tay huyết mạch kinh tế sẽ chi phối được đường lối chính trị". Nếu tự mình không vươn lên được thì cứ ở đó mà kêu gào, trách móc hệ thống chính trị bất công. Cứ chém gió đi cho đời thấy rằng mình là trí tuệ đỉnh cao trong môi trường "Thực tế...ảo"
__________________________________

Xã hội chủ nghĩa hay xã hội cộng sản tạm hiểu 1 cách thiện cận như vầy :
Chúng ta có thể tạm hiểu 1 cách đơn giản và thống nhất như sau về khái niệm " Xã hội chủ nghĩa hay Xã hội Cộng Sản ":
- Chủ nghĩa Xã Hội (hay chủ nghĩa Cộng Sản) - bao gồm nhiều giai đoạn, từ quá độ ---> lên Xã hội chủ nghĩa ---> rồi mới tiến tới Chủ nghĩa Xã hội ---> cuối cùng là chủ nghĩa Cộng Sản)
- Đó là 1 Xã hội mà về cơ bản :
+ Chính trị : sẽ tiến dần từ (Có Nhà nước quản lý ----> sang bán Nhà nước ----> và cuối cùng là Xã hội tự quản lý).
+ Kinh tế : sản xuất và phân phối hàng hóa trong thị trường sẽ đi theo nguyên tắc phân phối Xã hội chủ nghĩa: "Làm theo năng lực, hưởng theo lao động" và xã hội Cộng Sản chủ nghĩa: "Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu"
-Chủ nghĩa cộng sản nó là cái gì đó rất đẹp nhưng hơi hoang tưởng với một sợi chỉ đỏ xuyên suốt tình anh em đồng chí hội tạo thành một khối đoàn kết và bản tính của con người là tham lam và dục vọng đã có ai từ bỏ nó đâu công hay tư phân minh rạch ròi được đâu .
'' nếu cố xây dựng một cái gì đó phi lí ,phi thực tế thì chỉ có hại chứ ko có lợi khác gì cán vuông đút vào miệng tròn ''

______________________________________

THAM NHŨNG TẠI VIỆT NAM!
Tham nhũng đã trở thành Quốc nạn tại Việt Nam! Chưa bao giờ lòng tin của người dân giảm sút đến mức thấp đến như hiện tại và nguyên nhân cơ bản là do nạn tham nhũng tràn lan... Hồ Chủ Tịch đã từng nói "Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng". Chính tham nhũng là nguyên nhân trực tiếp và cơ bản dẫn đến "không công bằng" và tất nhiên nó đang đe doạ sự tồn vong của chế độ!
Tham nhũng, có thể khẳng định đó là kẻ thù của nhân dân, kẻ thù của chế độ, ai ai cũng ghét tham nhũng, ai ai cũng ghê tởm và đòi hỏi giệt trừ tham nhũng, nhưng tham nhũng vẫn tồn tại một cách công khai và phổ biến... Nguy hiểm nhất, rất nhiều người ghét tham nhũng, kêu gọi giệt trừ tham nhũng nhưng lại trực tiếp thực hiện hành vi tham nhũng (đưa hoặc nhận hối lộ) mà không nhận thức được hành vi của mình!
________________________________
Trước khi bị bắt và bị truy tố theo Điều 258 Bộ Luật Hình sự, nhà báo Trương Duy Nhất có một bài báo góp ý với Lãnh đạo Đảng về công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng“.Bài báo lấy đầu đề là “ Trị Đảng” mang tính phản biện cao và có nội dung phê bình sắc sảo và rất nóng hổi! Ông đã nói “trúng phóc” nhiều căn bệnh của Đảng với tinh thần xây dựng chứ không phải là đả phá, kích bác, chống đối, song chỉ có điều tác giả tỏ ra bi quan, không chút hy vọng gì vào Đảng nữa! Song bài này lại không thấy Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao liệt kê trong Cáo trạng ngày 17-12-2013 để truy tố nhà báo-blogger nổi tiếng này về tội “Lợi dung các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước; quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức,công dân”. (Cũng như đa số những người theo dõi và hiểu biết về vụ này, cá nhân tôi tin rằng blogger Trương Duy Nhất không vi phạm pháp luật và vì thế ông không có tội! Việc kết án 2 năm tù giam đối với ông là sai trái và là một điều sỉ nhục!). Trở lại bài báo “Trị Đảng” kể trên, sau khi trích dẫn câu nói của Giang Trạch Dân khi còn đương chức là “muốn trị quốc phải trị đảng”, Trương Duy Nhất viết: “Hồi Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã nghe nói ”nhà dột từ nóc”. Đến giờ, hình như “cái nhà” ấy không những dột từ nóc mà “dột nhiều chỗ khác nữa”.”Dột nhiều chỗ khác” là cách nói của cựu Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, chứ thực ra không phải dột mà nhiều chỗ đã thực sự…mục nát rồi !”( ĐẠI TÁ QĐNDVN NGUYỄN ĐĂNG QUANG)
_______________________________________

Chính phủ 3 thành phần là một phương án được MTGPMN tuyên truyền về việc sau khi giải phóng xong miền nam Việt Nam sẽ thành lập nên một chính phủ liên hiệp với cả 3 thành phần của chính phủ VNCH, VNDCCH và MTGPMN.
Tuy nhiên khi cờ đã cắm trên dinh độc lập, bí thư Lê Duẩn đã dẹp bỏ ý tưởng này.
Trích nguyên văn: "Gửi các anh Tám, anh Bảy. Xin báo để các anh biết:
Theo lời anh Ba (Bí thư Lê Duẩn), không còn vấn đề ba thành phần. Cấu tạo chính phủ không thể có bọn tay sai Mĩ, không để cho Mỹ có chỗ dựa mà phải làm cho quần chúng thấy rõ sức mạnh, thế mạnh của cách mạng.
Ta vừa phát động quần chúng lại vừa buộc Mỹ phải thay đổi chính sách. Chính phủ thể hiện tinh thần đó phải gồm ta và những người yêu nước, thật sự tán thành lập trường hòa binh độc lập, dân chủ, hòa hợp dân tộc, thống nhất tổ quốc của ta. BCT chủ trương với những ai đã đầu hàng ta như Dương Văn Minh chẳng hạn thì không bắt nhưng cần có cách quản lí, giám sát, ta cần trừng trị bọn phá hoại hiện hành....
Trong khi phát động phong trào quần chúng hoạt động cách mạng cần chú ý chọn lọc, bồi dưỡng cốt cán trong quần chúng. Để có đủ cán bộ kịp tung ra phát động quần chúng nên chọn một số cán bộ của Đảng, đoàn thể và cán bộ quân đội, huấn luyện ngắn ngày về chính sách, phương pháp công tác, kỉ luật. Khi tổ chức lễ mừng trong cả nước, theo ý kiến BCT, nên có đoàn đại biểu từ SG ra dự lễ mít tinh ở HN và từ HN vào SG.
Lành (Tố Hữu)"
___________________________________________

Trong tình hình đất nước như hiện nay làm mình lại nhớ đến cụ Phan Chu Trinh có nói 10 điều ai bi của ''Dân Tộc Việt Nam ''
1. Trong khi người nước ngoài có chí cao, dám chết vì việc nghĩa, vì lợi dân ích nước; thì người nước mình tham sống sợ chết, chịu kiếp sống nhục nhã đoạ đày.
2. Trong khi người ta dẫu sang hay hèn, nam hay nữ ai cũng lo học lấy một nghề; thì người mình chỉ biết ngồi không ăn bám.
3. Trong khi họ có óc phiêu lưu mạo hiểm, dám đi khắp thế giới mở mang tríóc; thì ta suốt đời chỉ loanh quanh xó bếp, hú hí với vợ con.
4. Trong khi họ có tinh thần đùm bọc, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau; thì ta lại chỉ quen thói giành giật, lừa đảo nhau vì chữ lợi.
5. Trong khi họ biết bỏ vốn lớn, giữ vững chữ tín trong kinh doanh làm cho tiền bạc lưu thông, đất nước ngày càng giàu có; thì ta quen thói bất nhân bất tín, cho vay cắt cổ, ăn quỵt vỗ nợ, để tiền bạc đất đai trở thành vô dụng.
6. Trong khi họ biết tiết kiệm tang lễ, cư xử hợp nghĩa với người chết; thì ta lo làm ma chay cho lớn, đến nỗi nhiều gia đình bán hết ruộng hết trâu.
7. Trong khi họ ra sức cải tiến phát minh, máy móc ngày càng tinh xảo; thì ta đầu óc thủ cựu, ếch ngồi đáy giếng, không có gan đua chen thực nghiệp.
8. Trong khi họ giỏi tổ chức công việc, sắp xếp giờ nghỉ giờ làm hợp lý, thì ta chỉ biết chơi bời, rượu chè cờ bạc, bỏ bê công việc.
9. Trong khi họ biết gắng gỏi tự lực tự cường, tin ở bản thân; thì ta chỉ mê tín nơi mồ mả, tướng số, việc gì cũng cầu trời khấn Phật.
10. Trong khi họ làm việc quan cốt ích nước lợi dân, đúng là “đầy tớ” của dân, được dân tín nhiệm; thì ta lo xoay xở chức quan để no ấm gia đình, vênh vang hoang phí, vơ vét áp bức dân chúng, v.v.


_____________________________________

“Nhiều khi việc nương tay với một quan chức tham ô, hay ưu tiên cho một người có thế lực sẽ làm quảng đại quần chúng mất niềm tin vào công lý. Đây chính là cội nguồn của cái xấu vì khi có bất công thì sự tử tế khó có đất sống”
Ông Lê Quang Bình Viện trưởng iSEE trả lời báo Dân Trí nhân dịp năm mới 2015


Kết quả của quá trình dân chủ hóa sẽ phụ thuộc vào sự có mặt/vắng mặt của phong trào dân chủ đòi thay đổi và sự đoàn kết/chia rẽ của tầng lớp tinh hoa nắm quyền lực kinh tế và chính trị. Nếu một quốc gia có phong trào dân chủ mạnh cộng với một tầng lớp tinh hoa cai trị chia rẽ thì kết quả sẽ là một nền dân chủ ra đời. Nếu phong trào dân chủ lên cao nhưng tầng lớp tinh hoa đoàn kết để bảo vệ lợi ích kinh tế và chính trị của mình thì sẽ dẫn đến đàn áp. Còn nếu không có phong trào dân chủ nhưng tầng lớp tinh hoa bị chia rẽ sâu sắc thì có thể dẫn đến đảo chính. Còn ở một quốc gia không có cả phong trào dân chủ lẫn sự chia rẽ trong tầng lớp lãnh đạo tinh hoa thì hiện trạng sẽ được duy trì.
http://dienngon.vn/Blog/Article/co-cong-thuc-nao-cho-dan-chu

_________________________________________

"Nếu thắng trong cuộc đua giáo dục, sẽ thắng trong phát triển kinh tế", trò chuyện với Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, ông Lý Quang Diệu - nguyên Thủ tướng Singapore khẳng định. Điều này được ông đúc rút từ thực tế xây dựng Singapore "hóa rồng" với những chính sách quyết liệt về giáo dục.
Trong hồi ký "Lịch sử Singapore 1965 - 2000: Bí quyết hóa rồng", Lý Quang Diệu đã kể lại những "bí quyết" này.


_______________________________________

 “Người kiểm soát đồng tiền quốc gia, sẽ là người kiểm soát quốc gia”
Thomas Jefferson (Tổng thống Mỹ 1801 - 1809)

_______________________________________________

Suy ngẫm!
- Tại sao nói, không có gì quý hơn: ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC ?
- Cái gì mà con người khao khát nhất (quý nhất) thì đó là cái mà con người đã từng phải chịu đựng (trả giá) rất đắt khi không có được nó.
+ Độc lập và lệ thuộc là hai mặt biện chứng. 
+ Tự do và ràng buộc là hai mặt biện chứng. 
+ Hạnh phúc và đau khổ là hai mặt biện chứng.
- Lệ thuộc, ràng buộc và đau khổ là những điều mà con người đã từng phải chịu đựng gắn liền với đời sống dục tính bản năng trong tự nhiên của mình.
- Sự tồn tại của đời sống xã hội tách khỏi đời sống tự nhiên, vừa là minh chứng, vừa là hình thức (công cụ) giúp con người duy trì được những giá trị khao khát (quý nhất) và nó thì lại vốn rất mong manh (sinh ra vì lý do gì thì nguy cơ chết đi cũng chỉ vì lý do đó).
- Tạo Hóa không phân biệt giữa đời sống tự nhiên với đời sống xã hội. Trong đời sống tự nhiên và xã hội luôn tồn tại các lực lượng dục tính với tương quan quyền lực khác nhau có khả năng chi phối nhau, xung đột với nhau. Vậy nên, tình trạng lệ thuộc, ràng buộc và đau khổ luôn có xu hướng xảy ra khắp nơi.
- Nhà nước với sức mạnh quyền lực tập trung (được từng cá nhân gửi gắm nguyện vọng và quyền lực của mình), thông qua luật pháp gắn với chế tài của mình, có chức năng cho việc điều hòa các tương quan quyền lực (lợi ích) trong xã hội, nhằm đảm bảo duy trì được các giá trị phổ quát: ĐỘC LẬP, TỰ DO, HẠNH PHÚC.
- Cụ thể hơn, chức năng của nhà nước là nhằm đảm bảo được ĐỘC LẬP cho cộng đồng (dân tộc) trước các lực lượng khác ở bên ngoài thế giới và đảm bảo được TỰ DO cho từng thành viên trong cộng đồng của mình.
- Còn HẠNH PHÚC? – Hạnh phúc là một dạng thái độ biểu hiện trạng thái tình cảm của con người đối với cuộc sống của mình (nó là mục đích, song lại là sản phẩm phụ của hoạt động sống - người ta không thể duy trì mà không hành động gì theo cái cách riêng của người đó). Do đó, hạnh phúc thuộc về vấn đề riêng của từng cá nhân. Không ai có thể giải quyết được vấn đề không phải của mình. Vậy nên, nhà nước không thể giải quyết vấn đề HẠNH PHÚC của người dân được mà đó là vấn đề của từng công dân mà nhà nước phải để (đảm bảo, bảo vệ) cho từng thành viên tự do lựa chọn và tự chịu trách nhiệm trước sự lựa chọn của chính mình. Tóm lại, chỉ cần nhà nước đảm bảo được vấn đề TỰ DO của từng công dân thì vấn đề HẠNH PHÚC trong xã hội công dân sẽ tự được triển khai.

_________________________________

Hồi cách đây vài năm, một người bạn nước ngoài hỏi tôi đại khái là "nước mày có truyền thống gì hay ho không?", tôi đã định tua một bài dài về truyền thống đánh giặc giữ nước của cha ông, nhưng sực nhớ ra là người bạn kia là một công dân của một nước có lịch sử đánh nhau hào hùng gấp 1000 lần nước ta, có mặt ở cả 2 cuộc chiến tranh thế giới và từng bắt một nửa châu Âu phải quỳ gối. Tôi nhún vai trả lời rất khẽ: "buôn gian và bán lận".
Văn hóa và đẳng cấp của một dân tộc thể hiện ngay ở cái chợ, ở những nước có văn hóa phát triển thì chợ là nơi buôn bán và kiếm tiền, còn ở nước ta, chợ là nơi lừa đảo.
Sự lừa đảo ngang nhiên hiện hữu và được chấp nhận, và năm tháng qua đi, nó trở thành một nét văn hóa, một truyền thống mặc định hiên ngang trường tồn cùng dân tộc.
Tôi từng đọc truyện "cái cân thủy ngân", một câu truyện cổ tích rất hay răn dạy con người tránh xa thói cân điêu trong buôn bán. Nhưng gian lận về khối lượng hay chất lượng hàng hóa đơn thuần chưa phải là đỉnh cao của văn hóa lừa đảo ở nước ta. Sự lừa đảo đã phát triển lên tầm cao tới mức, người bán ngang nhiên đòi lại cái họ đã bán. Họ sẵn sàng mang quan tài đựng xác của người thân đến ngôi nhà cũ đã bán để ăn vạ, xin đểu. Và đó mới dừng lại ở mức cá nhân, cá biệt.
Ở tầm rộng hơn, một số lượng không nhỏ dân cư của một thành phố ngang nhiên thắc mắc và muốn đòi lại cái mà họ đã bán cho một doanh nghiệp - người đã bỏ một đống tiền để biến những quả núi heo hút đến mức thậm chí chim không buồn ỉa, thành điểm du lịch hấp dẫn đẳng cấp quốc tế. Tiền đã rót vào, hạ tầng đã xây xong, thuế đã nộp đủ, và khi đến giai đoạn gặt hái thành quả, những người dân thân yêu đã từng sung sướng nhận tiền đền bù của họ cảm thấy không hài lòng, và muốn đòi lại những gì đã bán.
Bạn có tin được không, họ đã bán, và khi họ thấy cái họ bán sinh lời bởi người khác, họ muốn đòi lại, hoặc chí ít là được sử dụng miễn phí? Họ muốn đường bộ và cáp treo phải miễn phí.
Không đâu thể hiện rõ tinh thần "sở hữu toàn dân " như ở đất nước ta nơi nhân dân tự cho mình quyền sở hữu mọi thứ, từ lon bia rơi xuống đường khi gặp tai nạn cho đến thắng cảnh du lịch nhà nước đã giao cho tư nhân kinh doanh hợp pháp. Và nếu chính quyền cùng với doanh nghiệp không chịu, rất có thể họ sẽ rồng rắn nhau lên Mai Xuân Thưởng làm dân oan mất đất.

Hãy cương quyết đừng nhún nhường với họ - những người không những vô sản mà còn vô liêm sỉ.

________________________________


Cứ tưởng chuyện người ta hóa ra liên quan tới cả mình ,

Chúng ta đang sống chung trong một môi trường xã hội, giống như những con cá sống chung trong hồ, dù là Trắm hay Mè, dù là Trôi hay Chép, đã sống chung thì đều bị ảnh hưởng bởi môi trường nước. Chúng ta không thể kệ những tệ nạn, nhũng nhiều, rủi ro tràn lan trong xã hội mà mong rằng bản thân mình, gia đình mình không bị ảnh hưởng.

" ... Con cá muốn làm khác loài cá, nhảy lên bờ, chết. 
Con cọp muốn làm khác loài cọp, bỏ núi ra đồng, bị bắt ... !!!" 
<'Quản Doản Tử'>.

Hãy cập nhật thông tin thường xuyên để bản thân mình không bị lạc hậu ,để mở mang và nâng cao kiến thức ,để biết so sánh và thẩm định ,để tránh rủi ro ,để học thêm kinh nghiệm sống và để chia sẻ với mọi người.
''THIẾU HIỂU BIẾT LÀ NGUỒN GỐC CỦA MỌI HẬU QUẢ TIỂU CỰC''
___________________________________

CÁI THỜI ĐẠI GÌ THẾ NÀY?

1. Thời đại gì mà điện thoại ngày càng thông minh và mỏng manh hơn còn con người ngày càng một "ngu đi" và béo ị.

2. Thời đại gì mà bạn bè ngã thì người ta cười còn điện thoại rơi thì người ta khóc.

3. Thời đại gì mà tính năng quan trọng nhất của nghe - gọi chính là nút phớt lờ cuộc gọi của người thân.

4. Thời đại gì mà người ta có thể tự tin làm đủ trò trên màn hình điện thoại trừ việc nhìn thẳng vào mắt người khác.

5. Thời đại gì mà chụp ảnh trong nhà xí trở thành trào lưu và được đẩy lên thành môn "nghệ-thuật-thể-thao-văn-hóa".

6. Thời đại gì mà hẹn hò lần đầu muốn sờ vào đâu cũng được, miễn là không sờ vào điện thoại của nhau.

7. Thời đại gì khi điện thoại rơi vỡ, chúng ta lo lắng dằn vặt, còn khi những thứ khác bị mất, bị rớt,... chúng ta quá lười để cúi xuống nhặt chúng lên. Đó có thể là cục tẩy, cây bút, mối quan hệ, thậm chí là MỘT ƯỚC MƠ?
______________________________

  Câu hỏi của bạn lúc nào cũng khó. Dù chẳng phải kẻ thức thời, tôi cũng đưa ra một số ý kiến của mình.
"Thức thời" là biết thời thế.
"Tuấn kiệt" là người tài giỏi.
(Từ điển Hán Việt).
Như vậy "Kẻ thức thời là trang tuấn kiệt" có nghĩa là: kẻ biết thời thế là người tài giỏi.
Câu này thì tất nhiên là đúng rồi. Nắm bắt được thời thế, được xu thế phát triển của thời đại mình đang sống đâu phải dễ. Thường là khi người ta đi qua nó rồi, nhìn lại mà đánh giá thì dễ dàng hơn rất nhiều. Nhưng đã đi qua rồi thì những cơ hội chỉ còn là quá khứ. Vì vậy kẻ thức thời chính là người nắm bắt được cơ hội trong thời điểm thích hợp nhất.
Vậy nắm bắt được thời thế là gì? Nắm bắt được thời thế có nghĩa là nắm bắt được quy luật phát triển của xã hội.
Kẻ thức thời là những con người bé nhỏ, nhưng có tầm nhìn xa trông rộng. Họ đang sống trong những ngày tháng này nhưng họ có thể biết được hàng chục năm sau xã hội sẽ phát triển như thế nào.
Từ xưa đến nay, kẻ thức thời cũng rất nhiều, và ngày nay, người thức thời cũng không ít.
Nắm được quy luật phát triển của xã hội đã là giỏi rồi, tìm ra trong đó những cơ hội tốt cho mục đích của mình lại càng giỏi hơn nữa. Những người thức thời không chỉ đơn giản là người nắm bắt được quy luật phát triển của xã hội, những xu thế tất yếu phải xảy đến mà người thức thời còn phải là người biết vận dụng thời thế đó để phục vụ cho mục đích của mình.
Những trang tuấn kiệt có khi còn biết lợi dụng thời thế để tạo ra thời thế.
Nếu bạn đã đọc "Mật mã Da Vinci" của Dan Brown thì sẽ thấy có một nhân vật Constantine.
"Ông ta cả đời là một kẻ ngoại đạo mãi đến khi nằm trên giường lâm chung, quá yếu không thể phản đối được, mới chịu lễ rửa tội. Dưới thời Constantine, quốc giáo của La Mã thờ thần Mặt trời - thờ Sol Invictus tức là Mặt trời không gì thắng nổi - và Constantine chính là tu sĩ đứng đầu quốc giáo đó. Rủi cho ông ta, một cuộc náo loạn tôn giáo ngày càng dữ dội đã tràn ngập La Mã. Ba thế kỉ sau khi Chúa Jesus Christ bị đóng đinh câu rút, số tín đồ của Người đã tăng bội lên theo cấp luỹ thừa. Những tín đồ Thiên Chúa giáo và những người ngoại đạo bắt đầu gây chiến với nhau, và cuộc xung đột phát triển đến mức đe doạ chia cắt La Mã làm hai. Constantine quyết định phải làm một điều gì đó. Vào năm 325 sau Thiên Chúa Giáng Sinh, ông ta quyết tâm thống nhất La Mã dưới hình thức một tôn giáo duy nhất. Đó chính là Thiên chúa giáo".
"Tại sao một hoàng đế ngoại đạo lại lựa chọn đạo Thiên chúa làm quốc giáo?".
"Constantine là một nhà kinh doanh rất giỏi. Ông ta thấy rõ Thiên chúa giáo ở xu thế đang lên, và đơn giản là ông ta ủng hộ con ngựa thắng cuộc. Các sử gia lấy làm thán phục sự xuất sắc của Constantine trong việc cải đạo cho những người thờ thần Mặt Trời thành những tín đồ Thiên chúa giáo. Bằng việc phối quyện những biểu tượng, ngày tháng, nghi lễ ngoại đạo vào truyền thống Thiên chúa giáo đang ngày càng phát triển, ông đã tạo ra một thứ tôn giáo lai tạo có thể chấp nhận được với cả hai phía".
"Những dấu tích của dị giáo trong những biểu tượng của Thiên chúa giáo là không thể chối cãi được. Đĩa mặt trời Ai Cập thành hào quang quanh đầu các thánh Thiên Chúa giáo. Những hình diễn đạt nữ thần Isis cho Horus bú, đứa con trai được thụ thai một cách kì diệu, đã trở thành mẫu phác thảo cho các hình vẽ hiện đại thể hiện Đức Mẹ Đồng Trinh Mary cho Chúa Hài Đồng Jesus bú. Và gần như mọi yếu tố trong các nghi lễ của Ki tô giáo như mũ tế, bàn thờ thánh, thánh ca, lễ ban thánh thể cũng như nghi thức rước mình Thánh Chúa đều được lấy thẳng từ những nghi lễ bí nhiệm dị giáo có từ trước đó".
"Chẳng có gì trong Thiên chúa giáo là chính gốc. Mithras - mà người ta vẫn quen gọi là Con trai của Thượng đế và Anh sáng của thế giới - là một vị thần tiền - Thiên chúa giáo chào đời vào ngày 25 tháng 12, và khi chết được chôn trong một ngôi mộ bằng đá, rồi tái sinh sau đó ba ngày. Tiện đây xin nói ngày 25 tháng 12 cũng được coi là ngày sinh của Orisis, Adonis và Dionysus. Thần Krishna lúc mới sinh ra đã được dâng tặng vàng, trầm hương và cả nhựa trầm hương. Thậm chí ngày thánh hàng tuần của Cơ đốc giáo cũng là thứ đánh cắp từ những người ngoại đạo".
"Thiên chúa gỉáo tôn vinh ngày hành lễ thứ Bảy Sabbath của người Do Thái, nhưng Constantine đã chuyển ngày lễ đó cho trùng với ngày lễ thần Mặt Trời của người ngoại đạo". Ông dừng lạí và cười. "Cho đến tận bây giờ, những con chiên đi lễ chầu sáng Chủ nhật vẫn không mảy may biết rằng họ ở đó để dự tế thần Mặt Trời hàng tuần của người ngoại đạo - Chủ nhật có nghĩa là ngày của mặt trời mà".
(Mật mã Da Vinci - Dan Brown).
Ngày nay, để chọn đúng nghề nghiệp tương lai, người ta phải nắm bắt được xu thế phát triển, suy vong của từng ngành nghề. Nếu không, sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội tốt. Tôn Tử nói: “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Bốn nguyên tắc cơ bản được khuyến cáo là: “Hiểu rõ xu hướng dịch chuyển cơ cấu ngành nghề”, “Tìm ra ngành nghề mới”, “bỏ qua quan niệm cũ về việc làm” và “Chọn ngành nghề mới”
Nhưng thức thời không có nghĩa là chạy theo trào lưu, chạy theo những mốt mới, chạy theo những ý thích nhất thời của dân chúng trong thời điểm cụ thể mà phải biết được xu thế nào sẽ phát triển lâu dài, bền vững, xu thế nào sẽ nhanh chóng bị triệt tiêu.
Quy luật phát triển của xã hội cũng như dòng sông cuồn cuộn chảy, người đi xuôi dòng ắt thành công, kẻ đi ngược dòng dễ nếm mùi thất bại. 

____________________________

~Nghĩ về Sex~
(-1-) Thụ hưởng khoái lạc
Tây Môn Khánh giàu có ức vạn, phong lưu đa tình, chuyên đi lừa gạt dụ dỗ đàn bà trong thiên hạ, không phân biệt đối tượng là gái tơ dâm đãng, hay gái đã có chồng thèm khát hoang dâm vô hạn định. Đàn bà đã lọt vào mắt, gã không bao giờ để lọt.
Tây Môn đại lão gia đã cưới được nhiều người đẹp nức tiếng (cả đẹp cả/ và đức hạnh!) trong thiên hạ, nhưng kết thúc cuộc đời trong đớn đau, để lại đám thê thiếp lộng lẫy với của cải bạc vàng, lúc tuổi đời còn rất rất trẻ, tinh khí suy kiệt bởi do người thiếp được yêu chiều nhất của mình là Phan Kim Liên.

Phan thị lên cơn hứng tình không cách chi kiểm soát lúc Tây Môn đang bạo bệnh, rồi vì không được thỏa mãn đã cho Tây Môn uống liều Via-ra thần dược tạo cường dương, khiến Tây Môn sụp hẳn không thể cứu chữa nổi.
Phan thị từng hạ độc Võ Đại Lang để thông dâm với Tây Môn Khánh, từng thông dâm với Kính Tế- thằng con rể ngu xuẩn của Tây Môn Khánh, từng thử tìm cách ve vãn mong được mây mưa với Võ Tòng...
cuối cùng y thị cũng bị Võ Tòng phanh thây...
(Đọc Kim Bình Mai)
🐽🐽🐽
"Khoái lạc- đối với đám tiện dân, đó là ngọn lửa chậm thiêu đốt;
đối với những khu rừng bị mọt ruỗng và những khúc vải xoắn lợm giọng, đó là hoả lò ngấu nghiến.
Khoái lạc- đối với những tâm hồn tự do thì đó là sự ngây thơ phóng dật khơi vơi, là hạnh phúc điền dã trên mặt đất, là sự tri ân quá thừa thãi tương lai đối với hiện tại.
Khoái lạc- đấy chỉ là thuốc độc dịu ngọt cho những kẻ cằn cỗi điêu tàn
nhưng đối với những kẻ mang ý chí của con mãnh sư, thì đó là chất thuốc bổ tuyệt diệu nhất, chất rượu của men nồng mà người ta dè dặt giữ gìn một cách kính cẩn thiêng liêng. "
(Đọc Nietzsche)
🐽🐽🐽
Sex chỉ nên là
một món ăn (chính hay phụ tuỳ nhu cầu),
một trò giải trí,
một phần -dẫu rất quan trọng- của cuộc đời một con người
tuyệt đối không thể là tiêu chí tối thượng của cuộc đời một con người.
Hoang dâm vô độ chỉ dẫn tới suy tàn kiệt quệ... Cho dù là một quân vương kiêu hùng, lãnh chúa oai phong, thi sĩ hào hoa sáng láng, văn sĩ thông tuệ, phú ông giàu sụ, con buôn thạo mánh, thị dân rởm đời thô lậu, bần nông răng đen ám xịt ...
Đàn ông tầm phào (như Kính Tế) dễ dãi phang phập (đồng thời thông dâm với Phan Kim Liên và hầu nữ của thị là Xuân Mai), không phân định đâu là giới hạn không được bước qua???
Anh hùng hảo hán (như Võ Tòng) mới đủ bản lãnh biết từ chối thức tạp chủng???
Đàn ông chỉ đam mê sắc dục vô độ rất giống những con lợn tầm thường???
dù đôi khi họ thực rất khác với những con lợn tầm thường...
họ giống những con lợn thông minh???
...
Con lợn là con vật khá thông minh.
Nhưng nó chỉ thông mình hơn đa số con vật, ngu hơn một số con vật khác...
&
Không bao giờ con lợn có thể so sánh với đa số con người...
(TN- 11.2015)
____________________________

Dân chủ là dân có quyền lực cai trị. Bắt nguồn từ tư tưởng của người Hi lập quan niệm độc tài là hình thức chính quyền xấu xa nhất vì áp chế con người ên mọi việc chung trong quốc gia đều phải do dân chúng định đoạt. 

Người La mã phát huy truyền thống này của Hi lạp nhưng phạm tù hạn hẹp hơn. Đến thời Trung cổ, đạo Thiên chúa thịnh hành, quan niệm con người được thượng đế tạo dựng bình đẳng với nhau và có một số quyền nhất định. Hai triết gia có ảnh hưởng lớn nhất tới phong trào dân chủ thời cận đại là John Locke người Anh và Jean Jacques Rousseau của Pháp. Locke quan niệm là liên hệ người bị trị và người cai trị là một khế ước xã hội trong đó quyền của người bị trị như tự do, được sống và có tư hữu tài sản cần được bảo vệ. Ông gọi các quyền này là quyền tự nhiên của con người. 

Phải đợi tới cuộc Cách mạng Mỹ (1776) với Thomas Jefferson là nhà tư tưởng của phong trào từ" quyền sống, quyền tự do và theo đưổi hạnh phúc" mới xuất hiện trong Tuyên ngôn độc lập Mỹ mà Hồ chí Minh sau này bắt chước. Thực sự T. Jefferson ảnh hưởng của Locke và cũng ảnh hưởng của Rouseau khi ông này thêm công dân có quyền vũ trang để chống chính quyền độc tài. 

Con người là sinh vật -theo Plato trước công nguyên định nghĩa- sinh vật chính trị. Mà sinh vật chính trị là nói tới liên hệ cá nhân với cộng đồng và nhà cầm quyền. Plato thấy rằng người ta chỉ có thể hạnh phúc khi liên hệ này đúng. Có nghĩa nó cần một khế ước dân sự giữa dân chúng và Nhà nước như Joh Locke sau này gọi. Khế ước này tạo ra thể chế dân chủ bảo đảm quyền lợi cũa các công dân, chống nạn độc tài và áp bức. 

Theo bạn thì các triết gia này có cái nhìn tốt hơn hay xấu hơn quan niệm dân chủ chuyên chính của "giai cấp vô sản" mà đảng CS tự nhận là đại diện?
__________________________________

‪#‎book‬ ‪#‎sách‬ ‪#‎toán‬ ‪#‎giaoduc‬
- trang 13 - 14, Toán học và những suy luận có lí
- G. Polya
Trong cuộc sống có người thường bám chặt vào ảo tưởng, nói một cách khác, họ không dám nghiên cứu những khái niệm dễ dàng bị kinh nghiệm bác bỏ, vì họ ngại tinh thần mất cân bằng.
Trong khoa học, chúng ta cần một phương pháp khác hẳn,.... Nó đòi hỏi nhiều điều khác và đặc biệt là ba điều sau đây:
Một là, chúng ta phải sẵn sàng duyệt lại bất kì quan niệm nào của chúng ta.
Hai là, chúng ta phải thay đổi quan niệm khi có lý do xác đáng.
Ba là, chúng ta không được thay đổi quan niệm một cách tùy tiện, không có cơ sở đầy đủ.
Những quy tắc ấy tưởng như tầm thường nhưng phải có những đức tính khác thường mới theo được.
Nguyên tắc thứ nhất đòi hỏi "sự dũng cảm của trí tuệ". Bạn phải dũng cảm xem xét lại quan niệm của bạn. Galilei, người đã bác bỏ những thành kiến cũ của những người đương thời và uy tín của Aristote, là một tấm gương vĩ đại về sự dũng cảm của trí tuệ.
Nguyên tắc thứ hai đòi hỏi "sự trung thực của trí tuệ". Khư khư bảo vệ giả thuyết, rõ ràng là bị kinh nghiệm bác bỏ, chỉ vì đó là giả thuyết của tôi, như vậy là không trung thực.
Nguyên tắc thứ ba đòi hỏi "tính nhẫn nại sáng suốt". Thay đổi quan niệm mà không có sự nghiên cứu nghiêm chỉnh, chẳng hạn chỉ vì chạy theo "mốt", là một điều ngu xuẩn. Song, chúng ta không có thì giờ và không đủ sức để nghiên cứu một cách nghiêm túc mọi quan niệm của chúng ta. Vì vậy, phải sáng suốt dành công việc hàng ngày, dành những thắc mắc, những nỗi hoài nghi nông nổi của chúng ta cho những quan niệm mà chúng ta hi vọng có thể sửa được.
Sự dũng cảm của trí tuệ, lòng trung thực và tính kiên trì sáng suốt là phẩm chất cao quý của nhà khoa học.
___________________________
Sử dụng cách đọc của bạn để phát triển văn bản của mình
Khi bạn đang đọc, bạn sẽ phải đưa ra các quyết định về việc liệu những quan điểm và luận cứ mà các tác giả trình bày, chứng cứ mà họ chỉ ra, và những ví dụ họ vận dụng, có đáng để dùng hỗ trợ cho sự phát triển các luận cứ và quan điểm của riêng bạn hay không, và, nếu có, thì dùng chúng làm sao cho tốt nhất.
Nếu bạn muốn trở thành một tác gia có nhiều nguy hiểm bạn nên tránh để có thể dùng cách đọc của mình để phát triển các văn bản bạn làm việc và cả luận cứ chứa trong đó. Trong số những cái phổ biến nhất, ít nhất đối với những tác giả hàn lâm mới vào nghề, hay rơi vào cái bẫy nguy hiểm đó là luôn trích dẫn các tác giả cứ như thể những gì họ nói đều đúng, kể cả khi nó có thể vẫn đang bị nghi ngờ. Một cái bẫy khác đó là lối tư duy coi quan điểm của một tác giả trùng khớp với bản thân bạn, nó sẽ tất yếu tăng cường cho bạn trong trường hợp nếu bạn đề cập trong bài luận văn của mình rằng tác giả này chia sẻ cái nhìn của bạn, hoặc một phần cái nhìn.
Các sinh viên rơi vào những cái bẫy như vậy rất nhiều khi họ mới chân ướt bước vào nền giáo dục bậc cao. Tuy nhiên, họ đôi khi vẫn tiếp tục phạm phải suốt một thời gian dài trừ phi họ được giúp đỡ, bởi các giáo viên của họ, giúp họ nhận ra rằng một phần của những gì họ cần làm là họ nên phát triển kỹ năng phê phán, và năng lực đưa ra các quyết định có lý tính đối với uy tín của những thứ họ đã đọc. Xuyên suốt tôi nhấn mạnh hết lần này đến lần khác sự cần thiết phản tư một cách có phê phán những gì các tác giả phát biểu. Bất cứ khi nào bạn sử dụng lập luận của một người khác để hỗ trợ cho quan điểm của riêng mình, bạn nên luôn thử đưa ra các lý do có sức thuyết phục cho việc làm đó.
Trong việc quyết định có nên sử dụng các luận cứ của một tác giả trong luận văn của mình hay không, bạn sẽ phải có khả năng tháo gỡ chúng ra, theo dấu chúng suốt những văn bản mà bạn đang đọc. Đây không phải là một công việc dễ dàng. Các tác giả hàn lâm đôi lúc ít khi làm rõ các luận cứ mà họ đã đặt ra. Kể cả khi chúng được làm rõ, những đường lối tư tưởng của chúng thường là rất phức hợp, với nhiều đường phụ và lối mòn, và còn nhiều các ví dụ minh họa nữa, như một độc giả, bạn có thể tự lấy làm kinh ngạc làm thế quái nào mà mình lại đi đến luận điểm này ở chỗ này trong văn bản, và luận cứ sẽ đi đến đâu đây. Bạn sẽ muốn được hướng dẫn đầy đủ để tìm kiếm một số trợ giúp phát triển những kỹ năng cần thiết để theo dấu và hiểu các luận cứ đủ tốt để cho phép mình đánh giá xem liệu những luận cứ này có tốt hay không. Có một số những văn bản phát hành có thể giúp bạn làm việc đó, gồm Critical Reasoning [Lập luận có tính Phê Phán] (Thomson 1996); Thinking – A to Z [Tư Duy – Từ A đến Z] (Warburton 1996); và How to Think Straight [Làm thế nào để suy nghĩ thông suốt] (Flew 1998), và phần ba của quyển Reading, Writing and Reasoning [Đọc, Viết và Lập luận] (Fairbairn và Winch 1996).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét