Nếu tiếp cận theo nghĩa rộng nhất thì kinh nghiệm có ý chỉ tổng thể kết quả được sinh ra từ mối quan hệ qua lại giữa con người và môi trường (thế giới bao quanh con người) và tác dụng tương hỗ sinh ra từ đó.
Kinh nghiệm là yếu tố cơ bản nhất không thể thiếu đối với sự trưởng thành và phát triển của con người. Con người thông qua kinh nghiệm, chiếm lĩnh tri thức tồn tại trong thế giới xung quanh và làm sâu sắc nhận thức. Nói một cách khác, con người thông qua kinh nghiệm thu thập các tri thức tồn tại trong thế giới với tư cách là thông tin và trong quá trình lấy nó làm công cụ, làm sâu sắc tư duy sẽ chỉnh sửa hệ thống tri thức đã có và tiến hành tái cấu trúc hệ thống tri thức mới. Với ý nghĩa đó, sự trưởng thành và phát triển của con người có thể tìm thấy trong phát biểu của Dewey, J. về “Tái cấu trúc liên tục kinh nghiệm” (continous reconstruction of experience).
Và như thế, lý luận coi trọng vai trò của kinh nghiệm trong giáo dục nói chung được gọi là lý luận giáo dục chủ nghĩa kinh nghiệm.
2. Lý luận giáo dục kinh nghiệm chủ nghĩa của Dewey.
Các nhà lý luận về chủ nghĩa kinh nghiệm rất nhiều nhưng trong đó Dewey là người nổi bật nhất.
Lý luận giáo dục kinh nghiệm chủ nghĩa của Dewey được tạo thành từ 3 nguyên lý dưới đây:
Thứ nhất là nguyên lý “học thông qua làm” (learning by doing). Theo Dewey, kinh nghiệm được tạo thành từ sự cố gắng (trying) của chủ thể (người học) đối với môi trường và sự tác động từ môi trường-tức là được tạo thành từ phương diện chủ động và phương diện thụ động. Tóm lại, kinh nghiệm là thứ được tạo thành từ tác dụng tương hỗ giữa chủ thể và môi trường vì vậy chỉ khi có sự cố gắng chủ động của chủ thể thì mới sự học tập.
Thứ hai là nguyên lý “Tư duy phản tỉnh” (reflective thinking). Nếu trình bày theo thứ tự, trước tiên chủ thể bằng việc có cố gắng nhất định trước môi trường mà bị dồn ép vào “tình huống bất xác định” (Undeterminated situation), “tình huống có vấn đề” (problematic situation). Ví dụ như vấn đề “làm thế nào để phục hồi khu phố bị úng ngập”. Ở đây, chủ thể sẽ có ý định giải quyết tình huống có vấn đề đang đối mặt và lặp đi lặp lại thử nghiệm đưa tình huống bất xác định trở lại thành tình huống xác định. Dewey đã chia quá trình giải quyết vấn đề đặt trong tình huống như vậy thành 4 hoặc 5 bước (ví dụ: “cảm nhận vấn đề”, “suy đoán”, “điều tra”, “xây dựng giả thuyết”, “kiểm chứng giả thuyết”). Tư duy phản tỉnh có ý chỉ việc chủ thể vừa lần theo các bước này và gắng giải quyết tình huống có vấn đề mà chủ thể đang đối mặt và quá trình tích lũy các thử nghiệm.
Thứ ba là nguyên lý “tính liên tục” (contunity) với ý nghĩa là “sự tái cấu trúc không ngừng kinh nghiệm”. Và đây có ý nghĩa chỉ sự liên tục của kinh nghiệm với tư cách là tác dụng tương hỗ của chủ thể với môi trường và sự phát triển của kinh nghiệm lên thành kinh nghiệm cao hơn về chất. Nói một cách khác, nó có ý nghĩa chỉ sự xuất phát từ tình huống cụ thể gần gũi nhất định sau đó chủ thể mở rộng nó, đưa nó thành tình thuống ở mức độ trừu tượng (một cách gián tiếp) và quá trình nâng cao kinh nghiệm một cách liên tục.
Trong giáo dục vào năm 1953 (năm Showa thứ 28), bài học (tangen) “Úng ngập và và chính trị thành phố”-thực tiễn do Yoshida Sadatoshi tiến hành đã xuất phát từ việc thảo luận về trải nghiệm liên quan đến nạn úng nghập gần gũi với học sinh. Học sinh đã vừa đặt ra những câu hỏi “tại sao việc phục hồi từ sự úng ngập lại diễn ra chậm chạp” vừa tiến hành tìm kiếm (giải quyết vấn đề), so sánh với sự úng nghập ở các tỉnh khác, phát hiện ra sự liên hệ giữa việc giải quyết vấn đề này dưới thời Edo và việc trị thủy hiện nay, thêm nữa còn tiến tới điều tra về việc cải tạo sông ngòi ở Trung Quốc hay Mĩ. Đối với việc học tập của trẻ em thì sự triển khai giờ học bắt đầu từ kinh nghiệm gần gũi của trẻ em rồi tiến hành mở rộng, nâng cao về mặt không gian và thời gian là ví dụ hay.
3. Vấn đề đặt ra
Khái niệm kinh nghiệm mà Dewey nói có sự khác biệt lớn về mặt nội dung so với thuật ngữ kinh nghiệm mà người Nhật chúng ta vẫn dùng thường ngày. Ở Nhật Bản, chúng ta có thể tìm ra một trong những lý do dẫn đến sự hiểu nhầm kéo dài về chủ nghĩa kinh nghiệm. Ví dụ như khi chúng ta nói “trải nghiệm sự úng ngập”, vừa có ý nói sự việc trong quá khứ vừa có ý diễn tả sự thụ động trong tiếp nhận tác hại. Tuy nhiên, kinh nghiệm mà Dewey nói là khái niệm mang tính chủ động. Chẳng hạn như là nói về ví dụ úng nghập, nếu như trẻ em không có ý thức một cách chủ thề về vấn đề úng ngập thì sự thiết lập kinh nghiệm hữu hiệu mang tính giáo dục sẽ không thể tìm thấy. Tức là trong kinh nghiệm mà Dewey nói tới chủ thể có ý thức cố gắng đối với môi trường (hướng tới tương lai) và trong tiếng Nhật nó gần với “thực nghiệm” (jikken). Vì vậy nó được gọi là “Lý luận kinh nghiệm mang tính thực nghiệm”.
Thêm nữa, đối với nguyên lý “học thông qua làm” trong giới giáo dục Nhật Bản xu hướng hiểu sai nó một cách đơn giản là chủ nghĩa hoạt động cũng rất mạnh. Giống như trước đó đã trình bày, theo lý luận giáo dục dựa trên chủ nghĩa kinh nghiệm, việc học tập nếu như không gắn bó với tư duy mang tính phản tỉnh (tư duy giải quyết vấn đề) mà chỉ đơn giản là hoạt động hay kinh nghiệm thì sẽ không có ý nghĩa gì.
Do sự hiểu sai này, ở Nhật Bản trong suốt thời gian dài, (chủ nghĩa) kinh nghiệm và (chủ nghĩa) khoa học đã được bàn luận một cách hoàn toàn đối lập và có thể nói khái niệm kinh nghiệm đã chỉ được tiếp cận ở bề mặt bên ngoài.
Mặt khác, người ta nói rằng học sinh ngày nay có sự hời hợt về kinh nghiệm. Điều này có nghĩa rằng kinh nghiệm đời sống thường ngày trở nên hời hợt đồng thời cũng có nghĩa rằng cơ hội phát hiện vấn đề và tư duy giải quyết nó một cách chủ thể trở nên ít ỏi. Do đó, vấn đề đòi hỏi đối với việc học tập môn Xã hội là việc làm cho học sinh cảm nhận được sự hạnh phúc khi làm sâu sắc sự tìm kiếm mang tính chủ thể đồng thời các kinh nghiệm có ý nghĩa đối với sự trưởng thành và phát triển của trẻ em được giáo viên tuyển chọn, và đưa vào giờ học.
Nguyễn Quốc Vương dịch từ “Từ điển giáo dục môn Xã hội” (Gyosei, 2000).
https://thonsau.wordpress.com/2013/01/07/chu-nghia-kinh-nghiem/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét