Thứ Hai, 30 tháng 11, 2015

Thế kỷ 21: Muốn đứng đầu phải có tư duy phản biện

Nếu muốn kinh doanh phát tài trong thế kỷ 21, các lãnh đạo phải có tư duy phản biện. Roger Martin thuộc Trường quản lý Rotman ngộ ra điều này một thập kỷ trước. Với vai trò trưởng khoa, ông đã thay đổi chương trình giảng dạy môn kinh doanh, nhấn mạnh các kỹ năng tư duy phản biện. sự kiện nóng
Như Lane Wallace nói trên tờ New York Times: những gì Martin và rất nhiều người khác đang cố gắng làm là tiếp cận cách học và giải quyết các vấn đề từ những nền tảng văn hóa khác nhau được vay mượn từ những học viện, giới kinh doanh, nghệ thuật và thậm chí là cả lịch sử.
Tư duy phản biện luôn là một thuộc tính được đánh giá cao cho các nhà quản lý. Nhưng theo thời gian, đặc biệt khi các trường giảng dạy về kinh doanh tập trung vào các kỹ năng định lượng nhiều hơn là định tính, khả năng tư duy phản biện dần yếu đi. Hiện nay, tỉ lệ những vấn đề phức tạp ngày càng tăng đã đòi hỏi sự trở lại của việc tư duy phản biện.

David A. Garvin của ĐH Havard nói với tờ New York Times: "Tôi cho rằng mọi người cần có những kỹ năng suy nghĩ sắc bén hơn, cho dù vấn đề là một câu hỏi giả định, hay nhìn một vấn đề dưới cái nhìn đa chiều". Với câu nói này, Garvin, đồng tác giả của Re-Thinking the M.B.A.: Business Education at a Crossroads, đã tóm tắt lại một cách gọn gàng cách thức để thấm dần tư duy phản biện vào trong trí óc.
Đặt câu hỏi giả định. Những người có tư duy phản biện luôn tò mò và tìm kiếm "cái gì" và "tại sao" đằng sau mỗi vấn đề. Chúng ta nhìn thấy sự cần thiết của điều này khi thị trường tài chính đổ vỡ vào năm 2008. Cuộc khủng hoảng đã gợi ra những tư duy phản biện xuất sắc nhất bởi nó buộc chúng ta phải đặt ra câu hỏi như thế nào và tại sao chúng ta gặp phải tình trạng này.
Áp dụng những quan điểm khác nhau. Tận dụng những ưu điểm của giới tính và văn hóa là đại diện cho phương thức quản lý đa dạng ngày nay. Một kỹ sư Ấn Độ có thể không nhìn vấn đề theo cách của một người ở Iowa. Có thể cả hai đều có những dụng cụ sửa chữa như nhau, nhưng những kinh nghiệm khác nhau của họ có thể tạo ra những giá trị khác nhau.
Nhìn thấy tiềm năng. Liên tục đưa ra những giả định và khai thác nhiều quan điểm khác nhau là những kỹ năng suy luận. Những người có tư duy phản biện cũng phải có khuynh hướng sáng tạo giúp họ nhìn thấy cơ hội khi đối thủ chỉ nhìn thấy những trở ngại. Ví dụ, một nhà quản lý cho rằng hỏng hóc trong dây chuyền sản xuất là một vấn đề nhưng một người có tư duy phản biện lại cho đó là một cơ hội để sửa chữa lại và sản xuất một loại mặt hàng mới.
Một khía cạnh nữa của tư duy phản biện khá quan trọng đối với các nhà quản lý hiện nay: Quản lý mơ hồ. Tốc độ kinh doanh, đan xen với những yếu tố toàn cầu và những chuỗi cung ứng phức tạp khiến bạn không thể biết hết được tất cả các biến động. Vì thế, bạn cần sự thoải mái khi điều hành trong một môi trường có những sự thay đổi liên tục và đòi hỏi những quyết định nhanh chóng.
Trong một thế giới đang phát triển không chắc chắn như hiện nay lại có một điều chắc chắn: chúng ta cần khả năng tư duy phản biện sắc bén để đánh giá được vấn đề, nhận ra những tiềm năng mà đối thủ  không thấy, và chớp lấy những cơ hội thông qua những quyết định đúng đắn.
http://tuanvietnam.net/2010-02-02-lanh-dao-can-gi-cho-the-ky-21-tu-duy-phan-bien

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét