Triết học Marx và Khoa học hiện đại – Lời giới thiệu cho bản điện tử cuốn Sự nổi dậy của Lý tính
Written by Alan Woods
Friday, 12 June 2015
Biên dịch: Ngô Minh Tuấn
Written by Alan Woods
Friday, 12 June 2015
Biên dịch: Ngô Minh Tuấn
Nhân kỷ niệm hai mươi năm ngày xuất bản lần đầu tiên cuốn Sự nổi dậy của Lý tính – một cuốn sách về triết học Marx và khoa học hiện đại, chúng ta tự hào loan báo việc tái bản lại cuốn sách dưới dạng sách điện tử bởi Wellred Books trong tương lai gần. Ở đây chúng tôi viết đôi lời giới thiệu cho lần xuất bản bằng hình thức điện tử mới mẻ này.
Đã tròn hai mươi năm trôi qua kể từ lần xuất bản cuốn Sự nổi dậy của Lý tính. Cuốn sách đã nhận được sự hoan nghênh nhiệt liệt từ rất nhiều người, không chỉ từ phái Tả, mà cả từ những nhà khoa học và từ những người quan tâm tới triết học và những phát triển mới nhất của khoc học.
Một trong những cáo buộc phổ biến nhất trực tiếp chống lại Engels là cơ sở của ông hoàn toàn căn cứ trên nền khoa học của thế kỷ thứ 19, và do đó đã lỗi thời rồi. Nhưng trên thực tế, những phát hiện của khoa học hiện đại - ủng hộ cho các lý thuyết về hỗn độn và hệ phức tạp – đã đem lại rất nhiều tư liệu cho thấy rằng Engels đã đúng khi ông đã nói về điều đó trong những phân tích cuối cùng, những tác phẩm về tự nhiên một cách biện chứng. Những phát hiện mới nhất của khoa học hiện đại đã sửa chữa một cách căn bản cái quan niệm tiến hoá cũ coi đó như là một tiến trình chậm chạm, dần dần không bị gián đoạn bởi những tai ương hay những bước nhảy vọt bất thình lình.
Trong lĩnh vực cổ sinh vật học lý thuyết cách mạng mới của Stephen Jay Gould về cân bằng đột ngột – ngày nay đã được chấp nhận là đúng – đã hoàn toàn lật đổ cái quan niệm cũ về tiến hoá như là một quá trình chậm chậm, dần dần, không bị gián đoạn bởi những biến cố và bước nhảy đột ngột. Các dạng sống tiến hoá thích ứng tốt chiếm ưu thế trong một môi trường cho trước, nhưng những sự chuyên biệt làm cho chúng thích ứng với một ngữ cảnh tiến hoá nhất định lại trở nên đối nghịch lại khi hoàn cảnh thay đổi. Và bởi vì sự sống tự bản thân nó luôn cân bằng trên ranh giới của sự hỗn độn, một sự thay đổi rất nhỏ cũng có thế tạo ra những hệ quả rất lớn. Chúng ta cần lưu ý là hiện tượng này đã được lập đi lập lại rất nhiều lần trong suốt hàng triệu năm tiến hoá.
Chúng ta thấy ở đây Gould đã bị ảnh hưởng bởi tư tưởng của chủ nghĩa Marx, và cụ thể là bởi kiệt tác của Engels Vai trò của Lao động trong việc chuyển hoá từ Vượn sang Người, mà ông đã ca ngợi một cách nồng nhiệt. Thực tế, Gould đã chỉ ra rằng nếu các nhà khoa học chỉ cần chú tâm đến những gì mà Engels đã viết trong những nghiên cứu về nguồn gốc loài người thì sẽ có thể tiếm kiệm được cả một thế kỷ những lầm lạc.
Từ khi Sự nổi dậy của Lý tính xuất hiện, đã có rất nhiều tiến bộ kỳ diệu trong khoa học – đáng chú ý là bộ gien của con người. Những kết quả này đã hoàn toàn đập tan những quan điểm quyết định luận dựa trên biến đổi gien mà chúng ta phê phán trong cuốn sách. Chúng cũng giáng một đòn chí tử vào sự phi lý về một Đấng tạo hoá và những người ủng hộ cái gọi là thiết kế nên trí thông minh muốn bác bỏ Darwin ủng hộ cho Sáng thế ký.
Nếu chúng ta chấp nhận ý tưởng về thiết kế trí thông minh, thì phải thú nhận là Đáng tạo hoá đã làm việc không tốt lắm. Như lời Alfonso nhà thông thái nói rằng: “Nếu như tôi có mặt khi Thượng đế tạo ra Vũ trụ, tôi có thể cho ông ta vài lời khuyên.”
Stephen Jay Gould đã chỉ ra rằng nếu quả thực là có một nhà thiết kế trí tuệ chịu trách nhiệm làm nên con gấu trúc, ông ta hẳn đã phải cung cấp một công cụ hữu ích hơn là cái ngón cái mập lùn mà gấu trúc dùng để tước một cách khó nhọc cây tre ra để ăn nó.
Còn có rất nhiều ví dụ dạng như vậy. Chẳng hạn như tại sao con người lại được thiết kế để đi thẳng đứng trong khi bộ xương của chúng ta lại được thiết kế để di chuyển trên cả bốn chân. Thật khó để có thể hiểu được là tại sao một Đáng tạo hoá thông thái toàn năng lại có thể làm việc lộn xộn như vậy, tạo nên một thế giới trong đó bệnh tật, chiến tranh, nạn đói kém và chết chóc lại tràn lan như vậy – trừ phi là Ngài thực sự quá ghét bỏ thế giới và loài người. Nhưng trong trường hợp đó thì không phải là chúng ta đang thấy một sự bản thiết kế đầy trí tuệ, mà đúng hơn là một bản thiết kế tối dạ và đầy ác tính.
Sự phát hiện ra bộ gen của con người rốt cuộc đã chứng minh rằng loài người không phải là sự sáng tạo độc nhất vô nhị của Thượng đế, mà là sản phẩm của một quá trình tiến hoá kéo dài hàng tỷ năm. Chúng ta mang trong mình bằng chứng sống về quá trình tiến hoá này trong gen của chúng ta. Chúng ta không chỉ có chung gen với khỉ và những động vật linh trưởng khác, mà còn chung gen với cả với động vật bậc thấp như ruồi cây và vi khuẩn, và với cả những sinh vật còn cổ xưa nguyên thuỷ hơn vi khuẩn. Sự tạo thành bộ gen của chúng ta là một tấm bản đồ tiến hoá và là bằng chứng rõ ràng nhất về tiến hoá. Nhưng vẫn có những người cố tình mù đi trước nó.
Những kết quả về bản đồ gien người rốt cuộc đã đặt dấu chấm hết cho cái thuyết vô lý về sáng thế ký. Nó sẽ giải cứu chúng ta một lần và mãi mãi ra khỏi cái bệnh tự cao tự đại trong hàng ngàn năm đã cám dỗ cả đàn ông lẫn phụ nữ đều tự coi mình có một vị trí cao cấp trong tự nhiên được biểu hiện ra trong niềm tin cho rằng chúng ta có một mối liên hệ đặc biệt với những lực lượng siêu nhiên (Chúa) và do đó có thể tránh né được tác động của cái chết và đạt được “cuộc sống vĩnh hằng”, mà thực ra khi xem xét kỹ hơn, thì nó cũng không khác gì cái chết vĩnh hằng.
Những phát hiện mới trong lĩnh vực sinh học luôn luôn cập nhật cho chúng ta những lý thuyết mới về nguồn gốc của sự sống trên trái đất. Thậm chí trong hai mươi năm kể từ khi Lý tính của Sự nổi dậy xuất bản lần đầu tiên, những lý thuyết mới đã được phát triển. Khả năng lớn nhất là sự sống trên trái đất bắt đầu rất sớm từ dưới đáy biển, dưới dạng những tổ chức hữu cơ nhỏ li ti được nuôi dưỡng từ năng lượng núi lửa đến từ các sự kiện núi lửa ở trong lòng biển sâu. Những dạng sống nguyên thuỷ này do đó không cần đến ánh sáng mặt trời. Chúng phát triển trong các điều kiện khắc nghiệt không thể tưởng tượng được. Những vi khuẩn li ti này trải qua một thời gian rất dài cung cấp nên khí oxy cần thiết để biến đổi bầu khí quyển và tạo nên những điều kiện cần thiết cho sự phát triển của sự sống như chúng ta biết ngày nay. Tất cả chúng ta đều mắc nợ cái loài vi khuẩn thấp kém đó!
Thật thú vị khi nhìn thấy trong tự nhiên cách mà các dạng sống đã thống trị hành tinh này trong những thời kỳ rất dài đã bị tuyệt chủng ngay khi các điều kiện vật chất quyết định sụ tiến hoá của chúng thay đổi. Thú vị không kém khi thấy cách mà những giống loài thống trị trước đó bị thay thế bởi những giống loài mà dường như không đóng vai trò gì quan trọng hay thậm chí bởi những loài mà dường như không còn cơ hội sinh tồn nữa.
Đã tròn hai mươi năm trôi qua kể từ lần xuất bản cuốn Sự nổi dậy của Lý tính. Cuốn sách đã nhận được sự hoan nghênh nhiệt liệt từ rất nhiều người, không chỉ từ phái Tả, mà cả từ những nhà khoa học và từ những người quan tâm tới triết học và những phát triển mới nhất của khoc học.
Một trong những cáo buộc phổ biến nhất trực tiếp chống lại Engels là cơ sở của ông hoàn toàn căn cứ trên nền khoa học của thế kỷ thứ 19, và do đó đã lỗi thời rồi. Nhưng trên thực tế, những phát hiện của khoa học hiện đại - ủng hộ cho các lý thuyết về hỗn độn và hệ phức tạp – đã đem lại rất nhiều tư liệu cho thấy rằng Engels đã đúng khi ông đã nói về điều đó trong những phân tích cuối cùng, những tác phẩm về tự nhiên một cách biện chứng. Những phát hiện mới nhất của khoa học hiện đại đã sửa chữa một cách căn bản cái quan niệm tiến hoá cũ coi đó như là một tiến trình chậm chạm, dần dần không bị gián đoạn bởi những tai ương hay những bước nhảy vọt bất thình lình.
Trong lĩnh vực cổ sinh vật học lý thuyết cách mạng mới của Stephen Jay Gould về cân bằng đột ngột – ngày nay đã được chấp nhận là đúng – đã hoàn toàn lật đổ cái quan niệm cũ về tiến hoá như là một quá trình chậm chậm, dần dần, không bị gián đoạn bởi những biến cố và bước nhảy đột ngột. Các dạng sống tiến hoá thích ứng tốt chiếm ưu thế trong một môi trường cho trước, nhưng những sự chuyên biệt làm cho chúng thích ứng với một ngữ cảnh tiến hoá nhất định lại trở nên đối nghịch lại khi hoàn cảnh thay đổi. Và bởi vì sự sống tự bản thân nó luôn cân bằng trên ranh giới của sự hỗn độn, một sự thay đổi rất nhỏ cũng có thế tạo ra những hệ quả rất lớn. Chúng ta cần lưu ý là hiện tượng này đã được lập đi lập lại rất nhiều lần trong suốt hàng triệu năm tiến hoá.
Chúng ta thấy ở đây Gould đã bị ảnh hưởng bởi tư tưởng của chủ nghĩa Marx, và cụ thể là bởi kiệt tác của Engels Vai trò của Lao động trong việc chuyển hoá từ Vượn sang Người, mà ông đã ca ngợi một cách nồng nhiệt. Thực tế, Gould đã chỉ ra rằng nếu các nhà khoa học chỉ cần chú tâm đến những gì mà Engels đã viết trong những nghiên cứu về nguồn gốc loài người thì sẽ có thể tiếm kiệm được cả một thế kỷ những lầm lạc.
Từ khi Sự nổi dậy của Lý tính xuất hiện, đã có rất nhiều tiến bộ kỳ diệu trong khoa học – đáng chú ý là bộ gien của con người. Những kết quả này đã hoàn toàn đập tan những quan điểm quyết định luận dựa trên biến đổi gien mà chúng ta phê phán trong cuốn sách. Chúng cũng giáng một đòn chí tử vào sự phi lý về một Đấng tạo hoá và những người ủng hộ cái gọi là thiết kế nên trí thông minh muốn bác bỏ Darwin ủng hộ cho Sáng thế ký.
Nếu chúng ta chấp nhận ý tưởng về thiết kế trí thông minh, thì phải thú nhận là Đáng tạo hoá đã làm việc không tốt lắm. Như lời Alfonso nhà thông thái nói rằng: “Nếu như tôi có mặt khi Thượng đế tạo ra Vũ trụ, tôi có thể cho ông ta vài lời khuyên.”
Stephen Jay Gould đã chỉ ra rằng nếu quả thực là có một nhà thiết kế trí tuệ chịu trách nhiệm làm nên con gấu trúc, ông ta hẳn đã phải cung cấp một công cụ hữu ích hơn là cái ngón cái mập lùn mà gấu trúc dùng để tước một cách khó nhọc cây tre ra để ăn nó.
Còn có rất nhiều ví dụ dạng như vậy. Chẳng hạn như tại sao con người lại được thiết kế để đi thẳng đứng trong khi bộ xương của chúng ta lại được thiết kế để di chuyển trên cả bốn chân. Thật khó để có thể hiểu được là tại sao một Đáng tạo hoá thông thái toàn năng lại có thể làm việc lộn xộn như vậy, tạo nên một thế giới trong đó bệnh tật, chiến tranh, nạn đói kém và chết chóc lại tràn lan như vậy – trừ phi là Ngài thực sự quá ghét bỏ thế giới và loài người. Nhưng trong trường hợp đó thì không phải là chúng ta đang thấy một sự bản thiết kế đầy trí tuệ, mà đúng hơn là một bản thiết kế tối dạ và đầy ác tính.
Sự phát hiện ra bộ gen của con người rốt cuộc đã chứng minh rằng loài người không phải là sự sáng tạo độc nhất vô nhị của Thượng đế, mà là sản phẩm của một quá trình tiến hoá kéo dài hàng tỷ năm. Chúng ta mang trong mình bằng chứng sống về quá trình tiến hoá này trong gen của chúng ta. Chúng ta không chỉ có chung gen với khỉ và những động vật linh trưởng khác, mà còn chung gen với cả với động vật bậc thấp như ruồi cây và vi khuẩn, và với cả những sinh vật còn cổ xưa nguyên thuỷ hơn vi khuẩn. Sự tạo thành bộ gen của chúng ta là một tấm bản đồ tiến hoá và là bằng chứng rõ ràng nhất về tiến hoá. Nhưng vẫn có những người cố tình mù đi trước nó.
Những kết quả về bản đồ gien người rốt cuộc đã đặt dấu chấm hết cho cái thuyết vô lý về sáng thế ký. Nó sẽ giải cứu chúng ta một lần và mãi mãi ra khỏi cái bệnh tự cao tự đại trong hàng ngàn năm đã cám dỗ cả đàn ông lẫn phụ nữ đều tự coi mình có một vị trí cao cấp trong tự nhiên được biểu hiện ra trong niềm tin cho rằng chúng ta có một mối liên hệ đặc biệt với những lực lượng siêu nhiên (Chúa) và do đó có thể tránh né được tác động của cái chết và đạt được “cuộc sống vĩnh hằng”, mà thực ra khi xem xét kỹ hơn, thì nó cũng không khác gì cái chết vĩnh hằng.
Những phát hiện mới trong lĩnh vực sinh học luôn luôn cập nhật cho chúng ta những lý thuyết mới về nguồn gốc của sự sống trên trái đất. Thậm chí trong hai mươi năm kể từ khi Lý tính của Sự nổi dậy xuất bản lần đầu tiên, những lý thuyết mới đã được phát triển. Khả năng lớn nhất là sự sống trên trái đất bắt đầu rất sớm từ dưới đáy biển, dưới dạng những tổ chức hữu cơ nhỏ li ti được nuôi dưỡng từ năng lượng núi lửa đến từ các sự kiện núi lửa ở trong lòng biển sâu. Những dạng sống nguyên thuỷ này do đó không cần đến ánh sáng mặt trời. Chúng phát triển trong các điều kiện khắc nghiệt không thể tưởng tượng được. Những vi khuẩn li ti này trải qua một thời gian rất dài cung cấp nên khí oxy cần thiết để biến đổi bầu khí quyển và tạo nên những điều kiện cần thiết cho sự phát triển của sự sống như chúng ta biết ngày nay. Tất cả chúng ta đều mắc nợ cái loài vi khuẩn thấp kém đó!
Thật thú vị khi nhìn thấy trong tự nhiên cách mà các dạng sống đã thống trị hành tinh này trong những thời kỳ rất dài đã bị tuyệt chủng ngay khi các điều kiện vật chất quyết định sụ tiến hoá của chúng thay đổi. Thú vị không kém khi thấy cách mà những giống loài thống trị trước đó bị thay thế bởi những giống loài mà dường như không đóng vai trò gì quan trọng hay thậm chí bởi những loài mà dường như không còn cơ hội sinh tồn nữa.
Vụ Nổ lớn
Có một phần trong cuốn Sự nổi dậy của Lý tính có thể gây nên tranh cãi – cụ thể là chương nói về vũ trụ học, trong đó chúng ta đã tranh luận chống lại lý thuyết Vụ nổ lớn. Mô hình chuẩn của vũ trụ dường như rất cực đoan đến nỗi nhìn bề ngoài như thể là không thể bác bỏ được. Phần lớn mọi người đều chấp nhận nó không một chút hồ nghi. Đặt nghi vấn về nó là điều không thể tưởng tượng ra được. Nhưng trong khoa học thì chỉ có vài thứ là tránh khỏi bị nghi vấn sớm hay muộn mà thôi. Toàn bộ lịch sử của khoa học là lịch sử của sự tiến bộ của con người từ sự thiếu hiểu biết đến tri thức, từ sai lầm đến chân lý.
Bản thân quá trình này là biện chứng, trong đó mỗi một thế hệ đem lại một lý thuyết giải thích về nhiều thứ. Theo cách này, tri thức của con người thâm nhập ngày càng sâu vào những bí mật của Vũ trụ. Và quá trình này không bao giờ có điểm kết giống như bản thân vũ trụ vậy. Trong cuốn sách nổi tiếng của ông nhan đề Bản chất của cách mạng khoa học, Thomas Kuhn đã giải thích một cách biện chứng về sự phát triển của khoa học. Cứ trong những khoảng thời gian đều đặn các nhà khoa học lại thiết lập nên một mô hình giải thích mọi thứ. Nhưng tại một điểm nào đó, xuất hiện những nhiễu động nhỏ trái ngược lại với mô hình đã được chấp nhận. Điều này rốt cuộc dẫn đến việc nó bị lật đổ và mô hình mới thay thế ra đời, và rồi đến lượt nó cái mô hình mới này cũng sẽ bị thay thế.
Thuyết Vụ nổ lớn là một nỗ lực nhằm giải thích lịch sử của Vũ trụ dựa trên những hiện tượng nhất định quan sát được, cụ thể là việc chúng ta có thể thấy các thiên hà đang rời xa nhau. Vì điều này mà tất cả các nhà vũ trụ học đều tin rằng những nhóm sao này trong quá khứ hẳn phải ở gần nhau hơn. Nếu chúng ta tua ngược lại cuốn phim thì khi này tất cả vật chất, không gian và thời gian sẽ bị phun ra trong một vụ nổ khổng lồ từ một điểm khối lượng cực lớn, ẩn chứa một lượng năng lượng vô cùng.
Trong mô hình vũ trụ được chấp nhận rộng rãi nhất gọi là mô hình lạm phát, vũ trụ được sinh ra từ một sự kiến tạo ngay lập tức năng lượng và vật chất. Nó là phiên bản hiện đại của cái tín điều tôn giáo cổ xưa về sự thành thế giới từ không có gì. Vụ nổ lớn được tuyên bố không cần chứng minh là sự khởi đầu của không gian, thời gian và vật chất. Khi vũ trụ trải qua lạm phát sau thời điểm đó, vật chất và năng lượng đã trải rộng ra theo các nhóm. Sự giãn nở có lẽ sẽ tiếp diễn mãi mãi.
Mô hình chuẩn giả đình rằng Vụ nổ lớn là sự khởi đầu của không gian và thời gian; rằng tồn tại một cái không có gì, sau đó đột nhiên từ cái không có gì này vật chất, không gian thời gian, phóng xạ và tất cả những cái khác đột nhiên nhảy ra.
Mô hình này được chấp nhận rộng rãi bởi vì nó giải thích được một số đặc tính quan trọng mà chúng ta quan sát được trong Vũ trụ - chẳng hạn như tại sao mọi thứ nhìn lại giống như nhau theo mọi hướng và vũ trụ xuất hiện ra dường như là “phẳng” (các đường song song sẽ không bao giờ gặp nhau bất kể là bao lâu đi nữa). Nó vẫn là một mô hình được chấp thuận rộng rãi nhất trong cộng đồng khoa học chính thống. Nhưng việc nó được chấp thuận rộng rãi chưa chắc là nó đúng. Chân lý khoa học không bao giời được thiết lập từ sự đồng tâm. Nếu mà như vậy thì không bao giờ có tiến bộ khoa học, và chúng ta sẽ vẫn còn đặt niềm tin vào mô hình vũ trụ của Ptolemy, được dùng dể luận giải cho rất nhiều hiện tượng quan sát được và trong hàng trăm năm đã được nhất trí một cách vô cùng rộng rãi.
Mặc dù mô hình chuẩn được chứng minh là khó mà đánh đổ được, trong hơn hai thập kỷ ngày càng có nhiều nhà khoa học bị vướng bận bởi những rắc rối từ những mâu thuẫn và không nhất quán của mô hình. Những mâu thuẫn và khiếm khuyết của mô hình chuẩn không hề nhỏ mà khá là nổi bật. Trường hợp rõ ràng nhất là “vật chất tối”, sự tồn tại của nó là thiết yếu đối với thuyết này. Các nhà vũ trụ học vẫn chưa thể phát hiện ra được phần lớn vật chất trong vũ trụ.
Đang dần xuất hiện nhiều nhà khoa học có tư tưởng khác về sự ứng dụng thuyết Vụ nổ lớn. Theo như nhà vật lý toán học Neil Turok, ông dậy ở đại học Cambridge, Vụ nổ lớn chỉ diễn trình một trạng thái trong cái vòng lặp vô hạn của sự giãn nở và co lại của vũ trụ. Lý thuyết của Turok cho rằng vũ trụ và thời gian không hề có điểm bắt đầu hay kết thúc. Ông lý luận rằng có rất nhiều Vụ nổ lớn, và trong tương lai sẽ còn nhiều nữa.
Turok đã bị Vatican tấn công, việc này dường như ngụ ý rằng Turok đã đi đúng đường. Ông đã đạt giải thưởng TED thường niên năm đầu tiên 2008, giải thưởng này nhằm vinh danh những nhà tư tưởng cải cách. Cùng với nhà vật lý đại học Princeton, Paul Steinhardt, ông đã xuất bản cuốn sáchnhan đề Vũ trụ Vĩnh hằng: Vượt ra ngoài Vụ Nổ lớn. Tôi vẫn chưa đọc cuốn sách ấy và có lẽ cũng sẽ không đồng tính với tất cả các luận điểm trong đó được, nhưng có một điều rõ ràng là ngày càng có nhiều khoa học gia đặt lại nghi vấn về những gì đang được coi là chính thống.
Thậm chí cả Ngài Roger Penrose, một trong những người ủng hộ nhiệt thành nhất cho lý thuyết này suốt hai mươi năm nay, cũng đã thay đổi suy nghĩ về Vụ nổ lớn. Hiện nay ông suy nghĩ về một vòng lặp vô tận của vũ trụ đang giãn nở trong đó vật chất biến thành năng lượng và sau đó lại quay ngược lại điểm sinh thành tạo nên một vũ trụ mới và cứ như vậy mãi. Không cần phải chấp nhận ý tưởng này để có thể hiểu ý nghĩa của nó là gì. Các nhà khoa học có thể thấy được rằng không thể định biên được vũ trụ, hay có thể nói được về cái khoảng khắc mà “thời gian bắt đầu” và rất nhiều những điều phi lý thần bí khác mà nhiều người đã luôn thoải mái chấp nhận trong suốt những thập kỷ vừa qua.
Chúng ta đang nói lên một cách nhất quán là vũ trụ vật chất không có điểm bắt đầu và cũng không có điểm kết thúc trong cả không gian và thời gian. Vật chất (và năng lượng, trong vũ trụ này thì chúng là như nhau) không thể bị tạo ra hay phá huỷ. Vũ trụ là vô cùng và vô tận, không có điểm khởi đầu hay kết thúc. Chỉ có sự vận động là liên tục: thay đổi, tiến hoá, chết đi và lại được tái tạo ra. Chúng ta có thể chắc hẳn rằng trong vòng vài thập kỷ tới quan điểm biện chứng sẽ được chứng minh bởi những bước tiến hơn nữa của khoa học.
Có một phần trong cuốn Sự nổi dậy của Lý tính có thể gây nên tranh cãi – cụ thể là chương nói về vũ trụ học, trong đó chúng ta đã tranh luận chống lại lý thuyết Vụ nổ lớn. Mô hình chuẩn của vũ trụ dường như rất cực đoan đến nỗi nhìn bề ngoài như thể là không thể bác bỏ được. Phần lớn mọi người đều chấp nhận nó không một chút hồ nghi. Đặt nghi vấn về nó là điều không thể tưởng tượng ra được. Nhưng trong khoa học thì chỉ có vài thứ là tránh khỏi bị nghi vấn sớm hay muộn mà thôi. Toàn bộ lịch sử của khoa học là lịch sử của sự tiến bộ của con người từ sự thiếu hiểu biết đến tri thức, từ sai lầm đến chân lý.
Bản thân quá trình này là biện chứng, trong đó mỗi một thế hệ đem lại một lý thuyết giải thích về nhiều thứ. Theo cách này, tri thức của con người thâm nhập ngày càng sâu vào những bí mật của Vũ trụ. Và quá trình này không bao giờ có điểm kết giống như bản thân vũ trụ vậy. Trong cuốn sách nổi tiếng của ông nhan đề Bản chất của cách mạng khoa học, Thomas Kuhn đã giải thích một cách biện chứng về sự phát triển của khoa học. Cứ trong những khoảng thời gian đều đặn các nhà khoa học lại thiết lập nên một mô hình giải thích mọi thứ. Nhưng tại một điểm nào đó, xuất hiện những nhiễu động nhỏ trái ngược lại với mô hình đã được chấp nhận. Điều này rốt cuộc dẫn đến việc nó bị lật đổ và mô hình mới thay thế ra đời, và rồi đến lượt nó cái mô hình mới này cũng sẽ bị thay thế.
Thuyết Vụ nổ lớn là một nỗ lực nhằm giải thích lịch sử của Vũ trụ dựa trên những hiện tượng nhất định quan sát được, cụ thể là việc chúng ta có thể thấy các thiên hà đang rời xa nhau. Vì điều này mà tất cả các nhà vũ trụ học đều tin rằng những nhóm sao này trong quá khứ hẳn phải ở gần nhau hơn. Nếu chúng ta tua ngược lại cuốn phim thì khi này tất cả vật chất, không gian và thời gian sẽ bị phun ra trong một vụ nổ khổng lồ từ một điểm khối lượng cực lớn, ẩn chứa một lượng năng lượng vô cùng.
Trong mô hình vũ trụ được chấp nhận rộng rãi nhất gọi là mô hình lạm phát, vũ trụ được sinh ra từ một sự kiến tạo ngay lập tức năng lượng và vật chất. Nó là phiên bản hiện đại của cái tín điều tôn giáo cổ xưa về sự thành thế giới từ không có gì. Vụ nổ lớn được tuyên bố không cần chứng minh là sự khởi đầu của không gian, thời gian và vật chất. Khi vũ trụ trải qua lạm phát sau thời điểm đó, vật chất và năng lượng đã trải rộng ra theo các nhóm. Sự giãn nở có lẽ sẽ tiếp diễn mãi mãi.
Mô hình chuẩn giả đình rằng Vụ nổ lớn là sự khởi đầu của không gian và thời gian; rằng tồn tại một cái không có gì, sau đó đột nhiên từ cái không có gì này vật chất, không gian thời gian, phóng xạ và tất cả những cái khác đột nhiên nhảy ra.
Mô hình này được chấp nhận rộng rãi bởi vì nó giải thích được một số đặc tính quan trọng mà chúng ta quan sát được trong Vũ trụ - chẳng hạn như tại sao mọi thứ nhìn lại giống như nhau theo mọi hướng và vũ trụ xuất hiện ra dường như là “phẳng” (các đường song song sẽ không bao giờ gặp nhau bất kể là bao lâu đi nữa). Nó vẫn là một mô hình được chấp thuận rộng rãi nhất trong cộng đồng khoa học chính thống. Nhưng việc nó được chấp thuận rộng rãi chưa chắc là nó đúng. Chân lý khoa học không bao giời được thiết lập từ sự đồng tâm. Nếu mà như vậy thì không bao giờ có tiến bộ khoa học, và chúng ta sẽ vẫn còn đặt niềm tin vào mô hình vũ trụ của Ptolemy, được dùng dể luận giải cho rất nhiều hiện tượng quan sát được và trong hàng trăm năm đã được nhất trí một cách vô cùng rộng rãi.
Mặc dù mô hình chuẩn được chứng minh là khó mà đánh đổ được, trong hơn hai thập kỷ ngày càng có nhiều nhà khoa học bị vướng bận bởi những rắc rối từ những mâu thuẫn và không nhất quán của mô hình. Những mâu thuẫn và khiếm khuyết của mô hình chuẩn không hề nhỏ mà khá là nổi bật. Trường hợp rõ ràng nhất là “vật chất tối”, sự tồn tại của nó là thiết yếu đối với thuyết này. Các nhà vũ trụ học vẫn chưa thể phát hiện ra được phần lớn vật chất trong vũ trụ.
Đang dần xuất hiện nhiều nhà khoa học có tư tưởng khác về sự ứng dụng thuyết Vụ nổ lớn. Theo như nhà vật lý toán học Neil Turok, ông dậy ở đại học Cambridge, Vụ nổ lớn chỉ diễn trình một trạng thái trong cái vòng lặp vô hạn của sự giãn nở và co lại của vũ trụ. Lý thuyết của Turok cho rằng vũ trụ và thời gian không hề có điểm bắt đầu hay kết thúc. Ông lý luận rằng có rất nhiều Vụ nổ lớn, và trong tương lai sẽ còn nhiều nữa.
Turok đã bị Vatican tấn công, việc này dường như ngụ ý rằng Turok đã đi đúng đường. Ông đã đạt giải thưởng TED thường niên năm đầu tiên 2008, giải thưởng này nhằm vinh danh những nhà tư tưởng cải cách. Cùng với nhà vật lý đại học Princeton, Paul Steinhardt, ông đã xuất bản cuốn sáchnhan đề Vũ trụ Vĩnh hằng: Vượt ra ngoài Vụ Nổ lớn. Tôi vẫn chưa đọc cuốn sách ấy và có lẽ cũng sẽ không đồng tính với tất cả các luận điểm trong đó được, nhưng có một điều rõ ràng là ngày càng có nhiều khoa học gia đặt lại nghi vấn về những gì đang được coi là chính thống.
Thậm chí cả Ngài Roger Penrose, một trong những người ủng hộ nhiệt thành nhất cho lý thuyết này suốt hai mươi năm nay, cũng đã thay đổi suy nghĩ về Vụ nổ lớn. Hiện nay ông suy nghĩ về một vòng lặp vô tận của vũ trụ đang giãn nở trong đó vật chất biến thành năng lượng và sau đó lại quay ngược lại điểm sinh thành tạo nên một vũ trụ mới và cứ như vậy mãi. Không cần phải chấp nhận ý tưởng này để có thể hiểu ý nghĩa của nó là gì. Các nhà khoa học có thể thấy được rằng không thể định biên được vũ trụ, hay có thể nói được về cái khoảng khắc mà “thời gian bắt đầu” và rất nhiều những điều phi lý thần bí khác mà nhiều người đã luôn thoải mái chấp nhận trong suốt những thập kỷ vừa qua.
Chúng ta đang nói lên một cách nhất quán là vũ trụ vật chất không có điểm bắt đầu và cũng không có điểm kết thúc trong cả không gian và thời gian. Vật chất (và năng lượng, trong vũ trụ này thì chúng là như nhau) không thể bị tạo ra hay phá huỷ. Vũ trụ là vô cùng và vô tận, không có điểm khởi đầu hay kết thúc. Chỉ có sự vận động là liên tục: thay đổi, tiến hoá, chết đi và lại được tái tạo ra. Chúng ta có thể chắc hẳn rằng trong vòng vài thập kỷ tới quan điểm biện chứng sẽ được chứng minh bởi những bước tiến hơn nữa của khoa học.
Sự cần thiết của Phép biện chứng
Phép biện chứng dạy chúng ta phải nghiên cứu sự vật trong sự vận động chứ không phải tĩnh tại, trong sự sống chứ không phải trong cái chết của chúng. Mỗi một sự phát triển đều có nguồn gốc từ những trạng thái trước đó, và đến lượt nó lại trở thành phôi thai và là điểm khởi đầu cho những bước phát triển mới – một mạng lưới vô cùng tận các mối quan hệ tương hỗ và lôi kéo lẫn nhau. Hegel đã phát triển tư tưởng này trong cuốn Logic học và trong những tác phẩm khác của ông. Phép biện chứng dậy chúng ta nghiên cứu sự vật và những tiến trình trong tất cả những mối liên kết nội tại của nó. Phương pháp luận này vô cùng quan trọng trong những lĩnh vực chẳng hạn như hình thái động vật học. Không thể nào thay đổi một phần của một cơ thể mà không làm thay đổi những phần khác. Ở đây cũng vậy, đó là một mối quan hệ biện chứng.
Những khuynh hướng tổng quát trong xã hội có thể được phản ánh lại vào các hệ tư tưởng, kể cả khoa học và những tư tưởng phản động được biểu hiện dưới dạng khoa học, chẳng hạn như có những lý thuyết nhất định về gien lại được sử dụng để làm cơ sở khoa học cho chủ nghĩa quốc xã. Trong những năm gần đây cuộc khủng hoảng của hệ tư tưởng tư sản đang biểu hiện ra theo chiều hướng đến chủ nghĩa duy tâm, chủ nghĩa thần bí và chủ nghĩa siêu nhiên. Một trong số những mục tiêu của cuốn sách này là nhận diện và đấu tranh chống lại những xu hướng đó. Đây cũng là một vấn đề của triết học.
Trong thời đại của chúng ta thì triết học đã trở thành một cái tên rất xấu. Điều này cũng hoàn toàn thích đáng thôi. Khi đọc những nhà triết học tư sản trong hơn 100 năm qua, thật khó mà biết được cái gì sẽ là tệ hơn: sự khô khan của nội dung hay là cái kiểu cách kiêu căng quá quắt mà nó được thể hiện ra. Nội dung là chán ngắt và vô vị, cũng tầm thường như một câu đố về chữ nghĩa, vậy mà họ lại tuyên bố quá hùng vĩ về nó, khệ nệ rảo quanh và nhạo báng những tư tưởng của những nhà triết học vĩ đại của quá khứ với một thái độ xấc láo đáng kinh ngạc.
Triết học tư sản hiện đại đã trở nên khô cằn và lố bịch. Nó tách rời khỏi thực tế và hoàn toàn ruồng bỏ cuộc sống bình thường của con người. Do đó cũng không có gì phải thắc mắc là tại sao nó lại bị coi thường. Chưa bao giờ trong lịch sử cho thấy triết học lại không thích đáng như bây giờ. Sự sụp đổ hoàn toàn của triết học tư sản hiện đại có thể được lý giải một phần do bởi Hegel đã mang triết học truyền thống đến cái giới hạn của nó, để lại rất ít không gian để triết học có thể tiếp tục được phát triển với tư cách là triết học. Nhưng lý do quan trọng nhất cho cuộc khủng hoảng triết học chính là sự phát triển của bản thân khoa học, nó đã trả lời cho rất nhiều vấn đề mà trước đó được coi là thuộc địa hạt của triết học. Lãnh địa mở ra với tư duy tư biện đã bị giảm xuống trở thành tầm thường. Hơn nữa, những tư tưởng triết học sai lầm còn gây ra những hệ quả có hại lên bản thân khoa học.
Trong các trước tác triết học của Marx và Engels chúng ta không có một hệ thống triết học, mà là một chuỗi các quan điểm sáng suốt và lời chỉ dẫn thiên tài mà nếu được phát triển lên sẽ có thể đem lại một đóng góp vô cùng giá trị vào cái kho phương pháp luận của khoa học. Không may là công việc đó chưa bao giờ được tiến hành nghiêm túc. Với tất cả nguồn lực cần thiết, Liên Xô đã không làm điều đó. Những quan điểm thiên tài của Marx và Engels về triết học và khoa học đã bị lãng quên không phát triển. Phép biện chứng vẫn chưa được sử dụng để thâm nhập vào tư duy khoa học, đặc biệt là thông qua lý thuyết hỗn độn và những thuyết phái sinh từ nó.
Phép biện chứng dạy chúng ta phải nghiên cứu sự vật trong sự vận động chứ không phải tĩnh tại, trong sự sống chứ không phải trong cái chết của chúng. Mỗi một sự phát triển đều có nguồn gốc từ những trạng thái trước đó, và đến lượt nó lại trở thành phôi thai và là điểm khởi đầu cho những bước phát triển mới – một mạng lưới vô cùng tận các mối quan hệ tương hỗ và lôi kéo lẫn nhau. Hegel đã phát triển tư tưởng này trong cuốn Logic học và trong những tác phẩm khác của ông. Phép biện chứng dậy chúng ta nghiên cứu sự vật và những tiến trình trong tất cả những mối liên kết nội tại của nó. Phương pháp luận này vô cùng quan trọng trong những lĩnh vực chẳng hạn như hình thái động vật học. Không thể nào thay đổi một phần của một cơ thể mà không làm thay đổi những phần khác. Ở đây cũng vậy, đó là một mối quan hệ biện chứng.
Những khuynh hướng tổng quát trong xã hội có thể được phản ánh lại vào các hệ tư tưởng, kể cả khoa học và những tư tưởng phản động được biểu hiện dưới dạng khoa học, chẳng hạn như có những lý thuyết nhất định về gien lại được sử dụng để làm cơ sở khoa học cho chủ nghĩa quốc xã. Trong những năm gần đây cuộc khủng hoảng của hệ tư tưởng tư sản đang biểu hiện ra theo chiều hướng đến chủ nghĩa duy tâm, chủ nghĩa thần bí và chủ nghĩa siêu nhiên. Một trong số những mục tiêu của cuốn sách này là nhận diện và đấu tranh chống lại những xu hướng đó. Đây cũng là một vấn đề của triết học.
Trong thời đại của chúng ta thì triết học đã trở thành một cái tên rất xấu. Điều này cũng hoàn toàn thích đáng thôi. Khi đọc những nhà triết học tư sản trong hơn 100 năm qua, thật khó mà biết được cái gì sẽ là tệ hơn: sự khô khan của nội dung hay là cái kiểu cách kiêu căng quá quắt mà nó được thể hiện ra. Nội dung là chán ngắt và vô vị, cũng tầm thường như một câu đố về chữ nghĩa, vậy mà họ lại tuyên bố quá hùng vĩ về nó, khệ nệ rảo quanh và nhạo báng những tư tưởng của những nhà triết học vĩ đại của quá khứ với một thái độ xấc láo đáng kinh ngạc.
Triết học tư sản hiện đại đã trở nên khô cằn và lố bịch. Nó tách rời khỏi thực tế và hoàn toàn ruồng bỏ cuộc sống bình thường của con người. Do đó cũng không có gì phải thắc mắc là tại sao nó lại bị coi thường. Chưa bao giờ trong lịch sử cho thấy triết học lại không thích đáng như bây giờ. Sự sụp đổ hoàn toàn của triết học tư sản hiện đại có thể được lý giải một phần do bởi Hegel đã mang triết học truyền thống đến cái giới hạn của nó, để lại rất ít không gian để triết học có thể tiếp tục được phát triển với tư cách là triết học. Nhưng lý do quan trọng nhất cho cuộc khủng hoảng triết học chính là sự phát triển của bản thân khoa học, nó đã trả lời cho rất nhiều vấn đề mà trước đó được coi là thuộc địa hạt của triết học. Lãnh địa mở ra với tư duy tư biện đã bị giảm xuống trở thành tầm thường. Hơn nữa, những tư tưởng triết học sai lầm còn gây ra những hệ quả có hại lên bản thân khoa học.
Trong các trước tác triết học của Marx và Engels chúng ta không có một hệ thống triết học, mà là một chuỗi các quan điểm sáng suốt và lời chỉ dẫn thiên tài mà nếu được phát triển lên sẽ có thể đem lại một đóng góp vô cùng giá trị vào cái kho phương pháp luận của khoa học. Không may là công việc đó chưa bao giờ được tiến hành nghiêm túc. Với tất cả nguồn lực cần thiết, Liên Xô đã không làm điều đó. Những quan điểm thiên tài của Marx và Engels về triết học và khoa học đã bị lãng quên không phát triển. Phép biện chứng vẫn chưa được sử dụng để thâm nhập vào tư duy khoa học, đặc biệt là thông qua lý thuyết hỗn độn và những thuyết phái sinh từ nó.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét