Mình gọi đây biểu hiện là căn bệnh ung thư ở trong đầu, hay là ung thư trong nhận thức. Dấu hiệu nhận biết của nó là người ta bị dính chặt vào mặt tiêu cực của một sự vật/sự việc đến mức không thể nhìn thấy khía cạnh tốt của nó, và không còn tin vào bất cứ một sự thay đổi theo hướng tích cực nào. Rất nhiều người Việt Nam đang mắc căn bệnh này, nhiều hơn bệnh ung thư thông thường rất nhiều.
Nguyên nhân của bệnh thì có rất nhiều, nhưng cốt lõi nhất mình nghĩ vẫn là tâm lý “nạn nhân”. Mỗi người lớn ở Việt Nam, dù có ý thức nhiều hay ít về việc này, đều đang tự thấy mình là nạn nhân của hệ thống giáo dục, văn hoá, luật pháp, chính trị ở đây. Mỗi người đều từng là nạn nhân của nạn lạm quyền, tham nhũng, mỗi người đều từng bị cảnh sát giao thông giữ lại và bắt nộp tiền. Quan trọng hơn, mỗi người đều cảm thấy mình hoàn toàn BẤT LỰC, KHÔNG THỂ LÀM GÌ KHÁC ĐƯỢC. Quá trình này dần dần triệt tiêu lòng tin và hy vọng, tước bỏ mọi khả năng cho phép thay đổi. Tâm lý này dẫn đến một góc nhìn thực tại hết sức cay đắng và bi quan, và cũng tước luôn cả ý thức trách nhiệm, và nhận thức rằng MÌNH CÓ THỂ, VÀ CẦN PHẢI, GÓP PHẦN VÀO THAY ĐỔI. Cuộc sống trở thành một chuỗi chịu đựng, đè nén, căm giận, ức chế, nhìn đâu cũng thấy người xấu và mình là nạn nhân của đám người xấu đó. Và vì không muốn là nạn nhân, nên nhiều người chọn trở thành thủ phạm để không bị thiệt thòi – việc này dẫn đến những thứ trầm trọng hơn.
Mình gọi bệnh này là ung thư vì nó rất khó chữa. Khó hơn cả bệnh ung thư thông thường. Bởi ung thư thông thường dẫn người ta đối diện thẳng với cái chết, và vì thế, có nhiều cơ hội để sống nốt một cách hạnh phúc hơn. Còn bệnh này, vì ở trong đầu và vì bên ngoài trông vẫn khoẻ mạnh hồng hào, nên không ai để ý. Và kể cả khi nó trở nên hết sức trầm trọng, cũng chẳng ai nhận ra là mình bị bệnh. Họ chỉ nghĩ là mình thông minh hơn, thực tế hơn. Họ không biết rằng một khi lòng tin đã chết, niềm hy vọng đã chết, ước mơ đã chết, thì việc còn sống ở thể vật lý thật sự chỉ là đau khổ kéo dài.
Nghĩ mà xem: cậu bé ung thư máu sẽ luôn còn khoảnh khắc hạnh phúc rực rỡ để nhớ về trước khi chết. Còn những người bị ung thư ở trong đầu, họ sẽ nhớ về điều gì?
http://vuanh.lambao.net/2015/11/22/ung-thu-tren-co-the-va-ung-thu-o-trong-dau/
Bình luận:
Nhiều ng cứ nói đến công quyền là rất sợ. Nói đến csgt là thế này thế kia. Nhiều bạn trẻ ra đường thì rất ghét CA và cũng rất sợ CA. Tớ nghĩ Nhà nước cần phải quan tâm đưa pháp luật vào cuộc sống người dân.
^^^
Vì thế nên có sự cần thiết lùi ra khỏi nhận thức trực tiếp và những cảm xúc mà nó gợi lên, để nhìn ra một thực tại khác đàng sau. Nhiều người không tự nhiên có được khả năng này, nên đó cũng là một trong những trách nhiệm của giáo dục.
^^^
UNG THƯ Ở TRONG ĐẦU: CHÚNG TA LÀ NẠN NHÂN CỦA CHÍNH MÌNH NHƯ THẾ NÀO
Nhiều bạn phản hồi lại post trước của mình đại ý rằng “đúng là chúng ta là nạn nhân mà, chúng ta có quyền cay đắng chứ, những kẻ thủ ác mới đáng bị lên án”. Có người còn đem “Lý thuyết trò chơi” ra để biện luận về việc hệ thống hiện tại đã được thiết kế để mọi người cùng gian lận ra sao, và cách duy nhất để thay đổi là thay đổi luật chơi như thế nào. Có người cho rằng mình đánh tráo nạn nhân và thủ phạm. Vậy mình viết thêm post này để nói cho rõ ý.
Khái niệm “ung thư trong đầu”, như mình đã nói lần trước, là để chỉ những người không còn có thể nhìn vào khía cạnh tốt đẹp của một sự vật/sự việc cụ thể, đôi khi là chỉ để cảm thấy vui vẻ tích cực một lúc thôi, chứ chưa nói đến để tin tưởng/hy vọng vào các chuyển biến tích cực hơn. Đối với họ, thực tại là không thể thay đổi, không còn lối thoát, mọi cố gắng chỉ là vô vọng, những thứ tốt đẹp đều đáng nghi ngờ (ví dụ việc giúp em bé ung thư kia chỉ để đánh bóng hình ảnh công an/bác sĩ, để PR). Mình muốn nhấn mạnh vào sự nguy hiểm của cách nhìn này, vì nó rút cạn mọi thứ có thể khiến cho cuộc sống đáng sống hơn: niềm tin, hy vọng, mơ ước, động lực để cố gắng. Mình muốn cảnh báo rằng bạn nào thấy bản thân có những dấu hiệu của bệnh trên thì nên tìm cách điều chỉnh, nếu không thì các bạn sẽ rất rất khổ. Mình từng sống chung với nó gần 10 năm, mình biết.
Bây giờ bàn về nguyên nhân của tình trạng trên: ai là người chịu trách nhiệm khi một người bị nhiễm bệnh? Các bạn nói là do hệ thống: vậy tại sao có người nhiễm, có người không? Tại sao có những người vẫn giữ được niềm tin của mình, sức sống của mình, vẫn kiên nhẫn đi theo mơ ước của mình, vẫn tin tưởng và hy vọng, cho dù là có muôn vàn khó khăn trở ngại? Phải chăng là họ may mắn, họ có “năng khiếu”, họ là số ít được lựa chọn? Nope. Chỉ đơn giản là họ không coi mình là nạn nhân.
Mấu chốt nằm ở đây: ai coi mình là nạn nhân thì tự động sẽ trở thành nạn nhân, và bắt đầu hành xử như một nạn nhân. Nạn nhân thì hành xử như thế nào? Họ cho mình quyền ca thán/chỉ trích/chửi rủa. Họ cho mình quyền phản ứng tự vệ/trả thù. Họ cho rằng mọi thứ chỉ có thể tốt hơn lên nếu kẻ “thủ ác” chịu thay đổi. Họ muốn có thay đổi. Nhưng họ đã làm gì để thay đổi? Không nhiều lắm.
Họ không xem xem mình có đang tử tế không với vai trò một công dân, hay họ cũng đang làm đúng những điều họ chỉ trích chính quyền, chỉ là ở mức độ nhỏ hơn, trong mức quyền hạn của họ? Họ có đang tự nâng mình lên về trí tuệ, về tư cách, về hành động sống hàng ngày, như họ đang mong đợi ở những người lãnh đạo? Họ có đang vươn mình ra, nỗ lực không ngừng để nắm bắt cơ hội một cách tử tế nhất, quang minh chính đại nhất, hay họ đang ngồi chửi rủa bao nhiêu kẻ mạnh hơn đã tước mất cơ hội của họ, và tranh thủ mọi thủ đoạn có thể để giành giật cơ hội với những kẻ yếu hơn mình? Họ có để ý xem chính cái luật chơi mà họ đang (nói ra) là chán ghét ấy lại là thứ mà họ đang dùng để trục lợi hay không?
Chính quyền/nhà nước/hay một nhóm lãnh đạo cộng đồng nào, rốt cuộc cũng chỉ đại diện cho lựa chọn của cộng đồng đó. Họ đã không ngồi ở đó nếu chúng ta, với tư cách một cộng đồng, không cùng đồng ý với việc ấy. Đây là thứ thuốc đắng của thực tại mà ít người có thể nuốt: đa số không thừa nhận là họ đã góp phần tạo ra cái hệ thống mà họ đang ở trong. Nhưng đó là vì họ nhìn không đủ kỹ. Và họ không đủ dũng cảm và trí tuệ để nhận về mình trách nhiệm thay đổi. Họ thích đóng vai nạn nhân hơn, vì thế là dễ nhất, nhanh nhất.
Cũng không trách được họ: đa số nhân loại vốn lười biếng, và người mất niềm tin thì càng lười. Thử lấy trường hợp chính phủ Pháp: sau vụ khủng bố ở Paris, dễ nhất là đem máy bay sang ném bom lại IS, “vì chúng tôi là nạn nhân và họ là thủ phạm” – và đó là chính xác là điều mà chính phủ Pháp đã làm. Vài trăm dân thường Syria đã chết trong cuộc không kích ấy, và gia đình của họ chắc chắn nhìn chính phủ Pháp không khác gì những kẻ khủng bố. Nhưng có hề gì, vì thế giới đang đứng về phía nước Pháp “nạn nhân”.
Đến chính phủ một nước văn minh còn thích đóng vai nạn nhân, thì chúng ta còn có hy vọng gì? Mình sẽ không trả lời câu hỏi này. Trách nhiệm trả lời là của bạn.
Do Huu Chi
Bình luận:
Nhiều ng cứ nói đến công quyền là rất sợ. Nói đến csgt là thế này thế kia. Nhiều bạn trẻ ra đường thì rất ghét CA và cũng rất sợ CA. Tớ nghĩ Nhà nước cần phải quan tâm đưa pháp luật vào cuộc sống người dân.
^^^
Vì thế nên có sự cần thiết lùi ra khỏi nhận thức trực tiếp và những cảm xúc mà nó gợi lên, để nhìn ra một thực tại khác đàng sau. Nhiều người không tự nhiên có được khả năng này, nên đó cũng là một trong những trách nhiệm của giáo dục.
^^^
UNG THƯ Ở TRONG ĐẦU: CHÚNG TA LÀ NẠN NHÂN CỦA CHÍNH MÌNH NHƯ THẾ NÀO
Nhiều bạn phản hồi lại post trước của mình đại ý rằng “đúng là chúng ta là nạn nhân mà, chúng ta có quyền cay đắng chứ, những kẻ thủ ác mới đáng bị lên án”. Có người còn đem “Lý thuyết trò chơi” ra để biện luận về việc hệ thống hiện tại đã được thiết kế để mọi người cùng gian lận ra sao, và cách duy nhất để thay đổi là thay đổi luật chơi như thế nào. Có người cho rằng mình đánh tráo nạn nhân và thủ phạm. Vậy mình viết thêm post này để nói cho rõ ý.
Khái niệm “ung thư trong đầu”, như mình đã nói lần trước, là để chỉ những người không còn có thể nhìn vào khía cạnh tốt đẹp của một sự vật/sự việc cụ thể, đôi khi là chỉ để cảm thấy vui vẻ tích cực một lúc thôi, chứ chưa nói đến để tin tưởng/hy vọng vào các chuyển biến tích cực hơn. Đối với họ, thực tại là không thể thay đổi, không còn lối thoát, mọi cố gắng chỉ là vô vọng, những thứ tốt đẹp đều đáng nghi ngờ (ví dụ việc giúp em bé ung thư kia chỉ để đánh bóng hình ảnh công an/bác sĩ, để PR). Mình muốn nhấn mạnh vào sự nguy hiểm của cách nhìn này, vì nó rút cạn mọi thứ có thể khiến cho cuộc sống đáng sống hơn: niềm tin, hy vọng, mơ ước, động lực để cố gắng. Mình muốn cảnh báo rằng bạn nào thấy bản thân có những dấu hiệu của bệnh trên thì nên tìm cách điều chỉnh, nếu không thì các bạn sẽ rất rất khổ. Mình từng sống chung với nó gần 10 năm, mình biết.
Bây giờ bàn về nguyên nhân của tình trạng trên: ai là người chịu trách nhiệm khi một người bị nhiễm bệnh? Các bạn nói là do hệ thống: vậy tại sao có người nhiễm, có người không? Tại sao có những người vẫn giữ được niềm tin của mình, sức sống của mình, vẫn kiên nhẫn đi theo mơ ước của mình, vẫn tin tưởng và hy vọng, cho dù là có muôn vàn khó khăn trở ngại? Phải chăng là họ may mắn, họ có “năng khiếu”, họ là số ít được lựa chọn? Nope. Chỉ đơn giản là họ không coi mình là nạn nhân.
Mấu chốt nằm ở đây: ai coi mình là nạn nhân thì tự động sẽ trở thành nạn nhân, và bắt đầu hành xử như một nạn nhân. Nạn nhân thì hành xử như thế nào? Họ cho mình quyền ca thán/chỉ trích/chửi rủa. Họ cho mình quyền phản ứng tự vệ/trả thù. Họ cho rằng mọi thứ chỉ có thể tốt hơn lên nếu kẻ “thủ ác” chịu thay đổi. Họ muốn có thay đổi. Nhưng họ đã làm gì để thay đổi? Không nhiều lắm.
Họ không xem xem mình có đang tử tế không với vai trò một công dân, hay họ cũng đang làm đúng những điều họ chỉ trích chính quyền, chỉ là ở mức độ nhỏ hơn, trong mức quyền hạn của họ? Họ có đang tự nâng mình lên về trí tuệ, về tư cách, về hành động sống hàng ngày, như họ đang mong đợi ở những người lãnh đạo? Họ có đang vươn mình ra, nỗ lực không ngừng để nắm bắt cơ hội một cách tử tế nhất, quang minh chính đại nhất, hay họ đang ngồi chửi rủa bao nhiêu kẻ mạnh hơn đã tước mất cơ hội của họ, và tranh thủ mọi thủ đoạn có thể để giành giật cơ hội với những kẻ yếu hơn mình? Họ có để ý xem chính cái luật chơi mà họ đang (nói ra) là chán ghét ấy lại là thứ mà họ đang dùng để trục lợi hay không?
Chính quyền/nhà nước/hay một nhóm lãnh đạo cộng đồng nào, rốt cuộc cũng chỉ đại diện cho lựa chọn của cộng đồng đó. Họ đã không ngồi ở đó nếu chúng ta, với tư cách một cộng đồng, không cùng đồng ý với việc ấy. Đây là thứ thuốc đắng của thực tại mà ít người có thể nuốt: đa số không thừa nhận là họ đã góp phần tạo ra cái hệ thống mà họ đang ở trong. Nhưng đó là vì họ nhìn không đủ kỹ. Và họ không đủ dũng cảm và trí tuệ để nhận về mình trách nhiệm thay đổi. Họ thích đóng vai nạn nhân hơn, vì thế là dễ nhất, nhanh nhất.
Cũng không trách được họ: đa số nhân loại vốn lười biếng, và người mất niềm tin thì càng lười. Thử lấy trường hợp chính phủ Pháp: sau vụ khủng bố ở Paris, dễ nhất là đem máy bay sang ném bom lại IS, “vì chúng tôi là nạn nhân và họ là thủ phạm” – và đó là chính xác là điều mà chính phủ Pháp đã làm. Vài trăm dân thường Syria đã chết trong cuộc không kích ấy, và gia đình của họ chắc chắn nhìn chính phủ Pháp không khác gì những kẻ khủng bố. Nhưng có hề gì, vì thế giới đang đứng về phía nước Pháp “nạn nhân”.
Đến chính phủ một nước văn minh còn thích đóng vai nạn nhân, thì chúng ta còn có hy vọng gì? Mình sẽ không trả lời câu hỏi này. Trách nhiệm trả lời là của bạn.
Do Huu Chi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét