BỆNH THÀNH TÍCH
Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta hiện nay, việc phát triển các ngành khoa học kỹ thuật đóng vai trò quan trọng tất yếu. Tuy nhiên, để phát triển được chắc chắn, bền vững thì cần phải tiêu diệt tận gốc những thói xấu, những căn bệnh trầm kha vốn đang làm mối mọt dần nền tảng cho sự phát triển của đất nuớc. Tuy nhà nước ta đã có nhiều cố gắng đáng kể từ nhiều năm qua nhưng vẫn còn đó nhiều vướng mắc. Một trong số đó chính là bệnh thành tích.
Bệnh thành tích đã tồn tại từ rất lâu trong đời sống xã hội, đục sâu lan rộng vào nhiều lĩnh vực. Trong giáo dục, bệnh thành tích còn gọi là bệnh hình thức. Không chỉ ở vùgn sâu vùng xa mà ở các thành phố lớn, hiện tượng học sinh “ngồi nhầm lớp” hay “đỗ oan” không phải ít. Trong công nghiệp, dịch vụ, bệnh thành tích nằm ở nhữgn bản báo cáo của các cơ quan, công ty… với hàng tá con số vượt chỉ tiêu. Hằng năm, nhà nước phải bù lỗ cho nhiều nhà máy, xí nghiệp nhưng ban giám đốc vẫn bịa ra thành tích để được thăng quan tiến chức. Trong nông nghiệp, bệnh thành tích cũng lan tràn đến mức báo động. Số hộ nông dân nghèo còn chiếm tỉ lệ khá cao nhưng trong báo cáo thành tích xóa đói giảm nghèo của nhiều điạ phương chỉ toàn nhữgn con số “đáng nể”. Thế mới có chuyện buồn cười là để đối phó với đoàn thanh tra, chính quyền xã bắt các hộ nghèo phải đi “mượn” trâu bò, vật dụng của những nhà khá giả để chứgn minh là mình đã thoát nghèo. Cơ sở vật chất thiết yếu như điện, đừong, trường, trạm y tế ở nông thôn nhiều nơi cũng chỉ có ở trong … báo cáo! Trong xây dựng, cũng vì bệnh thành tích mà hàng trăm cây cầu, con đường, công trình tầm cỡ quốc gia… được xây dựng kịp tiến độ nhưng không đạt yêu cầu chất lượng, gây lãng phí rất lớn về công sức và tiền bạc của nhà nước, của nhân dân.
Bệnh thành tích lan rộng ra nhiều lĩnh vực của đời sống như vậy là vì nó bắt nguồn từ thói “xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ” mà từ xa xưa, người lao động đã chê cười và phê phán. Bệnh thành tích thườgn nảy sinh ở nhữgn người không có thực tài nhưng lại giấu dốt, không dám nhìn thẳng vào chính mình. họ buộc phải tìm mọi cách để đánh bóng tên tuổi nhằm thỏa mãn thói háo danh, để không bị thua chị kém em. Một nguyên do khách quan nữa là nền kinh tế thị truờgn với sức mạnh đồng tiền đã chi phối, thao túng các mối quan hệ xã hội. Người ta dễ bị lóa mắt trước hình thức bóng bẩy bên ngoài mà không đi sâu vào bản chất của hiện tượng, sự vật. Thói thườgn ấy là mảnh đất màu mỡ cho bệnh thành tích phát triển.
Bệnh thành tích lan tràn như một dịch bệnh gây ra nhữgn tác hại khôn luờng. Trứơc hết, nó khiến mỗi cá nhân tổ chức không hiểu rõ về thực lực của mình, tự mãn về những “thành tích ảo” chỉ có trong tuởg tượng, không có xu hướng vận động phát triển. Nó ăn sâu, đeo bám vào tư tưởng, lối sống, cách thức làm việc của xã hội, làm cho chất lượng thực bị bỏ bê, xuống dốc, chỉ có vẻ bề ngoài hào nhoáng, đẹp đẽ. dễ thấy nhất là trong lĩnh vực giáo dục. Có nhữgn trường, vì thành tích mà cho học sinh lên lớp hàng lọat, bất chấp kết quả thực tế. Thế nên, có em đã học lớp 7 mà chưa đọc thông viết thạo! Hậu quả trực tiếp học sinh là người gánh chịu, nhưgn hậu quả lâu dài là tương lai đất nuớc không có ngừơi tài đứng ra gánh vác.
Nhận rõ hậu quả của bệnh thành tích, xã hội cần đẩy mạnh công cuộc loại trừ nó. Muốn làm được điều đó, các cấp các ngành phải đồng bộ phối hợp. Các nhà lãnh đạo cần kiểm tra, giám sát sát sao hơn họat động của các tổ chức, cá nhân trực thuộc, đồng thời điểu chỉnh hệ thống, cơ chế quản lý tổ chức. Đồng thời, phải đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra để kịp thời phát hiện nhữgn thành tích ảo. Đối với những “chuyên gia tạo thành tích ảo”, nhà nước phải nghiêm trị theo pháp luật. Mặt khác, cần giáo dục tuyên truyền thuờgn xuyên để nâng cao nhận thức của mọi người. Mỗi công dân phải có thái độ nghiêm túc và trugn thực trước mọi vấn đề của bản thân, của cuộc sống và xã hội; thấy được mặt mạnh để phát huy, mặt yếu để khắc phục. Bên cạnh đó, chúgn ta phải không ngừng học hỏi điều hay, điều tốt của các nước tiên tiến và vận dụng một cách sáng tạo vào hoàn cảnh cụ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét