Phản biện xã hội
Người xưa nói “Một người lo bằng kho người làm”, cũng lại nói “Ba ông thợ bằng một ông Gia Cát”, khẳng định việc nghĩ không phải đặc quyền của một số ít người.
Hãy nhìn xung quanh, ta sẽ thấy đâu cũng có sự phản biện. Một cánh đồng lúa xanh êm đềm chứng minh có một vẻ đẹp khác ngoài vẻ đẹp của núi non hùng vĩ. Người chơi bonsai bậc thượng thừa giật mình trước một thế cây tự nhiên trong mé núi không ai để ý.
Hãy quan sát cuộc sống tập thể: mỗi ngày làm việc, mỗi cuộc họp, thậm chí chỉ hai người tán gẫu với nhau là muôn lần cọ xát các ý kiến khác nhau, góc nhìn khác nhau. Bằng cách đó tập thể chọn lựa phương án tối ưu cho từng công việc lớn nhỏ. Hãy nhìn vào bản thân mình. Từ sáng đến chiều mỗi người luôn tự phản biện để rà soát, sửa đổi hình dung, suy nghĩ, quan niệm, phương pháp trước đó của bản thân, để rồi hoàn chỉnh cách nghĩ, cách làm cũ hoặc thay bằng cách mới.
Phản biện, tự phản biện là cách để cuộc sống diễn ra, cuộc sống đi lên. Nó là điều tự nhiên. Đó không phải là vấn đề muốn hay không muốn. Ở vị trí quyền lực, coi trọng phản biện, sẽ có được phản biện xã hội có tổ chức, giúp ích lớn cho ổn định và phát triển; ngược lại, tránh né phản biện xã hội, kết quả là nhận được phản biện xã hội tự phát - mảnh đất thuận lợi để hình thành tâm thế phản kháng xã hội.
Nhưng áp dụng điều tự nhiên ấy vào cuộc sống xã hội, vào quản lý xã hội lại là việc không đơn giản. Ít nhất có ba vật cản với phản biện xã hội.
Vật cản thứ nhất là sự khó chịu thường tình với ai "trái ý". Người ta vẫn hay ca ngợi "Người hay cãi" nói chung, và vẫn ác cảm với "Người hay cãi" cụ thể ở trong đơn vị của mình, dưới quyền mình.
Vật cản thứ hai là ngại sẽ nảy sinh cái gì đó "bất ổn", ảnh hưởng đến vị thế của cá nhân hay cơ quan quyền lực. Thực ra phản biện xã hội nghiêm túc, đúng đắn khác hẳn với phản bác, mặc dù nó có thể bao gồm phản bác trong những trường hợp đặc biệt, nhưng điểm quan trọng nhất: Phản biện nhằm rà soát, khẳng định, bổ sung, đề xuất giải pháp đúng để thực hiện các mục tiêu xã hội thống nhất. Lo lắng quá đáng chuyện phản biện xã hội dẫn đến phản kháng, gây mất ổn định, trong đa số các trường hợp xuất phát từ căn bệnh ích kỷ của người, của cấp đang có quyền lực. Mà căn bệnh ích kỷ ấy cũng lại... rất tự nhiên, rất khó tránh.
Vật cản chủ quan thứ ba là: Ngại việc. Ngại mất thời gian; ngại tốn tiền bạc (một cuộc trưng cầu dân ý dĩ nhiên là tốn kém, không thể làm tràn lan được). Ai đó ngầm nghĩ trong bụng "Rách việc! Trăm người trăm ý, chắc gì đã hơn một người quyết". Những người đó không hiểu một điều là: thực hành dân chủ bao giờ cũng mất thời gian, mất công sức hơn là quyết định một chiều. Cái hay duy nhất của dân chủ là tránh được sự độc đoán, quan liêu. Mà độc đoán, quan liêu sớm muộn đem lại những khốc hại khôn lường. Cách diễn đạt, khái niệm có thể khác, nhưng tinh thần và cội rễ của vấn đề đâu có khác với những yêu cầu Bác Hồ đã đòi hỏi rất sớm, khi chính quyền công nông của ta chỉ 1 - 2 tuổi đời - đó là phê bình, tự phê bình, tự chỉ trích để tiến bộ. Còn trước đó, Lênin đã kêu gọi công nhân dùng tổ chức công đoàn để đấu tranh với chính Nhà nước xô viết của mình, nhằm giữ cho nhà nước ấy khỏi mắc căn bệnh quan liêu. Vậy mà giờ đây còn có sự rụt rè khi đề cập đến phản biện xã hội, còn có sự né tránh với khái niệm xã hội dân sự (thiếu cái thứ hai này phản biện xã hội sẽ rất nghèo nàn), thì thật không nên.
Đã biết bao lần do có sự “rò rỉ" nào đó mà báo giới biết có một dự thảo chính sách, trong đó có những điều bất hợp lý, đang ở giai đoạn sắp thông qua. Dự thảo đó được mổ xẻ trên công luận. Cuối cùng, rất may là ở dạng ban đầu nó... không được thông qua nữa. Cũng có nhiều ví dụ khác, khi có những quyết định được đưa ra một cách rất bất ngờ (do quá trình chuẩn bị được giữ kín, không rò rỉ). Tiếc thay sự trôi chảy về hành chính lại không đem lại sự suôn sẻ lúc thực hiện. Bao nhiêu bất hợp lý nảy sinh, cuối cùng quyết định dẫu có hiệu lực hành chính vẫn chết yểu.
Rõ ràng, đã đến lúc phản biện xã hội phải thành nguyên tắc trong quá trình chuẩn bị và thông qua các quyết định liên quan đến cuộc sống, quyền lợi của đông đảo mọi người. Người xưa nói “Một người lo bằng kho người làm”, ý nhấn mạnh đến vai trò, vị trí của người nắm quyền quản lý, lãnh đạo. Nhưng người xưa cũng nói “Ba ông thợ bằng một ông Gia Cát”, để khẳng định việc nghĩ, việc lo không phải đặc quyền của một số ít người.
http://www.chungta.com/nd/ tu-lieu-tra-cuu/ ts_tran_dang_tuan-phan_bien _xa_hoi.html
Người xưa nói “Một người lo bằng kho người làm”, cũng lại nói “Ba ông thợ bằng một ông Gia Cát”, khẳng định việc nghĩ không phải đặc quyền của một số ít người.
Hãy nhìn xung quanh, ta sẽ thấy đâu cũng có sự phản biện. Một cánh đồng lúa xanh êm đềm chứng minh có một vẻ đẹp khác ngoài vẻ đẹp của núi non hùng vĩ. Người chơi bonsai bậc thượng thừa giật mình trước một thế cây tự nhiên trong mé núi không ai để ý.
Hãy quan sát cuộc sống tập thể: mỗi ngày làm việc, mỗi cuộc họp, thậm chí chỉ hai người tán gẫu với nhau là muôn lần cọ xát các ý kiến khác nhau, góc nhìn khác nhau. Bằng cách đó tập thể chọn lựa phương án tối ưu cho từng công việc lớn nhỏ. Hãy nhìn vào bản thân mình. Từ sáng đến chiều mỗi người luôn tự phản biện để rà soát, sửa đổi hình dung, suy nghĩ, quan niệm, phương pháp trước đó của bản thân, để rồi hoàn chỉnh cách nghĩ, cách làm cũ hoặc thay bằng cách mới.
Phản biện, tự phản biện là cách để cuộc sống diễn ra, cuộc sống đi lên. Nó là điều tự nhiên. Đó không phải là vấn đề muốn hay không muốn. Ở vị trí quyền lực, coi trọng phản biện, sẽ có được phản biện xã hội có tổ chức, giúp ích lớn cho ổn định và phát triển; ngược lại, tránh né phản biện xã hội, kết quả là nhận được phản biện xã hội tự phát - mảnh đất thuận lợi để hình thành tâm thế phản kháng xã hội.
Nhưng áp dụng điều tự nhiên ấy vào cuộc sống xã hội, vào quản lý xã hội lại là việc không đơn giản. Ít nhất có ba vật cản với phản biện xã hội.
Vật cản thứ nhất là sự khó chịu thường tình với ai "trái ý". Người ta vẫn hay ca ngợi "Người hay cãi" nói chung, và vẫn ác cảm với "Người hay cãi" cụ thể ở trong đơn vị của mình, dưới quyền mình.
Vật cản thứ hai là ngại sẽ nảy sinh cái gì đó "bất ổn", ảnh hưởng đến vị thế của cá nhân hay cơ quan quyền lực. Thực ra phản biện xã hội nghiêm túc, đúng đắn khác hẳn với phản bác, mặc dù nó có thể bao gồm phản bác trong những trường hợp đặc biệt, nhưng điểm quan trọng nhất: Phản biện nhằm rà soát, khẳng định, bổ sung, đề xuất giải pháp đúng để thực hiện các mục tiêu xã hội thống nhất. Lo lắng quá đáng chuyện phản biện xã hội dẫn đến phản kháng, gây mất ổn định, trong đa số các trường hợp xuất phát từ căn bệnh ích kỷ của người, của cấp đang có quyền lực. Mà căn bệnh ích kỷ ấy cũng lại... rất tự nhiên, rất khó tránh.
Vật cản chủ quan thứ ba là: Ngại việc. Ngại mất thời gian; ngại tốn tiền bạc (một cuộc trưng cầu dân ý dĩ nhiên là tốn kém, không thể làm tràn lan được). Ai đó ngầm nghĩ trong bụng "Rách việc! Trăm người trăm ý, chắc gì đã hơn một người quyết". Những người đó không hiểu một điều là: thực hành dân chủ bao giờ cũng mất thời gian, mất công sức hơn là quyết định một chiều. Cái hay duy nhất của dân chủ là tránh được sự độc đoán, quan liêu. Mà độc đoán, quan liêu sớm muộn đem lại những khốc hại khôn lường. Cách diễn đạt, khái niệm có thể khác, nhưng tinh thần và cội rễ của vấn đề đâu có khác với những yêu cầu Bác Hồ đã đòi hỏi rất sớm, khi chính quyền công nông của ta chỉ 1 - 2 tuổi đời - đó là phê bình, tự phê bình, tự chỉ trích để tiến bộ. Còn trước đó, Lênin đã kêu gọi công nhân dùng tổ chức công đoàn để đấu tranh với chính Nhà nước xô viết của mình, nhằm giữ cho nhà nước ấy khỏi mắc căn bệnh quan liêu. Vậy mà giờ đây còn có sự rụt rè khi đề cập đến phản biện xã hội, còn có sự né tránh với khái niệm xã hội dân sự (thiếu cái thứ hai này phản biện xã hội sẽ rất nghèo nàn), thì thật không nên.
Đã biết bao lần do có sự “rò rỉ" nào đó mà báo giới biết có một dự thảo chính sách, trong đó có những điều bất hợp lý, đang ở giai đoạn sắp thông qua. Dự thảo đó được mổ xẻ trên công luận. Cuối cùng, rất may là ở dạng ban đầu nó... không được thông qua nữa. Cũng có nhiều ví dụ khác, khi có những quyết định được đưa ra một cách rất bất ngờ (do quá trình chuẩn bị được giữ kín, không rò rỉ). Tiếc thay sự trôi chảy về hành chính lại không đem lại sự suôn sẻ lúc thực hiện. Bao nhiêu bất hợp lý nảy sinh, cuối cùng quyết định dẫu có hiệu lực hành chính vẫn chết yểu.
Rõ ràng, đã đến lúc phản biện xã hội phải thành nguyên tắc trong quá trình chuẩn bị và thông qua các quyết định liên quan đến cuộc sống, quyền lợi của đông đảo mọi người. Người xưa nói “Một người lo bằng kho người làm”, ý nhấn mạnh đến vai trò, vị trí của người nắm quyền quản lý, lãnh đạo. Nhưng người xưa cũng nói “Ba ông thợ bằng một ông Gia Cát”, để khẳng định việc nghĩ, việc lo không phải đặc quyền của một số ít người.
http://www.chungta.com/nd/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét