THÀ MẤT NƯỚC KHÔNG ĐÀNH MẤT CỦA
(Ngày tàn của Sùng Trinh hoàng đế nhà Minh)
Triều Minh mạt, thế của Sấm tặc Lý Tự Thành nổi lên như bão dữ, Sùng Trinh phái bao nhiêu quân đi dẹp cũng không đủ, ông tướng nào nhận phủ việt tiết mao cũng thề tận trung báo quốc, nhưng vừa ra khỏi thành là thảy đều hàng giặc, lần lượt những đoàn quân triều đình đều tan biến, mà thanh thế của Sấm cứ ngày càng thêm lớn.
Ấy chẳng phải vì Sấm có tài bách thắng (bằng cớ là sau này khi Sấm đã diệt nhà Minh, Ngô Tam Quế chỉ đánh một trận là lấy được Bắc Kinh, đuổi Sấm chạy trối chết), vấn đề của binh lính nhà Minh lúc ấy là tiền lương. Bọn thượng cấp hối lạm vào quân lương, khiến binh sĩ lắm khi mấy tháng trời đánh giặc chùa, không nhận được lương, nên hễ có dịp ra trận là họ liền đầu hàng, hoặc đào ngũ thoát lấy thân, chẳng ai ngăn trở nổi.
Trở lại triều đình Sùng Trinh. 1643, Sấm tặc xưng đế, sắp đánh vào kinh thành đến nơi. Lúc này quỹ bảo hiểm xã hội đã đổ vỡ, sổ hưu kể như không còn, triều đình mạnh ai nấy lo thủ phận mình, bá quan quên mẹ lý tưởng trung quân bá đạo ái quốc tào lao. Sùng Trinh tỏ ý muốn ra quân chơi một trận cuối cùng để bảo vệ ngai vàng, bá quan thảy đều im thinh thít, khiến Sùng Trinh lụy nhỏ hai hàng.
Lúc bấy giờ có tên đề đốc Dương Hạo xung phong ra chận giặc, Sùng Trinh mừng quýnh, vội vời Dương Hạo vào cung cùng bàn việc nước. Sùng Trinh đế hỏi cần bao nhiêu quân để dẹp loạn, Dương giơ lên ba ngón tay, Sùng Trinh nhảy nhổm la làng:
- Ngươi điên rồi, giờ lấy đâu ra ba trăm vạn (3.000.000) quân?
Dương lắc đầu, tỏ ý không phải ba trăm vạn. Sùng Trinh thoáng mừng:
- Quân tên Sấm đã lên đến sáu bảy trăm vạn, ngươi chỉ bằng ba mươi vạn, có thể đương cự nổi chăng?
Dương lại lắc đầu. Sùng Trinh tái xám mặt mày, rên lên áo não:
- Nhà ngươi điên rồi, chỉ ba vạn quân, làm sao chống giặc!
Dương Hạo lúc bấy giờ mới lên tiếng:
- Tâu bệ hạ, quân lấy đâu ra ba vạn? Ý hạ thần là chỉ ba ngàn thôi!
Sùng Trinh suýt ngất, lắp bắp:
- Giờ này là giờ nào mà ngươi còn dám đừa giỡn với trẫm?
- Đầu thần chưa rơi xuống đất, bệ hạ đừng lo. Tuy chỉ ba ngàn, nhưng đó là quân quyết tử cho bệ hạ quyết sinh, nên một người có thể giết trăm người; chỉ cần cấp đủ lương cho họ là giặc kia phải tan.
Sùng Trinh do dự:
- Vậy ngươi cần bao nhiêu chi phí quân lương?
- Một trăm vạn (aka 1M) lạng.
Nhà vua nhảy tưng tưng như bị nước sôi đổ háng:
- Ba ngàn quân mà lương một trăm vạn, ngươi cắt cổ ta rồi!
- Bệ hạ không biết đó thôi, cần có lương cao, thì người ta mới liều chết vì chế độ chứ!
Vua đành chịu phép, hứa sẽ cố vét cho ra khoản ấy.
Sau khi cho Dương Hạo lui, Sùng Trinh suy tính: lúc này chỉ còn có thể dựa vào hoàng thân quốc thích mà thôi, bởi lẽ đơn giản, chế độ mà bị diệt thì bọn họ tất cũng chẳng còn, vua bèn hạ chiếu cho quốc cữu Điền Thích Uyển, là cha đẻ Điền phi, nàng quý phi được vua sủng ái nhất, lệnh cho quốc cữu phải đứng ra quyên góp trong hoàng thân quốc thích, sao cho đủ số trăm vạn lạng bạc để hưng binh phục quốc.
Điền quốc cữu được chiếu, chỉ biết kêu trời: đang lúc tàn mạt này, ai người chịu bỏ tiền ra? Song lệnh vua không dám cãi, đành bấm bụng nôn ra một vạn lạng, rồi chuyển giao chiếu chỉ hỏi ý hoàng hậu là Chu thị, cốt đẩy việc khó cho đàn bà.
Chu hậu nghe qua sự việc, bèn gom góp tư trang của mình và các quý phi cung nữ, lại cắt bớt chi tiêu chốn hậu cung, mót được một vạn lạng đưa sang cho Điền Thích Uyển, nhắn nhủ quốc cữu ngài nên lấy xã tắc giang san làm trọng.
Lúc này máu tham quốc cữu nổi lên, nhìn thấy trang sức của hoàng hậu lóng la lóng lánh không khỏi thèm thuồng, bèn xén bớt năm ngàn lạng trong số ấy. Điền dâng hoàng đế một vạn rưỡi bạc, bảo rằng đã tận lực, khánh kiệt cả gia tài, vua nhận mà khóc không thành tiếng.
Sùng Trinh hoàng đế khóc xong, nhìn lại vạn rưỡi bạc mà tiếc đứt ruột. Vua vốn dĩ vẫn biết Dương Hạo chỉ là nói láo kiếm tiền, nhưng thế nước ngàn cân sợi tóc, được chút hy vọng mong manh hư cấu cũng phải ráng tin là còn có 3.000 quân sẵn sàng vì mình mà chết. Việc quân là trọng, nhưng tiền bạc càng phải trọng hơn, Sùng Trinh ém luôn hơn vạn lạng, chỉ giao cho Dương Hạo 2.000 lạng bạc để nuôi quân. Bạc giao xong rồi, vua cảm thấy lương tâm cắn rứt, nên ban thêm cho Dương tướng quân hai bình ngự tửu loại thượng hảo hạng ngang với Chavel Blanc.
Nói về Dương Hạo, ra giá trăm vạn lạng, nay chỉ hai nghìn cũng vui mừng lạy tạ mà nhận lấy. Còn việc ra quân đấu tranh đây là trận cuối cùng thì thôi khỏi kể đến nữa.
Sùng Trinh sau này quốc phá thân vong phải treo cổ cành cây chính là tự mình chuốc lấy vậy.
* * * * * * *
Chuyện đến đây tưởng đã đủ để thấy sự hủ bại của triều Minh mạt, vậy mà vẫn còn đoạn vỹ thanh khiến hậu thế phải bàng hoàng. Đó là sau này, khi Lý Tự Thành chiếm được Bắc Kinh, bèn bóp cổ bá quan triều đình nhà Minh, bắt phải ói hàng, chưa đầy 10 ngày đã được 7.000 vạn, tức 70.000.000 lạng bạc, trong số đó, có 560 vạn là ở "nội noa" - kho riêng của Sùng Trinh hoàng đế!
(Ngày tàn của Sùng Trinh hoàng đế nhà Minh)
Triều Minh mạt, thế của Sấm tặc Lý Tự Thành nổi lên như bão dữ, Sùng Trinh phái bao nhiêu quân đi dẹp cũng không đủ, ông tướng nào nhận phủ việt tiết mao cũng thề tận trung báo quốc, nhưng vừa ra khỏi thành là thảy đều hàng giặc, lần lượt những đoàn quân triều đình đều tan biến, mà thanh thế của Sấm cứ ngày càng thêm lớn.
Ấy chẳng phải vì Sấm có tài bách thắng (bằng cớ là sau này khi Sấm đã diệt nhà Minh, Ngô Tam Quế chỉ đánh một trận là lấy được Bắc Kinh, đuổi Sấm chạy trối chết), vấn đề của binh lính nhà Minh lúc ấy là tiền lương. Bọn thượng cấp hối lạm vào quân lương, khiến binh sĩ lắm khi mấy tháng trời đánh giặc chùa, không nhận được lương, nên hễ có dịp ra trận là họ liền đầu hàng, hoặc đào ngũ thoát lấy thân, chẳng ai ngăn trở nổi.
Trở lại triều đình Sùng Trinh. 1643, Sấm tặc xưng đế, sắp đánh vào kinh thành đến nơi. Lúc này quỹ bảo hiểm xã hội đã đổ vỡ, sổ hưu kể như không còn, triều đình mạnh ai nấy lo thủ phận mình, bá quan quên mẹ lý tưởng trung quân bá đạo ái quốc tào lao. Sùng Trinh tỏ ý muốn ra quân chơi một trận cuối cùng để bảo vệ ngai vàng, bá quan thảy đều im thinh thít, khiến Sùng Trinh lụy nhỏ hai hàng.
Lúc bấy giờ có tên đề đốc Dương Hạo xung phong ra chận giặc, Sùng Trinh mừng quýnh, vội vời Dương Hạo vào cung cùng bàn việc nước. Sùng Trinh đế hỏi cần bao nhiêu quân để dẹp loạn, Dương giơ lên ba ngón tay, Sùng Trinh nhảy nhổm la làng:
- Ngươi điên rồi, giờ lấy đâu ra ba trăm vạn (3.000.000) quân?
Dương lắc đầu, tỏ ý không phải ba trăm vạn. Sùng Trinh thoáng mừng:
- Quân tên Sấm đã lên đến sáu bảy trăm vạn, ngươi chỉ bằng ba mươi vạn, có thể đương cự nổi chăng?
Dương lại lắc đầu. Sùng Trinh tái xám mặt mày, rên lên áo não:
- Nhà ngươi điên rồi, chỉ ba vạn quân, làm sao chống giặc!
Dương Hạo lúc bấy giờ mới lên tiếng:
- Tâu bệ hạ, quân lấy đâu ra ba vạn? Ý hạ thần là chỉ ba ngàn thôi!
Sùng Trinh suýt ngất, lắp bắp:
- Giờ này là giờ nào mà ngươi còn dám đừa giỡn với trẫm?
- Đầu thần chưa rơi xuống đất, bệ hạ đừng lo. Tuy chỉ ba ngàn, nhưng đó là quân quyết tử cho bệ hạ quyết sinh, nên một người có thể giết trăm người; chỉ cần cấp đủ lương cho họ là giặc kia phải tan.
Sùng Trinh do dự:
- Vậy ngươi cần bao nhiêu chi phí quân lương?
- Một trăm vạn (aka 1M) lạng.
Nhà vua nhảy tưng tưng như bị nước sôi đổ háng:
- Ba ngàn quân mà lương một trăm vạn, ngươi cắt cổ ta rồi!
- Bệ hạ không biết đó thôi, cần có lương cao, thì người ta mới liều chết vì chế độ chứ!
Vua đành chịu phép, hứa sẽ cố vét cho ra khoản ấy.
Sau khi cho Dương Hạo lui, Sùng Trinh suy tính: lúc này chỉ còn có thể dựa vào hoàng thân quốc thích mà thôi, bởi lẽ đơn giản, chế độ mà bị diệt thì bọn họ tất cũng chẳng còn, vua bèn hạ chiếu cho quốc cữu Điền Thích Uyển, là cha đẻ Điền phi, nàng quý phi được vua sủng ái nhất, lệnh cho quốc cữu phải đứng ra quyên góp trong hoàng thân quốc thích, sao cho đủ số trăm vạn lạng bạc để hưng binh phục quốc.
Điền quốc cữu được chiếu, chỉ biết kêu trời: đang lúc tàn mạt này, ai người chịu bỏ tiền ra? Song lệnh vua không dám cãi, đành bấm bụng nôn ra một vạn lạng, rồi chuyển giao chiếu chỉ hỏi ý hoàng hậu là Chu thị, cốt đẩy việc khó cho đàn bà.
Chu hậu nghe qua sự việc, bèn gom góp tư trang của mình và các quý phi cung nữ, lại cắt bớt chi tiêu chốn hậu cung, mót được một vạn lạng đưa sang cho Điền Thích Uyển, nhắn nhủ quốc cữu ngài nên lấy xã tắc giang san làm trọng.
Lúc này máu tham quốc cữu nổi lên, nhìn thấy trang sức của hoàng hậu lóng la lóng lánh không khỏi thèm thuồng, bèn xén bớt năm ngàn lạng trong số ấy. Điền dâng hoàng đế một vạn rưỡi bạc, bảo rằng đã tận lực, khánh kiệt cả gia tài, vua nhận mà khóc không thành tiếng.
Sùng Trinh hoàng đế khóc xong, nhìn lại vạn rưỡi bạc mà tiếc đứt ruột. Vua vốn dĩ vẫn biết Dương Hạo chỉ là nói láo kiếm tiền, nhưng thế nước ngàn cân sợi tóc, được chút hy vọng mong manh hư cấu cũng phải ráng tin là còn có 3.000 quân sẵn sàng vì mình mà chết. Việc quân là trọng, nhưng tiền bạc càng phải trọng hơn, Sùng Trinh ém luôn hơn vạn lạng, chỉ giao cho Dương Hạo 2.000 lạng bạc để nuôi quân. Bạc giao xong rồi, vua cảm thấy lương tâm cắn rứt, nên ban thêm cho Dương tướng quân hai bình ngự tửu loại thượng hảo hạng ngang với Chavel Blanc.
Nói về Dương Hạo, ra giá trăm vạn lạng, nay chỉ hai nghìn cũng vui mừng lạy tạ mà nhận lấy. Còn việc ra quân đấu tranh đây là trận cuối cùng thì thôi khỏi kể đến nữa.
Sùng Trinh sau này quốc phá thân vong phải treo cổ cành cây chính là tự mình chuốc lấy vậy.
* * * * * * *
Chuyện đến đây tưởng đã đủ để thấy sự hủ bại của triều Minh mạt, vậy mà vẫn còn đoạn vỹ thanh khiến hậu thế phải bàng hoàng. Đó là sau này, khi Lý Tự Thành chiếm được Bắc Kinh, bèn bóp cổ bá quan triều đình nhà Minh, bắt phải ói hàng, chưa đầy 10 ngày đã được 7.000 vạn, tức 70.000.000 lạng bạc, trong số đó, có 560 vạn là ở "nội noa" - kho riêng của Sùng Trinh hoàng đế!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét