Thứ Tư, 12 tháng 8, 2015

Thế giới chưa thực sự có Cách mạng trong giáo dục

Thế giới chưa thực sự có Cách mạng trong giáo dục (1)

Giáo viên, xã hội & cách mạng
Tôi muốn kể cho bạn nghe một vài điều tôi thấy về giáo viên và xã hội. Có lẽ sẽ không có sự đồng thuận giữa cách tôi nghĩ và cách bạn nghĩ. Có lẽ tôi đang đối chọi lại những quan điểm của luật giáo dục hiện tại. Tôi chẳng phải là nhà giáo dục học hay nhà cải cách xã hội. Thật may mắn tôi có thể nói về vài khía cạnh nền tảng của giáo dục và xã hội.
Khả năng của bất kì chân lí nào về bình minh giáo dục với các nhà giáo dục học phải được tính gần như bằng không. Họ đã từng nghĩ ngợi suốt mấy ngàn năm qua, nhưng điều kiện giáo dục hiện tại, cấu trúc của nó, và kiểu người được tạo ra, là hoàn toàn sai tới mức điều tự nhiên là chỉ những nhà lãnh đạo không lành mạnh và lú lẫn mới được sinh ra từ nó. Tư tưởng được tạo ra bởi các nhà xã hội học cũng bệnh hoạn và không lành mạnh; nếu không thì con người, cuộc sống của họ và tư tưởng của họ đã hoàn toàn khác. Bởi tôi không là nhà giáo dục học cũng không là nhà xã hội học nên tôi có thể kể với bạn những điều chỉ có thể thấy bằng cách nhìn thẳng vào các vấn đề.
Đối với những người mà kinh sách là quan trọng, giải pháp trở nên quan trọng hơn vấn đề. Vì tôi không biết luật giáo dục nên tôi có thể nói thẳng vào các vấn đề.
Chính điều đầu tiên tôi muốn nói là ở chỗ mối quan hệ hiện tại giữa giáo viên và xã hội đã chứng tỏ nguy hiểm. Mối quan hệ đó là gì? Mối quan hệ là ở chỗ, giáo viên là nô lệ còn xã hội là ông chủ hay người sở hữu. Xã hội yêu cầu giáo viên làm việc gì? Xã hội muốn giáo viên khắc sâu những ghen tị cũ kỹ, những thù hằn cũ kỹ và những suy nghĩ cũ kỹ tới từ hàng ngàn năm vào tâm trí của trẻ nhỏ. Những người già mà gần như chết hoặc sắp chết, muốn thừa kế lại, chuyển tiếp những điều này thông qua giáo viên vào tâm trí những thế hệ mới. Thật đáng kinh ngạc khi xã hội cứ yêu cầu kiểu công việc ấy từ giáo viên và giáo viên tiếp tục làm việc này.
Đây là một nỗi hổ thẹn lớn lao cho các giáo viên. Điều hổ thẹn là những hủ bại thế kỷ trước mắc phải được truyền sang thế kỷ này, thông qua giáo viên, như xã hội cần vậy. Điều này được cần bởi cấu trúc cũ kỹ, những quyền lợi được đảm bảo bất di bất dịch liên hệ với cấu trúc đó, và những niềm tin mù quáng được lập trên cấu trúc đó, không muốn chết. Chúng muốn tiếp tục sống bên trong xã hội.
Nhờ hoàn thành công việc nên giáo viên được trọng vọng. Không tâng bốc giáo viên và trọng vọng giáo viên, không thể yêu cầu ông ta làm việc này được. Đó là lý do người ta nói giáo viên là guru, đáng kính, và lời khuyên của ông ấy phải được nghe. Tại sao? – Bởi vì xã hội muốn truyền lại toàn bộ mẫu hình niềm tin cho những đứa trẻ thông qua giáo viên.
Người cha Hindu giáo muốn biến con mình trở thành người Hindu giáo, và người cha Mohammed giáo muốn biến con mình trở thành người Mohammed giáo trước khi ông ta chết. Người cha Hindu giáo còn muốn truyền lại cho các con mình mối bất hoà với người Mohammed giáo. Ai sẽ làm chuyện này? Giáo viên sẽ làm. Thế hệ cũ muốn áp đặt những niềm tin mù quáng lên thế hệ mới. Kinh sách của nó, tu sĩ của nó và mọi thứ khác phải được áp đặt. Nó khiến công việc này được tiến hành thông qua giáo viên, nhưng kết quả là gì?
Kết quả là của cải vật chất đang tăng lên trên thế giới, nhưng khả năng tinh thần không phát triển. Chừng nào gánh nặng khủng khiếp của những suy nghĩ lạc hậu còn đè lên tâm trí trẻ em, các khả năng tinh thần của chúng không thể nào phát triển được. Trong một đứa trẻ nhỏ có gánh nặng của một nền văn hoá năm ngàn năm tuổi. Chính cuộc sống của đứa trẻ ấy bị nghiến nát dưới gánh nặng đó. Bởi điều này, ngọn lửa ý thức không thể được thắp sáng và tính cá nhân của đứa trẻ không thể phát triển.
Của cải vật chất tăng lên vì cái gì còn lại từ cha mẹ thì được gia tăng hay cải thiện thêm bởi con cái họ. Nhưng khả năng tinh thần của chúng không thể phát triển bởi vì trẻ em bị ước định vào sự kính trọng đó. Đứa trẻ thêm vào, không chút do dự, một tầng nữa lên toà cao ốc mà nó được thừa hưởng. Nó hài lòng làm vậy. Và người cha cũng hài lòng rằng con mình đã xây thêm một tầng. Nhưng nếu ai đó muốn cải thiện trên những ý niệm từng được thuật lại trong kinh Gita, thì những người kế thừa ý niệm của Mahavira, Phật, Krishna và Rama, sẽ trong khó khăn lớn lao – với họ cần phải sống trong khoảng rào của những cấu trúc tinh thần được truyền lại. Không cấu trúc mới nào có thể được xây dựng. Những nỗ lực được làm liên tục hàng ngàn năm cho nên đứa con không vượt qua nổi cha nó trong việc phát triển tinh thần. Có rất nhiều công cụ và thủ đoạn cho điều đó.
Cho nên, của cải vật chất tăng lên trên thế giới, nhưng nghèo nàn tinh thần cũng tăng lên song hành. Có quá nhiều nguy hiểm khi tâm trí thì nhỏ bé mà của cải vật chất vĩ đại hơn. Như là chúng ta tiến triển trong của cải vật chất và bởi tổ tiên lại phía sau, tương tự, chúng ta cũng nên bỏ lại họ phía sau trong việc phát triển của cải tinh thần và tâm hồn. Làm như vậy không là xúc phạm cha mẹ chúng ta, đấy là kính trọng. Kiểu người cha đúng đắn là người thiết tha khao khát các con mình sẽ vượt qua ông ta trên mọi phương diện. Nhưng nguy hiểm nếu người cha chẳng hề muốn con mình vượt qua ông ta trong bất cứ lĩnh vực nào. Cho đến nay, giáo viên đã giúp người cha không cho phép đứa trẻ vượt lên trên.
Thật điên rồ khi chúng ta bắt đầu nghĩ xa hơn Krishna, Mahavira hay Mohammed, đó sẽ là một sự xúc phạm cho những người sau. Vì điều này, toàn bộ giáo dục đã duy trì hướng vào quá khứ, thay vì hướng vào tương lai.

Thế giới chưa thực sự có Cách mạng trong giáo dục (2)


n thể giáo dục của chúng ta là hướng vào quá khứ. Hết thảy học thuyểt, ý tưởng và lý tưởng của chúng ta được tạo dựng từ quá khứ. Quá khứ là cái đã chết và ra đi rồi. Chúng ta đang cố gắng áp đặt những thứ hàng ngàn năm tuổi lên trí óc con em chúng ta. Không chỉ áp đặt ý tưởng, chúng ta còn gọi một đứa trẻ chứng tỏ mình là kẻ giỏi đi theo những niềm tin cũ là lý tưởng. Ai đang tán dương một đứa trẻ như vậy? Điều này đang được làm bởi giáo viên, và đó là cách các nhà lãnh đạo xã hội, tôn giáo và chính quyền đang khai thác giáo viên.
Giáo viên được làm tin rằng anh ta là người truyền bá tri thức. Anh ta chẳng phải người truyền bá tri thức, anh ta là kẻ bảo quản và duy trì hiện trạng của tri thức đã được phát triển trong quá khứ, và anh ta là chướng ngại cho tri thức có thể phát triển. Anh ta không cho phép bất cứ cái gì bỏ đi những tham số của quá khứ. Kết quả là, chúng ta tiếp tục làm rất nhiều loại điều ngu xuẩn. Những thứ cũ kỹ đó không được cho phép chết. Các chính trị gia cũng hiểu điều này, và ông ta cũng đang khai thác giáo viên. Ngạc nhiên là giáo viên không nhận thức được sự khai thai thác này được thực hiện dưới cái tên là chức năng của xã hội. Biết bao nhiêu kiểu khai thác đã được làm.
Một lần tôi đi diễn thuyết trước một hội đồng giáo viên. Đó là ngày nhà giáo. Tôi hỏi họ: Nếu một giáo viên trở thành tổng thống một nước, sự kính trọng được ban tặng cho giáo viên đó là gì? Đối với một giáo viên trở thành tổng thống, giới dạy học kính trọng về cái gì? Theo tôi, nếu tổng thống một nước trở thành giáo viên thì tôi đích xác hiểu rằng người giáo viên đó được kính trọng. Nếu tổng thống một nước cảm thấy công việc của ông ta là không cần thiết và cảm nhận vui sướng làm một nhà giáo, nếu ông ấy muốn là một giáo viên và ông ấy trở thành giáo viên, chúng ta sẽ hiểu đích xác rằng giáo viên này được kính trọng. Nhưng nếu một giáo viên trở thành tổng thống một nước, sự kính trọng đi tới chính trị gia, chứ không tới người giáo viên. Nếu một giáo viên cảm thấy vinh dự khi trở thành tổng thống một nước thế thì có gì sai trái với một giáo viên đang muốn trở thành hiệu trưởng hoặc thanh tra trường học hoặc bộ trưởng giáo dục? Có danh dự ở nơi có chỗ đứng. Có chỗ đứng ở nơi có địa vị.Toàn thể cấu trúc tư tưởng của chúng ta là theo cách địa vị ở trên tất cả mọi thứ, do đó chính trị gia ở trên mọi thứ và tất cả những thứ khác ở bên dưới.
Chính trị gia, chủ ý hay không chủ ý, đưa tư tưởng và ý tưởng của ông ta vào trong tâm trí trẻ em thông qua giáo viên. Tu sĩ cũng đang làm cùng điều này. Dưới cái tên giáo dục tôn giáo việc này tiếp diễn, và mọi tôn giáo tiếp tục cố gắng nhồi niềm tin và giáo lý của họ, đúng hoặc sai, vào trong tâm trí trẻ em. Chuyện này được làm ở một độ tuổi non nớt thế, khi những đứa trẻ chẳng thể nghĩ. Không còn tội ác nào lớn hơn thế trên nhân loại.
Tội ác nào có thể lớn hơn việc khiến một đứa trẻ tin rằng những gì trong kinh Koran là chân lý, hoặc những gì trong kinh Gita là chân lý; hay nếu có Thượng Đế thì đó là Mahavira, Krishna hoặc Mohammed? Nhồi nhét tất cả những điều như thế vào tâm trí một đứa trẻ hồn nhiên, dốt nát và không biết gì về thế giới, là tội ác trầm trọng hơn bất cứ cái gì khác.
Mới đây, đã có câu hỏi về độc lập của Ấn Độ, rằng các chính trị gia đã từng kêu gọi cả giáo viên và sinh viên đều phải tham gia vào phong trào độc lập. Khi những chính trị gia này nắm chính quyền, họ nói rằng cả sinh viên lẫn giáo viên phải tránh xa khỏi chính trị. Những người cộng sản và chủ nghĩa xã hội nói: “Không, không cần thiết phải tách sinh viên ra khỏi chính trị. Cả giáo viên và sinh viên phải tham gia vào chính trị.” Nếu những người cộng sản nắm chính quyền ngày mai, họ sẽ nói rằng giờ đây không cần họ tham gia vào chính trị. Thế nào thì lợi ích của những người làm chính trị đối với quyền lực cũng trở thành đúng, và một nỗ lực được làm để giáo viên và sinh viên tin rằng đó là đúng.
Theo tôi, một người có thể trở thành người thầy đúng nghĩa chỉ khi ông ta có trong mình một ngọn lửa mạnh mẽ, mãnh liệt của sự nổi dậy.
Một giáo viên không có ngọn lửa của sự nổi dậy ấy bên trong sẽ trở thành nhân viên của một số đường lối, một số lợi ích – có thể của xã hội, có thể của tôn giáo, hay có thể của chính trị. Mọi giáo viên phải có ngọn lửa nổi dậy mãnh liệt, của suy nghĩ và phản chiếu. Nhưng chúng ta đã có ngọn lửa của suy nghĩ độc lập hay chưa? Nếu chưa, chúng ta có là gì hơn những người trông cửa hàng?
Làm một giáo viên là một điều vĩ đại. Ý nghĩa của việc là một giáo viên là gì? Chúng ta có bao giờ nghĩ về nó?
Bạn có thể dạy dỗ trẻ em, như chúng được dạy trên khắp thế giới, rằng chúng phải yêu thương lẫn nhau. Nhưng bạn đã bao giờ nghĩ rằng toàn thể cấu trúc giáo dục của bạn được xây dựng không dựa trên tình yêu thương mà dựa trên sự cạnh tranh? Bạn tự cho là dạy tình yêu, nhưng toàn bộ sự sắp xếp là để dạy cạnh tranh. Nơi có cạnh tranh thì không thể có tình yêu. Cạnh tranh là một dạng của đố kỵ, một kiểu kích động mãnh liệt, ghen tỵ. Bạn đang dạy cái gì vậy?
Khi một đứa trẻ đứng nhất lớp, đứa trẻ khác được bảo rằng nó bị tụt lại đằng sau và người bạn cùng lớp này đã về đầu. Bạn đang dạy nó thoả mãn hư danh, cạnh tranh và vượt lên trước.Bạn đang dạy bản ngã, bảo chúng rằng người nào đứng nhất thì cao hơn, và người ở phía sau thì thấp hơn. Trong những cuốn sách, bạn bảo chúng khiêm nhường và yêu thương, trong khi toàn bộ sự sắp xếp của bạn lại dạy chúng căm ghét, đố kỵ và đứng nhất. Đứa nào đứng thứ nhất thì được thưởng huy chương vàng và bằng khen chứng nhận; Nó được đội vòng hoa và chụp hình, và những đứa khác, những đứa đứng sau, bị xúc phạm bởi hệ thống.
Khi bạn đang xúc phạm đứa ở phía sau, bạn không phải đang kích thích bản ngã của nó đẩy nó lên hàng đầu sao? Khi một đứa đứng nhất được tán dương, bạn không phải đang thúc đẩy bản ngã của nó sao? Cho nên khi những đứa trẻ được đào tạo trong bản ngã, ghen tỵ và cạnh tranh như thế, làm sao chúng yêu thương được? Yêu thương là cho phép những người mình yêu quý đi trước. Tình yêu luôn có nghĩa bạn luôn là người sau cùng.
Tôi sẽ kể cho bạn nghe một giai thoại nhỏ để làm điều này rõ hơn. Có ba vị thánh Sufi bị treo cổ. Những người gọi là tôn giáo luôn chống lại những vị thánh thực sự. Khi họ đang chờ để bị treo cổ, họ ngồi thành một hàng. Đao phủ sẽ đọc lên những cái tên, cái này nối tiếp cái khác, và sẽ treo họ lên.
Đao phủ thét lên cái tên “Nuri” thì anh ta phải đi lên phía trước.
Nhưng người có tên là Nuri đã không đứng dậy; thay vào đó một người khác đứng lên và nói “Anh hãy treo tôi đầu tiên.”
Đao phủ nói:”Tên của ông không phải Nuri. Tại sao ông lại vội vàng để chết thế?”
Người tiến lên phía trước đáp, “Tôi đã yêu quý Nuri và tôi hiểu rằng nếu là vấn đề chết, thì đi lên trước, và nếu vấn đề sống, thì vẫn ở sau. Tôi muốn chết trước khi bạn tôi chết. Và nếu là vấn đề sống, bạn tôi nên được sống lâu hơn tôi”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét