Vì sao tôi thất nghiệp - Con đường nào cho tôi?(P2)
P2: Con Đường Nào Cho Tôi?
Trau dồi tiếng Anh và các ngoại ngữ khác
Hiểu được tầm quan trọng của ngoại ngữ đối với quá trình học tập và làm việc. Sinh viên cần có các lịch trình, mục tiêu xác định cho việc học ngoại ngữ. Nó sẽ là một lợi thế cho sinh viên khi giao lưu với thanh niên, sinh viên quốc tế, khi tìm việc và phục vụ cho công việc trong tương lai.
Tuy nhiên, hiện nay số lượng người biết và giỏi tiếng Anh rất nhiều để tạo được sự khác biệt bạn nên biết thêm một ngôn ngữ khác ngoài tiếng Anh như Trung Quốc, Nga, Pháp, Đức, Nhật, Hàn… đó là một lợi thế vô cùng to lớn mà bất cứ nhà tuyển dụng nào cũng muốn ở nhân viên tương lai. Biết 2 ngoại ngữ, thành thạo tiếng Anh và sử dụng thêm được một ngoại ngữ nữa là bạn hoàn toàn có thể tự tin để xin việc ở bất cứ nhà tuyển dụng nào.
Vậy nên khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường hãy trau dồi thêm khả năng ngoại ngữ của mình thông qua các khóa học tại các Trung tâm uy tín, trên mạng Internet, bạn bè hay qua các Câu lạc bộ về Tiếng Anh với nhiều phương pháp khác nhau sẽ giúp sinh viên có thêm nhiều mối quan hệ cải thiện được khả năng giao tiếp, đồng thời, xây dựng và phát triển vốn tiếng Anh của mình.
Hiện nay, trên các trang Web, các diễn đàn,… chia sẽ về kinh nghiệm, trao đổi về việc học Tiếng Anh rất nhiều. Tuy nhiên, mỗi sinh viên cần chon lựa tài liệu, diễn đàn uy tín sẽ góp phần đạt hiệu quả tốt hơn.
Hiểu biết về tin học
Thời buổi công nghệ thông tin, mọi việc đều được xử lí qua máy tính và rất nhiều trường bây giờ yêu cầu sinh viên trước khi ra trường phải có kĩ năng tin học ở một trình độ phù hợp với từng ngành học. Biết thêm một số kĩ năng nâng cao về tin học sẽ giúp ích nhiều cho sinh viên trong quá trình làm việc cũng như dễ dàng gây được ấn tượng với các nhà tuyển dụng. Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xin việc .
Việc tìm hiểu, học hỏi tin học đòi hỏi sự siêng năng, kiên trì và có ý thức khám phá, ham học hỏi. Bởi, trong thời đại hiện nay, Internet đối với sinh viên không hề xa lạ, nhưng máy tính được sinh viên sử dụng chỉ để lướt web, giải trí, trò chuyện cùng bạn bè,…
chiếc máy tính không được sử dụng tối đa vai trò của nó. Rất nhiều sinh viên dù đã sử dụng máy tính rất nhiều nhưng trước các yêu cầu về tin học văn phòng được nhà tuyển dụng yêu cầu thì lúng túng, không đáp ứng được. Nó phần nào làm mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng.
Các sinh viên có thể học từ các trung tâm uy tín, các trang mạng xã hội,…
Kỹ năng thực hành
Hiện nay, cơ cấu đào tạo tại các trường ĐH,CĐ thiên về lý thuyết quá nhiều. Sinh viên cần tự trang bị cho mình các kiến thức từ nhà trường và áp dụng vào các công việc thực tại bên ngoài. Đó là điều không phải ai cũng có thể làm được.
Sinh viên cần chứng minh cho các nhà tuyển dụng thấy bạn hoàn toàn có khả năng áp dụng lý thuyết vào thực hành, để làm được điều này, ngay từ thời sinh viên chúng ta hãy tìm thêm một công việc hay tham gia những hoạt động mà có thể giúp ta thực hành, trau dồi thêm nhiều kinh nghiệm cho tương lai. Ví dụ bạn học Báo chí hãy viết thật nhiều bài báo và cộng tác với các tòa soạn để tăng thêm hiểu biết, nếu bạn học Ngoại ngữ thì hãy tích cực nói chuyện với người nước ngoài, đi dẫn tour tình nguyện… để tăng khả năng giao tiếp.
Tự tin và không ngại khó
Sự tự tin là điều rất quan trọng khi xin việc ở bất cứ đâu nhưng đừng thái quá. Điều này giúp các nhà tuyển dụng đánh giá khả năng làm việc của bạn, nếu bạn quá rụt rè thì ấn tượng đầu tiên đó là bạn có thể không có khả năng chịu áp lực và khó có thể hoàn thành công việc một cách xuất sắc được. Và một điều cuối cùng nữa là nếu may mắn được nhận nhưng không được làm ngay vị trí bạn yêu thích, đừng tỏ thái độ bất mãn, hãy cứ chăm chỉ, nhiệt tình. Mọi người đều đánh giá rất cao điều này ở những người mới vào làm, có cố gắng mọi thứ đều trở nên tốt đẹp với bạn.
Nếu biết nắm bắt, cố gắng trao dồi các kỹ năng, hoạt động giao tiếp xã hội,… sẽ dần hình thành thói quen tự tin, năng động trong sinh viên. Đó sẽ là nền tảng vững chắc cho hoạt động giao tiếp trong môi trường làm việc. Đồng thời, gây thiện cảm đối với nhà tuyển dụng.
Trang Bị, Rèn Luyện Các Kỹ Năng Mềm
Sinh viên cần có ý thức trao dồi các kỹ năng thực hành xã hội ngay từ khi bắt đầu là sinh viên. Việc tham gia các Câu lạc bộ, các chương trình tình nguyện xã hội, tham gia hoạt động Đội nhóm hay các lớp học về kỹ năng mềm sẽ giúp sinh viên có thêm nhiều bạn bè, nâng cao tính tích cực và đạt hiệu quả hơn trong học tập và lao động.
Các kỹ năng sinh viên nên trang bị thêm là: làm việc nhóm, giao tiếp, sắp xếp thời gian, trả lời phỏng vấn, chi tiêu, tư duy sáng tạo, tư duy tích cực, hoạch định mục tiêu cuộc đời, khả năng thích nghi nhanh, khả năng ghi nhớ tốt và ghi chép nhanh trong công việc, khả năng nói trước ông chúng, kỹ năng xử lý xung đột, làm việc độc lập,…
Xác định mục tiêu học tập, rèn luyện nhân cách
Vào Đại học, sinh viên là người giữ thế chủ động trong mọi sinh hoạt, học tập của chính mình. Vì vậy, việc xác định mục tiêu học tập và công việc là bước khỏi đầu quan trọng để bắt nhịp với những thay đổi.
Trước tiên, sinh viên cần xác định cho mình một mục tiêu tổng quát về việc học tập tại trường. Với sinh viên năm nhất còn nhiều bỡ ngỡ, các bạn có thể tham vấn từ thầy cô và các anh chị đi trước để hiểu rõ hơn về môi trường đại học, con đường mà mình đã chọn cũng như tương lai của việc học. Từ đó xây dựng những mục tiêu cụ thể, các nhiệm vụ phải hoàn thành. Mục tiêu càng được cụ thể hóa thì tính hiệu quả càng cao.
Ví dụ như: năm thứ nhất sẽ nâng cao ngoại ngữ chính và học thêm một ngoại ngữ mới, năm thứ hai sẽ thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, năm thứ ba sẽ lấy chứng chỉ C ngoại ngữ, tốt nghiệp loại giỏi với điểm trung bình tích luỹ 8.0………
Bên cạnh đó, các bạn cũng nên tìm hiểu về những tiêu chuẩn để phấn đấu, như tiêu chuẩn “Sinh viên 5 tốt, các hoạt động Nghiên cứu khoa học , các hoạt động cộng đồng; vượt khó học tốt; hoạt động văn-thể-mỹ; hoạt động giao lưu quốc tế…
Song song với việc rèn luyện, trao dồi kinh nghiệm chuyên môn, một yêu cầu không thể thiếu của quá trình đào tạo đó là hình thành nhân cách và những kỹ năng cần thiết cho sinh viên. Thái độ tôn sư trọng thầy, cô giáo, nghiêm túc trong học tập, trung thực trong thi cử, năng động trong công viêc tham gia các hoạt động của nhà trường, ham thích tìm tòi, nghiên cứu khoa học, có phương pháp học tập khoa học, hiệu quả…đó là những yếu tố ban đầu hết sức quan trọng để trở thành người lao động giỏi, người cán bộ tốt, có phong cách làm việc chuyên nghiệp, trung thực, có trách nhiệm đối với xã hội sau này.
Đối với nhà trường, cùng với việc kiên định mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo bằng việc triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp ( Đối tượng nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, xây dựng đội ngũ giảng viên, đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, cải tiến công tác quản lý …) trong định hướng chiến lược phát triển trong thời gian tới, cần mở thêm các ngành đào tạo phù hợp với nhu cầu cho địa phương và cho xã hội. Gắn kết nhà trường với cơ quan, doanh nghiệp, công ty, cơ sở sản xuất trong các hoạt động tìm hiểu nhu cầu lao động, bổ sung, điều chỉnh nội dung chương trình đào tạo ho phù hợp, phối hợp trong công tác thực tập và hỗ trợ việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường.
Với sự nỗ lực của nhà trường, xã hội và bản thân các sinh viên, chắc chắn sẽ tạo được niềm tin của nhà tuyển dụng và ngày càng có nhiều sinh viên tốt nghiệp ra trường có việc làm như mong muốn, hạn chế được tình trạng thất nghiệp.
Làm thêm hợp lý
Hiện nay, làm thêm được xem là một điều cần thiết trong sinh viên. Bởi, nó giúp sinh viên phần nào trang trải được cuộc sống xa nhà và có nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống.
Việc tìm các công việc làm thêm phù hợp với ngành học hay những công việc liên quan đến việc bổ trợ các kỹ năng trong cuộc sống ngay khi các bạn vẫn còn ngồi trên ghế nhà trường sẽ tạo cho sinh viên những kỹ năng cần thiết để bắt đầu với những thử thách khi bước ra khỏi ghế nhà trường, bắt đầu giai đoạn mới của cuộc đời. Đó là một trong những điều mà các doanh nghiệp cần ở sinh viên.
Thách thức chủ yếu cho những sinh viên mới ra trường đó là ít kinh nghiệm làm việc, đây là điều gây khó khăn cho họ khi muốn thể hiện với nhà tuyển dụng nhận thấy tất cả các kỹ năng mà họ có. Trong thực tiễn, điều mà các bạn sinh viên mới ra trường cần có để được các nhà tuyển dụng mời vào làm việc là bạn hãy thể hiện được khả năng của mình chỉ trong vài phút ít ỏi tiếp xúc với phỏng vấn viên. Điều quan trọng quyết định bạn có được lựa chọn hay là không ngoài dựa vào những kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ mà bạn đã gặp hái được trên giảng đường Đại học. Bên cạnh đó, chìa khóa giúp bạn mở ra cánh cửa thành ông và vượt qua những ứng viên khác chính là kỹ năng mềm, kỹ năng sẽ giúp bạn phát huy hết những kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ để nhà tuyển dụng thấy rằng bạn xứng đáng được tuyển dụng và có việc làm phù hợp.
Kỹ năng mềm là khả năng ứng xử, nhạy bén với công việc và giải quyết khó khăn một cách nhanh nhất có thể, hạn chế tối đa được những rủi ro công vệc mà đã được học trên giảng đường Đại học không thể truyền đạt cho bạn. Không chỉ vậy, kỹ năng mềm còn là nghệ thuật ứng xử của bạn với đồng nghiệp, cộng sự, với cấp trên và với tất cả mọi người. Nó sẽ giúp cho những mối quan hệ của bạn trở nên tốt đẹp hơn, đồng thời, giúp quá trình làm việc đạt hiệu quả cao hơn.
Một công việc bán thời gian phù hợp hay thực tập khi còn đi học là yếu tố quan trọng giúp các sinh viên dễ dàng ghi điểm trong mắt với nhà tuyển dụng hơn.
Có thể thấy, vấn đề việc làm hiện nay đang là một vấn đề nan giải, trong nhất thời Nhà nước, các đơn vị doanh nghiệp không thể giải quyết hiệu quả. Để khắc phục tình trạng thất nghiệp của sinh viên như hiện nay, cần sự đồng thuận, chung tay của các cấp ban ngành trong xã hội. Việc chỉ đạo đẩy mạnh công tác đào tạo nghề nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội, gắn đào tạo nghề với việc làm là một trong những vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết. Cần đẩy nhanh xã hội hóa công tác dạy nghề. Đặc biệt, cần có sự tư vấn định hướng nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên để các em có lựa chọn phù hợp cả đầu vào lẫn đầu ra sau này.
Cùng với đó, cần phải coi trọng quá trình đào tạo sinh viên trong thời gian học tập tại trường. Làm thế nào để sau khi tốt nghiệp, bên cạnh chất lượng chuyên môn, các em còn có những kỹ năng cần thiết, trình độ tin học, ngoại ngữ… nhằm đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi của nhà tuyển dụng.
(trích lược từ tác phẩm của nhóm Sinh viên khoa Xuất Bản, ĐH VH, HCM)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét