Thứ Tư, 12 tháng 8, 2015

Lịch sử Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

Sau 1975 VN rất cần ngoại tệ để giải quyết những nhu cầu cấp bách của quốc gia như mua lương thực, nguyên liệu, trả nợ quốc tế đến hạn phải trả... Đặc biệt là miếng ăn của người dân thiếu hụt đến mức phải ăn trực tiếp cả hạt bo bo chưa kịp xay
xát, các loại lúa mì, lúa mạch phẩm cấp thấp. Các lãnh đạo chủ chốt của Chính phủ đều phải dành nhiều thời gian chạy gạo cho thấy tình hình hết sức khẩn cấp...

Để tháo gỡ các vấn đề này, nội lực nông nghiệp trong nước lúc ấy không đáp ứng nổi, đòi hỏi phải trông ra nguồn lương thực
quốc tế. Nhưng có mua nợ thì cũng phải trả, và lấy ngoại tệ ở đâu ra? Giải pháp khả thi nhất bấy giờ là bán vàng lấy ngoại tệ, nhưng bán vàng hoàn toàn không đơn giản như nhiều người tưởng, kể cả một số cán bộ cấp cao, nguồn vàng của miền Nam thì có nhưng lại kẹt ở xuất xứ của VNCH, lại trong giai đoạn cấm vận gay gắt của Mỹ.

Lịch sử Ngân hàng Ngoại thương VN

http://www.worldcat.org/title/lich-s-ngan-hang-ngoai-thng-viet-nam-vietcombank-1963-2003/oclc/61887666
chép về 16 tấn vàng của chính quyền Sài Gòn để lại: “Kho vàng lúc ấy như sau: ngoài số vàng không đáng kể của miền Bắc (đơn vị tạ), Ngân hàng Nhà nước đã tiếp nhận vàng của chính quyền Sài Gòn và vàng của các nguồn khác. Cơ cấu của kho vàng rất không "đồng bộ”: vàng thỏi của Anh mỗi thỏi nặng 12,7kg, vàng thỏi của Mỹ mỗi thỏi nặng 10kg. Các thỏi đều có mã riêng, nhãn hiệu, xuất xứ. Ngoài vàng thỏi còn có các loại vàng lá Kim Thành, các loại vàng vụn (kể cả nhẫn, vòng, kiềng)".

Nguyên thống đốc Ngân hàng Nhà nước VN Lữ Minh Châu: "16 tấn vàng của chính quyền Sài Gòn để lại đã được bán ra quốc tế trong tổng số hơn 40 tấn vàng để giải quyết những vấn đề khó khăn cấp bách của quốc gia, trong đó có miếng ăn của người dân”.

Ông Nguyễn Văn Dễ, nguyên tổng giám đốc Ngân hàng Vietcombank, lúc ấy là phó tổng giám đốc Vietcombank được cấp hộ chiếu ngoại giao đi Liên Xô bất cứ lúc nào cũng được để lo đàm phán, ký kết hợp đồng giao hàng, tái chế vay cầm cố bằng vàng, bán hàng với Ngân hàng Ngoại thương Liên Xô: “Chuyến hàng đầu tiên rời Hà Nội ngày 1-12-1979, số lượng 101 hòm, nặng 4.455kg... Sau đó là những hợp đồng giao vàng tái chế, vay mượn, cầm cố bán vàng với số lượng hơn 40 tấn, thu được trên 500 triệu USD.

Ban đầu những người có trách nhiệm đều nghĩ đơn giản: ta có vàng, đem bán lấy ngoại tệ, việc đó đâu có khó. Nhưng ngay tại phiên giao dịch đầu tiên có tính chất thăm dò với Liên Xô, các bạn Liên Xô cho biết hàng hóa trên thị trường vàng quốc tế phải là những thỏi vàng chuẩn của Anh, Mỹ hoặc Liên Xô. Các loại vàng thỏi Anh, Mỹ... có xuất xứ tại VN không thể tiêu thụ trên thị trường vì có quá nhiều rủi ro do chính sách cấm vận của Mỹ đối với VN. VN và Liên Xô đã bàn bạc với nhau và thống nhất phải tái chế vàng theo tiêu chuẩn của Liên Xô, mỗi thỏi 1kg. Khoảng cuối năm 1979, theo lệnh của Chính phủ và sự ủy nhiệm của Ngân hàng Nhà nước, Vietcombank ký với Liên Xô các hợp đồng tái chế vàng, vay mượn cầm cố vàng và tiêu thụ vàng trên thị trường thế giới.

Liên Xô lúc ấy rất thân thiện, giúp đỡ VN. Tôi bay sang đó liên tục và thường chỉ có món quà duy nhất là mấy chai Nếp Mới mà họ gọi là vodka VN, phía Liên Xô cung cấp các hòm thép tiêu chuẩn ngân hàng của họ. Việc chuyên chở vàng được thực hiện bằng máy bay thương mại Liên Xô, nhưng quá trình thực hiện được bảo mật để hành khách không được biết loại hàng đặc biệt này".

Nguyên phó tổng giám đốc
Vietcombank Nguyễn Duy Lộ: “Ông Dễ phụ trách đoạn ở Liên Xô. Còn tôi là thành viên hội đồng kiểm kê quốc gia lo những việc trong nước như kiểm kê
số lượng vàng, đóng hòm theo tiêu chuẩn và niêm phong. Vàng từ kho ngân hàng được bảo mật chở ra sân bay Nội Bài. Công tác bảo vệ rất kín. Tôi kiểm tra niêm phong, hoàn tất thủ tục xong mới chuyển ra máy bay của Hãng hàng không Liên Xô. Ngay cả nhân viên sân bay cũng ít người được biết loại hàng đặc biệt này”.

Khi các hòm vàng được đưa lên máy bay, ông Nguyễn Văn Dễ có nhiệm vụ trực tiếp theo chuyến bay của Hãng hàng không Aeroflot kể: "Máy bay hạ cánh, ngân hàng phía Liên Xô có xe bọc thép đón sẵn. Họ không mở hòm, kiểm đếm số lượng vàng trong đó mà chỉ niêm phong rồi tiếp tục chuyển về kho bảo mật. Ngay sau chuyến đầu tiên chuyển đi 4.455kg trong 101 hòm vào ngày 1-12-1979, Chính phủ VN đã gửi công hàm đến Liên Xô đề nghị vay 100 triệu USD để dự phòng thanh toán nợ đến hạn trong khi chưa có nguồn thu xuất khẩu. Phía Liên Xô đồng ý cho vay, nhưng phải theo thông lệ thương mại quốc tế vì họ cũng không có ngoại tệ dư thừa, phải huy động từ thị trường tự do.Theo đó, VN chỉ có thể được vay với điều kiện thế chấp bằng chính số lượng vàng chuyển sang Liên Xô. Hiệp định vay 100 triệu USD thế chấp bằng vàng đã hoàn tất vào khoảng tháng 3-1980. Sở dĩ VN phải vay nóng ngoại tệ như vậy bởi lượng vàng chuyển sang tái chế ở Liên Xô không kịp đem ra thị trường bán, trong đó có Thụy Sĩ. Các nhu cầu cấp bách của quốc gia gồm cả vấn đề nóng bỏng lương thực cho người dân đòi hỏi phải có ngoại tệ ngay. Sau đó VN dùng tiền bán vàng trả lại
cho Liên Xô”.

Hầu như tháng nào ông Dễ cũng bay sang Liên Xô. Hơn 40 tấn vàng được chuyển đi nhiều đợt. Nhiệm vụ bảo vệ của VN chỉ đảm
trách đến khi đưa lên máy bay Liên Xô, sau đó thuộc trách nhiệm của họ. Tất cả khoảng hơn 40 tấn, trong đó có 16 tấn vàng thỏi tiếp quản của ngân hàng VNCH, còn lại là các loại vàng khác nhau từ những nguồn khác.

Khoảng năm 1988, Vietcombank đã chuyển về nước khoảng 2,7 tấn vàng còn gửi tại Liên Xô do tình hình bất ổn của họ. Đặc biệt, khoảng 5,7 tấn vàng gửi tại Ngân hàng Thụy Sĩ cũng được VN chuyển về Tiệp Khắc. Họ đã bán giúp để VN lấy ngoại tệ sử dụng cho nhu cầu quốc dân. Trước khi Tiệp Khắc gặp biến động chính trị, khoảng 500kg vàng VN còn lại ở nước họ cũng được chuyển kịp thời về nước.

Năm 1979, chở 40 tấn vàng đi bán để giải quyết khó khăn cấp bách và để mua gạo. 10 năm sau, năm 1989, VN đã nhập vàng về, gấp 4 lần số chở đi bán từ đề xuất của Bộ trưởng Thương Mại - ông Đoàn Duy Thành, nguyên phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và ông Lê Văn Triết Thứ trưởng Bộ Kinh tế đối ngoại, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại - mà lúc ấy nhiều người cho là “bị điên”: VN xuất khẩu gạo nhập vàng!

Ông Đoàn Duy Thành: “Cuối những năm 1980, VN lạm phát 780%, thực tế còn cao hơn. Người dân đói, phải độn cả bo bo, rau khoai. Tiền mất giá chóng mặt, miếng ăn đồng bào càng teo tóp. Tình hình này cứ kéo dài thì thế nào?

Cuối năm 1987 có cuộc họp của Bộ Chính trị, Ban bí thư và Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng. Chính phủ trình bày biện pháp nhằm tháo gỡ tình hình khó khăn. Về lương thực thì xuất Nam, nhập Bắc cho nhanh và giảm phí vận tải. Xóa bỏ các trạm kiểm soát ngăn sông cấm chợ, cho thị trường hàng hóa lưu thông. Nhập khẩu và kinh doanh vàng để lấy vàng làm “kim bản
vị” góp phần giảm lạm phát...

Sau hai ngày thảo luận, nhiều giải pháp được thông qua, riêng chuyện nhập vàng bị ách lại. Nó làm nhiều người bất ngờ, kể cả một số cán bộ cấp cao. VN vừa phải vét vàng đi bán trả nợ, lo miếng ăn, giờ lại bàn chuyện nhập vàng. Có gì đó mâu thuẫn không?

Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh kết luận hội nghị cũng không đá động gì đến vàng. Những người khác cũng không có ý kiến gì. Hồi ấy nhiều người vẫn nghĩ vàng bạc là gì to tát, tư sản quá, có phù hợp cho nhà nước xã hội chủ nghĩa làm kinh doanh không. Tôi
khẳng định có gì ghê gớm đâu. Hồi còn kháng chiến chống Pháp, tôi biết một gia đình chỉ bán trầu cau ở miền Nam mà cũng mua dành được cả đấu vàng chôn gốc cây. Sau năm 1975 tôi vào chơi, họ vẫn còn giữ được 30 lượng vàng. Dân mình ai chẳng muốn có tí vàng phòng thân. Thật sự vàng là hàng hóa quan trọng, góp phần kiểm soát lạm phát đồng tiền.

Không nản chí, hôm sau tôi tiếp tục thuyết phục ông Phạm Hùng. Sau đó cả hai trình bày lại với ông Nguyễn Văn Linh. Chỉ 15 phút họp trong phòng riêng, ông Linh
đồng ý ngay. Khi tiễn khách về, ông Linh còn nói: “Tôi với anh cùng Hai Hùng chịu trách nhiệm với trung ương. Thành cứ làm, nhưng không cần phổ biến rộng”.

Tôi về bàn tiếp với Tổng Giám đốc
Ngân hàng Nhà nước Lữ Minh Châu và định phân trách nhiệm cho Ngân hàng Nhà nước trực tiếp làm. Tuy nhiên, cuối cùng thương vụ đặc biệt này được giao cho Bộ Ngoại thương do tôi phụ trách. Mọi thủ tục được tiến hành khá nhanh.

Tổng công ty Xuất nhập khẩu kỹ thuật dầu khí Petechim của Bộ Ngoại thương 'mở đường' nhập chuyến đầu tiên làm kinh nghiệm. 15 tấn vàng được đơn vị nhập về từ Hong Kong. Món hàng đặc biệt này được chuyển trên máy bay về TP. HCM. Các doanh nghiệp, tư nhân xếp hàng đăng ký mua loại vàng thỏi này về chế lại vàng lượng để bán lẻ. Tỉ lệ lời lãi của chuyến kinh doanh này rất cao. Nhà nước thu được ngân sách. Đồng tiền gây lạm phát trên thị trường cũng hút bớt vào loại hàng hóa đặc biệt này. Các thương vụ kế tiếp được nhanh
chóng tiến hành. TP. HCM và các tỉnh phía Nam cử người ra Bộ Ngoại thương để xin quota nhập vàng. Trong khi miền Nam tranh
kiếm suất nhập vàng thì miền Bắc chỉ có Hà Nội xin nhập 10 tấn. Tuy nhiên thủ tục vay tiền, mở L/C chậm trễ đến sáu tháng mới xong. Chuyến đầu chỉ có 900kg vàng thỏi được chở bằng tàu biển từ Hong Kong về cảng Hải Phòng. Chính ông Trần Tấn, chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, chỉ đạo trực tiếp.

Hồi ấy đường 5 Hà Nội - Hải Phòng lại hay bị cướp bóc có vũ khí. Đội bảo vệ phải tính toán đánh lạc hướng. Một lộ trình vòng đặc biệt được thực hiện từ Hải Phòng qua Nam Định ra quốc lộ 1 để về Hà Nội. Đường xa hơn, nhưng khó ai ngờ xe hàng đặc biệt như vậy lại đi thêm đường vòng, xe chở 900kg vàng về đến Hà Nội thì đã giữa đêm, phải tạm dừng ở ngay trụ sở UBND thành phố trong sự bảo vệ chặt chẽ của công an". Sau đó, ông Thành đã góp ý: “Có gần 1 tấn vàng cứ cho vào xe Uoát quân đội chạy một mạch từ Hải Phòng về Hà Nội, rồi
gửi ngay vào ngân hàng, làm gì phải đi đường vòng cho người ta thêm nghi ngờ.

Tổng cộng đến tháng 4-1990, VN đã nhập khoảng 160 tấn vàng, không chỉ đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách, mà còn góp phần rất quan trọng hạ cơn sốt lạm phát từ 780% vào năm 1986 xuống còn 67% năm 1990."

Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Lê Văn Triết: Ngay năm 1988 VN còn phải nhập nửa triệu tấn lương thực. Xã hội rúng động với những thảm cảnh nghèo đói như “Cái đêm hôm ấy đêm gì” ở Thanh Hóa. Chính phủ vẫn phải đau đáu trách nhiệm chạy gạo cho dân ăn. Thế mà sang năm 1989 nền nông nghiệp VN như “bước ra từ giấc mơ”: sản xuất được 24,4 triệu tấn lúa. Tôi lúc ấy là thứ trưởng Bộ Kinh tế đối ngoại đến gõ cửa Chính phủ xin xuất gạo. Chính ông Phạm Hùng hỏi: 'Ông điên à? Mới năm rồi còn nhập gần nửa triệu tấn lương thực cứu đói, sao năm nay lại xuất? Còn việc Chính phủ giao bán 200.000 thùng dầu thô để lấy đôla nhập gạo về, các ông lo xong chưa?'

“Tôi nắm tình hình vựa lúa miền Tây rồi, năm nay dư gạo ăn. Mình xuất gạo dư lấy đôla nhập phân bón và các nguyên liệu khác.'

Ông Phạm Hùng im lặng, rồi nói để xem lại, tối hôm sau đích thân ông Phạm Hùng gọi điện kêu tôi sang. Vừa thấy mặt, ông Phạm Hùng nói ngay: 'Tôi nắm tình hình rồi. Các anh lo xuất gạo ngay đi.'

Nhiều chuyện như 'giấc mơ' từ địa phương, các trạm thu mua mới năm trước còn vác súng AK ép dân làm nghĩa vụ bán lúa cho Nhà nước mà sang năm 1989, dân ùn ùn chở lúa tới bán theo giá thỏa thuận nhiều đến mức trạm trưởng phải bỏ trốn vì không còn kho trữ.

1,4 triệu tấn gạo xuất đầu tiên được lấy từ Long An, Tiền Giang, An Giang... Thị trường xuất là Philippines và một số quốc gia khác."

Tổng hợp.





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét