Thứ Tư, 26 tháng 8, 2015

Bí mật đằng sau giá cổ phiếu

Bí mật đằng sau giá cổ phiếu
Nhiều người vẫn cho rằng, đầu tư chứng khoán chẳng qua chỉ là một trò đánh bạc hợp pháp. Thắng thua là do may rủi. Nhưng nhà đầu tư chứng khoán nào cũng hiểu, giá cổ phiếu được quyết định bởi thị trường – nơi mà cung- cầu gặp nhau, cung nhiều cầu ít thì giá sẽ giảm, và ngược lại.
Tuy nhiên, vấn đề là cái gì tác động đến cung và cầu để từ đó giá cổ phiếu lên – xuống. Không ai có thể tìm được một công thức đầy đủ diễn tả chính xác sự di chuyển của giá cổ phiếu, nhưng lý thuyết cũng như kinh nghiệm thực tế chỉ ra rằng, có 3 nhóm nguyên nhân chính, đó là: các yếu tố cơ bản, các yếu tố kỹ thuật và cảm xúc của thị trường.
Các yếu tố cơ bản
Trong thị trường hiệu quả, giá cổ phiếu trước tiên sẽ được quyết định bởi các yếu tố cơ bản, thường thấy là sự kết hợp của căn cứ về thu nhập (chẳng hạn như EPS) và hệ số nhân giá trị (ví dụ P/E).
Cổ đông sẽ có quyền đối với thu nhập của cổ phiếu và giá trị thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) chính là phần giá trị mang về từ các khoản đầu tư của họ. Vì thế, khi bạn mua một cổ phiếu có nghĩa là bạn đang mua một phần trong toàn bộ dòng thu nhập tương lai của doanh nghiệp. Đó cũng là lý do vì sao xuất hiện hệ số nhân giá trị. Hệ số này nhằm xác định mức giá mà bạn sẵn sàng trả để sở hữu dòng thu nhập trong tương lai.
Một phần trong thu nhập có thể được phân phối cho cổ đông dưới dạng cổ tức, phần còn lại có thể được doanh nghiệp sử dụng để tái đầu tư vào các dự án tiềm năng. Dòng thu nhập trong tương lai gồm cả mức thu nhập hiện tại và tăng trưởng thu nhập kỳ vọng.
Nói chung, hệ số nhân giá trị hay giá cổ phiếu cũng chỉ là cách thể hiện giá trị của dòng thu nhập dự kiến trong tương lai chiết khấu về hiện tại.
Việc đo lường khả năng thu nhập tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp. Mỗi ngành khác nhau sẽ có những thước đo khác nhau. Thông thường, các công ty đã tương đối lớn mạnh so với các công ty khác trong ngành thì thước đo là cổ tức trên mỗi cổ phiếu, tức là những gì mà cổ đông thực sự nhận được.
Hệ số giá trị nhấn mạnh kỳ vọng của nhà đầu tư vào tương lai của doanh nghiệp. Ở đây có hai yếu tố cần được xem xét: thứ nhất là tỷ lệ tăng trưởng kỳ vọng trong thu nhập; thứ 2 là lãi xuất được dùng để tính giá trị hiện tại của dòng thu nhập tương lai, gọi là lãi xuất chiết khấu. Một tỷ lệ tăng trưởng cao hơn sẽ cho một hệ số nhân giá trị cao hơn, nhưng một lãi xuất chiết khấu cao hơn sẽ cho một hệ số nhân giá trị thấp hơn. Đến đây, câu hỏi đặt ra: cái gì quyết định lãi suất chiết khấu. Thông thường, với mỗi loại cổ phiếu, nhà đầu tư sẽ giảm nhận mức độ rủi ro khác nhau. Một cổ phiếu được xem là rủi ro hơn sẽ có mức lãi suất chiết khấu cao hơn. Yếu tố thứ hai là lạm phát. Lạm phát cao hơn sẽ có mức lãi suất chiết khấu cao hơn, hệ số nhân giá trị cũng thấp hơn và dòng thu nhập tương lai sẽ kém giá trị hơn trong môi trường lạm phát cao.
Các yếu tố kỹ thuật
Mọi chuyện sẽ trở nên dẽ dàng hơn nếu chỉ có các yếu tố cơ bản mới khiến giá cổ phiếu lên xuống. Nhưng các yếu tố kỹ thuật, bao gồm hỗn hợp nhiều điều kiện ngoại tác, có thể thay đổi mức cung – cầu của một loại cổ phiếu nào đó. Các yếu tố kỹ thuật bao gồm:
- Lạm phát: Chúng ta đã nhắc đến lạm phát như là một trong các yếu tố đầu vào của hệ số nhân giá trị. Thế nhưng, lạm phát còn có một sức điều khiển to lớn tới toàn bộ bối cảnh kỹ thuật. Thực tế đã chứng minh, lạm phát thấp có tương quan nghịch khá rõ ràng đối với giá trị cổ phiếu, cụ thể là lạm phát thấp thì hệ số nhân giá trị cao, và ngược lại.
- Thị trường, ngành và các đối thủ ngang tầm: Giá cổ phiếu có khuynh hướng đi cùng với thị trường và cùng với các doanh nghiệp ngang sức với nó. Một số công ty đầu tư thành công cho rằng, sự kết hợp của toàn thị trường và sự dao động của ngành cho dù có tương nghiệp thì chúng cũng sẽ quyết định phần lớn sự di chuyển của giá cổ phiếu. Thậm chí, có nghiên cứu cho rằng, yếu tố thị trường giải thích 90% sự di chuyển giá cổ phiếu, Thế nhưng, vẫn có trường hợp một viễn cảnh tệ hại đột ngột xảy ra đối với một loại cổ phiếu đơn lẻ thì nó cũng thường “làm bị thương” các cổ phiếu đơn lẻ khác, kéo thấp mức cầu của toàn ngành. Mặc dù vậy, đây vẫn là vấn đề gây nhiều tranh luận.
- Các cơ hội đầu tư thay thế: Các công ty phải cạnh tranh tìm kiếm sự đầu tư tiền vào cổ phiếu công ty mình với các lớp tài sản khác trong bối cảnh đầu tư toàn cầu. Các cơ hội đầu tư thay thế như trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu chính phủ, bất động sản, cổ phiếu của doanh nghiệp nước ngoài… có thể là nguyên nhân gây nên sự thay đổi trong cung – cầu đối với cổ phiếu trong nước. Một quan hệ của mức cầu đối với cổ phiếu trong nước và các khoản đầu tư khác cũng rất khó xác định, nhưng rõ ràng là nó đóng vai trò không hề nhỏ. Nếu không thì báo chí đã không tốn quá nhiều giấy mực để viết về mối quan hệ giữa TTCK và thị trường bất động sản.
- Những giao dịch phát sinh: Những giao dịch phát sinh là những giao dịch mua bán cổ phiếu với động lực là một lý do nào đó nằm ngoài yếu tố giá trị nột tại của cổ phiếu. Những giao dịch này gồm cả các giao dịch bên trong nhằm mục tiêu quản trị, tức là chúng được thực hiện nhằm đáp ứng một mục tiêu quản trị doanh mục đầu tư đã lên kế hoạch trước. Một ví dụ khác là nhà đầu tư có tổ chức mua hoặc bán chứng khoán nhằm phòng ngừa rủi ro cho các khoản đầu tư khác. Mặc dù những giao dịch này không chính thức nói lên việc “ủng hộ” hay “chống lại” cổ phiếu, nhưng chúng thật sự ảnh hưởng đến mức cung và cầu, do đó nó có thể ảnh hưởng đến sự di chuyển giá của cổ phiếu.
- Các yếu tố nhân khẩu học: Một vài công trình quan trọng được thực hiện để nghiên cứu yếu tố cơ bản về nhà đầu tư (các nghiên cứu nhân khẩu học) cho thấy, trong khi nhà đầu tư từ trẻ đến trung niên là những nhà đầu tư rất háo hức kiếm tiền, họ có khuynh hướng thích đầu tư vào cổ phiếu bởi vì đấy được xem là mảnh đất màu mỡ, thì nhà đầu tư lớn tuổi hơn lại có khuynh hướng muốn rút khỏi thị trường cổ phiếu, tìm kiếm những cơ hội đầu tư an toàn hơn nhằm phục vụ cho kế hoạch hưu trí. Lý thuyết trên cũng cho biết, khi nhà đầu tư trẻ đến trung niên chiếm tỷ lệ lớn hơn trong dân chúng đầu tư thì mức cầu cổ phiếu cũng gia tăng và hệ số nhân giá trị cũng cao hơn.
- Đường xu hướng: Thông thường, giá cổ phiếu sẽ đi chuyển theo đường xu hướng ngắn hạn. Nếu xu hướng đi lên tích cực thì “thành công nối tiếp thành công” nhưng đôi khi giá cổ phiếu cũng “cư xử” ngược với đường xu hướng.
- Khả năng thanh khoản: Thanh khoản là một yếu tố quan trọng và đôi khi được xem là yếu tố quan trọng nhất. Thanh khoản cho thấy mức độ quan tâm và chú ý của nhà đầu tư đối với một cổ phiếu nào đó. Cổ phiếu của công ty lớn thường có tính thanh khoản thấp hơn. Mức độ giao dịch cũng là một thước đo thanh khoản. Thanh khoản cũng là mục tiêu mà hoạt động truyền thông của doanh nghiệp hướng tới (đó chính là mức độ thu hút nhà đầu tư).
Xúc cảm của thị trường
Xúc cảm của thị trường, cụ thể là tâm lý của những người tham gia thị trường, là yếu tố khó đo lường nhất, bởi nó thường có tính chủ quan, sự a dua hùa theo hay còn gọi là tâm lý đám đông và sự cố chấp. Ví dụ, bạn có thể thực hiện một nhận định quan trọng về viễn cảnh tăng trưởng tương lai của cổ phiếu và tương lai thậm chí cũng ủng hộ bạn nhưng vào lúc đó, thị trường có thể đã nghĩ về những tin tức đang giữ giá cổ phiếu cao hoặc thấp và đôi khi bạn phải đợi một thời gian dài để các nhà đầu tư khác cũng chú ý đến những giá trị cơ bản như bạn.
Xúc cảm thị trường được phát hiện ra thông qua một lĩnh vực mới trong tài chính có tên gọi là tài chính hành vi. Nó bắt đầu với giả định rằng, thị trường không phải lúc nào cũng hiệu quả và sự không hiệu quả này có thể được giải thích bằng tâm lý học và các khoa học xã hội khác. Rất nhiều ý kiến trong tài chính hành vi cho thấy, nhiều nhà đầu tư phản ứng mạnh hơn đối với nỗi đau khi bị thua lỗ hơn là niềm hạnh phúc khi kiếm được tiền lời và do đó, nhà đầu tư có khuynh hướng cố chấp trong sai lầm. Sai lầm tiếp nối sai lầm!
Thay lời kết
Các dạng nhà đầu tư khác nhau sẽ phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau. Nhà đầu tư ngắn hạn và các chuyên gia “lướt sóng” có khuynh hướng giống nhau và ưu tiên xem trọng các yếu tố kỹ thuật. Nhà đầu tư dài hạn thì lại xem trọng các yếu tố cơ bản, dù họ cũng nhận ra các yếu tố kỹ thuật đóng cai trò rất quan trọng. Nhà đầu tư nào có lòng tin mạnh mẽ vào các yếu tố kỹ thuật thông qua sự tranh luận: các yếu tố kỹ thuật và cảm xúc thị trường có thể điều khiển thị trường trong ngắn hạn, nhưng các yếu tố cơ bản sẽ thiết lập giá cổ phiếu trong dài hạn.
-------------------------------------
1) Chứng khoản là những chứng chỉ có giá tri chuyển đổi thành tiền. Chứng chỉ có thể là giấy chứng nhận phát hành cổ phiếu, trái phiếu công ty hoặc dữ liệu điện tử trong máy tính của Trung tâm lưu ký CK, xác nhận bạn đã mua cổ phiếu của một công ty nào đó.
Chứng khoán có 2 loại:
-Cổ phiếu: là chứng chỉ góp vốn vào một công ty nào đó để kinh doanh;
- Trái phiếu: là chứng chỉ cho công ty vay một số tiền với thời hạn và lãi xuất nhất định.
2) Chơi CK rất đơn giản. Vì mọi việc mua, bán, thanh toán do công ty môi giới CK thực hiện. Công việc của bạn chỉ là đặt lệnh cho công ty CK thực hiện.
3) Kiếm tiền từ CK không dẽ. Bạn cần có:
- Kiến thức tương đối rộng về Kinh tế - Tài chính; để lựa chọn cổ phiếu nào nên mua, lúc nào nên bán.
- Có bản lĩnh của một vị tướng, bởi vì thương trường là chiến trường, tiền và cổ phiếu là những người lính. Nếu bạn là vị tướng tồi thì sẽ nướng hết quân sau vài trận đánh; Nếu bạn không có kiến thức, mua bán theo cảm tính thì chứng khoán giống như chơi số đề hay đánh bạc.
4) Chơi CK không hạn chế vốn. Có vài trăm ngàn cũng chơi được' Nhưng để kiếm tiền hiệu quả cần có vốn từ vài trăm triệu trở lên.
5) Nên chọn những công ty CK lớn, uy tín để mở tài khoản, ở HN hay Tp HCM không thành vấn đề. Sau khi mở tài khoản, bạn có thể ngồi nhà đặt lệnh mua bán qua điện thoại hặc interrnet.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét