Bài viết về những hạn chế và biến tướng của tự do học thuật của một nhà lãnh đạo trường đại học công ở Mỹ đã được sự quan tâm đặc biệt của Hiệp hội các Giáo sư đại học Mỹ (American Association of University Professors - AAUP) trong bối cảnh của AAUP đang phát động chiến dịch nhằm củng cố tự do học thuật tại các trường đại học công trên toàn nước Mỹ.
Phần đông giới học thuật ở Mỹ rất hài lòng khi quyền tự do học thuật được bảo vệ, nhưng cũng có nhiều người không biết những giới hạn của quyền đó, khi cho rằng tự do học thuật cho họ quyền phát ngôn bất kỳ cái gì, với bất cứ ai và ở bất cứ đâu họ muốn, thậm chí trong một số trường hợp, tự do học thuật bị lạm dụng để che đậy cho thái độ lừa dối và không xứng với môi trường giáo dục đại học như quát nạt các đồng nghiệp, mắng mỏ sinh viên hoặc các nhân viên trước đám đông, phỉ báng danh dự của các nhà quản lý đại học.
Rất nhiều trưởng khoa đã phàn nàn là quyền tự do học thuật lâu nay đã bị biến tướng thành thói bào chữa cho bất kỳ hành động vô trách nhiệm nào. Một vị trưởng bộ môn đã kể lại câu chuyện về một giáo sư có thâm niên nhưng bỏ vô số tiết dạy và không lên lớp. Và khi bị đối chất với những chứng cứ về việc bỏ giờ dạy, vị giáo sư này nói với trưởng bộ môn rằng là một nhà học thuật bà có quyền dạy môn của mình theo bất kỳ cách nào bà thấy phù hợp nhất.
Một trưởng bộ môn khác cũng phàn nàn một giáo sư trong bộ môn chỉ phân công một sinh viên trợ giảng “giúp điều khiển các cuộc thảo luận” cố tình bỏ giờ dạy suốt cả 3 tháng. Hệ quả của việc này là sinh viên trợ giảng bị bắt buộc phải dạy môn học đó cộng thêm với việc nghiên cứu của riêng mình. Khi các sinh viên trong lớp phản ánh vấn đề này với trưởng bộ môn thì vị giáo sư nọ đã tức tối cho rằng đây là quyền tự do học thuật của ông ta và sẽ kiện ra tòa nếu trưởng bộ môn can thiệp vào việc làm của ông ta. Một trường hợp khác là một cuộc hỗn chiến giữa hai đồng nghiệp xảy ra tại cuộc họp khoa và kết quả là hai người cùng bị thâm tím và chảy máu mũi. Sau đó cả hai người này đều cho rằng họ được “bảo vệ” bởi quyền tự do học thuật và nhà trường không được khiển trách họ vì đã gây náo loạn tại cuộc họp của bộ môn.
***
Tự do học thuật có hai ý nghĩa:
Tự do học thuật chỉ giới hạn trong biên giới của những phát ngôn mang tính chất học thuật trong khi tự do ngôn luận là một điều luật trong hiến pháp tập trung vào hệ thống dân chủ của chính phủ Mỹ.
Cho phép một trường đại học có quyền quản lý chương trình và các quan hệ học thuật của riêng trường đó mà không bị ảnh hưởng bởi chính phủ. Ví dụ, các trường đại học có thể tự quyết định sẽ cho dạy môn học nào và ai sẽ dạy. Các trường có những tiêu chí tuyển sinh, tốt nghiệp riêng của trường mình, có những thứ tự ưu tiên cho các công việc trong trường (đây là một đặc thù rất quan trọng của hệ thống giáo dục đại học Mỹ). Chính điều này đã giúp cho việc ngăn chặn chính phủ can thiệp vào nhân sự của trường đại học; đồng thời dùng các trường ĐH như một công cụ trong chiến dịch quảng bá vận động bộ máy chính quyền.
Các giảng viên quyền tham gia nghiên cứu các vấn đề còn gây tranh cãi (và có thể thảo luận về những vấn đề này) mà không sợ bất kỳ sự trả thù nào. Tất cả những điều này có liên quan trực tiếp đến chuyên môn và không phải là sự bảo vệ vĩnh viễn cho bất kỳ và tất cả các phát ngôn ở bất kỳ địa điểm nào. Trong tuyên ngôn của Hiệp hội các giáo sư ĐH Mỹ AAUP đã chỉ rõ rằng các giáo sư “nên thận trọng trong việc không đề cập đến các khía cạnh còn đang gây tranh cãi mà không liên quan đến chuyên môn của mình."
Nếu không được quyền tự do học thuật bảo hộ, có những học giả có thể sợ bị liên lụy đến sự nghiệp vì họ thách thức những giả định có giá trị trong chuyên môn của mình, vì họ đi ngược lại những giá trị trí tuệ lâu đời, vì họ đặt lại vấn đề của những câu chuyện lịch sử đã được công chúng công nhận, vì họ tạo ra những tác phẩm nghệ thuật mang tính nhạy cảm cao, hoặc vì họ dám thử những thí nghiệm động chạm đến giá trị đạo đức của con người. Từ đó các giảng viên trong trường có thể tiếp tục nghiên cứu và cho ra đời những phát minh gây chấn động giới chuyên môn và chính những phát minh này củng cố mạnh vị trí của các trường trong hệ thống đại học.
Cốt lõi của tự do học thuật là nhằm tăng cường trao đổi ý tưởng chỉ riêng trong cộng đồng những người làm học thuật, vì thế tự do học thuật không bảo vệ những phát ngôn hoặc lối cư xử như vu khống hay phỉ báng hay bắt nạt đồng nghiệp, gian dối trong lý lịch, hoặc giảng dạy theo những cách thức không phù hợp.
Cốt lõi của tự do học thuật là nhằm tăng cường trao đổi ý tưởng chỉ riêng trong cộng đồng những người làm học thuật, vì thế tự do học thuật không bảo vệ những phát ngôn hoặc lối cư xử như vu khống hay phỉ báng hay bắt nạt đồng nghiệp, gian dối trong lý lịch, hoặc giảng dạy theo những cách thức không phù hợp.
AAUP luôn nhắc nhở rằng là một giáo sư đại học có nghĩa vừa là một công dân và vừa là một nhân viên trong trường. Trên phương diện là một công dân, người giáo sư có thể không bị nhà trường kỷ luật vì những phát ngôn của mình. Nhưng trên phương diện là những học giả và giảng viên đại diện cho một trường ĐH, người giáo sư có trách nhiệm cẩn trọng trong lời ăn tiếng nói của mình và kiểm soát mình nên nói gì và nói như thế nào. Theo AAUP, “Vì người giáo sư đại học có một vị trí đặc biệt trước công chúng nên nó cũng kèm theo với những trách nhiệm đặc biệt”. Những gì một giáo sư phát ngôn ra thường được ngầm hiểu là phát ngôn chính thống của một trường hơn là phát biểu của một cá nhân.
Có những người lầm tưởng giữa khái niệm về tự do ngôn luận trong trường với những ý niệm nhỏ hơn về tự do học thuật, nhưng thực ra đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Tự do học thuật chỉ giới hạn trong biên giới của những phát ngôn mang tính chất học thuật trong khi tự do ngôn luận là một điều luật trong hiến pháp tập trung vào hệ thống dân chủ của chính phủ Mỹ.
Nhưng ngay cả tự do ngôn luận cũng có những giới hạn của nó. Quyền tự do ngôn luận theo quy định của hiến pháp cũng không có nghĩa sẽ bảo vệ mỗi cá nhân trong bất kỳ phát ngôn nào bất kể nội dung ra sao (ví dụ: dọa “có cháy” trong đám đông còn nguy hiểm hơn bội phần trong trường hợp chỗ đó không có cửa thoát hiểm, mang ý nghĩa “phát ngôn phản cảm”, hoặc đe dọa lính cứu hỏa).
Tự do học thuật là một đặc quyền nên được trân trọng vì nó đảm bảo một môi trường cho tự do tìm hiểu và khám phá. Và chính điều đó nhắc người ta cần phải bảo vệ để khái niệm này không trở thành vô hạn và không trở thành quá rộng để đến nỗi bị mất đi khả năng bảo vệ các cơ quan học thuật.
Đỗ Thu Hương dịch
Nguồn: http://chronicle.com/
* Bài dịch này được sự cho phép của chính tác giả. Gary A. Olson đã từng là Hiệu phó phụ trách chuyên môn tại ĐH Idaho nhưng đang từ chức khỏi vị trí này. Cùng với John W. Presley, ông cũng là đồng tác giả của cuốn sách nổi tiếng “The Future of Higher Education: Perspectives From America's Academic Leaders” (Tạm dịch: “Tương lai của giáo dục đại học trên quan điểm của những người làm quản lý ĐH ở Mỹ”)
Theo TiaSang..com.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét