SỰ NGU TỐI [Personal Development – WEGREEN]
Sự ngu tối còn là một kẻ thù nguy hiểm hơn cả cái ác. Có thể chống lại cái ác, có thể vạch trần nó, cùng lắm là có thể nhờ sức mạnh diệt trừ nó; cái ác luôn mang trong mình mầm mống tự phân huỷ, chí ít sau đó cũng để lại trong con người cái cảm giác bất an. Chống lại sự ngu tối, chúng ta bất lực. Trong chuyện này chúng ta chẳng đạt được gì bằng sự chống đối, cũng như bằng sức mạnh; lý lẽ cũng chẳng giúp được; đơn giản là người ta không tin những sự thật trái với nhận định riêng của mình – trong các trường hợp như thế kẻ ngu tối thậm chí trở thành người phê phán, còn nếu các sự thật là không thể bác bỏ, thì đơn giản là người ta gạt bỏ chúng như sự ngẫu nhiên chẳng có giá trị gì. Đồng thời kẻ ngu tối, khác với kẻ ác, tuyệt đối hài lòng với bản thân mình, và thậm chí trở nên nguy hiểm , nếu trong cơn giận dữ mà y rất dễ rơi vào, y chuyển sang tấn công. Đây là lý do cho việc tiếp cận kẻ ngu tối phải thận trọng hơn khi tiếp cận kẻ ác. Và bất luận trong hoàn cảnh nào cũng không nên cố thuyết phục kẻ ngu tối bằng những lập luận hợp lý, việc này là vô vọng và nguy hiểm.
Chúng ta có thể thắng được sự ngu tối hay không? Để làm được việc này cần phải cố gắng hiểu được bản chất của nó. Chúng ta đã biết, SỰ NGU TỐI KHÔNG CHỈ LÀ KHIẾM KHUYẾT VỀ TRÍ NĂNG, MÀ CÒN LÀ KHIẾM KHUYẾT VỀ NHÂN TÍNH. Có những người nhanh trí đấy, thế nhưng vẫn ngu tối, nhưng có những người chậm hiểu, có thể gọi họ là gì cũng được, chỉ có điều đừng gọi họ là ngu tối. Trong những trường hợp nhất định chúng ta kinh ngạc với phát hiện này. Đồng thời bạn không chỉ có ấn tượng rằng sự ngu tối là khiếm khuyết bẩm sinh, mà còn đi đến kết luận rằng, trong những hoàn cảnh nhất định có những kẻ tự mình ngu tối đi hay tự trao mình cho kẻ khác làm cho mình ngu tối đi. Tiếp nữa là, chúng ta thấy, những người khép kín và đơn độc ít chịu khiếm khuyết này hơn những người hay nhóm người quảng giao (hay không tránh được nó). Bởi vậy sự ngu tối nói đúng ra là vấn đề mang tính xã hội hơn là mang tính tâm lý. Nó chỉ là phản ứng của một cá nhân với tác động của các hoàn cảnh lịch sử, một hiện tượng phụ về tâm lý trong một hệ thống nhất định của các mối quan hệ bên ngoài. Khi xem xét kỹ lưỡng thì hoá ra là, BẤT CỨ MỘT SỰ TĂNG CƯỜNG SỨC MẠNH NÀO CỦA CÁI QUYỀN LỰCC BÊN NGOÀI (DÙ LÀ QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ HAY TÔN GIÁO) ĐỀU LÀM HƯ HỎNG MỘT BỘ PHẬN ĐÁNG KỂ MỌI NGƯỜI BẰNG SỰ NGU TỐI. Có ấn tượng rằng, điều này hiển nhiên là một quy luật mang tính xã hội và tâm lý. Quyền lực của một số người này cần đến sự ngu tối của những người khác. Quá trình không nằm ở sự suy bại bất thường hay bị mất đi những tư chất nào đó (có thể nói là thuộc về trí lực) của con người, mà ở chỗ, một cá nhân bị trấn áp bởi cảnh tượng quyền lực bủa vây tứ phía sẽ bị mất đi tính độc lập nội tại và (ít nhiều theo một cách vô thức) từ bỏ việc tìm kiếm quan điểm riêng trong hoàn cảnh hiện tại. Sự ngu tối thường kèm theo tính ngoan cố, nhưng điều này không nên dẫn đến lầm lẫn với tính không độc lập của nó. Khi tiếp xúc với một người như thế, thật sự là bạn cảm thấy như mình đang nói không phải với chính bản thân anh ta, cũng chẳng phải với nhân cách của anh ta, mà với một kẻ làm nô lệ cho những khẩu hiệu và những lời hiệu triệu. Y phải chịu một lời nguyền, y mù quáng, y nhục nhã, và tổn thương trong tâm can mình. Giờ đây khi đã trở thành thứ công cụ đớn hèn, kẻ ngu ngốc có thể [thực hiện] bất kể điều ác nào và đồng thời không có năng lực nhận ra nó là cái ác. Sự nguy hiểm của việc lạm dụng con người một cách quỷ quyệt có thể vĩnh viễn huỷ hoại anh ta.
Nhưng chính ở đây chúng ta mới hoàn toàn hiểu ra rằng, CHIẾN THẮNG SỰ NGU TỐI có thể không phải bằng hành động giáo huấn, mà chỉ có thể BẰNG HÀNH ĐỘNG GIẢI THOÁT. Tuy nhiên, đồng thời, cần phải thừa nhận rằng, sự giải thoát nội tâm đích thực trong đại đa số trường hợp là khả thể chỉ một khi có sự giải phóng bên ngoài trước đã, chừng nào điều này còn chưa diễn ra, thì chúng ta nên dừng mọi toan tính tác động đến kẻ ngu tối bằng sự thuyết phục. Trong hoàn cảnh này mới hoàn toàn thấy rõ sự vô nghĩa của mọi nỗ lực của chúng ta nhằm tìm hiểu xem “nhân dân” nghĩ gì và tại sao câu hỏi này là thừa với những người suy nghĩ và hành động theo nhận thức riêng về trách nhiệm của mình.
“Kính sợ Thiên Chúa là khởi đầu của tri thức” (Châm ngôn Salomon). Kinh Thánh nói về sự giải thoát nội tâm của con người cho một đời sống có trách nhiệm trước Thiên Chúa và cũng là sự khắc phục duy nhất thực tế đối với sự ngu tối.
Nhân đây xin nói thêm, trong những suy nghĩ này về sự ngu tối dẫu sao vẫn có một niềm an ủi nhất định: người ta tuyệt nhiên không cho phép trong bất kể hoàn cảnh nào được coi phần lớn mọi người là ngu tối. Thực tế thì tất cả phụ thuộc vào việc nhà cầm quyền đặt cược vào cái gì – vào sự ngu tối của con người hay vào tính độc lập nội tâm và trí tuệ của con người.
-------------------------- ---
Tác giả: Dietrich Bonhoeffer
Dịch giả: Diệu Chính Nguyễn Bạch
Nguồn: https://www.facebook.com/ dieuchinh.nguyenbach/
Biên tập & Hình ảnh: [Admin T] @ Wegreen Vietnam
Sự ngu tối còn là một kẻ thù nguy hiểm hơn cả cái ác. Có thể chống lại cái ác, có thể vạch trần nó, cùng lắm là có thể nhờ sức mạnh diệt trừ nó; cái ác luôn mang trong mình mầm mống tự phân huỷ, chí ít sau đó cũng để lại trong con người cái cảm giác bất an. Chống lại sự ngu tối, chúng ta bất lực. Trong chuyện này chúng ta chẳng đạt được gì bằng sự chống đối, cũng như bằng sức mạnh; lý lẽ cũng chẳng giúp được; đơn giản là người ta không tin những sự thật trái với nhận định riêng của mình – trong các trường hợp như thế kẻ ngu tối thậm chí trở thành người phê phán, còn nếu các sự thật là không thể bác bỏ, thì đơn giản là người ta gạt bỏ chúng như sự ngẫu nhiên chẳng có giá trị gì. Đồng thời kẻ ngu tối, khác với kẻ ác, tuyệt đối hài lòng với bản thân mình, và thậm chí trở nên nguy hiểm , nếu trong cơn giận dữ mà y rất dễ rơi vào, y chuyển sang tấn công. Đây là lý do cho việc tiếp cận kẻ ngu tối phải thận trọng hơn khi tiếp cận kẻ ác. Và bất luận trong hoàn cảnh nào cũng không nên cố thuyết phục kẻ ngu tối bằng những lập luận hợp lý, việc này là vô vọng và nguy hiểm.
Chúng ta có thể thắng được sự ngu tối hay không? Để làm được việc này cần phải cố gắng hiểu được bản chất của nó. Chúng ta đã biết, SỰ NGU TỐI KHÔNG CHỈ LÀ KHIẾM KHUYẾT VỀ TRÍ NĂNG, MÀ CÒN LÀ KHIẾM KHUYẾT VỀ NHÂN TÍNH. Có những người nhanh trí đấy, thế nhưng vẫn ngu tối, nhưng có những người chậm hiểu, có thể gọi họ là gì cũng được, chỉ có điều đừng gọi họ là ngu tối. Trong những trường hợp nhất định chúng ta kinh ngạc với phát hiện này. Đồng thời bạn không chỉ có ấn tượng rằng sự ngu tối là khiếm khuyết bẩm sinh, mà còn đi đến kết luận rằng, trong những hoàn cảnh nhất định có những kẻ tự mình ngu tối đi hay tự trao mình cho kẻ khác làm cho mình ngu tối đi. Tiếp nữa là, chúng ta thấy, những người khép kín và đơn độc ít chịu khiếm khuyết này hơn những người hay nhóm người quảng giao (hay không tránh được nó). Bởi vậy sự ngu tối nói đúng ra là vấn đề mang tính xã hội hơn là mang tính tâm lý. Nó chỉ là phản ứng của một cá nhân với tác động của các hoàn cảnh lịch sử, một hiện tượng phụ về tâm lý trong một hệ thống nhất định của các mối quan hệ bên ngoài. Khi xem xét kỹ lưỡng thì hoá ra là, BẤT CỨ MỘT SỰ TĂNG CƯỜNG SỨC MẠNH NÀO CỦA CÁI QUYỀN LỰCC BÊN NGOÀI (DÙ LÀ QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ HAY TÔN GIÁO) ĐỀU LÀM HƯ HỎNG MỘT BỘ PHẬN ĐÁNG KỂ MỌI NGƯỜI BẰNG SỰ NGU TỐI. Có ấn tượng rằng, điều này hiển nhiên là một quy luật mang tính xã hội và tâm lý. Quyền lực của một số người này cần đến sự ngu tối của những người khác. Quá trình không nằm ở sự suy bại bất thường hay bị mất đi những tư chất nào đó (có thể nói là thuộc về trí lực) của con người, mà ở chỗ, một cá nhân bị trấn áp bởi cảnh tượng quyền lực bủa vây tứ phía sẽ bị mất đi tính độc lập nội tại và (ít nhiều theo một cách vô thức) từ bỏ việc tìm kiếm quan điểm riêng trong hoàn cảnh hiện tại. Sự ngu tối thường kèm theo tính ngoan cố, nhưng điều này không nên dẫn đến lầm lẫn với tính không độc lập của nó. Khi tiếp xúc với một người như thế, thật sự là bạn cảm thấy như mình đang nói không phải với chính bản thân anh ta, cũng chẳng phải với nhân cách của anh ta, mà với một kẻ làm nô lệ cho những khẩu hiệu và những lời hiệu triệu. Y phải chịu một lời nguyền, y mù quáng, y nhục nhã, và tổn thương trong tâm can mình. Giờ đây khi đã trở thành thứ công cụ đớn hèn, kẻ ngu ngốc có thể [thực hiện] bất kể điều ác nào và đồng thời không có năng lực nhận ra nó là cái ác. Sự nguy hiểm của việc lạm dụng con người một cách quỷ quyệt có thể vĩnh viễn huỷ hoại anh ta.
Nhưng chính ở đây chúng ta mới hoàn toàn hiểu ra rằng, CHIẾN THẮNG SỰ NGU TỐI có thể không phải bằng hành động giáo huấn, mà chỉ có thể BẰNG HÀNH ĐỘNG GIẢI THOÁT. Tuy nhiên, đồng thời, cần phải thừa nhận rằng, sự giải thoát nội tâm đích thực trong đại đa số trường hợp là khả thể chỉ một khi có sự giải phóng bên ngoài trước đã, chừng nào điều này còn chưa diễn ra, thì chúng ta nên dừng mọi toan tính tác động đến kẻ ngu tối bằng sự thuyết phục. Trong hoàn cảnh này mới hoàn toàn thấy rõ sự vô nghĩa của mọi nỗ lực của chúng ta nhằm tìm hiểu xem “nhân dân” nghĩ gì và tại sao câu hỏi này là thừa với những người suy nghĩ và hành động theo nhận thức riêng về trách nhiệm của mình.
“Kính sợ Thiên Chúa là khởi đầu của tri thức” (Châm ngôn Salomon). Kinh Thánh nói về sự giải thoát nội tâm của con người cho một đời sống có trách nhiệm trước Thiên Chúa và cũng là sự khắc phục duy nhất thực tế đối với sự ngu tối.
Nhân đây xin nói thêm, trong những suy nghĩ này về sự ngu tối dẫu sao vẫn có một niềm an ủi nhất định: người ta tuyệt nhiên không cho phép trong bất kể hoàn cảnh nào được coi phần lớn mọi người là ngu tối. Thực tế thì tất cả phụ thuộc vào việc nhà cầm quyền đặt cược vào cái gì – vào sự ngu tối của con người hay vào tính độc lập nội tâm và trí tuệ của con người.
--------------------------
Tác giả: Dietrich Bonhoeffer
Dịch giả: Diệu Chính Nguyễn Bạch
Nguồn: https://www.facebook.com/
Biên tập & Hình ảnh: [Admin T] @ Wegreen Vietnam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét