Vây Ngụy cứu Triệu
Cộng địch bất như phân tán, địch dương bất như địch âm.
Đánh địch tập trung không bằng khiến cho địch phân tán, đánh địch trực diện không bằng đánh từ sau lưng.
Kế sách này bắt nguồn từ Sử kí Tư Mã Thiên, chương sách Tôn Tử, Ngô Khởi liệt truyện. Thời Chiến Quốc, nước Ngụy vây đánh nước Triệu, Triệu bèn sang cầu cứu nước Tề.
Tề vương bèn sai Điền Kị, Tôn Tẫn đem quân đi cứu Triệu. Tôn Tẫn xét thấy quân nước Ngụy tuy tinh nhuệ nhưng từ xa đi đến đánh Triệu ( nước Ngụy cách xa nước Triệu ), nếu như đem quân đi đánh quân tinh nhuệ của nước Triệu thì không bằng đánh thẳng vào thành Đô Đại Lương "đang trống không" của Ngụy ( vì quân tinh nhuệ của Ngụy đã đưa hết đi sang đánh Triệu ). Theo tính toán của Tôn Tẫn, nếu đánh vào Đại Lương của quân Ngụy, quân Ngụy buộc phải rút về bảo vệ thành đô. Kế sách đưa ra, Điền Kị liền chấp nhận. Quả nhiên khi quân Tề tiến công vào Đại Lương, quân Ngụy hay tin, lập tức rút quân khỏi nước Triệu. Quân Tề nhân lúc quân Ngụy rút về mỏi mệt, đặt trận đánh chặn trên đường, quân Ngụy thua to.
Kế sách "vây Ngụy cứu Triệu" của Tôn Tẫn không chỉ giải vây cho quân Triệu mà bản thân quân Tề còn thu được thắng lợi lớn.
Người đời sau lấy kế sách "vây Ngụy cứu Triệu" để chỉ việc tập kích cứ điểm hậu phương quân địch, buộc quân địch đang tấn công phải rút về. Trong thương trường, kế sách này rất đắc dụng : với đối thủ cạnh tranh rất lớn mạnh, có thực lực tập trung, nếu ta không có cách phân tán lực lượng đối phương thì cách tốt hơn là tấn công mặt bên hoặc mặt sau ( thay vì tấn công chính diện).
Phạm Húc Đông là một nhà kinh doanh túc trí đa mưu. Khi thế chiến thứ nhất bùng nổ, các nước Tây Âu dồn cả vào chiến tranh, lượng xà phòng nhập từ Tây Âu sang bị giảm đột ngột về số lượng từ 31500 tấn năm 1914 còn 21000 tấn năm 1916.
Thị trường xà phòng Trung Quốc rơi vào tình trạng lỗ hổng cung - cầu, hàng hóa bị thiếu hụt trầm trọng. Khi ấy, Phạm Húc Đông đang kinh doanh nghề muối, đã nhanh chóng nhìn ra và nắm bắt cơ hội này. Sau nhiều công sức nổ lực của Phạm Húc Đông, cuối cùng xí nghiệp chế tạo xà phòng đầu tiên của Trung Quốc - Công ty chế tạo xà phòng Vĩnh Lợi đã ra đời (năm 1918).
Thế chiến thứ nhất kết thúc, công ty Brunner Mond của Anh, vốn từng độc quyền thị trường xà phòng ở Trung Quốc vội vã quay lại thị trường này.Họ nhận ra thị trường độc quyền không còn nữa, một đối thủ TQ đã trở thành rào cản vô cùng khó khăn đối với Brunner Mond. Để đối phó với tình hình này, sau 1 thời gian tổ chức và chuẩn bị, Brunner Mond chuyển sang Trung Quốc 1 số lượng lớn xà phòng nguyên chất, bán tung ra thị trường với giá thấp hơn giá gốc - Brunner dự định bằng cách này sẽ lật đổ Vĩnh Lợi.
Xét về thực lực, so với Brunner Mond, Vĩnh Lợi còn yếu hơn rất nhiều, công ty Vĩnh Lợi ra đời chưa được bao lâu, nếu thực hiện chính sách hạ giá sản phẩm để cạnh tranh với Brunner Mond là điều vô cùng khó khăn. Vĩnh Lợi sẽ không đủ sức trụ vững để chạy đua với Brunner Mond, Phạm Húc Đông hết sức lo lắng. Thế nhưng nếu giữ nguyên giá thì hàng sẽ không bán chạy được. Hàng không bán chạy được thì không có tiền quay vòng, tái sản xuất được. Phạm Húc Đông suy nghĩ rất nhiều ngày, không lẽ phải chịu cúi đầu khuất phục Brunner Mond, không lẽ vứt bỏ công sức xây dựng bấy lâu nay. Ông nhớ lúc mới khởi nghiệp, đại diện Brunner Mond ở Trung Quốc đã từng giễu cợt ông : "ở quý Quốc, xà phòng thật rất quan trọng, chỉ tiếc là tiên sinh khởi nghiệp hơi sớm đấy. Xét về điều kiện mà nói thì chừng 30 năm nữa tiên sinh bắt đầu thì cũng chưa muộn đâu".
Khi ấy Phạm Húc Đông đã khẳng khái đáp lại :" căn bản không phải là sớm hay muộn, việc là do người làm ra, bây giờ bắt đầu nhưng chạy thật nhanh, như thế đâu có thể coi là muộn được". Nhưng giờ đây, đứng trước khó khăn, ông phải làm gì đây?
Hôm ấy Phạm Húc Đông cúi đầu đi đi lại lại trong thư phòng, ông đang suy nghĩ về phương sách cho công ty Vĩnh Lợi. Bất chợt, ông ngẩng đầu nhìn lên tấm ảnh của ông thời đi du học ở Nhật Bản. Ông nhớ đến thời trẻ, năm ấy vì bị liên đới đến " chỉnh biến mậu tuất ", để tránh sự đàn áp của chính quyền Mãn Thanh, ông buộc phải trốn sang Nhật Bản. Trong giây lát, ông tự bảo với chính mình : việc sáng lập Vĩnh Lợi không phải là lợi dụng lúc Brunner Mond tạm lùi đó sao ?
Nay Brunner Mond đang tấn công mạnh, hay là cũng tìm sang Nhật bản ?
Bấy giờ, công nghiệp Nhật Bản khá phát triển, Nhật Bản là thị trường lớn nhất của Brunner Mond ở khu vực Viễn Đông. Chiến tranh ở châu Âu mới kết thúc, tất cả đều phải phục hồi lại, sản lượng của Brunner Mond có hạn, số lượng xà phòng chở tới Viễn Đông chắc chắn sẽ không nhiều. Nếu Brunner Mond chở tới Trung Quốc quá nhiều xà phòng như hiện nay thì thị trường xà phòng ở Nhật Bản sẽ giảm đi.
Tiến sang Nhật Bản, đó thật sự là 1 con đường hay cho Vĩnh Lợi vào thời điểm này, không những cách này mở ra cho Vĩnh Lợi 1 lối thoát, mà còn là đòn tấn công từ mặt sau vào Brunner Mond.
Nhìn sang Nhật Bản, Phạm Húc Đông nhận định, lúc này 2 tập đoàn tài chính lớn của Nhật Bản là Mitsubishi và Mitsui đều muốn cầm trịch nhau trong giới doanh nghiệp. Mitsubishi có nhà máy sản xuất xà phòng cho riêng mình còn Mitsui thì không có, họ hoàn toàn phải trông chờ vào việc nhập khẩu.Đây không phải là con đường mở cho Phạm Húc Đông và công ty Vĩnh Lợi hay sao?
Phạm Húc Đông nhanh chóng đàm phán với Mitsui, về phía Trung Quốc, Phạm Húc Đông chấp nhận để Mitsui làm đại lý bán xà phòng cho Vĩnh Lợi ở Nhật Bản, Mitsui được bán xà phòng của Vĩnh Lợi với giá thấp hơn Brunner Mond. Về phía Mitsui nhận thấy một là bản thân không bỏ ra một chút đồng vốn, hai là vụ làm ăn này có khả năng thu lợi nhuận lớn, và điều này giúp họ giải quyết khó khăn trong cuộc đối đầu với Mitsubishi. Vì những tính toán như vậy, Mitsui và Vĩnh Lợi nhanh chóng đạt được thỏa thuận song phương. Số lượng xà phòng của Vĩnh Lợi vốn bằng 1/10 của Brunner Mond tại thị trường Nhật Bản nhưng thông qua mạng lưới tiêu thụ khổng lồ phủ khắp Nhật Bản của tập đoàn Mitsui, xà phòng của Vĩnh Lợi từng bước tấn công vào trị trường Nhật Bản. Với chất lượng không thua kém Brunner Mond, xà phòng Vĩnh Lợi có ưu thế về giá, do đó nhanh chóng lách chân trong thị trường Nhật Bản. Trước tình thế ấy 1 lần nữa Brunner Mond lại phải triển khai chiến dịch hạ giá.
Do lượng tiêu thụ xà phòng ở Nhật Bản lớn hơn rất nhiều lượng bán ra ở Trung Quốc, đợt giảm giá này đương nhiên là Brunner Mond phải gánh chịu những thua thiệt rất lớn. Lượng tiêu thụ xà phòng ở Nhật Bản của Vĩnh Lợi không quá lớn, giá cả dù đã hạ nhưng vẫn đạt mức cao hơn so với giá của Brunner Mond ở thị trường Trung Quốc. Như thế xét về tổn thất vẫn ít hơn Burnner Mond. Kết quả dù chiếm được trường Trung Quốc nhưng tại thị trường Nhật Bản, Brunner Mond đã khốn đốn trước những thách thức liên tục từ phía Vĩnh Lợi. Tại đây, Brunner Mond rơi vào tinh thế hết sức bất lợi.
Trước tình hình này, Brunner Mond buộc phải cân nhắc lợi hại, điều chỉnh chiến lược. Nhận thấy giữ được thị trường ở Nhật Bản quan trọng hơn tấn công Vĩnh Lợi ở Trung Quốc rất nhiều, chỉ 1 thời gian sau khi Vĩnh Lợi mở đợt tấn công sang thị trường Nhật Bản, Brunner Mond tuyên bố chấm dứt việc chèn ép giá xà phòng tại thị trường Trung Quốc, và đề nghị Vĩnh Lợi cũng hành động tương tự tại Nhật Bản. Nhân cơ hội đang giành thế chủ động, Phạm Húc Đông buộc Brunner Mond phải bằng lòng thỏa thuận rằng từ nay về sau, khi muốn điều chỉnh giá cả xà phòng trên thị trường Trung Quốc, thì trước hết phải được sự đồng ý của Vĩnh Lợi. Brunner Mond trong tình thế " không thể làm khác được" đã chấp nhận yêu cầu của Vĩnh Lợi.
Brunner Mond dù rất lớn mạnh nhưng cũng không thể luôn hoành hoành, họ đã lầm tưởng Vĩnh Lợi là 1 công ty non trẻ không thể chịu được sức ép, "chỉ 1 đòn tấn công cũng có thể hạ gục được ngay". Chúng ta có thể thấy, kế sách của Phạm Húc Đông cũng chính là "vây Ngụy cứu Triệu"- bao vây Brunner Mond ở Nhật Bản để tự cứu mình ở Trung Quốc.
Bất kì 1 đối thủ nào, dù là kẻ lớn mạnh nhất cũng có nhược điểm, khi ra trận cần phải tránh chỗ mạnh, để đánh vào chỗ yếu của địch - đó là ý nghĩa tinh túy của kế sách " vây Ngụy cứu Triệu".
Một điều quan trọng mà người viết muốn nhắn nhủ người đọc phải luôn luôn nhớ đó là : có thể bạn đã biết kế sách này nhưng vận dụng nó thì chưa hoặc vận dụng rất ít, vậy thì bây giờ bạn hãy nhớ như in kế sách này và vận dụng thường xuyên vào cuộc sống, lúc đó lợi ích sẽ được rất nhiều, trong thương trường lại càng đắc dụng.
Một chút kiến thức thôi nhưng vận dụng thành thạo sẽ gặt hái được nhiều thành công, còn hơn học nhiều, học rộng mà không vận dụng gì cả thì cũng vô dụng.
- Qua Binh pháp Tôn – Ngô, bạn sẽ hiểu và nắm được các kế sách để cạnh trạnh, bạn có thể chưa làm đã có thể biết được thành bại - Điều đó do đâu? Bạn hãy đến Intelligence Way, không có một nơi nào, một nhà trường nào chỉ ra điều đó.
- Những điều gì bạn cần để quản lý điều hành Doanh nghiệp, phòng, ban, bộ phận qua 13 Thiên của Binh pháp Tôn Tử và Binh pháp Ngô Tử? - Hãy đến cùng Intelligence Way để trao đổi.
http://conduongtritue.com/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét