Thứ Hai, 24 tháng 8, 2015

Sự khác nhau giữa Chủ nghĩa Xã hội và Chủ nghĩa Cộng sản là gi ?

Sự khác nhau

giữa Chủ nghĩa Xã hội và

Chủ nghĩa Cộng sản là gi ?


Mặc dù hai trường phái thường sử dụng những ngôn từ tương đồng có thể dùng thay thế cho nhau và có sự liên quan giữa các khái niệm, chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa xã hội lại khác nhau trong những vấn đề cơ bản và quan trọng. Tuy vậy, cả hai đều nổi lên trong thời kì cách mạng công nghiệp như một sự phản kháng trước việc các chủ tư bản đạt được sự giàu có bằng cách khai thác sức lao động của giới công nhân.  ào thời gian đó, những người công nhận làm việc nặng nhọc trong những điều liện thiếu an toàn và tồi tệ một cách kinh khủng. Họ phải làm việc 12 đến 14 tiếng một ngày, 6 ngày trên 7, không có bữa ăn trưa. Giới công nhân đó bao gồm cả những đứa trẻ mới 6 tuổi với bàn tay nhỏ và những ngón tay linh hoạt có thể luồn vào trong những cỗ máy để sửa chữa hay chùi rửa. Môi trường nghèo nàn ánh sáng, không có hệ thống thông gió, hệ thống máy móc thiết kế kém thường xuyên làm bị thương hoặc làm chết những người lao động.
Lý thuyết cơ bản về Chủ nghĩa Cộng sản
Zoom in (real dimensions: 559 x 560)Image
Để phản ứng lại những điều kiện kinh khủng đó của Chủ nghĩa Tư bản, lý thuyết gia người Đức Karl Max (1818-1883) và Friedrich Engels (1820-1895) đã sáng tạo ra một hệ thống kinh tế chính trị mới: Chủ nghĩa Cộng sản. Trong cuốn sách « Điều kiện làm việc của giai cấp công nhân tại Anh » , « Bản tuyên ngôn của Chủ nghĩa Cộng sản » và « Tư bản luận », Marx và Engels chỉ trích sự lạm dụng sức lao động trong hệ thống Tư bản và đưa ra một giả thuyết không tưởng.
Dưới chế độ Cộng sản, không có một tư liệu sản xuất nào (nhà mày, đất, etc) được tư hữu. Thay vào đó, chính phủ sẽ quản lý và tất cả mọi người làm việc chung với nhau. Của cải làm ra sẽ được chia đều dựa trên nhu cầu hơn là dựa trên sức lực đóng góp vào lao động. Về mặt lý thuyết, kết quả là một xã hội không giai cấp, tất cả mọi thứ đều là của chung.
Để xây dựng được thiên đường của những người công nhân cộng sản đó, hệ thống tư bản phải bị phá hủy bằng cách mạng bạo lực. Marx và Engels đã tin rằng tầng lớp công nhân này (tầng lớp vô sản) sẽ nổi lên trên toàn thế giới và lật đổ giai cấp bậc trung (giới tư sản). Một khi Chủ nghĩa Cộng sản được thiết lập, ngay cả chính phủ cũng sẽ không cần thiết, tất cả làm việc cùng nhau cho một lợi ích chung của tập thể.
Chủ nghĩa Xã hội
Lý thuyết của Chủ nghĩa Xã hội giống với Chủ nghĩa Cộng sản trên vài mặt, nhưng ít thiên tả và linh hoạt hơn. Ví dụ : mặc dù việc để chính phủ quản lý tư liệu sản xuất là một phương pháp khả thi nhưng Chủ nghĩa Xã hội cho phép những hợp tác xã của công nhân cùng quản lý nhà máy hay đồng ruộng.
Không phá tan Chủ nghĩa Tư bản và lật đổ giới tư sản, các cuộc cải cách từng bước một được cho phép qua luật pháp và sự tiến bộ chính trị, như bầu những người có thiên hướng xã hội vào hệ thống chính quyền. Cũng như vậy, không giống như Chủ thuyết Cộng sản nơi mà của cải làm ra được chia đều trên lợi nhuận, Chủ nghĩa xã hội chia của cải dựa trên công sức của mỗi cá nhân đóng góp cho xã hội.
Và như vậy, chủ nghĩa xã hội có thể hoạt động trong cấu trúc chính trị hiện thời mà không có cần trải qua một cuộc lật đổ. Hơn thế nữa, nó còn cho phép tổ chức kinh doanh tự do hơn cho các nhóm lao động.
Chủ nghĩa Xã hội và Chủ nghĩa Cộng xản trong thực tế
Cả hai chủ thuyết đều được tạo dựng lên để cải thiện đời sống của những người bình thường và sự chia sẻ của cải công bằng hơn. Trên lý thuyết, cả hai đều có khả năng tạo dựng điều đó cho những người công nhân. Tuy nhiên, trên thực tế, chúng lại có những kết quả khác biệt.
Bởi vì Chủ nghĩa Cộng sản không đem lại sự năng động, động lực để làm việc. Sau cùng, các nhà quản lý trung ương sẽ lấy lại mọi sản phẩm và chia đều chúng một cách tùy tiện, bất kể bạn bỏ ra bao nhiêu công sức vào công việc. Điều đó dẫn đến sự nghèo nàn và sự bần cùng hóa. Tầng lớp công nhân nhanh chóng nhận ra rằng họ không được hưởng lợi từ việc làm việc chăm chỉ hơn, và họ từ bỏ. Trái ngược lại, chủ nghĩa xã hội tưởng thưởng sự chăm chỉ. Cuối cùng, phần lợi nhuận giữa những người lao động được phân phát dựa trên công sức, sự đóng góp của người đó cho xã hội.
Những nước đã thực hiện chủ nghĩa cộng sản trong thế kỷ 20 gồm có Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Cuba và Bắc Hàn. Trong mọi trường hợp, độc tài cộng sản lên cầm quyền để sắp xếp lại trât tự của hệ thống chính trị và kinh tế. Ngày hôm nay, Nga và Campuchia không còn là cộng sản nữa, Trung quốc và Việt Nam thực hiện nền kinh tế tư bản nhưng vẫn giữ trật tự chính trị cộng sản, còn Cuba và Bắc Hàn vẫn tiếp tục thực hiện chủ nghĩa đó.
Những nước kết hợp đường lối chủ nghĩa xã hội với chủ nghĩa tư bản và hệ thống dân chủ bao gồm Thụy Điển, Na Uy, Pháp, Canada, Ấn Độ và Vương quốc Anh. Các nước này đều đạt được sự hài hòa giữa mục tiêu lợi nhuận của chủ nghĩa tư bản và lợi ích của chủ nghĩa xã hội, mà không triệt tiêu động lực lao động và gây bất ổn cho người dân. Người lao động có thêm nhiều lợi ích như kỳ nghỉ lễ, bảo hiểm xã hội, trợ cấp nuôi dạy trẻ, mà không cần sự quản lý tập trung công nghiệp.
Nói tóm lại, sự khác biệt giữa Chủ nghĩa Cộng sản và Chủ nghĩa Xã hội có thể tổng kết như thế này: Bạn muốn sống ở Thụy Điển hay ở Bắc Hàn?
Kallie Szczepanski
Lichteinstyle chuyển ngữ


http://webcache.googleusercontent.com/search?q=cache%3AGwUw9xCPWLgJ%3Awww.bacaytruc.com%2Findex.php%3Foption%3Dcom_content%26view%3Darticle%26id%3D2241%3As-khac-nhau-gia-ch-ngha-xa-hi-va-ch-ngha-cng-sn-la-gi%26catid%3D34%3Adin-an-c-gi%26Itemid%3D53+&cd=3&hl=vi&ct=clnk&gl=vn


Triết học Mác - Lênin ra đời từ nửa cuối thế kỷ XIX và phát triển cho đến ngày nay. Từ khi ra đời, triết học Mác - Lênin đã tạo ra một cuộc cách mạng trong lịch sử triết học và trở thành thế giới quan, phương pháp luận của hoạt động nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn của con người. 
- Những điều kiện lịch sử của sự ra đời triết học Mác 
Nhìn chung, có hai nguồn gốc ra đời của triết học là nguồn gốc tri thức và nguồn gốc xã hội. Đối với triết học Mác thì nguồn gốc ra đời biểu hiện thành các điều kiện sau: 

1. Điều kiện kinh tế - xã hội. 
1.1. Sự củng cố và phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trong điều kiện cách mạng công nghiệp 
Vào những năm 40 của thế kỷ XIX do tác động của cuộc cách mạng trong công nghiệp làm cho lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được củng cố vững chắc và trở thành xu thế phát triển của nền sản xuất xã hội. Nước Anh đã hoàn thành cuộc cách mạng công nghiệp và trở thành cường quốc công nghiệp. Ở Pháp, cuộc cách mạng công nghiệp đang đi vào giai đoạn hoàn thành. 
Sự phát triển của lực lượng sản xuất làm cho quan hệ sản xuất tư bản được củng cố tạo ra cơ sở kinh tế để cho xã hội tư bản phát triển kèm theo đó mâu thuẫn xã hội càng thêm gay gắt và bộc lộ ngày càng rõ rệt; sự phân hóa giàu nghèo tăng lên, bất công xã hội tăng. Những xung đột giữa giai cấp vô sản với tư sản đã phát triển thành những cuộc đấu tranh giai cấp. 

1.2. Sự xuất hiện của giai cấp vô sản trên vũ đài lịch sử 
Giai cấp vô sản và giai cấp tư sản ra đời và lớn lên cùng với sự hình thành và phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Khi chế độ tư bản chủ nghĩa được xác lập, giai cấp tư sản trở thành giai cấp thống trị xã hội, giai cấp vô sản trở thành bị trị thì mâu thuẫn giữa vô sản với tư sản vốn mang tính đối kháng phát triển trở thành những cuộc đấu tranh giai cấp. Cuộc khởi nghĩa của thợ dệt ở thành phố Liông (Pháp) năm 1831 tuy bị đàn áp nhưng lại bùng nổ tiếp vào năm 1834. Ở Anh có phong trào Hiến chương vào cuối những năm 30 của thế kỷ XIX, là phong trào cách mạng to lớn có tính chất quần chúng và có hình thức chính trị. Nước Đức nổi lên phong trào đấu tranh của thợ dệt ở Xilêdi đã mang tính giai cấp. 
Trong hoàn cảnh lịch sử đó, giai cấp tư sản không còn đóng vai trò là giai cấp cách mạng. Ở Anh, Pháp giai cấp tư sản tuy nắm quyền thống trị, lại hoảng sợ trước cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản nên không còn là vị trí tiên phong trong quá trình cải tạo dân chủ như trước. Còn giai cấp tư sản Đức đang lớn lên trong lòng xã hội phong kiến, vốn đã khiếp sợ bạo lực cách mạng khi nhìn vào tấm gương Cách mạng tư sản Pháp 1789, nay lại thêm sợ hãi trước sự phát triển của phong trào công nhân Đức. Vì vậy, giai cấp vô sản xuất hiện trên vũ đài lịch sử với sứ mệnh xoá bỏ xã hội tư bản và trở thành lực lượng tiên phong trong cuộc đấu tranh cho nền dân chủ và tiến bộ xã hội. 
Như vậy, thực tiễn xã hội, nhất là thực tiễn của phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản đòi hỏi phải được soi sáng bởi một hệ thống lý luận, một học thuyết triết học mới. Học thuyết đó phải xuất hiện để định hướng phong trào đấu tranh nhanh chóng đạt được thắng lợi. 
Sự xuất hiện của giai cấp vô sản trên vũ đài lịch sử và phong trào đấu tranh của họ đã tạo ra nguồn tư liệu quý báu về thực tiễn xã hội để Các Mác và Ph. Ăngghen khái quát xây dựng những quan điểm triết học. 

2. Nguồn gốc lí luận và tiền đề khoa học tự nhiên 
2.1. Nguồn gốc lí luận 
Để xây dựng học thuyết của mình ngang tầm với trí tuệ nhân loại, Các Mác và Ph.Ăngghen đã kế thừa những thành tựu trong lịch sử tư tưởng nhân loại. Triết học Đức với hai nhà triết học tiêu biểu Hêghen và Phoiơbắc là nguồn gốc trực tiếp của triết học Mác. 
Các Mác và Ph.Ăngghen đã từng là những người theo học triết học Hêghen và nghiên cứu triết học Phoiơbắc. Qua đó, hai ông đã nhận thấy: Tuy học thuyết triết học của Hêghen mang quan điểm của chủ nghĩa duy tâm nhưng chứa đựng cái “hạt nhân hợp lý” của phép biện chứng. Còn học thuyết triết học Phoiơbắc tuy còn mang nặng quan niệm siêu hình nhưng nội dung lại thấm nhuần quan điểm duy vật. Các Mác và Ph.Ăngghen đã kế thừa “hạt nhân hợp lý” của Hêghen và cải tạo, lột bỏ cái vỏ thần bí để xây dựng nên lí luận mới của phép biện chứng. Hai ông đã kế thừa chủ nghĩa duy vật của Phoiơbắc, khắc phục tính siêu hình và những hạn chế lịch sử khác của nó để xây dựng nên lí luận mới của chủ nghĩa duy vật. Từ đó tạo ra cơ sở để hai ông xây dựng nên học thuyết triết học mới, trong đó chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng thống nhất một cách hữu cơ. 
Việc kế thừa và cải tạo kinh tế chính trị học với những đại biểu xuất sắc là A.Smít và Đ.Ricácđô không những là nguồn gốc để xây dựng học thuyết kinh tế mà còn là tiền đề lý luận để hình thành quan điểm triết học. 
Chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp với những đại biểu nổi tiếng như Xanh Ximông và S.Phuriê là một trong ba nguồn gốc lí luận của triết học Mác. Các Mác và Ph.Ăng ghen đã kế thừa những quan điểm tiến bộ của chủ nghĩa xã hội không tưởng!........

-------------------------------------------
 Cứ nhìn vào chu trình tiến hoá của sinh vật.

"Cá sấu" là loài cổ vật còn sót lại.Tổ tiên của chúng sống cùng thời với khủng long.Tại sao khủng long bị tiệt chủng,còn chúng thì lại không?

Có thể giải thích là:"Do thích nghi"

Tất cả mọi thứ trên cuộc đời này đều tuân theo quy luật thích nghi đó!
Cái nào thích nghi thì con tồn tại,cái nào không thích nghi,không hợp thời thì bị đào thải!

Chủ nghĩa nô lệ,chủ nghĩa phong kiến,công xã nguyên thuỷ--->không thích nghi,không đáp ứng cho nhu cầu phát triển của con người,khi trình độ nhân loại đang lên cao,đang tiến bộ dần,nên bị đào thải

Chủ nghĩa cộng sản là chủ nghĩa lý tưởng nhất,nhưng nó chỉ tồn tại trong đầu của nhân loại,nó còn nằm trên giấy.
Thực tế,các nước tư bản có đời sống vật chất ổn định hơn.Trong số 4 nước xã hội chủ nghĩa,thì hết 3 nước là nghèo,1 nước đang phát triển

Chúng ta nói :"Chủ nghĩa TB thấp hơn chủ nghĩa xã hội",giống như đang nói chuyện"con cá sấu" vậy! Tức là cái cũ(chủ nghĩa TB) còn sài được và sài rất tốt


-----------------------------------------------
Việc giải quyết mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của triết học gắn liền với việc phân chia các học thuyết triết học thành hai trường phái triết học cơ bản là chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm.
1. Chủ nghĩa duy vật khẳng định vật chất có trước, ý thức có sau; thế giới vật chất tồn tại một cách khách quan, độc lập với ý thức con người và không do ai sáng tạo ra; còn ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào trong bộ óc con người; không thể có tinh thần, ý thức nếu không có vật chất.
Chủ nghĩa duy vật đã xuất hiện ngay từ thời cổ đại và cho đến nay, lịch sử phát triển của nó luôn gắn liền với sự phát triển của khoa học và thực tiễn, tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau.
+ Chủ nghĩa duy vật cổ đại mang tính chất phác, ngây thơ, xuất phát từ giới tự nhiên để giải thích thế giới. Hạn chế của nó là còn mang tính trực quan, trong khi thừa nhận tính thứ nhất của vật chất đã đồng nhất vật chất với một hay một số chất cụ thể. Ví dụ như quan niệm của Talét, Hêraclit, Đêmôcrit...
+ Chủ nghĩa duy vật siêu hình thế kỷ XVII - XVIII: Do ảnh hưởng của Cơ học cổ điển nên chủ nghĩa duy vật thời kỳ này chịu sự tác động mạnh mẽ của phương pháp tư duy siêu hình, máy móc - phương pháp nhìn nhận thế giới trong trạng thái biệt lập, tĩnh tại. Tuy không phản ánh đúng hiện thực, nhưng CNDV siêu hình vẫn đóng vai trò quan trọng trong cuộc đấu tranh chống lại thế giới quan duy tâm và tôn giáo. Ví dụ như quan niệm của Niutơn, Bêcơn và các nhà duy vật Pháp thế kỷ XVIII.
+ Chủ nghĩa duy vật biện chứng do C. Mác và Ph. Ăngghen sáng lập vào những năm 40 của thế kỷ XIX, sau đó được V.I. Lênin tiếp tục phát triển. Với sự kế thừa tinh hoa của các học thuyết triết học trước đó và vận dụng các thành tựu của khoa học đương thời, chủ nghĩa duy vật biện chứng ngay từ khi mới ra đời đã khắc phục được những hạn chế của chủ nghĩa duy vật trước đó, thể hiện là đỉnh cao trong sự phát triển của chủ nghĩa duy vật. Nó không chỉ phản ánh đúng đắn hiện thực mà còn là một công cụ hữu hiệu giúp các lực lượng tiến bộ trong xã hội cải tạo hiện thực ấy.
2. Chủ nghĩa duy tâm cho rằng ý thức, tinh thần có trước và quyết định giới tự nhiên. Giới tự nhiên chỉ là một dạng tồn tại khác của tinh thần, ý thức.
Chủ nghĩa duy tâm đã xuất hiện ngay từ thời cổ đại với hai hình thức chủ yếu là:
+ Chủ nghĩa duy tâm chủ quan thừa nhận tính thứ nhất của cảm giác, ý thức con người, khẳng định mọi sự vật, hiện tượng chỉ là phức hợp những cảm giác của cá nhân, của chủ thể. Ví dụ quan niệm của Beccơly.
+ Chủ nghĩa duy tâm khách quan cũng thừa nhận tính thứ nhất của ý thức, nhưng đó không phải là ý thức cá nhân mà là tinh thần khách quan có trước và tồn tại độc lập với con người, quyết định sự tồn tại của tự nhiên, xã hội và tư duy. Nó thường được mang những tên gọi khác nhau như ý niệm, ý niệm tuyệt đối, tinh thần tuyệt đối hay lý tính thế giới.Ví dụ quan niệm của Platon, Hêghen.
Cả chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm đều có nguồn gốc xã hội và nguồn gốc nhận thức. Nguồn gốc xã hội của chủ nghĩa duy vật là các lực lượng xã hội, các giai cấp tiến bộ, cách mạng; nguồn gốc nhận thức của nó là mối liên hệ với khoa học. Còn nguồn gốc xã hội của chủ nghĩa duy tâm là các lực lượng xã hội, các giai cấp phản tiến bộ; nguồn gốc nhận thức của nó là sự tuyệt đối hóa một mặt của quá trình nhận thức (mặt hình thức), tách nhận thức, ý thức khỏi thế giới vật chất.
Trong lịch sử triết học luôn diễn ra cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật, tạo nên động lực bên trong cho sự phát triển của tư duy triết học. Đồng thời, nó biểu hiện cuộc đấu tranh về hệ tư tưởng giữa các giai cấp đối lập trong xã hội.
3. Bên cạnh các nhà triết học nhất nguyên luận(duy vật hoặc duy tâm) giải thích thế giới từ một nguyên thể hoặc vật chất hoặc tinh thần, còn có các nhà triết học nhị nguyên luận. Họ xuất phát từ cả hai nguyên thể vật chất và tinh thần để giải thích mọi hiện tượng của thế giới. Theo họ, thế giới vật chất sinh ra từ nguyên thể vật chất, thế giới tinh thần sinh ra từ nguyên thể tinh thần. Họ muốn dung hòa giữa chủ nghĩa duy vật với chủ nghĩa duy tâm, nhưng cuối cùng họ rơi vào chủ nghĩa duy tâm khi thừa nhận ý thức hình thành và phát triển tự nó, không phụ thuộc vào vật chất. 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét