Sự khủng hoảng về đường lối cứu nước Việt Nam cuối thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20
Người sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước, nguồn gốc nông dân, nên trong Người đã sẵn có một lòng yêu nước nồng nàn. Lớn lên trong cảnh nước mất nhà tan.
Người rất đau xót trước cảnh thống khổ của đồng bào ta vàđã bắt đầu có chí căm thù quân cướp nước và bọn tay sai bán nước.
Nguyễn ái Quốc sinh ra và lớn lên trong một địa phương mà nhân dân đã bao đời phấn đấu gian khổ chống những điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên và có truyền thống đấu tranh anh dũng chống ngoại xâm. Nghệ Tĩnh là một trong những lá cờ đầu của phong trào chống thực dân Pháp xâm lược. Hưởng ứng phong trào Văn - thân, một số sĩ phu yêu nước ở Nghệ - An, như Trần Tấn (Thanh Chương), Đặng Như Mai (NamĐàn) v.v.. đã tập hợp nghĩa quân và tiến hành khởi nghĩa. Phong trào Cần Vương do Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết phát động. Phong trào Đông Du của cụ Phan Bội Châu ở Trung Bộ; phong trào Đông Kinh - nghĩa thục, cuộc khởi nghĩa chiến tranh du kích của nông dân do cụ Hoàng Hoa Thám lãnh đạo ở Bắc bộ; phong trào chống thuế của nông dân ở trung bộ đã có ảnh hưởng sâu sắc đến Nguyễn ái Quốc , nhất là trong thời gian người học ở trường Quốc học - Huế (1905-1910). Do đó Người sớm đã có ý định đánh đuổi thực dân Pháp, năm 15 tuổi, Người đã tham gia công tác bí mật, làm liên lạc cho một nhà số nhà nho yêu nước lúc bấy giờ.
- Nguyên nhân thất bại của các phong trào yêu nước:
Những phong trào yêu nước trên lần lượt bị thất bại vì không có đường lối đúng đắn. Các nhà lãnh đạo những phong trào ấy đều không phân biệt thực dân Pháp với giai cấp công nhân và nhân dân lao động Pháp; chưa nhận rõ được nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là phải đánh đổ đế quốc Pháp, giành lại độc lập và đánh đổ giai cấp địa chủ phong kiến, mang lại ruộng đất cho dân cày; chưa nhận rõ lực lượng đông đảo nhất trong nhân dân là nông dân v.v…
Cách mạng Việt Nam rơi vào tình trạng khủng hoảng một cách sâu sắc vềđường lối cứu nước thực chất là thiếu một giai cấp tiên tiến lãnh đạo.
Phong trào Cần Vương bị thất bại vì giai cấp địa chủ phong kiến đã thối nát, phần lớn đã đầu hàng thực dân Pháp, lại áp bức bóc lột nhân dân một cách thậm tệ. Cho nên ngọn cờ Cần Vương không thể tập hợp được quần chúng nhân dân, chủ yếu là nông dân.
Cuộc khởi nghĩa của nông dân do cụ Hoàng Hoa Thám lãnh đạo bị thất bại vì không cóđường lối, chính sách rõ ràng, không tổ chức được quần chúng đôngd dảo, cách đánh chưa tốt, vũ khí lại thiếu thốn….
Cụ Phan Chu Trinh chỉ yêu cầu cải cách, không chủ trương đánh đổ thực dân Pháp và bọn phong kiến tay sai.
Cụ Phan Bội Châu dựa vào Nhật để đánh đuổi thực dân Pháp, chẳng khác gì "đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau".
Nguyễn ái Quốc rất khâm phục các cụ Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh,nhưng không nhất trí với con đường mà các cụ đã chọn. Người không theo phái Đông du sang Nhật mà hướng sang các nước phương Tây, nơi có tư tưởng tự do, dân quyền, dân chủ và có khoa học kĩ thuật hiện đại. Người đã kể lại "Vào trạc tuổi 13, lần đầu tiên tôi đã nghe những từ Pháp: tự do, bình đẳng, bác ái… Thế là tôi muốn làm quen với văn minh Pháp, tìm xem những gì ẩn dấu đằng sau những từ ấy". Đồng thời Người nhận thấy chế độ giáo dục của thực dân Pháp chỉ đào tạo những bọn làm tay sai cho bọn thống trị và ở đâu nhân dân cũng bị áp bức bóc lột, đồng bào cũng bị đọa đầy, khổ nhục, điều đó càng thôi thúc Người đi sang các nước Âu tây để xem nhân dân các nước ấy làm như thế nào mà trở nên độc lập, hùng cường, rồi sẽ trở về "giúp đỡ đồng bào" đánh đuổi thực dân Pháp ý định ấy của Người đã mở rộng một phương hướng mới cho sự nghiệp cứu nước của nhân dân ta.
Người sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước, nguồn gốc nông dân, nên trong Người đã sẵn có một lòng yêu nước nồng nàn. Lớn lên trong cảnh nước mất nhà tan.
Người rất đau xót trước cảnh thống khổ của đồng bào ta vàđã bắt đầu có chí căm thù quân cướp nước và bọn tay sai bán nước.
Nguyễn ái Quốc sinh ra và lớn lên trong một địa phương mà nhân dân đã bao đời phấn đấu gian khổ chống những điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên và có truyền thống đấu tranh anh dũng chống ngoại xâm. Nghệ Tĩnh là một trong những lá cờ đầu của phong trào chống thực dân Pháp xâm lược. Hưởng ứng phong trào Văn - thân, một số sĩ phu yêu nước ở Nghệ - An, như Trần Tấn (Thanh Chương), Đặng Như Mai (NamĐàn) v.v.. đã tập hợp nghĩa quân và tiến hành khởi nghĩa. Phong trào Cần Vương do Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết phát động. Phong trào Đông Du của cụ Phan Bội Châu ở Trung Bộ; phong trào Đông Kinh - nghĩa thục, cuộc khởi nghĩa chiến tranh du kích của nông dân do cụ Hoàng Hoa Thám lãnh đạo ở Bắc bộ; phong trào chống thuế của nông dân ở trung bộ đã có ảnh hưởng sâu sắc đến Nguyễn ái Quốc , nhất là trong thời gian người học ở trường Quốc học - Huế (1905-1910). Do đó Người sớm đã có ý định đánh đuổi thực dân Pháp, năm 15 tuổi, Người đã tham gia công tác bí mật, làm liên lạc cho một nhà số nhà nho yêu nước lúc bấy giờ.
- Nguyên nhân thất bại của các phong trào yêu nước:
Những phong trào yêu nước trên lần lượt bị thất bại vì không có đường lối đúng đắn. Các nhà lãnh đạo những phong trào ấy đều không phân biệt thực dân Pháp với giai cấp công nhân và nhân dân lao động Pháp; chưa nhận rõ được nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là phải đánh đổ đế quốc Pháp, giành lại độc lập và đánh đổ giai cấp địa chủ phong kiến, mang lại ruộng đất cho dân cày; chưa nhận rõ lực lượng đông đảo nhất trong nhân dân là nông dân v.v…
Cách mạng Việt Nam rơi vào tình trạng khủng hoảng một cách sâu sắc vềđường lối cứu nước thực chất là thiếu một giai cấp tiên tiến lãnh đạo.
Phong trào Cần Vương bị thất bại vì giai cấp địa chủ phong kiến đã thối nát, phần lớn đã đầu hàng thực dân Pháp, lại áp bức bóc lột nhân dân một cách thậm tệ. Cho nên ngọn cờ Cần Vương không thể tập hợp được quần chúng nhân dân, chủ yếu là nông dân.
Cuộc khởi nghĩa của nông dân do cụ Hoàng Hoa Thám lãnh đạo bị thất bại vì không cóđường lối, chính sách rõ ràng, không tổ chức được quần chúng đôngd dảo, cách đánh chưa tốt, vũ khí lại thiếu thốn….
Cụ Phan Chu Trinh chỉ yêu cầu cải cách, không chủ trương đánh đổ thực dân Pháp và bọn phong kiến tay sai.
Cụ Phan Bội Châu dựa vào Nhật để đánh đuổi thực dân Pháp, chẳng khác gì "đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau".
Nguyễn ái Quốc rất khâm phục các cụ Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh,nhưng không nhất trí với con đường mà các cụ đã chọn. Người không theo phái Đông du sang Nhật mà hướng sang các nước phương Tây, nơi có tư tưởng tự do, dân quyền, dân chủ và có khoa học kĩ thuật hiện đại. Người đã kể lại "Vào trạc tuổi 13, lần đầu tiên tôi đã nghe những từ Pháp: tự do, bình đẳng, bác ái… Thế là tôi muốn làm quen với văn minh Pháp, tìm xem những gì ẩn dấu đằng sau những từ ấy". Đồng thời Người nhận thấy chế độ giáo dục của thực dân Pháp chỉ đào tạo những bọn làm tay sai cho bọn thống trị và ở đâu nhân dân cũng bị áp bức bóc lột, đồng bào cũng bị đọa đầy, khổ nhục, điều đó càng thôi thúc Người đi sang các nước Âu tây để xem nhân dân các nước ấy làm như thế nào mà trở nên độc lập, hùng cường, rồi sẽ trở về "giúp đỡ đồng bào" đánh đuổi thực dân Pháp ý định ấy của Người đã mở rộng một phương hướng mới cho sự nghiệp cứu nước của nhân dân ta.
Sự khủng hoảng về đường lối cứu nước Việt Nam cuối thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20
http://
Sự khủng hoảng về đường lối cứu nước Việt Nam cuối thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20
http://
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét