Thứ Ba, 26 tháng 5, 2015

Tổng hợp những bài viết về Lịch Sử

1.
HỒI KÝ KHRUSEVNguyễn Học (dịch từ bản tiếng Nga)
Toàn bộ bản viết của Khrusev lần đầu tiên công bố năm 1990-1995 trong tạp chí “Các vấn đề lịch sử”.
Cuốn sách sử dụng ảnh của kho tài liệu nhà nước Moskva. Ảnh thời sự ITAR-TASS, bảo tàng S. P. Korolev, bảo tàng gia đình I. V. Kurchatov, tư liệu gia đình Khrusev, tư liệu P. M. Krimerman.
Theo luật Liên bang Nga về quyền tác giả. Việc in lại sách hoặc một phần của nó bị cấm nếu không có sự được phép bằng văn bản của nhà xuất bản. Bất kỳ sự vi phạm luật sẽ bị xử theo thủ tục toà án.
© Nhà xuất bản “VAGRIUUS”, 1997 © R. Adzubey, Beria. Evreinov, S. Khrusev (người sở hữu), 1997 © A. Sevelenko, sắp bản thảo, 1997 © E. Velchinski, thiết kế, 1997
Download:http://www.mediafire.com/…/3oy2bcnmrkob891/HoiKy_Khrusev.pdf


Lịch Sử Quan Hệ Quốc Tế - History of International Relations
https://www.facebook.com/HistoryofInternationalRelations/photos/a.475479145855540.1073741828.475467572523364/828122757257842/?type=1
2.
Mưu lược Đặng Tiểu Bình
Tác giả: Tiêu Thi Mỹ - Dịch giả: Trần Ngọc Thuận
Đặng Tiểu Bình là lãnh tụ của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tên gọi Đặng Tiểu Bình được ông dùng từ năm 1927, sau khi Tưởng Giới Thạch đàn áp phong trào cách mạng tại Thượng Hải.
Cuốn sách gồm bảy chương, giới thiệu mưu lược của Đặng Tiểu Bình trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc trên các lĩnh vực trị loạn, phát triển, kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao...
Ấn phẩm đã đề cập và nêu lên những kinh nghiệm phong phú về nhiều mặt trong công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc mà "Tổng thiết kế sư' và "Tổng công trình sư" là Đặng Tiểu Bình. Cuốn sách đáng để cho chúng ta nghiên cứu, suy nghĩ, rút ra những bài học cần thiết cho công cuộc đổi mới toàn diện trên đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo.
Mục lục:
Phần thứ 1: Mưu lược trị loạn
Phần thứ 2: Mưu lược phát triển
Phần thứ 3: Mưu lược kinh tế
Phần thứ 4: Mưu lược chính trị
Phần thứ 5: Mưu lược quân sự
Phần thứ 6: Mưu lược mặt trận thống nhất
Phần thứ 7: Mưu lược ngoại giao
dowload : https://drive.google.com/…/0By6-xltDgwnHZjBxOWV2MWFqTU0/view
Lịch Sử Quan Hệ Quốc Tế - History of International - Relations
3.
 Lúc trước share cuốn Thế Giới Phẳng giờ giới thiệu 1 cuốn khác:
Thế Giới Cong Tác giả: David M. Smick
"Có ít nhất ba lý do để đọc cuốn sách này. Trước hết, dưới ngòi bút hấp dẫn của một người xuất chúng trong cuộc, cuốn sách đã cho ta một cái nhìn vô cùng sâu sắc và thấu đáo về hoạt động tài chính toàn cầu mà bất kỳ độc giả nào của New York Times cũng có thể dễ dàng lĩnh hội được. Thứ hai, chủ đề trung tâm của cuốn sách về sự mong manh của nền kinh tế thế giới sẽ khiến bạn thức suốt đêm và vắt óc suy nghĩ về các vấn đề vẫn chưa được nhiều người quan tâm. Và thứ ba, cuốn sách chỉ ra một lộ trình thực tiễn để thoát khỏi tình trạng hỗn độn khủng khiếp mà chúng ta đang mắc phải, đây là điều mà các nhà hoạch định chính sách, các nhà tài chính, và thậm chí cả vị tổng thống kế tiếp của Mỹ nên quan tâm". (Jeffrey E. Garten, Trường Quản lý Yale; Cựu Thứ trưởng phụ trách thương mại và kinh doanh quốc tế; Cựu Giám đốc điều hành Tập đoàn Blackstone).
"Sống động, được viết cẩn thận và thấu đáo, "Thế giới cong" của David Smick là những tìm hiểu và khám phá sâu sắc về những căng thẳng và mất cân đối của nền kinh tế toàn cầu cũng như các thị trường tài chính quốc tế. Smick cũng đưa ra một loạt đề xuất và quan sát mới mẻ để giải quyết các vấn đề mà ông đã đề cập tới, đồng thời kêu gọi chúng ta nhanh chóng giải quyết các vấn đề đó trước khi chúng trở nên tồi tệ hơn".(Robert Hormats, Phó Chủ tịch Tập đoàn Goldman Sachs International).
"Những cách tân trong tài chính, bao gồm cả những cách tân dưới tác động của công nghệ điện tử hiện đại, đã tạo điều kiện cho cả doanh nghiệp và cá nhân thực hiện công việc kinh doanh của mình hiệu quả hơn, bảo vệ mình tốt hơn khỏi những rủi ro mà họ đang gặp phải. Tuy nhiên, các sáng kiến này cũng có thể đẩy họ vào các rủi ro mới mà họ chưa từng gặp phải khi chưa có những cách tân này. Do vậy, những thứ được cho là cải tiến đôi khi lại khiến người ta thụt lùi, và khi những rủi ro đó kết hợp lại với nhau đủ lớn thì những thứ được cho là cải tiến đó có thể kéo lùi sự phát triển của ngay cả những người không bao giờ tìm cách tận dụng lợi ích của chúng. Trong Thế giới cong, David Smick đã khéo léo đưa ra rất nhiều ví dụ về quá trình mà các hậu quả không ngờ tới này đã làm lung lay thị trường tài chính thế giới trong thời gian gần đây, đồng thời lý giải tại sao quá trình đó có thể vẫn chưa chấm dứt". (Benjamin M Friedman, Đại học Harvard, tác giả cuốn Hậu quả tinh thần của việc tăng trưởng kinh tế (The moral consequences of economic growth))
Link download : https://drive.google.com/…/0B1GYm-C3pkHWQlpfVXZGQU41RzA/view
4.
Đọc Tam Quốc Chí chúng ta mỉm cười khi thấy hai bên dàn trận rồi, tướng bên này xông ra, múa giáo thách đố, có khi sỉ vả hoặc mỉa mai khuyên nhủ tướng bên kia; họ đối đáp với nhau một hồi rồi mới xáp lại đọ sức nhau, trong khi quân lính ở đàng sau ngó. Không biết thời Tam Quốc người ta đánh nhau như vậy có thật không, nhưng thời Xuân Thu thì chắc chắn như vậy, có khi người ta cực kỳ lễ độ với nhau là khác. Marcel Granet, tác giả cuốn La Civilisation chinoise (Albin Michel - Paris - 1948) trong một chương rất lý thú, chương La vie publique, cho ta biết thời Xuân Thu, trước khi lâm chiến, tướng hai bên phái sứ giả định giờ giao tranh. Khi ra trận, tướng hai bên đứng trên chiến xa cúi đầu ba lần để chào nhau; nếu tướng bên đây thấy tướng bên kia chức tước hoặc danh tiếng lớn hơn mình nhiều thì xuống xe, lột mũ trụ để chào nữa. Có khi họ còn trao đổi thức ăn và rượu với nhau. Một nhà quý tộc mà ra trận thì chỉ giết nhiều lắm là ba tên địch chứ không giết hơn. Có kẻ nhắm mắt mà bắn địch, nếu lỡ mà trúng thì là tại số phận của địch. Nực cười nhất là trong một cuộc giao chiến giữa Tấn và Sở, một chiến xa của Tấn sa lầy, tiến không được, tình cảnh nguy ngập, tướng Tấn loay hoay không biết làm sao. Tướng Sở đứng bên ngó, rồi chỉ cho cách gỡ bỏ bớt then ngang cùng cờ và khí giới đi, quân Tấn nghe theo thoát ra khỏi chỗ lầy được.
Dĩ nhiên cũng có nhiều lúc họ hăng hái chém giết nhau, nhưng không bao giờ người ta muốn tận diệt quân địch, và có người không muốn thừa lúc địch chưa chuẩn bị kịp mà tấn công ngay, cho vậy là không quân tử. Chẳng hạn một lần Tống và Sở giao tranh ở Trác Cốc. Quân Sở đương qua sông. Quân Tống đòi thừa dịp tấn công ngay. Tống Tướng công không cho, bảo để địch qua sông đã. Khi quân Sở qua sông hết rồi, quân Tống lại xin tấn công. Tướng công cũng bảo: "Khoan, đợi chúng dàn trận xong đã". Sở dàn trận xong, đánh bại Tống, Tướng công bị thương, mà còn bảo:" Bậc quân tử không đánh quân địch khi họ ở trong bước cùng khốn". Truyện đó chép trong thiên XXXII sách Hàn Phi tử
Chiến tranh thời Xuân Thu chắc chết ít người lắm. Nhưng qua thời Chiến Quốc thì khác hẳn.
(trích sách Hàn Phi Tử / Nguyễn Hiến Lê & Giản Chi)
Nguồn:
5.
 MƯU LƯỢC CỦA NGƯỜI TRUNG QUỐC
Link download:https://drive.google.com/…/0By6-xltDgwnHY3hfU20zcE5WYU0/view
Nguồn:
6.
 Cú Sốc Tương Lai (NXB Thanh Niên 2002) - Alvin Toffler, 332 Trang
Tương lai đã được viết rất nhiều. Tuy nhiên hầu hết những cuốn sách viết về thế giới ngày mai nghe như nốt nhạc kim loại chói tai. Ngược lại những trang sách này liên quan đến khía cạnh con người ngày mai. Hơn thế nữa, chúng liên quan đến những giai đoạn mà chúng ta dường như sẽ đạt đến ngày mai. Chúng giải quyết những vấn đề thông thường hàng ngày - những sản phẩm chúng ta mua và vứt bỏ, những nơi chốn chúng ta ra đi và bỏ lại phía sau, những công ty chúng ta ở, những người đi rất nhanh qua cuộc đời của chúng ta. Tương lai của tình bạn và cuộc sống gia đình được thăm dò. Những nền cận văn hóa và cách sống mới kỳ lạ được điều tra cùng với một dãy những chủ đề khác từ chính trị và sân chơi đến nhảy dù rơi tự do và tình dục. Những gì liên kết những điều trên - trong sách cũng như trong cuộc sống là dòng thay đổi nhộn nhịp, quá mạnh đến nỗi nó lật nhào thể chế, di chuyển những giá trị của chúng ta và làm héo hon gốc rễ của chúng ta. Thay đổi là qui trình nhờ đó tương lai xâm chiếm cuộc sống của chúng ta, do đó phải xem xét kỹ nó, không những chỉ từ viễn cảnh của lịch sử, mà còn từ ưu thế của những cá nhân sống thở, nếm mùi nó.
Link download:https://drive.google.com/…/0BxR5dKUEbeC5bFdnR1JXdHlXLVU/view
6.
Hơn 500 like thì các mem sẽ sở hữu một quyển tài liệu hay này GIẤC MỘNG TRUNG HOA. Tài liệu tham khảo đặc biệt của Thông Tấn Xã Việt Nam. Giấc Mộng Trung Hoa : Tư duy nước lớn và tư thế chiến lược của Trung Quốc trong kỷ nguyên hậu Hoa Kỳ là cuốn sách hiện đang thu hút sự chú ý mạnh mẽ của phương tiện truyền thông ở cả Trung Quốc lẫn phương Tây. Tác giả cuốn sách, Đại tá Lưu Minh Phúc, hiện là giảng viên Đại học Quốc phòng Bắc Kinh trực thuộc Quân Giải phóng Nhân dân – ông này nguyên là giám đốc Viện Nghiên cứu Xây dựng Quân đội, cơ quan chuyên nghiên cứu và giảng dạy về các vấn đề hiện đại hóa và phát triển lực lượng, cũng thuộc trường đại học nói trên. Đây là cuốn mới nhất trong một loạt cuốn sách được xuất bản ở Trung Quốc trong thời gian gần đây tiên đoán việc Trung Quốc sẽ xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Mỹ sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu như thế nào.
Do tác giả là sĩ quan quân đội nên có thể dễ dàng nhận thấy những quan điểm của ông này phản ánh khá rõ những tham vọng của quân đội hay thậm chí của chính các nhà lãnh đạo Trung Quốc. Tuy nhiên, cuốn Giấc mộng Trung Hoa được rộng rãi đánh giá có sức hấp dẫn không phải ở những khuyến nghị mà nó đưa ra đối với các chính sách đối ngoại và quốc phòng của nước này, mà là ở chỗ cuốn sách đã nêu lên những luận điểm theo đường lối dân tộc chủ nghĩa trong các cuộc tranh luận đang diễn ra xung quanh nền chính trị nội bộ của đất nước Trung Hoa. Cuốn sách chứa đựng nhiều nội dung rất đáng quan tâm cho việc nghiên cứu trạng thái tâm lý cực đoan đang thịnh hành ở nước này liên quan đến cái gọi là tính ưu việt về chủng tộc của Trung Quốc, chủ nghĩa quân phiệt, và trường phái lý luận coi ý chí chính trị đóng vai trò quyết định tối hậu ở nước này.
Cuốn sách ra mắt đã gây ra rất nhiều phản ứng trái chiều trên phương tiện truyền thông và giữa các nhà quan sát về Trung Quốc, từ ủng hộ, thuần túy mô tả quan điểm, nhận định, đánh giá riêng, tới không nhất trí hoặc thậm chí hoàn toàn bác bỏ. Riêng báo chí phương Tây đã mô tả cuốn sách này là một lời thách thức thẳng thừng đối với Mỹ, được thể hiện rõ nét qua việc tác giả thúc giục Trung Quốc “chạy hết sức” để trở thành “quốc gia số một” hay “cường quốc chi phối” thế giới.
Cuốn sách ra đời vào thời điểm khi các học giả và chuyên gia của nước CHND Trung Hoa đang tranh luận quyết liệt với nhau về việc liệu đã diễn ra chưa những thay đổi căn bản trong cán cân quyền lực toàn cầu là điều giúp củng cố vị trí và tư thế tương đối của Trung Quốc so với Mỹ, và liệu có nên xem xét những cách thức theo đó Trung Quốc điều chỉnh những chính sách của mình trước những thay đổi về quyền lực tương đối này. Nhận định cho rằng Trung Quốc đã chống chọi với các cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu thành công hơn nhiều so với Mỹ và các cường quốc khác đang góp phần củng cố tâm lý chung cho rằng Trung Quốc giờ đây không cần phải quan tâm đến dư luận nước ngoài hay đến những lợi ích của Mỹ nữa, đặc biệt là về những vấn đề đụng chạm đến “những lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc – đáng chú ý nhất là vấn đề liên quan đến chủ quyền quốc gia của nước này.
Cuốn sách được viết ra cho đông đảo độc giả và do một cơ quan báo chí thương mại của Trung Quốc, chứ không phải là một đơn vị trực thuộc quân đội, phát hành và do vậy nó không đại diện cho những quan điểm chính thức của chính phủ Trung Quốc hay Quân Giải phóng. Tuy nhiên, cuốn sách có thể được coi là một tiếng nói và một quan điểm tương đối cực đoan trong cuộc tranh luận đang diễn ra ở đất nước Trung Hoa xung quanh tư thế chiến lược và quân sự của nước này.
7.
Chủ nghĩa tự do là một trong những chủ nghĩa thuộc dòng chính thống (mainstream) trong số các lý thuyết nghiên cứu Quan hệ quốc tế. Cùng với Chủ nghĩa hiện thực, Chủ nghĩa tự do có khả năng luận giải được nhiều sự kiện và hiện tượng quan trọng trong quan hệ quốc tế như sự hợp tác ngày các tăng giữa các quốc gia, quá trình hội nhập ở Châu Âu, hay sự hợp tác giữa các quốc gia trong các vấn đề an ninh phi truyền thống (môi trường, dịch bệnh, biến đổi khí hậu…).
Vậy Chủ nghĩa tự do có xuất phát điểm lý luận và những giả định cơ bản nào? Tặng các bạn bài viết “Chủ nghĩa tự do trong quan hệ quốc tế: Những luận điểm và sự đóng góp” của tác giả Hoàng Khắc Nam.
8.
-︻┳═一 Thế Giới Như Tôi Thấy
Thế giới như tôi thấy tập hợp những bài viết, bài nói chuyện, thư từ và tiểu luận khoa học của A. Einstein. Cuốn sách này được xuất bản lần đầu tiên năm 1931 ở Đức. Năm 1955, sách được tái bản ở Mĩ, có bổ sung thêm nhiều bài viết mới. Từ đó tới nay, Thế giới như tôi thấy đã được dịch ra nhiều thứ tiếng và trở thành một trong những cuốn sách kinh điển để người đọc qua đó có thể tìm hiểu về con người và cội nguồn tư tưởng của nhà khoa học.
Trích sách
“Lí tưởng chính trị của tôi là lí tưởng dân chủ. Mỗi người cần được tôn trọng như một nhân cách và không ai được thần thánh hóa. Thật trớ trêu cho số phận, chính tôi lại nhận được quá nhiều sự ngưỡng mộ và trọng thị từ người khác – mà tôi chẳng làm gì xứng đáng hay làm gì nên tội”
Thế giới như tôi thấy
“Dạy cho con người một chuyên ngành thì chưa đủ. Bởi bằng cách đó, anh ta tuy có thể trở thành một cái máy khả dụng nhưng không thể trở thành một con người với đầy đủ phẩm giá. Điều quan trọng là anh ta phải được dạy để có một cảm thức sống động về cái gì là đáng để phấn đấu trong cuộc đời. Anh ta phải được dạy để có một ý thức sống động về cái gì là đẹp và cái gì là thiện. Nếu không, với kiến thức được chuyên môn hóa của mình, anh ta chỉ giống như một con chó được huấn luyện tốt hơn là một con người được phát triển hài hòa. Anh ta cần phải học để hiểu những động cơ của con người, hiểu những ảo tưởng và những nỗi thống khổ của họ để tìm được một thái độ ứng xử đúng đắn với từng con người đồng loại của mình cũng như với cộng đồng”
Giáo dục tư duy độc lập
(Trích bìa 4, Thế giới như tôi thấy, A. Einstein)
link download :https://drive.google.com/…/0B1GYm-C3pkHWcjVTOXFheGtIMVE/view
9.
 Bài Hịch này đã làm nức nở lòng nghĩa Sĩ .
Xin hãy là con cháu quay lại bến bờ Hào Khí Ông Cha mà học hỏi tìm kiếm lối thoát cho nỗi nhục vong quốc, nỗi nhục Bắc thuộc hiện tại, và nỗi nhục tụt hậu mọi mặt cuộc sống tận thế kỷ 21 giữa nhân loại văn minh.
https://www.youtube.com/watch?v=mh0BhjORn3o
10.
HÀN PHI TỬ .
Hàn Phi Tử là tư tưởng gia cuối cùng của thời Tiên Tần, tập đại thành các pháp gia (các nhà cho rằng trị nước, dùng pháp luật có hiệu quả hơn, là những người chủ trương pháp trị, trái với Khổng, Mặc chủ trương nhân trị) trong ba bốn thế kỷ
, nên trước khi giới thiệu đời Tống và tư tưởng của Hàn Phi, chúng tôi ôn lại hai thời Xuân Thu và Chiến Quốc về phương diện xã hội, chính trị và học thuật, lược thuật tư tưởng và chính sách của các pháp gia trước Hàn Phi: Quản Trọng, Tử Sản, Lý Khôi, Ngô Khởi, Thân Bất Hại, Thận Đáo, Thương Uởng.
Ba điểm chính trong học thuyết của Hàn là:
- Trọng cái thế: Người cầm quyền không cần phải hiền và trí, mà cần có quyền thế và địa vị. Hiền và trí không đủ cho đám đông phục tùng, mà quyền thế và địa vị đủ khuất phục được người hiền. Trọng thế thì tất nhiên trọng sự cưỡng chế: vua nắm cả quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, và phải được tôn trọng triệt để, bắt chết thì phải chết.
- Trọng pháp luật: Mà pháp luật phải hợp thời, dễ biết dễ thi hành, phải công bằng.
- Trọng thuật trừ gian: Dùng người, điểm này rất quan trọng. Hàn đưa ra nhiều thuật tàn nhẫn rồi dùng nhiều cố sự để dẫn chứng, đại khái cũng như Kautilya ở Ấn Độ sau cuộc xâm lăng Ấn của Alexandre le Grand, một thế kỷ trước Hàn Phi; và như Machiavel, tác giả cuốn Le prince ở Ý cuối thế kỷ XV.
Học thuyết của Hàn giúp Tần Thuỷ Hoàng thống nhất Trung Quốc, nhưng từ đời Hán ảnh hưởng của Hàn giảm nhiều, ảnh hưởng của Khổng học lại mạnh lên.
Từ năm 1977, được nhàn rỗi, tôi lại tiếp tục nghiên cứu hết các triết gia lớn đời Tiên Tần, để thực hiện xong chương trình tôi đã vạch từ sáu năm trước, và soạn thên năm cuốn nữa: Mặc Học, Lão Tử, Luận Ngữ, Khổng Tử, Kinh Dịch.
(theo hồi ký Nguyễn Hiến Lê)
Nhà Tần ứng dụng thuyết pháp trị của Hàn Phi Tử, nhưng rất khắc nghiệt: không cho người ta túm năm tụm ba để bàn chính trị. Bắt phu lao dịch xây vạn lý tường thành, và giết nhà Nho. Chính thế chỉ tồn tại được 15 năm, nhưng nó nổi tiếng vì lần đầu tiên TQ được thống nhất toàn bộ, không còn phân chư hầu (các tiểu vương quốc như thời Chu- Thương). Sau khi Lưu Ban lập nhà Hán thay thế Tần thì họ chuyển sang khôi phục Nho giáo và TQ lấy đây là nền tảng lâu dài.
11.
Nhân sự kiện người Khmer ở Cambodia đốt cờ Việt Nam ,hẳng nhiều bạn vẫn thắc mắc lí do chính xác tại sao họ cố đòi bằng được vùng đất Nam bộ Việt Nam và một phần miền Trung .Câu trả lời sẽ được giải mã bằng lịch sử nước nhà .
Sự hình thành cơ thể con r
ồng [ cụt đầu do thiếu Lưỡng Quảng ] Đông Dương - Đại Việt Nam .
~~~ Vương triều Đại Việt - nỗi kinh hoàng của bán đảo Đông Dương ~~~ [ phần I ]
Trong lịch sử Việt Nam hiện đại trong sách ,để phác họa một đất nước hiền lành và hòa nhã ,sức mạnh quân sự của Đế quốc [ xin phép được gọi như vậy ,theo đúng khả năng chính trị - quân sự của nó ] Đại Việt đã bị nerf [ làm yếu đi ] đáng kể .
Thứ nhất là về quân sự .Trong lịch sử SGK ,các cuộc chiến tranh ở Việt Nam chủ yếu được thể hiện qua các cuộc chiến hòa bình giữ nước chống ngoại xâm Trung Khựa ,các cuộc quấy nhiễu Champa v.v.... ,hoàn toàn bỏ quên hoặc nói giảm về cuộc xâm lược nam tiến của dân tộc hùng mạnh này .
Về quân sự ,quân đội Việt Nam thời ấy được trang bị giáp trụ ,vũ khí đầy đủ .Pháo binh ,súng ống ,thuyền chiến trên hết đều được trang bị tận răng ,ngán mỗi mình Siam [Thái ,nhiều phen mình đập thái tơi bời] , Trung và Miến Điện [Myanmar] .Có thể nói ,với sức mạnh số một Đông Dương như vậy , Việt - Thái - Myanmar chính thức trở thành bộ tam cường chia nhau cai trị bán đảo này ,cùng nhau thôn tính Chân Lạp và Ai Lao .
Các triều đại đã góp công mở mang bờ cõi và thôn tính từ từ Champa :
~~~~Nhà Lý-Trần-Hồ : mở mang tới Đà Nẵng - Quảng Ngãi .
~~~~Nhà Hậu Lê : dọn luôn phần đất Phú Yên .Vua Lê Thánh Tông đã cho khắc chữ vào vách đá trên đỉnh núi Thạch Bi (đá bia), ghi công mở đất và phân định ranh giới. Chữ ấy nay vẫn còn, nhưng nét chữ lờ mờ sứt mẻ, không thể trông rõ được.
~~~~Chúa Nguyễn : hoàn tất chinh phục Champa ,sát nhập người Chăm vào dân tộc Việt .
====> Champa tận diệt .
Phần 2 - quan trọng nhất - vùng đất nam bộ lấy được từ vương quốc Khmer - Chân lạp Cambodia .
12.
Có thể bạn chưa biết.
HỒNG KÔNG VÀ BẮC VIỆT NAM CÙNG THUỘC NƯỚC NAM VIỆT CỔ (THỜI TRIỆU ĐÀ)
Năm 203 Trước Công nguyên, Triệu Đà lập nước Nam Việt và xưng là Triệu Vũ Vương đóng đô ở Phiên Ngung, nay là một quận của Quảng Châu, Trung Quốc.

Hồng Kông ngày nay thuộc quận Nam Hải, nằm sát bờ biển và ở gần kinh đô Phiên Ngung của Nam Việt.
Năm 179 TCN Triệu Đà sáp nhập Âu Lạc vào Nam Việt, chỉ dùng 2 quan sứ cai quản 2 quận Giao Chỉ và Cửu Chân, vẫn duy trì chế độ Lạc tướng cha truyền con nối, Lữ Gia thừa tướng cuối cùng của Nam Việt quê ở quận Cửu Chân (nay là huyện Thọ Xuân tỉnh Thanh Hoá) và hơn 70 họ hàng thân thích của ông ta đã làm quan với các cấp bậc khác nhau trong chính quyền của Nam Việt, quyền át cả vua.
Lãnh thổ nước Nam Việt cổ bao gồm tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Hong Kong và một phần miền Bắc Việt Nam hiện đại.
13.
Quan điểm về hạn chế nhận thức lịch sử:
Họ biết về Hán (Cao Tổ) và Đường (Thái Tông), mà không biết rằng Đinh Tiên Hoàng và Lê Thái Tổ là những quốc chủ. Họ biết về Khổng Minh và Địch Nhân Kiệt, mà không biết về Tô Hiến Thành và Trần Quốc Tuấn là những
 đại thần. Họ biết về chiều cao núi Thái Sơn, độ sâu sông Hoàng Hà, mà không biết mạch núi tổ của Tản Viên Sơn, hay nơi khởi nguồn của sông Mekong. Điều này, do đó, khiến người dân của nước ta làm theo phong tục của những dân tộc khác. Từ mũ mão, hôn lễ, tang lễ hay tế lễ, chẳng có gì lại không tiến hành từ sự bắt chước Trung Quốc 
Đây là quan điểm của ông Hoàng Cao Khải (1850- 1933) đánh giá về khuyết điểm của học hành thời phong kiến, ngẫm chuyện xưa mà xét việc nay, quan điểm này hơn 100 năm qua đến nay ko cũ. Bây giờ có khi còn trầm trọng thêm, có bạn trẻ biết sử Tàu làu làu mà sử Việt thì lơ mơ, kể rất hại!
14.
[ Có thể bạn chưa biết ]
----------
Theo công trình dày dặn nhất của Nga về mối quan hệ Việt - Xô trong chiến tranh của tiến sĩ Ilya V.Gaiduk*, vào năm 1968, nằm trong âm mưu ngăn cản Việt Nam đàm phán tay đôi với Mỹ tại Pari, Trung Quốc cho quân khiêu khích dọc biên giới với Liên Xô, phê phán Việt Nam là theo chủ nghĩa thỏa hiệp, xét lại, liên lạc với MTDTGPMNVN để cố nắm tổ chức này, dùng tình báo Hoa Nam liên lạc với người Hoa tại miền Nam để lập lực lượng chờ thời cơ...
Và:
" Theo báo cáo của Đại sứ quán Liên Xô tại Trung Quốc hồi tháng 5 và tháng 6 [năm 1968], phía Trung Quốc đã giữ lại trên lãnh thổ của mình khoảng tám trăm toa xe lửa chở vũ khí và trang thiết bị quân sự và khoảng bảy đoàn tàu hoả đặc biệt chở tổ hợp phòng không cho Bắc Việt Nam "
----------
* Ilya V.Gaiduk, Tiến sĩ Viện Lịch sử Thế giới, Viện Hàn lâm khoa học Nga, giảng viên cao cấp đại học ngoại ngữ quốc gia Moscow 1997-1999. Tác giả của nhiều công trình về đề tài quan hệ Việt - Xô và chiến tranh lạnh.
Nguồn: Ilya V.Gaiduk, ( Trần Quy Thắng - Trần Văn Liên d ), "Liên Bang Xô Viết và chiến tranh Việt Nam", Nxb CAND, 1998 (Xem thêm bản số hóa tạihttp://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,885.50.html)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét