Thứ Tư, 27 tháng 5, 2015

TƯ DUY PHẢN BIỆN

Nghệ thuật nói trước công chúng: phản biện. (part 1)
Đôi khi đi thuyết trình đâu đó ta lại gặp cái tình huống như này: có một vài phần tử phản động núp trong khán giả không đồng ý những điều ta nói, và quyết định rằng nếu không nói ra ý nghĩ ấy họ sẽ bị sình bụng mà chết, thế là họ giơ tay lên...
À, điều đầu tiên Empty muốn nói với bạn là cái sự phản kháng ấy nói chung cũng...bình thường thôi. Ông bà mình dạy "chín người mười ý". Bạn đứng nói trước rất nhiều người thì có vài ba ý kiến khác biệt thật cũng không có gì lạ, bạn đâu phải Eucld đâu?
Điều thứ hai Empty muốn nói là bạn không nên ganh ghét những người phản đối mình mà hãy thầm cảm ơn họ. Mác nói: "mâu thuẫn giữa hai mặt đối lập là tiền đề của mọi sự phát triển"; người ta giúp mình phát triển thì mình phải cảm ơn họ nghe ^^
Thế câu hỏi đặt ra là: ta nên làm gì với những ý kiến phản đối đấy bây giờ?
Có cãi lại hông? Tất nhiên là có chớ, nhưng phải làm cho đúng cách à nghe!
Điều thứ ba mà Empty muốn nói là, bạn hãy đặt những lời phản đối vào đúng chỗ của nó.
Chỗ đúng của những lời phản đối ở đâu cả nhà biết hôn? Nhét nó cùng chỗ với những câu hỏi á, tức là cuối bài thuyết trình của chúng ta.
Có nhiều người phản đối mình, cái đó không trách làm gì, nhưng họ phản ứng dễ thương lắm: ngay giữa lúc mình đang thao thao thì họ giơ tay vẫy vẫy (hoặc có khi ngồi dưới nói luôn không chừng)
Empty thừa nhận là đôi khi bị ở dưới nói lên như vậy Empty vẫn giải quyết luôn. Nhưng Empty khuyến cáo là bạn không nên làm vậy (trừ phi cảm thấy mâu thuẫn đó mình có thể giải quyết gọn đẹp). Tại sao vậy?
Tại vì việc phản biện lại một ý kiến phản đối có thể dông-dài-dai-dẳng, chúng ta có thể đi lạc đề, tự biến mình thành bà bán cá vô cùng đanh đá trong con mắt của các khán thính giả đáng kính còn lại, việc này không nên một tý nào. Ngoài ra, tất cả mọi hành động tranh cãi hầm-bà-lằng đều rất mất thời gian, nó không chỉ có thể khiến bạn quên mất tiêu là mình đã nói đến đâu rồi, mà còn khiến cho bài thuyết trình kéo dài đến tận bữa trưa hoặc bữa chiều, mà khi ấy những thính giả dễ thương sẽ quay ra lắng nghe cái bao tử họ kêu gào, thay vì nghe bạn nói!
Thế làm thế nào để nhét nó về đúng chỗ?
Đơn giản là bạn chỉ việc nói rằng: “sau đây tôi sẽ dành thời gian cho những ý kiến đóng góp của bạn. Bạn có thể vui lòng để dành câu hỏi đến cuối chương trình không?”
Nếu không thích câu này, bạn có thể thay một câu khác, lời văn tương tự! Chỉ cần đảm bảo các hàm ý sau:
Một là, “ý kiến của bạn sẽ được lưu tâm, nhưng tôi không thể giải quyết nó bây giờ”, như vậy sẽ xoa dịu người hỏi.
Hai là, “ý kiến của tất cả các bạn đều sẽ được lắng nghe, xin cứ đặt câu hỏi phía cuối chương trình”, như vậy sẽ xoa dịu những phần tử khủng bố đang định manh nha tiếp theo ^^
Mạch nói chuyện của chúng ta sẽ không bị cắt ngang. Cái hứng thú để diễn thuyết cho hay khó kiếm lắm chứ bộ :”>
Ngoài ra, làm vậy có cái lợi: nếu để dành những phản biện vào cuối chương trình, bạn sẽ hạn chế bị hỏi và bị cãi quá nhiều mà vẫn đảm bảo truyền tải đầy đủ những ý mình muốn truyền tải. Lý do là thời gian dành cho chương trình cũng bị giới hạn mờ!
Đừng lo lắng, phần đông thính giả còn lại sẽ không thích mạch bài nói bị cắt ngang nên sẽ ủng hộ bạn thôi (trừ phi bạn là giáo sư gây mê). Mà nếu bạn là chuyên gia gây mê đi nữa, nhằm nhò gì, ai cầm mic người đó có quyền!
(Nghe có vẻ độc đoán ha! Nói thế cho vui, nhưng sự thật nó đúng như vậy á, sân khấu là nhà của diễn giả, nhà ai người nấy có quyền. Bạn phải là người điều khiển đám đông bên dưới!)
________________________________________________
Phần tiếp theo: đến cuối chương trình thì chúng ta sẽ làm gì với những phản đối đó? Mấy bạn đọc cho vui nha, Empty type phần tiếp theo liền luôn ^^

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét