Thứ Bảy, 26 tháng 9, 2015

Biết người là khôn, Biết mình là sáng (Lão Tử ?) (kientanh.com)

Biết người là khôn, Biết mình là sáng (Lão Tử ?)

             Lê Anh Chí
__________________________________________

Dàn Bài :
I) Khôn khác với Sáng

II) Khôn thì có thể lừa người
III) Khôn thì có thể lấy lòng người
IV) Khôn thì có thể dùng người
V) Khôn thì có thể có vinh hoa phú quí
VI) Khôn thì có thể tự quảng cáo là Sáng

VII) Sáng thì có thể học giỏi
VIII) Sáng thì có thể biết pháp tu
IX) Sáng thì có thể đắc đạo
X) Sáng thì có thể . . . lận đận

XI) Tự biết là Anh tự thắng là Hùng
XII) Biết mình là biết Vọng Tâm của mình
XIII) Biết người biết ta trăm trận trăm thắng (Binh pháp)
XIV) Biết mình, biết cuộc đời là bể khổ nên tu hành
XV) Hiểu biết tin nhận Chân Tâm để tu theo Thiền-tông
__________________________________________

I) Khôn khác với Sáng
Sáng nói về sự Sáng suốt của tâm trí một người. Sáng nói về bản chất của một người
Khôn nói về sự xử thế Khôn khéo của một người. Muốn xử thế Khôn khéo thì phải biết người.
Khôn quả khác với Sáng

II) Khôn thì có thể lừa người
Khôn thì phải biết người, biết người thì có thể lừa người
Tùy tâm của người Khôn , tâm xấu thì lừa người
Người Khôn thường lừa người. Vì mục đích người ta thường là vinh hoa phú quí, đâu kể gì đến luân lý.

III) Khôn thì có thể lấy lòng người
Khôn thì có thể lấy lòng người
Do được lòng người nên thiên hạ mới biết là người Khôn

IV) Khôn thì có thể dùng người
Khôn thì có thể dùng người vì biết người.
Bọn chánh trị gia đại lưu manh thuộc nhóm Khôn này. Như Lưu Bang (Hán Cao tổ) vốn dĩ bất tài, nhưng dùng được Trương Lương mà thành Hoàng đế.

V) Khôn thì có thể có vinh hoa phú quí
Mục đích của hầu hết người Khôn : có vinh hoa phú quí
Thường thì họ có phú quí vinh hoa.

VI) Khôn thì có thể tự quảng cáo là Sáng
Người Khôn thường không ngừng ở vinh hoa phú quí mà còn muốn được xem là Sáng suốt , thông minh
Thường họ cũng thành công trong việc này.

VII) Sáng thì có thể học giỏi
Sáng thì có thể học giỏi, dĩ nhiên.

VIII) Sáng thì có thể biết pháp tu
Sáng thì có thể biết pháp tu: khi thức ngộ rằng cuộc đời là bể khổ nên tu hành, thì nhờ tâm trí Sáng nên biết pháp tu. Nhà Phật gọi đó là ‘‘trạch pháp giác chi’’

IX) Sáng thì có thể đắc đạo
Sáng thì có thể biết pháp tu , biết pháp tu mà nếu tu hành trau chuyên thì có thể đắc đạo.
Sáng thì có thể đắc đạo

X) Sáng thì có thể . . . lận đận
Trong cuộc đời, người Sáng có thể . . . lận đận
Trong cuộc đời, không hại người thì bị người hại
Trong cuộc đời,vì đố kỵ ghét ghen người ta có thể hãm hại, thậm chí có thể giết người
Trong cuộc đời, người tốt dẫu Sáng cũng không thể phòng ngừa hết những bẫy rập. Nên, người Sáng có thể lận đận

XI) Tự biết là Anh tự thắng là Hùng
Nhà đại nho Vương Thông đời Tùy, có nói :
_Tự biết là Anh tự thắng là Hùng
Câu này nói lên được phong cách tu thân của nhà nho.
Chữ Anh ở đây có thể xem như cùng nghĩa với Sáng.
Cần nhớ rằng phải ‘‘tự thắng’’ chớ tự biết thì không đủ.

XII) Biết mình là biết Vọng Tâm của mình
Biết mình là biết Vọng Tâm của mình, nói theo Đại Thừa.
Bởi vậy, ở trên, nói đến việc ‘‘tự thắng’’, phải tự thắng cái Vọng Tâm.

XIII) Biết người biết ta trăm trận trăm thắng (Binh pháp)
Binh pháp có nói :
_Biết người biết ta trăm trận trăm thắng
Có Sáng, có Khôn ( nhiều mưu mẹo) thì mới thắng được.
Cần nhớ rằng Khôn ( nhiều mưu mẹo) trong việc dùng binh khác với Khôn ( nhiều mưu mẹo) trong cuộc đời. Rất nhiều vị tướng giỏi dùng binh, nhưng trong cuộc đời chẳng có Khôn.

XIV) Biết mình, biết cuộc đời là bể khổ nên tu hành
Khi ta biết cuộc đời là bể khổ và biết mình không thể tiếp tục cuộc đời bể khổ đó thì ta tu hành
Vì trong hầu hết pháp môn nhà Phật, tu là sửa.
Vì muốn sửa thì phải biết mình
Nên, cũng như nhà nho Vương Thông, điều kiện tiên quyết để tu hành theo Phật là biết mình.
Với Thiền-tông, thì phải thêm điều kiện khác. . .

XV) Hiểu biết tin nhận Chân Tâm để tu theo Thiền-tông
Muốn tu theo Thiền-tông thì phải hiểu biết tin nhận Chân Tâm.
Mục đích Thiền-tông là Kiến Tánh là chứng ngộ Phật Tánh
Kiến Tánh là chứng ngộ Phật Tánh
Phật Tánh là Chân Tâm là Chân Như là Thường, Lạc, Ngã, Tịnh . . .
Cần biết rõ
_Chân Tâm
_Mục đích Thiền-tông
mới có thể tu theo Thiền-tông
Điều kiện tiên quyết để tu theo Thiền-tông là phải hiểu biết tin nhận Chân Tâm.
Còn Biết mình , tức là biết Vọng Tâm của mình, có cần không ?
_Thiền-tông là pháp môn Tối Thượng Thừa, việc ‘‘biết Vọng Tâm của mình’’ là quá dễ, Thiền-tông miễn nói đến !

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét