Thứ Bảy, 26 tháng 9, 2015

TƯ DUY LÝ TÍNH

TƯ DUY LÝ TÍNH

2. Tư duy lí tính hay nhận thức lí tính đây là giai đoạn các bạn xử lí thông tin của sự vật mà các bạn thu nhận được từ nhận thức cảm tính. 

Lấy ví dụ đó là có 10 con số từ 0,1,2...9. Mười con số này tương ứng với 10 sự vật mà các bạn thu nhận được từ nhận thức cảm tính như các bạn cảm nhận được cái nhà, cái bàn, cái ghế... 

Sau khi thu nhận thông tin từ nhận thức cảm tính xong thì bộ óc của các bạn sẽ tiến hành quá trình tiếp theo: tư duy lí tính-sắp xếp, phân loại... các thông tin thu nhận được theo một trật tự nào đó nhằm phục vụ cho 1 mục đích nào đó. Quay lại ví dụ về 10 con số là 0,1,2...9 thì việc các bạn sắp xếp 10 con số này theo trật tự khác nhau thì kết quả sẽ khác nhau, nó có thể là 0123456789 hoặc 6754321980...

Tư duy lí tính gồm 3 cấp độ: khái niệm, phán đoán, suy luận.

► KHÁI NIỆM: hình thức thấp nhất của tư duy lí tính, giai đoạn này các bạn sẽ sắp xếp, phân loại, tổng hợp... các thông tin thu nhận được thành 1 lớp, 1 dãy... Mục đích của nó là để dễ dàng trong việc tìm kiếm thông tin. Giống như các bạn có một thư viện sách, nếu các bạn phân loại, sắp xếp một cách có trật tự thì khi các bạn muốn tìm cuốn sách nào đó nó rất nhanh và đơn giản.

Đây là một khâu cực kì quan trọng,nếu như các bạn có thể sắp xếp thông tin mà các bạn thu nhận được một cách gọn gàng và đẹp đẽ thì bộ óc các bạn nó sẽ xử lí thông tin cực kì tốt và nhanh.

Khái niệm là "điểm nút" của quá trình tư duy trừu tượng, nó giống như cục gạch để xây dựng nên cái nhà. Thiếu khái niệm thì không thể tư duy được, khái niệm nó chính là từ và cụm từ mà các bạn đang thấy và đọc. Ví dụ như con gà, con bò, ghế... tất cả những từ hay cụm từ này được gọi là khái niệm.

Lấy ví dụ cho dễ hiểu: khi các bạn đọc từ "ghế" (đây được gọi là khái niệm) thì trong đầu các bạn sẽ liên tưởng đến cái gì? hình dáng của một vật bằng gỗ có 4 chân... có nghĩa là sau khi bộ óc các bạn thu nhận được hình ảnh cái ghế thông qua tư duy cảm tính thì lúc này bộ óc nó sẽ gán cho hình ảnh đó một cái tên -và đây được gọi là khái niệm-mục đích của việc gán cho cái tên này là để bắt đầu quá trình tư duy, phân loại xắp xếp thông tin.

Có nghĩa lúc này sẽ có hàng tá thông tin mà các bạn thu nhận được, mỗi một thông tin đó sẽ được gán cho một cái tên và bắt đầu quá trình phân loại sắp xếp thông tin. Để phân loại thì bộ óc sẽ tiến hành các quá trình sau:

• So sánh: là việc tìm ra sự giống nhau và khác nhau của thông tin thu nhận được

• Phân tích: chia thông tin thu nhận được thành nhiều mảnh nhỏ

• Tổng hợp: kết hợp các thông tin riêng biệt thành thông tin mới

• Trừu tượng hóa: lấy ra các dấu hiệu cơ bản khác biệt

• Khái quát hóa: kết hợp các đối tượng riêng biệt có các dấu hiệu chung thành thông tin mới

Bất cứ một khái niệm nào cũng bao gồm hai thành phần: nội hàm và ngoại diên

• Nội hàm: là tập hợp tất cả các dấu hiện cơ bản của đối tượng hay lớp đối tượng được phản ánh trong khái niệm đó

• Ngoại diên: là đối tượng hay tập hợp các đối tượng được khái quát trong khái niệm đó

Lấy ví dụ như khái niệm "con người"

Nội hàm của nó: là tập hợp các dấu hiện cơ bản của khái niệm "con người" như "có khả năng chế tạo và sử dụng công cụ lao động"

Ngoại diên của nó: là tập hợp các đối tượng được khái quát trong khái niệm "con người" như người Nga, người Mỹ...

Việc tách nội hàm ra khỏi ngoại diên của khái niệm thì được gọi là định nghĩa khái niệm. Định nghĩa khái niệm đó là một thao tác logic nhờ đó phát hiện ra nội hàm của khái niệm hoặc xác lập ý nghĩa cho các thuật ngữ.

Ví dụ như việc định nghĩa khái niệm "Danh từ"

Danh từ là từ dùng để chỉ tên gọi của sự vật

Có nghĩa là một khái niệm (là từ và cụm từ) có thể được định nghĩa theo nhiều cách, và mấu chốt của mắc xích là ở đây: các bạn phải hiểu một cách rõ ràng từ và cụm từ mà các bạn sử dụng.

Ví dụ như cụm từ Passive Income-Các bạn có thật sự hiểu cụm từ này hay không? Chính vì không hiểu rõ cho nên các bạn mới đứng về nhóm nghèo. Để hiểu rõ được nó thì chỉ có một cách là đọc sách nhiều và động não thôi.

Doremon cung cấp cho các bạn: những người bình thường là những người không bao giờ biết rõ được ý nghĩa của từ và cụm từ mà họ dùng.

Ví dụ như các bạn thiếu tiền thế nhưng Doremon hỏi các bạn điều này: có mấy ai biết đồng tiền nó đại diện cho cái gì, nó từ đâu mà ra? Nếu các bạn biết được điều này thì đồng nghĩa với việc các bạn sẽ biết được cách mà đồng tiền nó vận động từ đó các bạn có thể thay đổi hướng đi của nó: thay vì cho nó chạy vào túi người khác thì bẻ hướng để nó chạy vào túi mình.

Môn học duy nhất trên thế giới bỏ thời gian để tìm hiểu ý nghĩa của từ và cụm từ là môn Triết học Phân Tích-môn này Doremon có tìm hiểu sơ qua nhưng thấy chán quá nên thôi.

Cho nên các bạn muốn có được một tư duy chính xác và gọn gàng thì bắt buộc các bạn phải hiểu cho rõ từ, cụm từ hay các thuật ngữ mà các bạn dùng.

► PHÁN ĐOÁN: là việc liên kết các khái niệm lại với nhau để khẳng định hoặc phủ định một vấn đề nào đó. Phán đoán có thể là đúng hoặc sai tùy theo sự phản ánh của nó có phù hợp với hiện thực khách quan hay không.

ví dụ phán đoán "Hà Nội là thủ đô của nước Nga" là sai

Đây lại tiếp tục là một mắc xích khiến thiên tài khác với người thường. Như cả 2 người này cùng thu nhận thông tin từ thế giới bên ngoài là như nhau có nghĩa là họ nghe, nhìn, sờ... sự vật là như nhau, nhưng cái khác biệt:

• Người thường: không hiểu hoặc hiểu mơ hồ về các khái niệm, cụ thể là từ và cụm từ mà họ dùng.

• Thiên tài: hiểu một cách rõ ràng và chính xác từ và cụm từ mà họ dùng

• Người thường: liên kết các từ và cụm từ-đây được gọi là phán đoán theo một trật tự nào đó mà nó không phản ánh đúng hiện thực khách quan

• Thiên tài: liên kết từ và cụm từ theo đúng thứ tự

Lấy ví dụ: người thường thấy cụm từ "cái nhà" và "con người" sau đó họ liên kết chúng lại theo một trật tự như sau: "Cái nhà ở trong con người"-đương nhiên phán đoán này là sai

Thiên tài thì lại liên kết nó theo một trật tự khác đó là "Con người ở trong cái nhà"-phán đoán này là đúng

Có nghĩa là: cũng cùng 2 con người sử dụng những từ và cụm từ như nhau-thế nhưng cách mà họ liên kết các từ và cụm từ này khác nhau sẽ sản sinh ra 2 con người khác nhau

Và đương nhiên nhiệm vụ của các bạn: phải liên kết từ và cụm từ này theo một trật tự nào đó mà phản ánh đúng hiện thực khách quan

Để làm điều này thì các bạn chỉ có một cách: phải nắm được các qui luật vật động của hiện thực khách quan để từ đó các bạn mới có được một thước đo cho việc đúng và sai

Lấy ví dụ cho lĩnh vực Kinh Tế học, các bạn phải biết được các qui luật vận động kinh tế thì từ đó các bạn mới có thể đưa ra những phán đoán chính xác như thị trường, hàng hóa, tiền tệ... Nếu như các bạn có thể phán đoán chính xác rằng ngày mai giá vàng giảm thì các bạn bỏ tiền đi mua vàng về cất, sau đó các bạn lại phán đoán chính xác rằng 10 ngày sau thì giá vàng tăng lúc này các bạn lại đem vàng đi bán-và từ đó các bạn lấy được tiền lời

► SUY LUẬN: là việc tạo ra các phán đoán mới từ các phán đoán cũ theo một trật tự logic nào đó. Suy luận bao gồm 3 thành phần: tiền đề, kết luận và lập luận

Tiền đề hay tiên đề: đây là phán đoán xuất phát để từ đó rút ra phán đoán mới. Đây cũng chính là cái mà Doremon nói ở bài niềm tin, nó là khởi điểm của mọi vấn đề. Cho nên trong cuộc sống này các bạn cũng phải lựa chọn cho mình những tiền đề nào đó mà cuộc sống của các bạn sẽ được xây dựng nên

Lấy ví dụ như Bill Gates hay Donald Trump: họ thừa nhận tiền đề đó là xã hội này không công bằng-từ đó mà họ mới có được cuộc đời như ngày hôm nay

Doremon cũng thừa nhận tiền đề đó, cho nên Doremon mới cố gắng hết sức để trở thành kẻ mạnh và lúc này thì có kẻ yếu phục vụ cho mình, từ đó cuộc đời của Doremon sẽ khác với những ai thừa nhận tiền đề: xã hội là công bằng

Lí do Doremon thừa nhận tiền đề xã hội không công bằng, bởi vì hiện thực khách quan đã chứng minh điều đó qua mấy nghìn năm lịch sử

Còn người khác thừa nhận tiền đề xã hội công bằng, thì cơ sở này từ đâu mà ra? Có phải do các bạn được giáo dục mà ra?

Thế tiền đề nào là đúng? Cái này nên để lại cho bạn đọc tự trả lời

Lấy ví dụ nữa như Doremon thừa nhận tiền đề: không có thiên đàng, không có kiếp sau. Cho nên Doremon sẽ cố gắng hết sức mình để hưởng thụ hết cái tốt cũng như cái đẹp trên đời trước khi chết

Còn người khác thì họ lại trông chờ ở kiếp sau

Chính vì thừa nhận 2 tiên đề khác nhau cho nên sẽ sản sinh ra 2 cuộc đời khác nhau

► Kết luận: là phán đoán mới thu được từ các tiền đề bằng con đường logic

Lập luận: là quá trình tư duy logic để từ tiền đề tiến đến kết luận

Có nghĩa là để kết luận được chính xác thì: tiền đề xuất phát đầu tiên nó phải chính xác, theo nghĩa là nó phải phản ánh đúng thế giới khác quan và phải tuân theo các quy tắc logic của lập luận

Doremon chỉ trình bày sơ qua vấn đề này thôi, còn đi sâu quá thì nó rất phức tạp, hơn nữa nó cũng chẳng ứng dụng được bao nhiêu

Đây chính là khâu số 2 trong việc tạo ra khác biệt giữa thiên tài với người thường

Lấy ví dụ: giả sử có 2 thiên tài cùng đọc 1 cuốn sách, cùng chú ý đến 1 dòng hay 1 trang nào đó. Thế nhưng việc họ sắp xếp và phân loại thông tin này như thế nào sẽ sản sinh ra 2 thiên tài khác nhau.

Cái vấn đề là vậy: các bạn phải sắp xếp và phân loại thông tin y như thiên tài và tỉ phú

► Doremon tóm tắt vấn đề như sau:

1. Chất lượng thông tin đầu vào hay giai đoạn nhận thức cảm tính: các bạn muốn trở thành thiên tài càng nhanh thì bắt buộc các bạn phải thu nhận cho được những thông tin chất lượng nhất. Làm cách nào để thu nhận được thông tin chất lượng nhất thì Doremon đã lấy ví dụ của mình về việc có 80.000 cuốn sách

Lấy ví dụ như Doremon muốn kiếm tiền nhanh nhất thì: lọc ra trong 80.000 cuốn đó những cuốn nào chỉ về cách kiếm tiền. Sau đó lọc ra tiếp tục cho tới khi nào còn khoảng 5 cuốn thì nghiền ngẫm chúng

Khi làm điều này thì Doremon đã hơn các bạn đến vài năm hoặc vài chục năm. Bởi vì nếu như các bạn muốn kiếm tiền nhanh mà các bạn không biết có bao nhiêu cách kiếm tiền và làm như thế nào thì các bạn chỉ có mò, và đương nhiên việc mò này có khi cả đời cũng chưa ra

Doremon chỉ lấy ví dụ về việc đọc sách thôi, còn nguồn thu nhận thông tin của Doremon không phải chỉ bao nhiêu đó, thế nhưng mục đích cũng chỉ là đây: thu nhận thông tin giá trị nhất

2. KHẢ NĂNG TÁI TẠO VÀ XỬ LÍ THÔNG TIN của bộ óc hay giai đoạn nhận thức lí tính: việc các bạn thu nhận được thông tin giá trị nhất, thế nhưng các bạn tái tạo và xử lí chúng như thế nào thì là cả vấn đề

Có nghĩa chỉ cần các bạn có được thông tin giá trị nhất thì các bạn đã hơn người khác nhiều lần, và nếu các bạn xử lí thông tin đó một cách tốt nhất thì các bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian. Cụ thể là thừa tiền ở tuổi 30 nó khác với tuổi 50

Trong giai đoạn tư duy lí tính thì Doremon tóm tắt lại:

- Hiểu rõ được các khái niệm hay từ và cụm từ chủ chốt trong lĩnh vực mà các bạn quan tâm

- Phải liên kết các từ và cụm từ đó theo một trật tự logic nhằm đưa ra những phán đoán phản ánh đúng sự thật của hiện thực khách quan

-Từ những phán đoán đúng đó hay còn gọi là tiền đề thì các bạn lại tiến hành phân loại sắp xếp tiếp tục để đưa ra những phán đoán mới-và phải đảm bảo phán đoán mới đó cũng phản ánh đúng hiện thực khách quan

Doremon lấy ví dụ về bài NLP-như đã nói môn học này cho ta thấy cảm giác con người do các yếu tố sau:

- Điều kiện môi trường

- Tư thế của các bạn

- Suy nghĩ hay hình ảnh trong đầu

Doremon xem nó như là những tiền đề, và những tiền đề này là đúng bởi vì nó phản ánh chính xác sự thật. Từ tiền đề này Doremon tiến hành quá trình suy luận tiếp theo hay sắp xếp phân loại lại chúng theo trật tự logic, đó là Doremon mượn Nguyên Lý 20/80 làm cơ sở logic từ đó ta có kết luận: muốn làm chủ cảm giác của cơ thể thì ta phải làm chủ suy nghĩ hay hình ảnh trong đầu vì Nguyên Lý 20/80 nó nói bên trong chiếm tới 80%

Kết luận này là chính xác bởi vì trong thực tế có biết bao nhiêu người thừa mứa ở bên ngoài thế nhưng họ lại chán nản, đau khổ. Trái lại cũng có những người thiếu thốn, bệnh tật... nhưng họ lại hạnh phúc vui vẻ...

https://www.facebook.com/PhanNgocQuoc.fans/photos/a.1519404604961766.1073741828.1519115211657372/1599200773648815/?type=3

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét