CHỦ NGHĨA TỰ NHIÊN PHÁP
Chủ nghĩa tự nhiên trước hết là một trào lưu tư tưởng, lý luận xuất hiện ở Pháp và một số nước Âu Mỹ vào đầu thế kỷ XX, và đã một thời tác động rất mạnh vào văn học Âu Mỹ vì nó ra đời dựa trên những thành tựu của khoa học tiên tiến có nhiều sức thuyết phục, nhất là đối với các nhà văn trẻ đang khao khát tìm kiếm một phương thức nghệ thuật mới đủ sức thể hiện những nhận thức mới củaa họ về cuộc sống và con người trong một thực tại xã hội phức tạp mà lý luận những trào lưu cũ tỏ ra không còn đủ sức đáp ứng cho nhu cầu tái hiện nó.
Học thuyết tự nhiên thực sự không phải là một biến cố lạ lùng hay là một cuộc cách mạng táo bạo trong văn học. Trước đó, từ thời Balzac, Flaubert, Guy de Maupassant, Goncourt...xu hướng này đã xuất hiện cùng lúc với hiện tượng các nhà văn của chủ nghĩa hiện thực rất quan tâm đến khoa học, đặc biệt là y học trong việc miêu tả con người. Nhưng để chính thức xuất hiện là một học thuyết, chủ nghĩa tự nhiên đã được Emile Zola phổ biến trong những bài viết được ông công bố từ năm 1866. Học thuyết này được gợi lên khi Zola tiếp xúc với tinh thần khoa học của bộ Encyclopédie, và trực tiếp là qua các tác phẩm như Khảo luận về di truyền tự nhiên của Lucas, Nguồn gốc các loài của Darwin, Ðường vào y học thực nghiệm của Claude Bernard và lý luận về tiểu thuyết thực nghiệm của Hippolite Taine. . Zola đã vận dụng các lý thuyết của Claude Bernard vào trong việc miêu tả "đời sống của những dục vọng và trí thức". Ông sử dụng phương pháp thực nghiệm với mục đích "tìm ra những mối quan hệ liên kết một hiện tượng nào đó với nguyên nhân tiếp theo, tìm ra những điều kiện cần thiết của sự thể hiễn các hiện tượng đó". Chủ nghĩa tự nhiên đã bổ sung sự thực nghiệm y học vào quá trình nhận xét , khảo sát thực tế khách quan của các nhà hiện thực thế hệ trước . Zola xác nhận: "Khoa học cũng nằm trong khu vực của các nhà tiểu thuyết, là kẻ muốn phân tích con người trong các hoạt động cá nhân và xã hội. Chúng ta tiếp tục nhận xét và trong công việc nghiên cứu sinh lý học là sự tiếp nối công việc của các nhà hóa học và vật lý học. Tóm lại chúng ta phải mổ xẻ các tính cách, các đam mê ,các hành vi của con người như các nhà khoa học tiến hành các thí nghiệm trên các thực thể vô cơ, như một nhà sinh lý học trên cơ thể các vật sống".
Ra đời trrong giai đoạn mà chủ nghĩa hiện thực không còn đủ sức đáp ứng cho nhu cầu nghệ thuật trong thời đại mới có nhiều biến chuyển sâu sắc về xã hội cũng như văn hóa tinh thần, khoa học kỹ thuật và khoa học tự nhiên, Chủ nghĩa tự nhiên là một tìm tòi của các nhà lý luận, nhà văn đương thời với ý hướng tìm ra một phương thức mới hữu hiệu hơn để mô tả cuộc sống của con người, tìm hiểu và lý giải nó với các nguyên tắc sau :
- Thái độ khách quan, phi chính trị trước xã hội.
- Giải thích các hiện tượng xã hội và tâm lý bằng những giải pháp thuần sinh vật, thay thế những điển hình bằng những nguyên mẫu có tính tư liệu.
- Nhấn mạnh các nhân tố huyết thống, môi trường và những "mô măng lịch sử", thay thế con người xã hội, con người tâm lý bằng con người sinh vật, con người sinh lý và con người bệnh lý. Zola cho rằng "chủ nghĩa tự nhiên trong văn học cũng là sự giải phẩu chính xác, tiếp nhận và khắc họa sự vật như hiện trạng của chính nó" trên nguyên tắc của Claude Bernard "luân lý hiện đại tìm những nguyên nhân, cắt nghĩa và hành động trên những nguyên nhân đó".
Như vậy, chủ nghĩa tự nhiên rõ ràng đã bộc lộ những yếu điểm khi nó muốn thay thế sáng tạo văn học bằng những yếu tố phi văn học, dẫn đến thái độ lệch lạc. Vì thế nó đã không thể có một sức sống lâu dài. Ngay trong sự nghiệp sáng tác của người chủ soái của trường phái tự nhiên là Zola cũng cho thấy giá trị sự nghiệp của ông không phải được khẳng định trên nền tảng của chủ nghĩa tự nhiên, mà là ở yếu tố khác, như ông từng khẳng định "Lý tưởng của chúng ta là tình yêu và những xúc cảm, nước mắt và nụ cười. Chúngta xây dựng bút pháp vaà nghệ thuật bằng xác thịt và tâm hồn. Nếu các bạn hỏi rằng tôi vừa làm gì trong thế giới này, thì tôi, người nghệ sĩ sẽ trả lời rằng : Tôi vừa sống ở trên cao"
Tác giả tiêu biểu
Emile Zola (1840-1902) là người cổ vũ sôi nổi cho chủ nghĩa tự nhiên bằng sự nghiệp sáng tác đồ sộ của mình. Là nhân viên của một nhà xuất bản, Zola đã có cơ hội tiếp xúc với các tri thức khoa học, văn học và bắt đầu sáng tác văn chương. Ông nhanh chóng rời xa khuynh hướng lãng mạn trữ tình, đến với chủ nghĩa tự nhiên qua các tác phẩm đầu tay của ông như Thérèse Raaquin, Madeleine Férat... Ông còn viết các tác phẩm lý luận như Tiểu thuyết thực nghiệm, Chủ nghĩa tự nhiên trên sân khấu. Mô phỏng theo ý tưởng của nhà hiện thực tiên phong Balzac, ông đã dần hoàn thành bộ tiểu thuyết Gia đình Rougon Macquart gồm 20 cuốn, như kiểu Tấn trò đời. Gia đình Rougon Macquart miêu tả "lịch sử xã hội và tự nhiên của một gia đình dưới thời đế chế", trong đó có nhiều tác phẩm hay như Quán rượu, Germinal, Nana, Hiệu hạnh phúc các bà...
Tuy nhiên, Zola không đơn giản là một nhà tự nhiên chủ nghĩa maáy móc. Ngược lại, nhiều tác phẩm đã cho ta thấy sức sáng tạo phong phú cũng như cảm hứng về cuộc sống và con người của Zola không bao giờ bị giới hạn. Ngay khi đang vận dụng chủ nghĩa tự nhiên trong một số tình huống, Zola cũng đã là người đã "lựa chọn nhân dân", "gắn bó với quần chúng và thể hiện bằng ngôn ngữ quần chúng". Ông đã nhiều lần thể hiện các đề tài về xã hội khắc nghiệt và số phận con người trong xã hội đó, bị chi phối bởi cả hai yếu tố nội tại và ngoại cảnh. Vì thế, không bất ngờ chút nào khi trong một số các nhận xét kết luận về ông, có ý kiến cho rằng""cuộc sống đã hấp dẫn Zola dù cho cuộc sống đó là dồi dào phong phú hay có nguy cơ biến mất đi", và Zola ở một mặt nào đó, qua một số tác phẩm như Germinal, Quán rượu, Hiệu hạnh phúc các ba ìcũng là "một nhà văn hiện thực chủ nghĩa mang hơi hướng sử thi" khi mô tả "những đám đông chứa đựng tình cảm tập thể của những con người cùng chia xẻ nỗi khốn quẫn hoặc một niềm vui".
CHỦ NGHĨA TỰ NHIÊN PHÁP
______________________
Lịch sử chế độ công xã nguyên thủy trên thế giới
Các phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục
Các phạm trù Mĩ học cơ bản
Phương pháp dạy học sinh học ở trường phổ thông
Mở đầu về phong cách học
Mỹ học là gì?
Sự ra đời của sinh học ngày nay
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét