Thứ Bảy, 19 tháng 9, 2015

Mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật (site.google.com)

* khái niệm:
- Luật pháp: là 1 hình thái ý thức xã hội, là hệ thống các nguyên tắc xử sự mang tính chất bắt buộc chung.
Thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và do Nhà nước ban hành để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội nhằm bảo vệ trật tự kỷ cương xã hội.
- Đạo đức: là 1 hình thái ý thức xã hội, bao gồm những quan điểm, quan niệm, những nguyên tắc, chuẩn mực xã hội.
Nhờ đó con người tự nhận thức, tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp trước những lợi ích đặt ra.
* giống nhau:
- Đạo đức và pháp luật đều góp phần điều chỉnh hành vi con người sao cho phù hợp với lợi ích,
yêu cầu chung của xã hội, bảo vệ trật tự kỷ cương xã hội.
- Đều có quan hệ trách nhiệm, bao gồm:
+ Yếu tố chủ quan: là việc tiếp nhận của con người như thế nào.
+ Yếu tố khách quan: là những chuẩn mực , yêu cầu đối với con người.
- Đều là hình thái ý thức xã hội nên chịu sự thay đổi khi tồn tại xã hội thay đổi.
- Đánh giá đạo đức và pháp luật đều liên quan tới hành vi của con người có tính tự giác hay không.
* sự khác nhau:
Đạo Đức
- Nguồn gốc ra đời trước pháp luật.
- Trong xã hội có giai cấp đối kháng: thì đạo đức mang tính giai cấp, tồn tại cả 2 hệ thống đạo đức cả thống trị và bị trị. Giai cấp nào thống trị xã hội thì đạo đức biểu hiện đặc trưng cho xã hội ấy.
- Việc thực thi mang tính tự giác, tự nguyện, tự thân.
- Mang tính chủ quan.
- Phạm vi tác động của đạo đức mang tính rộng rãi hơn.
- Động cơ hành vi ở bên trong chủ thể nó thôi thúc con người hành động.
Luật Pháp
- Pháp luật ra đời khi có sự phân chia giai cấp.
- Thì chỉ có 1 hệ thống pháp luật chung, giai cấp thống trị thể hiện ý chí của gai cấp thống trị. Vì pháp luật là công cụ để quản lý xã hội trong vòng trật tự.
- Mang tính bắt buộc, cưỡng chế, tất yếu.
- Căn cứ vào khách quan.
- Hẹp hơn, vì có những điều luật pháp cho phép làm nhưng lại vi phạm đạo đức. Vd: việc sử dụng súng ở Mỹ.
- Ở bên ngoài vì bị bắt buộc.
* Mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật:
- Đạo đức và pháp luật có mối liên hệ khăng khít với nhau. Pháp luật sẽ bị vi phạm nếu xã hội có môi trường đạo đức tha hóa . Ngược lại, pháp luật không nghiêm chỉnh cũng ảnh hưởng xấu đến đời sống môi trường đạo đức.
- Trong xã hội có giai cấp: thì pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền, do vậy giai cấp cầm quyền tiến bộ thì luật pháp cũng tiến bộ, vì tính nhân văn, nhân đạo thống nhất với đạo đức. Trong xã hội càng phát triển thì những chuẩn mức càng được luật pháp hóa. Vì vậy mà giữa đạo đức càng chặt chẽ hơn.
- Trong xã hội có giai cấp đối kháng: khi giai cấp cầm quyền tiến bộ thì luật pháp đề ra cũng phù hợp với xã hội. Hoặc ngược lại, khi giai cấp cầm quyền mà bảo thủ lạc hậu thì luật pháp nó chỉ bảo vệ lợi ích cho giai cấp thống trị.
- Trong xã hội chủ nghĩa:
+ Sự tồn tại của nhà nước XHCN là 1 tất yếu.
+ Còn nhà nước thì còn pháp luật, vì vậy nó vẫn là công cụ để điều tiết quản lý xã hội, cho nên nó vẫn là nhà nước pháp quyền.
+Nhà nước pháp quyền XHCN khác với nhà nước TBCN.
+ Nhà nước XHCN thể hiện quyền lợi và nghĩa vụ của công dân, đều hướng đén 1 xã hội văn minh hơn.
+ Liên hệ với nhà nước pháp quyền CHXHCNVN:
1. NNPQVN được đảm bảo bởi 1 hệ thống pháp luật hoàn chỉnh trong đó Hiến pháp có tính chất tối cao và giữ vai trò quan trọng.
2. Cơ sở kinh tế VN là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
3. Cơ sở chính trị cảu NNPQVN là nhà nước chế độ quân chủ nhất nguyên dưới sự lãnh đạo của Đảng CSNVN.
4. Cơ sở xã hội của NNPQVN là khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
5. NNPQVN được xây dựng trên cơ sở mối quan hệ nhà nước với công dân được giải quyết đúng đắn, các quyền lợi ích chính đáng được tôn trọng và bảo vệ.
* Ý nghĩa phương pháp luận trong thực tiễn và cách mạng:
- Vận dụng nhận thức sâu sắc, vận dụng đúng vào thực tiễn, phải xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật , giáo dục tuyên truyền để nâng cao ý thức cho người dân.
- Đẩy mạnh giáo dục nhận thức để nâng cao ý thức đạo đức cho mỗi cá nhân có cách hành xử đúng với các chuẩn mực.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét