Thứ Bảy, 19 tháng 9, 2015

HỌC SUY NGHĨ

HỌC SUY NGHĨ
Một số người cho rằng mục tiêu của việc dạy và học là kiến thức, vì thế cố dạy thật nhiều, học thật nhiều . Đó là nhận thức chỉ đúng một phần, không đúng hoàn toàn, mang lại lợi ít, hại nhiều. Cách dạy và học như vậy dễ dẫn tới việc nhồi nhét, học vẹt, làm thui chột khả năng tư duy và sáng tạo. Dạy và học ( ở phổ thông và đại học ) chủ yếu phải là dạy và học cách suy nghĩ, còn kiến thức đóng 2 vai trò, vừa là mục tiêu, vừa là phương tiện. Đó là phương tiện của suy nghĩ, để suy nghĩ.
Khi dạy và học một vấn đề khoa học thường có 2 phần : kiến thức hữu hình ( cụ thể ) và kiến thức vô hình . Kiến thức nhữu hình là nội dung các khái niệm ( nó là cái gì ), các định lý, các công thức v.v..Kiến thức vô hình là các phương pháp, là sự suy nghĩ để tìm ra, để chứng minh các kiến thức cụ thể đó. Thí dụ định lý về 3 đường phân giác trong một tam giác. Kiến thức hữu hình là nội dung định lý “ Ba đường phân giác trong một tam giác gặp nhau tại 1 điểm, đó là tâm vòng tròn nội tiếp tam giác”. Phần vô hình là cách thức người ta tìm ra định lý ấy.
Khi chỉ quan tâm đến việc học kiến thức hữu hình thì giỏi lằm là học gì biết nấy ( với điều kiện là hiểu được, nắm vững và không quên, còn nếu học mà không hiểu hoặc không nhớ được thì có khi học mười mà chỉ được một , hai ), còn khi học cách suy nghĩ, học phương pháp thì có thể đạt được trình độ học một biết mười hoặc nhiều hơn nữa. Học suy nghĩ, học phương pháp là nhằm phát triển trí thông minh, phát triển khả năng tiềm ẩn. Mục tiêu của việc dạy và học không nên dừng lại ở mức độ truyền và nhận kiến thức mà phải nhằm vào, phải đạt đến sự phát triển của người học.
Trong cuộc sống kiến thức là quan trọng nhưng khôn ngoan và thông minh còn quan trọng hơn. Không phải kiến thức tạo ra trí thông minh mà chính sự suy nghĩ mới tạo nên nó. Một đầu óc chứa rất nhiều kiến thức mà không biết suy nghĩ chẳng khác gì một chiếc USB gắn trên cổ.
Tôi rất thông cảm với các bạn trẻ hiện nay, một số các bạn chủ yếu được dạy kiến thức cụ thể mà ít được luyện tập cách suy nghĩ, vì vậy không ít bạn trở nên ngại suy nghĩ, lười suy nghĩ, nặng về học sáo, học vẹt. Trong chuyện này các bạn là nạn nhân, mà cũng là đồng phạm. Là nạn nhân vì các bạn bị phụ thuộc vào nền giáo dục, bị phụ thuộc vào các thầy. Chính sự nhầm lẫn của nền giáo dục, chính phương pháp giảng dạy nặng về thầy đọc trò chép ( hoặc thầy chiếu hình, trò xem ) là nguyên nhân chính. Là đồng phạm vì chính các bạn không tự biết phải học cách suy nghĩ, không chủ động và tự giác suy nghĩ.
Xin kể câu chuyện : Một bạn chỉ vào vết nứt trên tường một ngôi nhà và hỏi tôi nguyên nhân. Tôi bảo bức tường này nứt ở chỗ đó là do thay đổi nhiệt độ. Anh bạn trả lời là hiểu rồi, tuy vậy tôi cho là anh ta chưa hiểu gì cả. Tôi hỏi lại : anh hiểu cái gì. Trả lời : Em hiểu là tường nứt do nhiệt độ thay đổi.
Tôi đoán anh ta chỉ trả lời bằng cách nhắc lại ý của người khác, nói chỉ để mà nói chứ chưa hiểu thấu đáo, chưa làm chủ được câu trả lời, mới hỏi lại : Anh bảo tường nứt do thay đổi nhiệt độ, vậy nó nứt khi nhiệt độ tăng lên hay giảm xuống. Không trả lời được, vậy là vẫn chưa biết. Tôi nói nó bị nứt chủ yếu vào mùa hè, hiểu chưa. Trả lời : Dạ, bây giờ thì em hiểu rồi.
Mặc dầu vậy tôi vẫn cho rằng anh ta chưa hiểu gì cả, vẫn trả lời như sáo, như vẹt mà thôi. Tôi hỏi tiếp : Anh biết mùa hè nhiệt độ tăng cao, nhưng tại sao nhiệt độ cao lại gây nứt tường ở chỗ đó mà không phải ở chỗ khác, tại sao các nhà khác cũng chịu nhiệt độ cao như vậy mà tường không nứt, Tôi lại chỉ cho anh ta thấy một vết nứt khác và hỏi vết nứt này có phải do thay đổi nhiệt độ hay không. Trả lời : Dạ, thế thì em chưa hiểu, thầy ơi, thầy giải thích cho em đi.
Tôi thường gặp các bạn nói hết điều này điều nọ, tưởng là có hiểu biết cao , nhưng khi hỏi kỹ ra mới thấy chỉ là sáo vẹt, chỉ biết nhắc lại một số điều nghe được mà không hiểu thấu đáo. Nguy hiểm là thực chất thì chưa hiểu nhưng cứ tưởng đã hiểu. Nói ba hoa và vận dụng những hiểu biết không thấu đáo, không chính xác còn tệ hại hơn nhiều là nhận mình không biết.
Xin kể câu chuyện khác. Ông bố dẫn 2 chàng rể A và B đi thăm đồng. Gặp con ngỗng kêu to, hỏi tại sao. A quan sát một chốc rồi trả lời tại vì cổ nó dài, B cho là có lẽ trời sinh ra thế. Về câu hỏi tại sao con vịt nổi trên nước, A giải thích vì nó có nhiều lông, còn B vẫn cho là trời sinh ra thế. Ông bố vợ khen A có kiến thức còn B quá kém, không biết suy luận. B không chịu và cãi lại rằng : A nói cổ dài kêu to, thế con ểnh ương cổ không dài mà sao nó kêu to vậy, bảo nhiều lông thì nổi, thế ống tre, ống nứa có lông nào đâu mà vẫn nổi. A đành chịu, không cãi lại được. Ông bố nói : ta đã vì không hiểu biết mà nhận xét nhầm, suýt nữa bị A mê hoặc bằng những suy luận thiếu xác thực, đã vội trách B. Suy luận không chặt chẽ, biết không đến nơi đến chốn như A thì thà không biết còn hơn, còn B , tuy chưa giải thích được rõ ràng và cho là trời sinh ra thế nhưng đã có suy nghĩ chứ không nói liều.
Vậy học cách suy nghĩ như thế nào, làm sao để biết cái sự hiểu là đúng và đủ ?
Trước hết phải có nhận thức đúng về sự quan trọng và cần thiết của suy nghĩ. Bộ não của con người chủ yếu là dùng để suy nghĩ và ghi nhớ . Có suy nghĩ thì não mới phát triển, nếu không hoặc ít suy nghĩ thì não sẽ kém linh hoạt. Một đôi chân bình thường không quen đi bộ, không quen trèo cầu thang, chỉ cần đi vài trăm mét, trèo vài tầng nhà là đã mỏi, đã đau, đã rất khó chịu. Nhưng cũng đôi chân ấy, nếu chịu khó tập luyện thì có thể đi bộ nhiều cây số, trèo nhiều tầng nhà một cách thoải mái. Bộ não cũng tương tự như vậy. Lâu ngày không quen suy nghĩ, đến khi cần suy nghĩ vấn đề phức tạp thấy quá mệt óc, quá khó khăn. Một bộ óc quen suy nghĩ sẽ không gặp nhiều trở ngại khi đụng phải vấn đề như vậy.
Khi nghe, thấy, cảm nhận hoặc nghĩ ra một điều mới, ta ghi nhận nhưng xin chớ vội tin là đúng hoàn toàn. Để biết mức độ đúng hoặc sai cần thông qua suy nghĩ. Suy nghĩ là động não để tự đặt ra và tự trả lời các câu hỏi liên quan đến hiện tượng, đến sự việc mà ta muốn biết để cho sự biết là đúng đắn, đầy đủ, không bị phạm sai lầm ( tương đối thôi vì rất khó đạt đến tuyệt đối ) hoặc tìm ra câu trả lời thich hợp cho một tình huống nào đó. Hàng ngày có rất nhiều chuyện cần đến suy nghĩ chứ không phải chỉ trong học tập, không phải chỉ liên quan đến khoa học.
Vậy những câu hỏi đó là gì, như thế nào. Có hàng trăm, hàng ngàn câu hỏi khác nhau tùy theo hiện tượng, sự kiện, hoàn cảnh. Vấn đề quan trọng nhất là ta có ý thức đặt câu hỏi hay không. Khi đã có ý thức đặt câu hỏi, chịu khó suy nghĩ sẽ tìm ra câu hỏi thích hợp. Tuy vậy có thể kể ra một số câu hỏi thông thường như sau : Cái này thực chất là cái gì. Nó ở đâu ra. Nó xẩy ra khi nào. Người ta ( cụ thể là ai ) đã tìm ra, đã biết đến nó như thế nào . Nó có liên quan gì tới những điều ta đã biết rõ. Nó vận động như thế nào. Mặt phải, bên ngoài, mặt tốt, mặt có lợi nó như thế nhưng liệu mặt trái, bên trong, mặt xấu, mặt hại như thế nào ( hoặc ngược lại ). Hiện nay nó như thế nhưng trước đây, sau này nó có khác không. Có gì nghi ngờ trong các chứng cứ và lập luận không. Làm như vậy đã được chưa, có cách nào làm khác không, nếu làm khác đi thì sẽ thế nào . Bản chất của hiện tượng này là cái gì, quy luật nào chi phối nó v.v---
Đặt được câu hỏi rồi , đầu tiên là tự tìm cách trả lời, muốn vậy phải suy nghĩ, phải tìm tòi, phải lập luận. Nếu đặt ra câu hỏi mà trả lời được ngay thì câu hỏi đó có ít hoặc không có giá trị gì cho việc suy nghĩ. Cũng có thể câu hỏi là khó nhưng sự trả lời là hời hợt, không có ý nghĩa gì vì chưa chịu suy nghĩ thấu đáo. Đặt được câu hỏi rồi mà vẫn không trả lời được sau khi đã cố gắng suy nghĩ, tìm tòi thì có thể đem hỏi người khác ( đừng ngại, đừng dấu dốt ). Trước khi hỏi cần tự kiểm tra lại nội dung, nên nghĩ đi nghĩ lại vài lần trong đầu xem cách đặt câu hỏi như thế đã được chưa, đã đúng chưa, có phù hợp không, nội dung có đáng hỏi không hay quá tầm thường, và nếu có điều kiện thì viết câu hỏi ra giấy để xem xét cho kỹ.
Xin kể tiếp 2 câu chuyện. 1- Được hỏi nguyên nhân nào đã giúp ông nhận giải Nôben vật lý, nhà khoa học trả lời là nhờ sự quan tâm của mẹ từ những ngày còn ở tiểu học. Mỗi lần đi học về mẹ thường hỏi hôm nay con có nghĩ ra được câu hỏi nào thông minh hay không. ( Bình luận- nhiều bậc cha mẹ VN chỉ quan tâm con hôm nay được mấy điểm ).
2-Sau khi thuyết trình, nhà toán học Chirac hỏi : Ai có câu hỏi gì không. Một bạn trẻ giơ tay, được chỉ định, đã nói : Thưa ngài, tôi không hiếu cái chỗ ngài chứng minh từ A ra B. Chirac ra hiệu cho bạn trẻ ngồi xuống và nói : Câu của bạn vừa rồi là một lời thú nhận chứ không phải câu hỏi. Có ai hỏi gì không.
Trong cuộc đời và trên Facebook tôi thường gặp một số câu hỏi mà buộc lòng phải từ chối không trả lời vì câu hỏi không rõ ràng hoặc quá đơn giản (chứng tỏ người hỏi chưa suy nghĩ kỹ, loại trừ một vài câu thiếu thiện chí, khiêu khích hoặc bịp bợm ).
Đặt câu hỏi cho người khác cũng giống như đặt bài toàn hoặc đặt câu đố là phải làm rõ cái đã biết, đã cho và cái cần biết ( các cái này phài có liên hệ với nhau ), lại phải biết trình bày dưới dạng câu hỏi ( phân biệt câu trần thuật, câu hỏi, câu cảm thán---), để người nghe biết được nội dung hỏi và điều cần trả lời.
Khi được hỏi, trước hết nên nhanh chóng càm nhận ý đồ của người hỏi là thiện chí hay không thiện chí để có phương án trả lời. A- Thiện chí là khi người hỏi có vấn đề chưa biết, hỏi để biết. B- Không ( hoặc thiếu ) thiện chí là câu hỏi nhằm khiêu khích, đùa cợt hoặc vì một mục đích thiếu trong sáng nào đó. Ngoài ra có loại câu hỏi tầm phào, hỏi cho có chuyện ( Không phải A cũng không phải B, hỏi theo phép lịch sự dởm hoặc đùa cho vui ). Việc cảm nhận này đòi hỏi có sự nhạy bén, sự tinh tế.
Với câu hỏi thiện chí cần hiểu kỹ câu hỏi, nếu có chỗ nào chưa rõ thì nên hỏi lại để làm rõ ( tránh việc hỏi một đàng, trả lời một nẻo khác, lạc đề ) và trả lời chân thành theo sự hiểu biết. Nếu chưa biết hoặc biết chưa đầy đủ thì công nhận, chớ vì sĩ diện, chớ vì dấu dốt mà trả lời liều. Với câu hỏi thiếu thiện chí thì cần thận trọng, chớ mắc lừa trả lời vào nội dung câu hỏi mà nên tìm cách nào đó khôn ngoan hơn. Với câu hỏi tầm phào thì cũng có thể chọn cách trả lời tầm phào.
Xin kể thêm câu chuyện . Em hỏi : Người ta nói viên là thế nào anh nhỉ. Anh trả lời : Viên là từ để chỉ người làm việc gì đó , thí dụ tuyên truyền viên là người làm tuyên truyền, vệ sinh viên là người làm vệ sinh. Em : Dạ em hiểu rồi ạ, như vậy thịt băm viên là người băm thịt.. Anh ??
Học suy nghĩ chính là chịu khó suy nghĩ để cho việc suy nghĩ trở thành thói quen hàng ngày. Suy nghĩ là cần nhưng phải là suy nghĩ đúng. Để biết một suy nghĩ đã đúng chưa thường có một số cách kiểm tra. A- Với vấn đề có tính khoa học, cách kiểm tra là xem sự suy nghĩ có dựa trên những chứng cứ xác thực và đầy đủ không, cách lập luận trong suy nghĩ có chặt chẽ, có phù hợp phương pháp khoa học không, các kết luận rút ra có đáng tin không. B- Với vấn đề liên quan đến con người, đến xã hội, ngoài việc xem xét đầy đủ chứng cứ và phương pháp như trên ( để bảo đảm tính hợp lý ) còn xem các kết luận rút ra có hợp tình, hợp pháp không.
Việc kiểm tra trước hết phải tự mình thực hiện một cách trung thực, khách quan, nếu còn nghi ngại thì nên trình bày, trao đổi với người thân, bạn bè ( phải là người có hiểu biết ) để nhận được sự góp ý hoặc phản biện.
Người ta cho rằng những người học giỏi toán thường có suy nghĩ sắc sảo và đúng. Điều đó là có thật nhưng không hoàn toàn đúng. Có những người không hề giỏi toán mà vẫn có những suy nghĩ tuyệt vời, cũng như có người thật giỏi toán mà vẫn vụng về trong cuộc sống. Môn học liên quan nhiều đến suy nghĩ là môn Lôgic hình thức . ( khi có ai nói cái gì đó không chặt chẽ, không hợp lý thường được nhận xét là không lôgic . Lôgic hình thức dạy người ta cách suy nghĩ, cách lập luận đúng qui luật ). Tiêu chuẩn để phân biệt mức độ đúng sai là so sánh với thực tế, dùng thực tế để kiểm nghiệm
Điều nên tránh trước tiên là thói lười suy nghĩ, sau là cách suy nghĩ không đúng vì bị sự vô minh lấn át ( Vô minh là thuật ngữ của Nhà Phật chỉ sự nhầm lẫn, thiếu sáng suốt, do chủ quan, do ngu dốt, do thiên vị, do thành kiến, do cuồng tín, do mê muội v.v---).
Học suy nghĩ để củng cố, để nâng cao, để mở rộng sự hiểu biết, nhưng kiến thức là vô hạn, vậy mỗi người tùy vào khả năng, điều kiện, hoàn cảnh của mình để biết mức độ mình có thể đạt đến. Trong cuộc sống có những việc làm, với tư cách người thợ, để làm tốt rất cần biết rõ, biết chắc chắn làm như thế nào , làm thành thạo mà có thể không cần hiểu sâu về bản chất, không cần biết tại sao, chỉ cần làm theo mẫu. Việc làm như thế là lao động đơn giản, rất cần để làm tăng sản phầm cho xã hội nhưng chưa có sáng tạo. Trong việc học kiến thức, để trả lời câu hỏi tại sao, nguyên nhân từ đâu thì nhiều khi cũng không thể trả lời đến tận cùng gốc rễ mà chỉ có thể truy tìm đến một mức độ nào đó có thể chấp nhận. Có nhiều câu hỏi dạng : tại sao có A- trả lời là tại B; hỏi ở đâu ra B- trả lời là từ C; hỏi cái gì sinh ra C- là D; hỏi tiếp D sinh ra từ đâu- từ E----Cứ truy như thế cho đến lúc không thể trả lời và công nhận là Trời sinh ra thế . Vậy khi truy tìm nguyên nhân thường phải dừng lại ở một mức độ nào đó đủ để hiểu được bản chất. Để sinh ra một kết quả A thực ra không phải chỉ có một nguyên nhân B mà có nhiều, đó là B1, B2, B3,-- ,Bn. Trong các B đó có cái chính, cái phụ, có cái rõ ràng, cái ẩn dấu, có cái trực tiếp, cái gián tiếp. Suy nghĩ để phân biệt những điều như thế không phải chuyện dễ.
Học suy nghĩ là khó, nhưng không quá khó, vấn đề là phải thấy rõ sự cần thiết, sự ích lợi để chịu khó suy nghĩ từ việc đơn giản đến phức tạp, tạo thành thói quen suy nghĩ hàng ngày. Khi đã thành thói quen thì mọi việc sẽ trở nên dễ.
Có thể có bạn cho rằng công việc, cuộc sống của bạn không cần suy nghĩ vì mọi việc đã rõ ràng. Điều ấy có thể đúng một phần cho một vài công việc nào đó trong hiện tại, còn nói chung ai rồi cũng có những vấn đề cần suy nghĩ để lựa chọn ( trừ những người bị bệnh tâm thần, mất trí ).

Nguồn: FB Thầy Nguyễn Đình Cống

Học mà không chịu suy nghĩ thì không minh mẫn được, suy nghĩ mà không chịu học thì luôn luôn nghi ngờ.

Read more: http://danhngoncuocsong.vn/tac-gia/khong-tu.html#ixzz3mFoijzoJ


Học mà không suy nghĩ thì vô ích; suy nghĩ mà không học thì hiểm nghèo.

Read more: http://danhngoncuocsong.vn/tac-gia/khong-tu.html#ixzz3mFoquhPS


Danh Ngôn Cuộc Sống

Đừng xem trọng bề ngoài - bề ngoài có thể đánh lừa ta
Đừng xem trọng sự giàu sang - sự giàu sang có thể mất dần
Hãy đến với người biết làm ta cười
Vì chỉ có nụ cười mới biến một ngày buồn thành vui tươi.

**********************
Điều quan trọng không phải là đi mau mà là đi mãi

**********************
Có những lúc trong cuộc đời ta nhớ một người đến nỗi
chỉ muốn kéo người ấy ra khỏi giấc mơ để ôm chặt lấy.

**********************
Hãy mơ những giấc mơ bạn thích mơ Hãy đi nơi bạn thích đi.
Hãy trở thành người mà bạn muốn trở thành.
Bởi vì ta chỉ có một cuộc đời và một cơ hội
để thực hiện tất cả những gì ta mong mỏi trong cuộc đời ấy.

**********************
Khi một cánh cửa hạnh phúc đóng lại, một cánh cửa khác sẽ mở ra
Nhưng người ta cứ ngắm mãi cánh cửa đóng lại
Để rồi không thấy được cánh cửa đang mở ra.

**********************
Những người bạn tốt nhất là những người bạn có thể im lặng
cùng ta ngồi ngoài hiên hay trên xích đu
Để rồi khi ta đi, ta cảm thấy như vừa được trò chuyện thật thích thú.

**********************
Đúng là chẳng biết ta được hưởng những gì nếu ta không mất nó.
Nhưng cũng đúng là ta sẽ chẳng mong mỏi cái gì nếu ta không có nó.

**********************
Luôn đặt mình vào vị trí của người khác.
Nếu trong vị trí đó bạn cảm thấy đau
thì có lẽ người kia cũng sẽ cảm thấy đau.

**********************
Học mà không suy nghĩ thì vô ích
Suy nghĩ mà không học thì nguy hiểm

**********************
Hôn nhân là một cái áo mới được mặc vào trong một ngày lễ
Mà người mặc không được thử áo ấy trước bao giờ.

**********************
Nếu không có cảnh đông tàn
Thì đâu có cảnh huy hoàng ngày xuân.

**********************
Hậu quả của cơn nóng giận bao giờ cũng nghiêm trọng hơn nguyên nhân.

**********************
Chớ nên phàn nàn rằng đất trước mặt mình quá hẹp
Cứ lùi lại một bước tự khắc thấy rộng rãi ngay

**********************
Mỗi người là một pho sách nếu bạn biết cách đọc nó.

**********************
Một cuốn sách tốt mở ra thì gợi niềm hy vọng
Khép lại thì đem lại điều hữu ích.

**********************
Của cải có thể tìm đến ta, nhưng khôn ngoan thì chúng ta phải tìm đến nó.

**********************
Đừng bao giờ ném bùn vào người khác
Bạn có thể ném trượt mà bàn tay bạn nhất định bị bẩn.

**********************
Phẩm chất đáng quý của con người là sự chân thành.

**********************
Hãy yêu cái điều mà người ta khuyến cáo bạn
chứ không phải cái điều mà người ta tán tụng bạn.

**********************
Chẳng có gì mất đi cả.
Những vì sao lặn xuống để rồi mọc lên sáng hơn ở bờ bên kia.

**********************
Đừng nhận những gì mà mình không thể thực hiên được
Nhưng hãy chú trọng giữ gìn lời hứa của mình.

**********************
Không biết chịu đựng cái nghèo là một điều hổ thẹn
Không chịu làm việc để xua đuổi cái nghèo lại là điều đáng hổ thẹn hơn.

**********************
Nếu bạn muốn lên chỗ cao nhất thì hãy bắt đầu từ chỗ thấp nhất.

**********************
Đọc sách mà không có sự suy nghĩ chẳng khác gì ăn mà không có sự tiêu hoá.

**********************
Ai chỉ nghĩ đến mình khi phú túc
thì trong cơn bi cực sẽ không có lấy một bạn thân tình.

**********************
Đừng lùi bước trước vận đen
mà phải đương đầu với nó bằng lòng dũng cảm lớn lao nhất

**********************
Làm việc tốt lành mà mong cho người ta biết thì không phải là làm lành.

**********************
Người sung sướng nhất là người đã tạo được hạnh phúc cho người khác.

**********************
Điều quan trọng trong đời là có mục đích lớn lao và quyết tâm đạt được mục đích ấy

**********************
Mình như thế nào mà không dám làm ra thế là tự mình khinh mình

**********************
Can đảm không bắt chước được, đó là 1 đức tính thoát ra ngoài vòng giả tạo

**********************
Bạn đừng nói về hạnh phúc của mình với 1 người kém sung sướng hơn bạn

**********************
Không bằng người mà không xấu hổ thì bằng người sao được

**********************
Không khi nào trả xong nợ với những kẻ đã giúp ta
vì ta không nợ tiền bạc mà ta nợ ân tình

**********************
Nếu ai nói xấu bạn mà điều đó đúng, bạn hãy sửa mình đi
Nếu là điều vu hoạ thì bạn hãy cười.

**********************
Nhượng bộ không phải là hạ mình
Nhận lỗi không phải là nhục nhã

**********************
Đi đường xa mới biết sức ngựa
Trải việc đời mới biết được lòng người

**********************
Một người khôn không màng đến những gì không thể có

**********************
Một người có thể dấu mọi thứ trừ say rượu và đang yêu

**********************
Thất bại không phải là nguy hiểm
Mà nguy hiểm ở chỗ là không dám thú nhận,
không dám rút ra những bài học đắng cay

http://z4.invisionfree.com/toivaban/ar/t664.htm

___________________

Định nghĩa lại giáo dục
http://ired.edu.vn/vn/so-tay-giao-duc/282/dinh-nghia-lai-giao-duc

1 nhận xét: