Một số nhà nghiên cứu cho rằng, nội dung “Bốn trụ cột” là: “Học để biết; Học để làm; Học để tồn tại; và Học để chung sống” trong bản báo cáo nổi tiếng của Jacques Delors năm 1996 chính là nội dung triết lý giáo dục của UNESCO. Nhưng có nhiều đồng nghiệp đọc xong “Bốn trụ cột” đó nghi ngờ: “Có phải như thế là triết lý giáo dục không?”...
Xuất xứ bản báo cáo của Jacques Delors
Như mọi người đều biết, với tư cách là một Ủy ban của Liên Hiệp Quốc về Văn hóa, Khoa học và Giáo dục, UNESCO đã dành nhiều mối quan tâm cho những nghiên cứu về giáo dục. Chúng ta dễ dàng tìm được trên mạng những công trình nghiên cứu rất quan trọng của UNESCO về chủ đề này.
Chuẩn bị bước vào thế kỷ XXI, UNESCO đã thành lập Nhóm chuyên trách nghiên cứu về Giáo dục cho thế kỷ XXI (Task Force on Education for the Twenty-first Century). Kết quả, năm 1996, Chủ tịch Ủy ban UNESCO về Giáo dục cho thế kỷ XXI (UNESCO Commission on Education for the Twelty-First Century) Jacques Delors đã công bố bản báo cáo có tiêu đề tiếng Anh là:Learning: The Treasure Within1, có thể dịch sang tiếng Việt là “Học tập: Một tài sản tiềm ẩn” (từ đây gọi tắt là Báo cáo).
Đọc kỹ Báo cáo, chúng ta dễ dàng nhận ra, đây không phải một bản báo cáo viết đơn thuần về “Learning”, nghĩa là “Học tập”, mà nó bàn về một nội dung bao quát hơn, đó là “Giáo dục”.
Tôi thấy lạ, nên tìm đọc bản tiếng Pháp, và đã nhận ra có một sự khác biệt rất quan trọng: Bản tiếng Pháp có tiêu đề là “L’Education: Un Trésor est caché Dedans”, có thể dịch sang tiếng Việt là “Giáo dục: Một tài sản đang được cất giấu tiềm ẩn”.
Như vậy, một bản bàn về “Education”, còn một bản bàn về “Learning”. Chẳng lẽ “Education” lại đồng nhất nghĩa với “Learning”?
Trước hết, tôi nghi ngờ vốn từ vựng tiếng Anh của mình. Vì vậy, tôi đã tra cứu rất kỹ các Từ điển Oxford và Từ điển Cobuild, không thấy một từ điển nào đồng nhất “Education” với “Learning” . Chẳng hạn, Oxford Advanced Learner’s Dictionary định nghĩa “Education” là “A process of teaching, training and learning, especially in schools or colleges, to improve knowledge and develop skills”, nghĩa là “Education” có nghĩa rộng hơn “Learning” rất nhiều.
Chúng ta chưa hiểu được vì sao cùng một bản báo cáo lại có những cái tên khác biệt nhau như thế với hai ngôn ngữ. Chúng ta biết, Jacques Delors là người Pháp, chắc ông hiểu rất sâu sắc sự phân biệt giữa khái niệm “Education” trong tiếng Pháp với khái niệm “Learning” trong tiếng Anh. Trong tiếng Pháp cũng có thể tìm được một khái niệm tương đương với “Learning”, là “Étude”. Đọc kỹ cả hai bản và so sánh, chúng ta thấy bản tiếng Pháp và bản tiếng Anh có đôi chỗ khác biệt nhau: Bản tiếng Pháp bàn về toàn bộ mối quan hệ giữa “Quá trình giáo dục” (Processus éducatif) với các quá trình xã hội khác, trong khi bản tiếng Anh chỉ bàn về “Quá trình học tập” (Learning process).
NỘI DUNG CỐT LÕI CỦA BẢN BÁO CÁO
Bản báo cáo xác định giáo dục tiểu học phải được ưu tiên tuyệt đối, và nhấn mạnh vai trò bản lề của giáo dục trung học trong quá trình học tập của thế hệ trẻ. Báo cáo xác nhận vai trò trung tâm của giáo dục là người thầy (nguyên văn đoạn này như sau: The central role of teachers and the need to improve their training, status, và nêu rõ sự cần thiết phải cải thiện quá trình đào tạo, vị thế và điều kiện làm việc cho giáo viên), và cần thiết sử dụng công nghệ để phục vụ giảng dạy.
Báo cáo gồm ba phần với nội dung như sau:
Phần 1. “Các quan điểm”, gồm các nội dung:
Từ cộng đồng địa phương đến xã hội toàn cầu
Từ gắn kết xã hội đến tham gia dân chủ
Từ tăng trưởng kinh tế đến phát triển con người
Từ cộng đồng địa phương đến xã hội toàn cầu
Từ gắn kết xã hội đến tham gia dân chủ
Từ tăng trưởng kinh tế đến phát triển con người
Phần 2. “Các nguyên tắc”, gồm các nội dung:
Bốn trụ cột của giáo dục
Học tập suốt đời
Bốn trụ cột của giáo dục
Học tập suốt đời
Phần 3. “Phương hướng”, gồm các nội dung:
(1) Từ giáo dục tiểu học đến đại học
(2) Người thầy và sự tìm tòi các triển vọng
(3) Lựa chọn giáo dục: yếu tố chính trị
(4) Hợp tác quốc tế: giáo dục trong ngôi làng toàn cầu”.
(1) Từ giáo dục tiểu học đến đại học
(2) Người thầy và sự tìm tòi các triển vọng
(3) Lựa chọn giáo dục: yếu tố chính trị
(4) Hợp tác quốc tế: giáo dục trong ngôi làng toàn cầu”.
Trong phần “Các nguyên tắc” của Báo cáo, tác giả đưa ra “Bốn trụ cột của giáo dục”, mà nhiều tác giả Việt Nam đã xem đó là “Triết lý giáo dục” của UNESCO. Đó là:
(1) Học để chung sống2
(2) Học để biết
(3) Học để làm, và
(4) Học để tồn tại
(2) Học để biết
(3) Học để làm, và
(4) Học để tồn tại
Thực ra, chúng tôi không thấy UNESCO viết ở đâu, rằng bốn cột trụ đó được gọi là “Triết lý giáo dục của UNESCO”. Không những thế, đọc toàn bộ Báo cáo, chúng ta có thể nhận ra, tất cả các nội dung, quan điểm được nêu trong Báo cáo đều mang tính triết lý.
Một điều nữa: Đọc rất kỹ các nội dung của Báo cáo, ngoài việc khẳng định “Vai trò trung tâm của người thầy” (The central role of teachers), chúng tôi chưa phát hiện chỗ nào nói về “Lấy người học làm trung tâm” như một số học giả nói là đã viện dẫn từ nội dung của Báo cáo này.
KẾT LUẬN RÚT RA TỪ BẢN BÁO CÁO
Tóm lại, hoàn toàn có thể nói, Báo cáo của Jacques Delors quả thật là một tuyên ngôn triết lý về giáo dục thế kỷ XXI. Nó chứa đựng triết lý về mục đích của sự học, về bản thân sự học, triết lý về bản chất hệ thống giáo dục, từ tiểu học đến đại học và hệ thống giáo dục trong môi trường xã hội, chứ không chỉ có nội dung về “bốn trụ cột” như một số nhà nghiên cứu đã viện dẫn.
Từ những phân tích trên đây về tư tưởng phát triển giáo dục của thế kỷ XXI, chúng tôi cho rằng, bàn về triết lý giáo dục, chúng ta cần đề cập cả sáu mối quan hệ như UNESCO đã đề cập trong Báo cáo vừa viện dẫn trên đây.
Có thể nói, liên quan triết lý giáo dục, bản báo cáo của UNESCO đã xem xét sáu mối quan hệ:
(1) Triết lý về mối quan hệ giữa Giáo dục và Văn hóa;
(2) Triết lý về mối quan hệ giữa Giáo dục và Quyền công dân;
(3) Triết lý về mối quan hệ giữa Giáo dục và Gắn kết xã hội;
(4) Triết lý về mối quan hệ giữa Giáo dục, Lao động và Việc làm;
(5) Triết lý về mối quan hệ giữa Giáo dục và Phát triển;
(6) Triết lý về mối quan hệ giữa Giáo dục, Nghiên cứu và Khoa học.
(2) Triết lý về mối quan hệ giữa Giáo dục và Quyền công dân;
(3) Triết lý về mối quan hệ giữa Giáo dục và Gắn kết xã hội;
(4) Triết lý về mối quan hệ giữa Giáo dục, Lao động và Việc làm;
(5) Triết lý về mối quan hệ giữa Giáo dục và Phát triển;
(6) Triết lý về mối quan hệ giữa Giáo dục, Nghiên cứu và Khoa học.
Đến đây, chúng ta nhận ra, sự hiểu lầm “Bốn trụ cột” là triết lý có lẽ là do người ta đã chuyển ngữ “Education” từ bản tiếng Pháp thành “Learning” trong bản dịch tiếng Anh. Điều này khiến một số đồng nghiệp xem “Bốn trụ cột” về “Learning” là toàn bộ tư tưởng của văn bản có tên tiếng Anh là “Learning”.
Tôi xin mạnh dạn khẳng định nguyên bản được viết bằng tiếng Pháp, và bản tiếng Anh chắc chắn là bản dịch, vì Jacques Dulors là người Pháp, ông có thể đã không viết bản khởi thảo bằng tiếng Anh.
---
1 Xem: unesdoc.unesco.org/images/0010/001095/ 109590eo.pdf
2 Nhiều tài liệu của chính UNESCO lại trình bày theo một trật tự khác: Học để biết, Học để làm, Học để tồn tại, Học để chung sống.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét