Từ khi học vỡ lòng đến khi học hết bậc đại học học sinh, sinh viên Việt Nam được học vô số các thứ gọi là... “khoa học”, trừ một định nghĩa “khoa học” là gì?
Đầu xuân mấy ông đồ gàn ngồi với nhau nhâm nhi ly rượu bàn cái sự đời....
Đầu tiên là ngâm nga bài vè để cười chơi về cái sự đời... “Cây cau cây móc/Con cóc con ba ba/Con gà con chó/Cái đó cái xa”. Hỏi tại sao lại như thế, thì các cụ đồ gàn phán rằng... Sự đời gồm những nghịch lý, tỷ như “Con cóc thì ở trên cạn, nhưng lại xuống nước đẻ một lũ nòng nọc; Con ba ba thì sống dưới nước, nhưng lại lên cạn đẻ trứng”; “Còn cái được gọi tên là ‘đó’ thì dùng đơm cá ở tít cánh đồng xa; trong khi cái được gọi tên là cái “xa” thì lại dùng kéo sợi ngay bên cạnh mình”
Ông đồ gàn nọ hỏi ông đồ gàn kia: Thế thì liên quan gì đến cái khoa học và giáo dục?
Ấy thế mà liên quan đấy! Khoa học và giáo dục ở ta hiện nay cũng loanh quanh những nghịch lý y hệt như vậy! Nhân ngày xuân, các cụ đồ gàn hết chuyện, tản mạn mấy chuyện... chơi... về nghịch lý (và nghịch nhĩ) về khoa học và giáo dục.
Học đủ thứ KH&CN, ... trừ hai định nghĩa: “khoa học” và “công nghệ” là gì?
Mấy năm vừa qua, tôi có dịp giảng môn Phương pháp nghiên cứu khoa học cho sinh viên và các lớp sau đại học ở một số trường đại học trong nước. Tôi thường mở đầu bài giảng như thế này:
“Trong những năm học đại học, chắc chắn các bạn đã học rất nhiều lý thuyết khoa học. Vậy tôi xin các bạn cho một định nghĩa khoa học là gì?”. Hầu như rất ít sinh viên trả lời được. Ngay đối với những học viên cao học và nghiên cứu sinh, những người đang bước chân vào con đường làm khoa học, sẽ là tác giả của hàng loạt lý thuyết khoa học trong tương lai, khi tôi đặt ra câu hỏi đó, họ cũng không dễ trả lời được suôn sẻ (!)
Tôi không ngạc nhiên. Họ không trả lời được là đúng, bởi vì trong các môn học được dạy ở bậc đại học, không có môn học nào cho họ một định nghĩa trọn vẹn “Khoa học” là gì và “Lý thuyết khoa học” là gì?
Các bạn có biết điều tôi ngạc nhiên nữa là gì không? Lại là một câu chuyện hoàn toàn khác. Năm 1943, trong bài học đầu tiên khi tôi học lớp 1, hồi đó gọi là lớp Đồng ấu, tôi đã được học khái niệm “Khoa học” là gì.
Đó là bài học cho lớp khai tâm, Bài số 1 trong cuốn sách Quốc văn Giáo khoa thư Lớp Đồng Ấu của các tác giả Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Ngọc và một số người khác. Tôi nhớ mang máng là có bài dạy cho lớp khai tâm biết khái niệm “Khoa học” là gì. Tôi đang định vào Thư viện Quốc gia để tìm, thì may mắn sao, tôi bắt gặp cuốn sách ở ngoài hiệu sách. Cuốn sách do Nhà xuất bản Thanh Niên in lại. Đây là bộ sách được Nha Học chính Đông Pháp DIRIF (Direction de l’Intruction de l’ Indochine Française) phê duyệt làm sách giáo khoa từ đầu thế kỷ 20. Rất cảm ơn Nhà xuất bản Thanh Niên đã cho những người thuộc lớp tuổi tôi có dịp tìm lại được cuốn sách. Bây giờ tìm lại không phải để học như hơn bảy mươi năm trước đây, mà tìm để nghiên cứu. Bài đầu tiên của Lớp Đồng Ấu, tức lớp Khai tâm là Bài số 1 trong sách Quốc văn Giáo khoa thư. Đó là bài “Tôi đi học”1:
“Năm nay tôi lên bảy tuổi. Tôi không chơi đùa lêu lổng như mấy năm còn bé. Tôi đi học. Tôi học đọc, học viết, học tính, học vẽ và nhiều khoa học khác nữa.”
Khái niệm “khoa học” được in nghiêng, có phần giải thích: “Khoa học: ở đây có nghĩa là môn học, như luân lý, toán, địa lý, sử, v.v...”. Tôi kinh ngạc về sự giải thích của học giả Trần Trọng Kim thời đó. Bởi vì khái niệm khoa học những năm đầu thế kỷ 20 còn tương đối sơ sài. Tôi thử tìm kiếm trong cuốn Từ điển Larousse xuất bản từ đầu thế kỷ 20 xem thời đó người ta đã định nghĩa khoa học như thế nào. Thì ra thời đó, khái niệm này thực sự là còn hết sức giản đơn. Tôi tìm được hai định nghĩa: “Connaissance exacte et raisonnée de certaines choses déterminées”, nghĩa là “Tri thức chính xác và duy lý về một số sự vật xác định”, và “Tout ensemble de connaissances fondée sur l’étude”, nghĩa là “Toàn bộ tập hợp kiến thức được thiết lập trên cơ sở nghiên cứu”.
Điều tôi rất đỗi ngạc nhiên là thời đó khoa học chưa phát triển. Thế mà các nhà trí thức đương thời đã đi trước cả chúng ta, đi trước một thế kỷ, đã viết sách dạy cho học sinh lớp 1 định nghĩa giản dị mà chuẩn xác về khái niệm “khoa học”. Điều đáng buồn là một thế kỷ đã qua từ ngày bộ sách Quốc văn Giáo khoa thư chính thức được phê duyệt để dạy trong các trường tiểu học, thế mà không ở một chương trình đại học nào ngày nay dạy cho sinh viên của ta khái niệm “khoa học” một cách trọn vẹn.
Gắn với khái niệm “Khoa học” còn có khái niệm “Công nghệ”. Nhiều người cứ giải thích rằng khái niệm “Công nghệ” là mới. Ấy vậy mà trong sách Quốc văn Giáo khoa thư lớp Dự bị (giống như lớp 2 ngày nay) của Trần Trọng Kim từ thập niên đầu thế kỷ 20 cũng đã có cả một bài riêng dạy cho những học trò đang còn ở tuổi rất non nớt thế nào là “Công nghệ”. Trần Trọng Kim diễn giảng như sau: “Công nghệ là những nghề đòi hỏi sự đóng góp của bàn tay thợ”. Khi nói về đặc điểm của công nghệ, ông viết: “Nhưng xưa nay, các công nghệ của ta có cái thói lạ, là nhiều nơi có nghề gì riêng, thì cố giữ, không cho nghề ấy lọt ra ngoài. Mỗi nghề lại thờ một ông thánh sư, là người sáng lập ra nghề ấy”. Thì ra thời đó Trần Trọng Kim đã khéo léo dạy cho lớp học sinh nhỏ tuổi biết thế nào là bí quyết công nghệ (know-how) và quyền sở hữu đối với các bí quyết công nghệ, mặc dầu hình như ông nhìn quyền sở hữu này không mấy thiện cảm.
Ngày nay, tri thức về bản thân cái gọi là “khoa học” và “công nghệ” đã phát triển quá xa so với những hiểu biết thời học giả Trần Trọng Kim. Cả một hệ thống lý thuyết đồ sộ về “khoa học” và “công nghệ”, “phương pháp luận khoa học”, “lý thuyết đổi mới công nghệ”, “những khía cạnh xã hội của khoa học và công nghệ”, “lý thuyết phát triển khoa học và công nghệ” đã được phát triển chưa từng thấy. Vậy mà, trong khi sinh viên của chúng ta được học hàng trăm bộ môn khoa học và công nghệ khác nhau, họ lại không được có một hiểu biết sơ khai: “Khoa học là gì?” cũng như “Công nghệ là gì?”, hơn nữa, khoa học và công nghệ có mối quan hệ tương tác nào với sự phát triển kinh tế và xã hội.
Lý thuyết là gì?
Từ khi học trung học, học sinh của chúng ta đã bắt đầu làm quen với vô số các thứ lý thuyết. Lên học đại học sinh viên càng được học nhiều lý thuyết hơn nữa. Vậy mà khi hỏi “Lý thuyết là gì?” thì hầu như sinh viên của chúng ta, kể cả những học viên sau đại học đều luôn ngớ ra, và rất ngỡ ngàng, rằng tại sao họ lại không được học những khái niệm như thế.
Câu hỏi của tôi hoàn toàn bất ngờ đối với sinh viên cũng như nhiều học viên sau đại học. Quả thật, nếu xem kỹ lại chương trình ở bậc đại học, trong suốt những năm ngồi trên ghế trường, sinh viên được học khoảng 50 -60 bộ môn khoa học và hàng trăm thứ lý thuyết khác nhau, nhưng điều kỳ lạ là, họ không được học một môn nào cung cấp cho họ một định nghĩa trọn vẹn “Lý thuyết là gì?”
Một điều lý thú nữa là rất nhiều bạn đã đưa ra hai định nghĩa khác nhau về “Lý thuyết” và “Lý luận”. Thật là hay. Thực ra, lý thuyết và lý luận đâu có là hai khái niệm, mà là hai cách dịch sang tiếng Việt của một từ tiếng nước ngoài, chẳng hạn, tiếng Anh là “Theory”. Trong Anh - Hán Đại Từ điển của Trịnh Dị Lý, “Theory” được dịch sang tiếng Hán là “Lý luận”; “Học lý”; “Luận thuyết”, “Học thuyết”.
Nhiều bạn nghiên cứu sinh không thật sự hiểu rõ, đáng ra trong công việc của họ có một bộ phận rất quan trọng là xây dựng các lý thuyết. Có những người đã viết nên một số cơ sở lý thuyết, nhưng khi trao đổi với họ “lý thuyết là gì”, thì thực sự họ cũng không cắt nghĩa được ngọn ngành lý thuyết là gì, và lý thuyết gồm những bộ phận hợp thành nào, và việc xây dựng các bộ phận đó cần phải đi theo một lộ trình như thế nào. Như vậy có thể nói là họ làm lý thuyết dựa trên cảm tính, nếu không nói quá rằng, họ làm ra lý thuyết một cách mò mẫm, thiếu hẳn những “cơ sở lý thuyết” của việc làm ra “lý thuyết”, như thể các nghệ nhân chơi đàn mà không cắt nghĩa được cơ sở lý thuyết của nó. Giá như các nhà sáng tạo lý thuyết tương lai được học những cơ sở lý thuyết của lý thuyết, thì sẽ giảm đi được biết bao nhiêu những nỗ lực sai lệch về phương pháp, định hướng, và có phải là sản phẩm của họ sẽ chuẩn xác, khách quan hơn bao nhiêu không!
Dạy cho thiên hạ đủ các phương pháp, trừ phương pháp cho riêng mình
Một nghịch lý thú vị, khoa học dạy điều hay lẽ phải và phương pháp cho mọi lĩnh vực hoạt động: dạy từ công nghệ nấu ăn cho đến công nghệ chế tạo bom nguyên tử; dạy từ công nghệ chế tạo các vật dụng hằng ngày cho đến công nghệ chế tạo tàu vũ trụ... trừ việc ít chăm lo hoàn thiện các phương pháp của chính khoa học... Quả thật, chúng ta có thể tìm mỏi mắt trên mạng cũng khó tìm được một luận án tiến sỹ nào nghiên cứu về phương pháp luận khoa học.
Không chỉ có như vậy đâu.
Tôi nhớ cách đây mấy năm, tôi và tiến sỹ Trịnh Ngọc Thạch (nay là Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Quốc Hội) được Đại học Quốc gia Hà Nội giao cho thực hiện một đề tài nghiên cứu về “Nâng cao năng lực nghiên cứu” của chính Đại học Quốc gia, chúng tôi đã gửi đi một phiếu thăm dò ý kiến về việc đưa môn học về phương pháp nghiên cứu khoa học thành một môn học bắt buộc đối với sinh viên, thì một vị giáo sư luôn được vinh danh trong giới sử học đã viết vào phiếu trả lời chúng tôi là “chỉ cần dạy cho sinh viên về nhận thức luận Marx-Lenin là đủ”. Quả thật, ông đã nhầm lẫn trong lý luận về phương pháp nghiên cứu khoa học: Nhận thức luận Marx-Lenin chỉ gợi ý cho sinh viên hướng tiếp cận nghiên cứu (Research Approach), chứ không giúp sinh viên những bước cụ thể trong kỹ năng nghiên cứu (Research Skills).
Trong một hội thảo phối hợp tổ chức giữa Bộ KH&CN và Đại học Quốc gia Hà Nội về nghiên cứu cơ bản, tôi còn giữ 10 bản báo cáo của các vị giáo sư và phó giáo sư và trưởng phòng quản lý khoa học của các trường thành viên của Đại học Quốc gia, trong đó có 6 bài đã nhầm lẫn giữa hai khái niệm “nghiên cứu khoa học cơ bản” (Basic Sciences) và “nghiên cứu cơ bản” (Fundamental Research).
Mùa xuân đến rồi. Đã đến lúc các cụ đồ gàn bàn nhiều hơn đến các nghịch lý, hầu mở ra một trang sử mới cho khoa học và giáo dục nước nhà.
-------------
1 Trần Trọng Kim và các tác giả: Quốc văn Giáo khoa thư, NXB Thanh Niên, 2000.
http://huc.edu.vn/ chi-tiet/1731/ Khoa-hoc-va-giao-duc---nhun g-nghich-ly.html
____________________
Kiến tạo một nền đại học thực thụ
http://huc.edu.vn/ chi-tiet/3568/.html
Tự do học thuật và những giới hạn còn ít người biết
http://huc.edu.vn/ chi-tiet/2070/ Tu-do-hoc-thuat-va-nhung-gi oi-han-con-it-nguoi-biet.h tml
Đầu tiên là ngâm nga bài vè để cười chơi về cái sự đời... “Cây cau cây móc/Con cóc con ba ba/Con gà con chó/Cái đó cái xa”. Hỏi tại sao lại như thế, thì các cụ đồ gàn phán rằng... Sự đời gồm những nghịch lý, tỷ như “Con cóc thì ở trên cạn, nhưng lại xuống nước đẻ một lũ nòng nọc; Con ba ba thì sống dưới nước, nhưng lại lên cạn đẻ trứng”; “Còn cái được gọi tên là ‘đó’ thì dùng đơm cá ở tít cánh đồng xa; trong khi cái được gọi tên là cái “xa” thì lại dùng kéo sợi ngay bên cạnh mình”
Ông đồ gàn nọ hỏi ông đồ gàn kia: Thế thì liên quan gì đến cái khoa học và giáo dục?
Ấy thế mà liên quan đấy! Khoa học và giáo dục ở ta hiện nay cũng loanh quanh những nghịch lý y hệt như vậy! Nhân ngày xuân, các cụ đồ gàn hết chuyện, tản mạn mấy chuyện... chơi... về nghịch lý (và nghịch nhĩ) về khoa học và giáo dục.
Học đủ thứ KH&CN, ... trừ hai định nghĩa: “khoa học” và “công nghệ” là gì?
Mấy năm vừa qua, tôi có dịp giảng môn Phương pháp nghiên cứu khoa học cho sinh viên và các lớp sau đại học ở một số trường đại học trong nước. Tôi thường mở đầu bài giảng như thế này:
“Trong những năm học đại học, chắc chắn các bạn đã học rất nhiều lý thuyết khoa học. Vậy tôi xin các bạn cho một định nghĩa khoa học là gì?”. Hầu như rất ít sinh viên trả lời được. Ngay đối với những học viên cao học và nghiên cứu sinh, những người đang bước chân vào con đường làm khoa học, sẽ là tác giả của hàng loạt lý thuyết khoa học trong tương lai, khi tôi đặt ra câu hỏi đó, họ cũng không dễ trả lời được suôn sẻ (!)
Tôi không ngạc nhiên. Họ không trả lời được là đúng, bởi vì trong các môn học được dạy ở bậc đại học, không có môn học nào cho họ một định nghĩa trọn vẹn “Khoa học” là gì và “Lý thuyết khoa học” là gì?
Các bạn có biết điều tôi ngạc nhiên nữa là gì không? Lại là một câu chuyện hoàn toàn khác. Năm 1943, trong bài học đầu tiên khi tôi học lớp 1, hồi đó gọi là lớp Đồng ấu, tôi đã được học khái niệm “Khoa học” là gì.
Đó là bài học cho lớp khai tâm, Bài số 1 trong cuốn sách Quốc văn Giáo khoa thư Lớp Đồng Ấu của các tác giả Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Ngọc và một số người khác. Tôi nhớ mang máng là có bài dạy cho lớp khai tâm biết khái niệm “Khoa học” là gì. Tôi đang định vào Thư viện Quốc gia để tìm, thì may mắn sao, tôi bắt gặp cuốn sách ở ngoài hiệu sách. Cuốn sách do Nhà xuất bản Thanh Niên in lại. Đây là bộ sách được Nha Học chính Đông Pháp DIRIF (Direction de l’Intruction de l’ Indochine Française) phê duyệt làm sách giáo khoa từ đầu thế kỷ 20. Rất cảm ơn Nhà xuất bản Thanh Niên đã cho những người thuộc lớp tuổi tôi có dịp tìm lại được cuốn sách. Bây giờ tìm lại không phải để học như hơn bảy mươi năm trước đây, mà tìm để nghiên cứu. Bài đầu tiên của Lớp Đồng Ấu, tức lớp Khai tâm là Bài số 1 trong sách Quốc văn Giáo khoa thư. Đó là bài “Tôi đi học”1:
“Năm nay tôi lên bảy tuổi. Tôi không chơi đùa lêu lổng như mấy năm còn bé. Tôi đi học. Tôi học đọc, học viết, học tính, học vẽ và nhiều khoa học khác nữa.”
Khái niệm “khoa học” được in nghiêng, có phần giải thích: “Khoa học: ở đây có nghĩa là môn học, như luân lý, toán, địa lý, sử, v.v...”. Tôi kinh ngạc về sự giải thích của học giả Trần Trọng Kim thời đó. Bởi vì khái niệm khoa học những năm đầu thế kỷ 20 còn tương đối sơ sài. Tôi thử tìm kiếm trong cuốn Từ điển Larousse xuất bản từ đầu thế kỷ 20 xem thời đó người ta đã định nghĩa khoa học như thế nào. Thì ra thời đó, khái niệm này thực sự là còn hết sức giản đơn. Tôi tìm được hai định nghĩa: “Connaissance exacte et raisonnée de certaines choses déterminées”, nghĩa là “Tri thức chính xác và duy lý về một số sự vật xác định”, và “Tout ensemble de connaissances fondée sur l’étude”, nghĩa là “Toàn bộ tập hợp kiến thức được thiết lập trên cơ sở nghiên cứu”.
Điều tôi rất đỗi ngạc nhiên là thời đó khoa học chưa phát triển. Thế mà các nhà trí thức đương thời đã đi trước cả chúng ta, đi trước một thế kỷ, đã viết sách dạy cho học sinh lớp 1 định nghĩa giản dị mà chuẩn xác về khái niệm “khoa học”. Điều đáng buồn là một thế kỷ đã qua từ ngày bộ sách Quốc văn Giáo khoa thư chính thức được phê duyệt để dạy trong các trường tiểu học, thế mà không ở một chương trình đại học nào ngày nay dạy cho sinh viên của ta khái niệm “khoa học” một cách trọn vẹn.
Gắn với khái niệm “Khoa học” còn có khái niệm “Công nghệ”. Nhiều người cứ giải thích rằng khái niệm “Công nghệ” là mới. Ấy vậy mà trong sách Quốc văn Giáo khoa thư lớp Dự bị (giống như lớp 2 ngày nay) của Trần Trọng Kim từ thập niên đầu thế kỷ 20 cũng đã có cả một bài riêng dạy cho những học trò đang còn ở tuổi rất non nớt thế nào là “Công nghệ”. Trần Trọng Kim diễn giảng như sau: “Công nghệ là những nghề đòi hỏi sự đóng góp của bàn tay thợ”. Khi nói về đặc điểm của công nghệ, ông viết: “Nhưng xưa nay, các công nghệ của ta có cái thói lạ, là nhiều nơi có nghề gì riêng, thì cố giữ, không cho nghề ấy lọt ra ngoài. Mỗi nghề lại thờ một ông thánh sư, là người sáng lập ra nghề ấy”. Thì ra thời đó Trần Trọng Kim đã khéo léo dạy cho lớp học sinh nhỏ tuổi biết thế nào là bí quyết công nghệ (know-how) và quyền sở hữu đối với các bí quyết công nghệ, mặc dầu hình như ông nhìn quyền sở hữu này không mấy thiện cảm.
Ngày nay, tri thức về bản thân cái gọi là “khoa học” và “công nghệ” đã phát triển quá xa so với những hiểu biết thời học giả Trần Trọng Kim. Cả một hệ thống lý thuyết đồ sộ về “khoa học” và “công nghệ”, “phương pháp luận khoa học”, “lý thuyết đổi mới công nghệ”, “những khía cạnh xã hội của khoa học và công nghệ”, “lý thuyết phát triển khoa học và công nghệ” đã được phát triển chưa từng thấy. Vậy mà, trong khi sinh viên của chúng ta được học hàng trăm bộ môn khoa học và công nghệ khác nhau, họ lại không được có một hiểu biết sơ khai: “Khoa học là gì?” cũng như “Công nghệ là gì?”, hơn nữa, khoa học và công nghệ có mối quan hệ tương tác nào với sự phát triển kinh tế và xã hội.
Lý thuyết là gì?
Từ khi học trung học, học sinh của chúng ta đã bắt đầu làm quen với vô số các thứ lý thuyết. Lên học đại học sinh viên càng được học nhiều lý thuyết hơn nữa. Vậy mà khi hỏi “Lý thuyết là gì?” thì hầu như sinh viên của chúng ta, kể cả những học viên sau đại học đều luôn ngớ ra, và rất ngỡ ngàng, rằng tại sao họ lại không được học những khái niệm như thế.
Câu hỏi của tôi hoàn toàn bất ngờ đối với sinh viên cũng như nhiều học viên sau đại học. Quả thật, nếu xem kỹ lại chương trình ở bậc đại học, trong suốt những năm ngồi trên ghế trường, sinh viên được học khoảng 50 -60 bộ môn khoa học và hàng trăm thứ lý thuyết khác nhau, nhưng điều kỳ lạ là, họ không được học một môn nào cung cấp cho họ một định nghĩa trọn vẹn “Lý thuyết là gì?”
Một điều lý thú nữa là rất nhiều bạn đã đưa ra hai định nghĩa khác nhau về “Lý thuyết” và “Lý luận”. Thật là hay. Thực ra, lý thuyết và lý luận đâu có là hai khái niệm, mà là hai cách dịch sang tiếng Việt của một từ tiếng nước ngoài, chẳng hạn, tiếng Anh là “Theory”. Trong Anh - Hán Đại Từ điển của Trịnh Dị Lý, “Theory” được dịch sang tiếng Hán là “Lý luận”; “Học lý”; “Luận thuyết”, “Học thuyết”.
Nhiều bạn nghiên cứu sinh không thật sự hiểu rõ, đáng ra trong công việc của họ có một bộ phận rất quan trọng là xây dựng các lý thuyết. Có những người đã viết nên một số cơ sở lý thuyết, nhưng khi trao đổi với họ “lý thuyết là gì”, thì thực sự họ cũng không cắt nghĩa được ngọn ngành lý thuyết là gì, và lý thuyết gồm những bộ phận hợp thành nào, và việc xây dựng các bộ phận đó cần phải đi theo một lộ trình như thế nào. Như vậy có thể nói là họ làm lý thuyết dựa trên cảm tính, nếu không nói quá rằng, họ làm ra lý thuyết một cách mò mẫm, thiếu hẳn những “cơ sở lý thuyết” của việc làm ra “lý thuyết”, như thể các nghệ nhân chơi đàn mà không cắt nghĩa được cơ sở lý thuyết của nó. Giá như các nhà sáng tạo lý thuyết tương lai được học những cơ sở lý thuyết của lý thuyết, thì sẽ giảm đi được biết bao nhiêu những nỗ lực sai lệch về phương pháp, định hướng, và có phải là sản phẩm của họ sẽ chuẩn xác, khách quan hơn bao nhiêu không!
Dạy cho thiên hạ đủ các phương pháp, trừ phương pháp cho riêng mình
Một nghịch lý thú vị, khoa học dạy điều hay lẽ phải và phương pháp cho mọi lĩnh vực hoạt động: dạy từ công nghệ nấu ăn cho đến công nghệ chế tạo bom nguyên tử; dạy từ công nghệ chế tạo các vật dụng hằng ngày cho đến công nghệ chế tạo tàu vũ trụ... trừ việc ít chăm lo hoàn thiện các phương pháp của chính khoa học... Quả thật, chúng ta có thể tìm mỏi mắt trên mạng cũng khó tìm được một luận án tiến sỹ nào nghiên cứu về phương pháp luận khoa học.
Không chỉ có như vậy đâu.
Tôi nhớ cách đây mấy năm, tôi và tiến sỹ Trịnh Ngọc Thạch (nay là Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Quốc Hội) được Đại học Quốc gia Hà Nội giao cho thực hiện một đề tài nghiên cứu về “Nâng cao năng lực nghiên cứu” của chính Đại học Quốc gia, chúng tôi đã gửi đi một phiếu thăm dò ý kiến về việc đưa môn học về phương pháp nghiên cứu khoa học thành một môn học bắt buộc đối với sinh viên, thì một vị giáo sư luôn được vinh danh trong giới sử học đã viết vào phiếu trả lời chúng tôi là “chỉ cần dạy cho sinh viên về nhận thức luận Marx-Lenin là đủ”. Quả thật, ông đã nhầm lẫn trong lý luận về phương pháp nghiên cứu khoa học: Nhận thức luận Marx-Lenin chỉ gợi ý cho sinh viên hướng tiếp cận nghiên cứu (Research Approach), chứ không giúp sinh viên những bước cụ thể trong kỹ năng nghiên cứu (Research Skills).
Trong một hội thảo phối hợp tổ chức giữa Bộ KH&CN và Đại học Quốc gia Hà Nội về nghiên cứu cơ bản, tôi còn giữ 10 bản báo cáo của các vị giáo sư và phó giáo sư và trưởng phòng quản lý khoa học của các trường thành viên của Đại học Quốc gia, trong đó có 6 bài đã nhầm lẫn giữa hai khái niệm “nghiên cứu khoa học cơ bản” (Basic Sciences) và “nghiên cứu cơ bản” (Fundamental Research).
Mùa xuân đến rồi. Đã đến lúc các cụ đồ gàn bàn nhiều hơn đến các nghịch lý, hầu mở ra một trang sử mới cho khoa học và giáo dục nước nhà.
-------------
1 Trần Trọng Kim và các tác giả: Quốc văn Giáo khoa thư, NXB Thanh Niên, 2000.
http://huc.edu.vn/
____________________
Kiến tạo một nền đại học thực thụ
http://huc.edu.vn/
Tự do học thuật và những giới hạn còn ít người biết
http://huc.edu.vn/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét