Chủ Nhật, 27 tháng 9, 2015

Chủ nghĩa hiện sinh

Hiện Sinh được manh nha từ TK XIX, nhưng bùng nổ vào TK XX, khi con người đã trải qua hai cuộc đại chiến thế giới tàn khốc, đã quá hoang mang và chán ngán trước những "đạo lý", "chân lý", "lý tưởng" ... cao siêu : Tự Do - Nhân Quyền - Dân Vị, Tự Do - Bình Đẳng - Bác Ái, Thế Giới Đại Đồng ... ; những lời "hiệu triệu" hùng hồn : Đừng hỏi tổ quốc có thể làm gì cho bạn, hãy hỏi bạn có thể làm gì cho tổ quốc ; Hỡi những công dân trên toàn thế giới : đừng hỏi nước Mỹ sẽ làm gì cho bạn, hãy hỏi chúng ta có thể cùng nhau làm gì cho tự do của nhân loại ; Vô sản toàn thế giới liên hiệp lại ; Ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh ...
Chủ Nghĩa Hiện Sinh có chung niềm tin rằng tư duy triết học xuất phát từ chủ thể con người - không chỉ là chủ thể tư duy, mà còn là cá thể sống, cảm xúc, và hoạt động. Trong chủ nghĩa hiện sinh, xuất phát điểm của cá nhân được đặc tả bởi cái từng được gọi là "Thái Độ Hiện Sinh" ( the existential attitude ), hay một tình trạng mất định hướng và bối rối khi đứng trước một thế giới có vẻ như vô nghĩa và phi lý. Nhiều nhà hiện sinh cũng đã coi triết học hàn lâm hoặc triết học hệ thống truyền thống, ở cả phong cách cũng như nội dung, là quá trừu tượng và tách biệt khỏi trải nghiệm cụ thể của con người.
Soren Kierkegaard và Friedrich Nietzsche là hai nhà triết học được xem là nền tảng cho Chủ Nghĩa Hiện Sinh. Họ chú trọng vào những sự trải nghiệm chủ quan của con người hơn những chân lý khách quan của khoa học, cái mà họ coi rằng quá xa cách để hiểu được những trải nghiệm của con người. Giống như Pascal, họ quan tâm đến cuộc đấu tranh thầm lặng của mỗi cá nhân với sự vô nghĩa của cuộc sống và việc sử dụng sự giải trí để tránh khỏi sự buồn chán. Không như Pascal, Kierkegaard và Nietzsche còn xem xét vai trò của sự lựa chọn tự do - đặc biệt là về những giá trị và niềm tin căn bản - và những lựa chọn đó thay đổi bản chất của người lựa chọn thế nào
Các tác phẩm của Jean-Paul Sartre cùng một số các tác giả khác ở Paris sau giải phóng chú trọng vào các chủ đề như "nỗi sợ, sự buồn chán, sự lạc lõng trong xã hội ( Social alienation ), sự phi lý, tự do, cam kết ( commitment ), và hư vô" như là nền tảng của sự hiện sinh con người. Walter Kaufmann miêu tả chủ nghĩa hiện sinh là "Sự từ chối gia nhập bất cứ trường phái tư tưởng nào, sự bác bỏ rằng không có bất cứ niềm tin hay đặc biệt là hệ thống niềm tin nào là thỏa đáng, và một sự thất vọng rõ rệt đối với triết học truyền thống vì nó bề nổi, hàn lâm, và xa cách với cuộc sống".
Giá trị mà Hiện Sinh mang lại cho loài người chính là "nghi ngờ" ... Từ những "nghi ngờ" đó, loài người đã sắp xếp lại thế giới từ những mảnh tả tơi ...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét