Thứ Sáu, 18 tháng 9, 2015

Einstien đã nói vu vơ

ANHXTANH ĐÃ NÓI VU VƠ...
(dành cho những người đọc chậm)
Từ khi mấy nhà toán học tham gia vào thuyết tương đối thì chính tôi cũng bắt đầu chẳng hiểu gì...
Nếu bạn cộng trừ kém, thì cái đó sẽ nhân lên sau này...
Lý thuyết – đó là khi mọi việc sáng tỏ, mà chả có gì hoạt động được...
Thực tế-đó là khi mọi cái đều hoạt động mà chả ai biết vì sao...
Chúng ta đang kết hợp lý thuyết với thực tiễn: chẳng có cái gì hoạt động và không một ai biết vì sao!
Mọi người đều biết việc đó là bất khả thi, thế rồi có một người dốt nát nên không biết, đã tới và phát minh ra nó.
Ngu xuẩn lớn nhất là vẫn làm mọi chuyện y như cũ mà lại mong chờ kết quả mới!
Sống có ý nghĩa chỉ khi sống vì người khác.
Sự tưởng tượng là tất cả. Nó quan trọng hơn hiểu biết! Trí tuệ là hữu hạn còn sức tưởng tượng bao trùm cả thế giới!
Điều duy nhất ngăn cản sự học của tôi đó là nền tảng giáo dục của tôi!
Khi ai đó chỉ tay lên trời, chỉ có kẻ ngốc mới nhìn chăm chăm vào ngón tay.
Để trở thành thành viên mẫu mực của đàn cừu đầu tiên phải là con cừu đã...
Trí tuệ một khi đã mở rộng phạm vi của mình sẽ không bao giờ quay lại trạng thái cũ nữa.
Đừng thôi đặt ra câu hỏi, cái đó rất quan trọng! Không phải ngẫu nhiên con người được ban cho tính tò mò ...
Chỉ có hai sự vô tận: vũ trụ và sự ngu xuẩn của con người. Tuy vậy tôi chưa dám tin chắc về vũ trụ...
Chỉ có thằng ngốc mới cần ngăn nắp- thiên tài chế ngự được sự hỗn loạn!
Trả lời câu hỏi “Các nhà khoa học có cầu kinh không? Và cầu về cái gì?” ông đã viết:
“Các nhà bác học coi rằng hiện tượng bất kỳ, kể cả trong xã hội loài người, đều xảy ra theo các định luật tự nhiên. Vì thế nhà khoa học không thể cho rằng cầu kinh-tức là thể hiện ý muốn của mình một cách bất tự nhiên-sẽ có thể ảnh hưởng lên các sự kiện đó. Tuy vậy chúng ta phải công nhận rằng hiểu biết của chúng ta về các thế lực siêu nhiên đó không hoàn hảo, thế nên cuối cùng niềm tin vào sự tồn tại của hồi kết, của thần thánh dựa vào niềm tin tôn giáo. Và những tín ngưỡng đó vẫn tồn tại đến nay bất chấp các thành tựu mới nhất của khoa học.
Ngoài ra, bất cứ ai đam mê nghiên cứu khoa học, sẽ tin vào một đấng thần thánh mạnh hơn con người rất nhiều, đang ngự trị qua các định luật của vũ trụ. Vì thế việc nghiên cứu khoa học sẽ dẫn đến cảm giác tôn giáo đặc biệt, tất nhiên nó sẽ khác bất kỳ hiểu biết tôn giáo ngây ngô nào.”
Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo vũ trụ. Tôn giáo ấy phải vượt lên Thượng đế của cá nhân và tránh giáo điều cùng lý thuyết thần học. Bao trùm cả tự nhiên và tâm linh, nó phải được căn cứ trên cảm nhận phát sinh từ kinh nghiệm của tất cả mọi thứ tự nhiên và tâm linh như một sự hợp nhất đầy đủ ý nghĩa. Đạo Phật phù hợp với những sự mô tả này. Nếu có một tôn giáo mà có thể đáp ứng được những nhu cầu của khoa học hiện đại đấy sẽ là ĐẠO PHẬT!
Giáo sư đại học hỏi sinh viên:
- Tất cả những gì đang tồn tại đều do Thượng đế tạo nên à?
Một sinh viên dũng cảm trả lời:
- Vâng, Thượng đế tạo nên ạ...
Giáo sư hỏi:
- Nếu Thượng tạo nên tất cả, thì Thượng đế cũng đã tạo nên cái Ác, vì cái Ác đang tồn tại. Vậy theo nguyên tắc "hành động của chúng ta sẽ định nghĩa chúng ta" thì có nghĩa Thượng đế là cái Ác!
Giáo sư thấy sinh viên im lặng hết rất đắc chí, vì đã lại một lần nữa chứng minh được rằng không có Thượng đế.
Một sinh viên khác giơ tay:
- Em có thể hỏi thầy được không ạ?
- Tất nhiên
-Thưa thầy, cái lạnh có tồn tại không ạ?
- Hỏi gì thế? Tất nhiên là có chứ, cậu không thấy bị lạnh bao giờ à? (cả lớp cười ầm...).
- Thực ra không có cái lạnh. Theo các định luật vật lý thì cái mà chúng ta coi là lạnh-thực ra là không có hơi ấm. Con người hay một vật có thể đo được nó có nhiệt hay có truyền năng lượng được không. Độ không tuyệt đối (-460 độ F) là hoàn toàn không có hơi ấm. Toàn bộ vật chất sẽ không còn quán tính và không có phản ứng gì nữa. Không có cái lạnh! Chúng ta nghĩ ra từ đó chỉ để nói về cảm giác của mình khi không có hơi ấm...
- Thưa thầy, tiếp tục ạ, có bóng tối không?
- Có chứ, tất nhiên-giáo sư bắt đầu cảnh giác.
- Lại không phải vậy ạ! Không tồn tại bóng tối. Đó là sự thiếu vắng ánh sáng. Chúng ta có thể nghiên cứu ánh sáng nhưng không nghiên cứu được bóng tối. Chúng ta có thể dùng lăng kính Niutơn, để phân tách ánh sáng trắng ra rất nhiều màu và đo bước sóng khác nhau của chúng. Nhưng Ngài không thể đo được bóng tối. Tia sáng bình thường có thể dọi vào thế giới tối tăm và làm nó sáng lên. Thế thì thày làm sao đo được khoảng không gian này tối như thế nào? Thày chỉ đo được lượng ánh sáng, đúng không ạ? Bóng tối-đó là khái niệm mà con người sử dụng để miêu tả cái gì xảy ra khi không có ánh sáng.
Giáo sư bắt đầu cảnh giác...
- Thưa thầy, cái Ác có không ạ?
Lần này giáo sư trả lời có vẻ không tự tin nữa:
- Tất nhiên, chúng ta thấy nó hàng ngày, bạo lực, tội ác, độc ác-đó là biểu hiện của cái Ác.
- Không có cái Ác, ít nhất là nó không tồn tại tự thân. Cái Ác-đơn giản đó là sự thiếu vắng Thượng đế! Giống như cái lạnh, bóng tối- cái Ác là một từ do con người nghĩ ra để miêu tả sự thiếu vắng Thượng đế. Cái Ác là kết quả của việc người không có tình yêu của Chúa trong tim chứ Thượng đế đâu có tạo ra cái Ác. Cái Ác không phải là đức tin hay tình yêu, những cái tồn tại như ánh sáng, như hơi ấm. Nó giống như khi không có hơi ấm thì sẽ lạnh, không có ánh sáng thì sẽ tối!
Giáo sư lặng lẽ ngồi xuống. Tên của người sinh viên trẻ: Albert Einstein.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét