1. Xã hội Phần Lan và Bộ giáo dục:
- Người Phần Lan không tin vào thi cử. Học sinh Phần Lan chỉ có một kỳ thi duy nhất vào lúc các em ở độ tuổi 18-19. Nhờ vậy mà thầy và trò ở đây có nhiều thời gian để dạy và học những gì họ ưa thích.
- Trường học là nơi học tập vui thích 100%. Không như các nước phương Tây và châu Á, chế độ học tập ở Phần Lan là ươm trồng tinh thần hợp tác chứ không phải tinh thần cạnh tranh hay chủ nghĩa cá nhân thực dụng.
- Ngành giáo dục biến nhà trường trở thành thiên đường của trẻ em, người Phần Lan luôn cố gắng hủy bỏ những chuyện khiến học sinh phải “đau đầu” như cạnh tranh, điểm số, xếp hạng học tập… Luật pháp nước họ quy định không được dùng cách xếp hạng hoặc cho điểm để đánh giá các học sinh trước lớp 6.
2. Nhà trường và giáo viên (và các bậc cha mẹ):
- Nhiệm vụ của nhà trường và giáo viên là làm cho học sinh hào hứng, say mê học tập hiểu biết, quan tâm đến tập thể và xã hội.
- Đối với giáo viên, không so sánh, không xếp thứ hạng hoặc cho điểm, không tổ chức thi tay nghề giảng dạy (ở Việt Nam gọi là thi giáo viên giỏi). Nếu xã hội không tín nhiệm thầy cô, các thầy cô xếp hạng thấp sẽ còn đâu uy tín để dạy dỗ học sinh?
- Đối với các trường học, sẽ không có bảng xếp hạng đánh giá thứ hạng của các trường (các giáo viên đều rất tự hào về trường mình, họ quan niệm rằng như thế sẽ giúp cho học sinh cũng yêu quý trường học như thầy cô). Một nhà trường xếp hạng không tốt thì còn ai muốn gửi con em mình vào học tập?
- Để có được giáo viên giỏi và trường học tốt, bộ giáo dục Phần Lan yêu cầu cực cao đối với chất lượng giáo viên, chỉ tuyển những người có tinh thần hết lòng phụng sự nhân dân và đạo đức nghề nghiệp cao thượng, và hơn nữa còn tạo những điều kiện tốt nhất để đào tạo họ, và phải có chứng chỉ đạt yêu cầu sát hạch tư cách giáo viên mới được làm giáo viên. Các trường tuyển chọn rất khắt khe và nghề giáo thực sự là một nghề cao quý, rất được trọng vọng.
3. Cách học, nội dung và học sinh/sinh viên:
- Ngay từ nhỏ, trẻ em Phần Lan đã được chuẩn bị để học cách học chứ không phải học cách để làm một bài kiểm tra, họ không quan tâm đến các kỳ thi đánh giá IQ.
- Giới chức giáo dục Phần Lan nhận thấy cách làm cho điểm là không tốt (10 là tốt nhất, 4 là trượt) bởi mỗi người đều có năng lực và cách biểu hiện khác nhau. Không thể bắt voi, chim cánh cụt và khỉ
thi leo cây, như vậy rất vô lý!
- Khi các thầy cô muốn nhận xét năng lực của học sinh nào đó thì họ phải dùng văn bản để ghi lại sự đánh giá, có thuyết minh cặn kẽ, chứ NGHIÊM CẤM không được dùng điểm số hoặc các thứ bậc xếp hạng để xét.
- Giáo viên được quyền tự do nhất định trong việc giảng dạy, học sinh cũng được quyền tự chọn phương thức học tập của mình. Giáo viên lên lớp trung bình 3 tiết mỗi ngày (So với 7 ở Mỹ), do đó có nhiều thời gian sáng tạo bải giảng tốt nhất cho học sinh.
4. Sự bình đẳng và tính sáng tạo:
- Người Phần Lan quan niệm rằng năng lực sáng tạo được bồi đắp trong môi trường chan hòa tình người thì tốt hơn là trong môi trường cạnh tranh (vì cạnh tranh ngăn việc chia sẻ kinh nghiệm hay kiến thức với người khác).
- Bình đẳng giáo dục: Không để con nhà nghèo không có điều kiện học tốt như con nhà giàu, người da màu được bình đẳng như người da trắng.
- Các trường đều không có cơ hội đào thải học sinh khi các em chưa đủ 10 tuổi. Tất cả đều có cơ hội học tập bình đẳng. Tâm hồn trong trắng ngây thơ của trẻ em cần được sự dẫn dắt đúng đắn của người lớn trong môi trường trong sạch thuần khiết chứ không phải môi trường cạnh tranh của thế giới người lớn.
Kết nhỏ: 2014 sắp đến, mỗi chúng ta đều ngày đêm mong mỏi rằng VNG sẽ tạo ra được một “Môi trường làm việc, giải trí và học tập online” hấp dẫn, sáng tạo, chan hòa cho 41 triệu khách hàng trong thời gian tới (cũng giống như người Phần Lan nỗ lực cống hiến để làm cho cuộc sống của họ ngày càng tốt đẹp hơn), và điều chúng ta cần vẫn là sự đồng thanh của hơn 1.700 con người ngay lúc này!
(Nguồn: Click!)
VNG Recruitment
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét