Luận giải hiện tượng tâm linh đangtồn tại trong đời sống xã hội nước ta hiện nay từ quan niệm duy vật biện chứngvà nguồn gốc tự nhiên của ý thức, của nhận thức và từ quan điểm của V.I.Lêninvề nguồn gốc nhận thức luận của chủ nghĩa duy tâm vật lý, về giới hạn của nhậnthức con người, tác giả bài viết cho rằng, chỉ khi nào chúng ta phát hiện rađược căn cứ vật chất cho sự tồn tại và hoạt động của ý thức và nhận thức thìkhi đó, hiện tượng tâm linh mới không còn là bí ẩn đối với nhận thức của nhânloại và như vậy, không phải quan niệm duy vật về nhận thức bị xóa sổ để thaythế bằng quan niệm duy tâm, mà quan niệm duy vật biện chứng về nhận thức và ýthức sẽ được giữ vững, củng cố và phát triển.
I. Đặt vấn đề
Theo quan niệm triết học chính thốngđang được giảng dạy hiện nay ở nước ta thì “nhận thức là quá trình phản ánhhiện thực khách quan bởi con người, là quá trình tạo thành tri thức trong bộ óccon người về hiện thực khách quan. Nhờ có nhận thức, con người mới có ý thức vềthế giới; ý thức về cơ bản là kết quả của quá trình nhận thức thế giới”(1).Về nguồn gốc của ý thức, quan niệm chính thống khẳng định: “Ý thức là mộtthuộc tính của vật chất, nhưng không phải của mọi dạng vật chất, mà chỉ là“thuộc tính của một dạng vật chất sống có tổ chức cao là bộ óc người”.(*)Bộóc người là cơ quan vật chất của ý thức. Ý thức là chức năng của bộ óc người.Hoạt động ý thức của con người diễn ra trên cơ sở hoạt động sinh lý thần kinhcủa bộ óc người. Ý thức phụ thuộc vào hoạt động bộ óc người... Vì vậy không thểtách rời ý thức ra khỏi hoạt động của bộ óc. Ý thức không thể diễn ra, tách rờihoạt động sinh lý thần kinh của bộ óc người”(2). “Ý thức là sựphản ánh thế giới bên ngoài vào trong bộ óc người… Bộ óc người cùng với thếgiới bên ngoài tác động lên bộ óc – đó là nguồn gốc tự nhiên của ý thức”(3).Cùng với nguồn gốc tự nhiên của ý thức thì “điều kiện quyết định cho sự ra đờicủa ý thức là những tiền đề, nguồn gốc xã hội. Ý thức cùng với quá trình hìnhthành bộ óc người nhờ lao động, ngôn ngữ và những quan hệ xã hội, ý thức là sảnphẩm của sự phát triển xã hội, có phụ thuộc vào xã hội, và ngay từ khi đầu đãmang tính chất xã hội”(4). “Ý thức là sự phản ánh hiện thực kháchquan vào trong bộ óc con người một cách năng động, sáng tạo”(5).
Nếu chúng ta chỉ nói về ý thức nhưlà một hiện tượng tinh thần của những con người có da, có thịt đang sinh sốngcùng chúng ta với những quá trình tâm, sinh lý và quá trình trao đổi chất diễnra liên tục của một sinh vật đặc biệt – sinh vật người thì quan niệm trên theochúng tôi là phù hợp. Tuy nhiên, trong đời sống hiện thực của xã hội chúng tahiện nay ngày càng nhiều những hiện tượng tâm linh mà khoa học chưa vươn tới đểcó lời giải đáp thỏa đáng, nhưng dường như đã trở thành một hiện tượng đượcthừa nhận ở một bộ phận dân cư và có những tác động có tính khách quan đang chiphối một cách trực tiếp tới hoạt động sống hiện thực của con người. Theo chúngtôi, hiện tượng này nên được phân chia thành một số chủng loại có sự liên quankhông đồng đều tới vấn đề mà chúng ta đang bàn là vấn đề “lý luận nhận thứcbiện chứng duy vật”. Và, loại hiện tượng thứ nhất là hiện tượng các nhà ngoạicảm nhìn ra các bộ hài cốt được chôn sâu trong lòng đất mà những mắt thườngkhông nhìn thấy. Hiện tượng ấy người ta gọi là khả năng “thấu thị” của nhàngoại cảm.(3) Nhóm hiện tượng thứ hai là loại hiện tượng mà các nhàngoại “giao tiếp trực diện” với “người âm” (người đã khuất). Loại thứ ba làhiện tượng mà “người âm” nhắn gửi hoặc dặn dò, bảo ban người trần thế về nhữngđiều chưa xảy ra. Chúng tôi nghĩ loại hiện tượng thứ nhất có thể chỉ được coilà năng lực đặc biệt của những nhà ngoại cảm nhận ra, nhìn ra những điều ngườikhác không nhìn được. Chỉ dựa vào hiện tượng này thì chưa đủ căn cứ để có thểkhẳng định sự tồn tại của thế giới tâm linh – “thế giới người âm” và hiện tượngnày chưa buộc chúng ta phải nhìn nhận lại quan niệm duy vật biện chứng đã nêuvề nhận thức, về ý thức. Loại hiện tượng thứ hai đã phần nào bắt buộc chúng taphải suy nghĩ khi nhà ngoại cảm “giao tiếp với người âm” và nói lại cho chúngta về những điều đã diễn ra liên quan tới ta. Ở hiện tượng này, tuy đã đặt ranhưng chưa đủ căn cứ thực tế để khẳng định sự tồn tại của “thế giới người âm”;và sự nghi ngờ về tính “gian dối, bịa đặt” ở một số nhà ngoại cảm không phải làkhông có cơ sở. Với hiện tượng thuộc nhóm thứ ba thì vấn đề về sự tồn tại của“thế giới người âm” trong tương tác với người đang sống đã được đặt ra trựcdiện và có trọng lượng. Nếu kết hợp cả nhóm hiện tượng thứ hai và nhóm hiệntượng thứ ba thì vấn đề mà xưa nay thường bị gọi là “duy tâm, mê tín dị đoan” –một vấn đề thường bị gạt ra khỏi sự quan tâm có tính khoa học nghiêm túc củacác nhà khoa học và các nhà triết học tự coi là theo chủ nghĩa duy vật – thìngày nay, lại trở thành vấn đề không thể bỏ qua đối với tư duy triết học duyvật biện chứng.
Thành tựu của khoa học và công nghệhiện đại đã đưa lại cho chúng ta những mẫu hình giúp chúng ta mường tượng vềmột số hiện tượng cùng cơ chế hoạt động của những hiện tượng mà xưa nay hoặc bịcoi là điều bịa đặt thuần túy, hoặc bị đưa vào danh sách những hiện tượng khôngthể nhận biết (bất khả tri). Những kết quả nghiên cứu của tiến sĩ y học, giáosư – bác sĩ nhãn khoa nổi tiếng Erơnơ Munđasép được trình bày trong cuốn “Chúngta thoát thai từ đâu”(6) và những cuốn sách của một số nhà khoahọc tự nhiên khác cùng những hiện tượng tâm linh được ghi lại trong rất nhiềutư liệu của nhóm “các nhà ngoại cảm” thuộc Trung tâm nghiên cứu tiềm năng conngười do GS.VS. vật lý Đào Vọng Đức đứng đầu(7) đã hé ra những tiaánh sáng bước đầu soi rọi giúp chúng ta có khả năng nhìn nhận lại đôi điều vềthế giới bí hiểm nhưng có thật này – thế giới tâm linh. Nhiều vấn đề triết họcđược đặt ra từ hiện tượng trên cần phải được suy nghĩ, tìm hiểu. Trong bài viếtnày, chúng tôi chỉ đề cập bước đầu với một vài suy nghĩ về “nguồn gốc tựnhiên của ý thức, của nhận thức”.(6)
II. Giải quyết vấn đề
1. Một quy luật lôgíc cơ bản của tưduy – Luật lý do đầy đủ - yêu cầu một ý nghĩ, một quan niệm bất kỳ nàođó muốn được thừa nhận là chân thực thì phải có căn cứ đầy đủ đảm bảo cho tínhchân thực của ý nghĩ, quan niệm ấy. Lôgíc học chấp nhận có hai loại căn cứ chotính chân thực của một ý nghĩ, một quan niệm, đó là căn cứ ngoài lôgíc và căncứ lôgíc. Những sự kiện, hiện tượng trong hiện thực mà con người có thể quansát trực tiếp bằng các giác quan hoặc các phương tiện tăng cường liên quan tớinội dung của ý nghĩ, của quan niệm nào đó thì có thể được lựa chọn để trở thànhcăn cứ ngoài lôgíc cho tính chân thực của ý nghĩ, của quan niệm ấy. Tuyệt đạibộ phận các hiện tượng tâm linh dường như chỉ mới được thừa nhận trên những căncứ ngoài lôgíc mà thôi. Việc còn vắng, thiếu căn cứ lôgíc – những lập luận khoahọc đầy tính thuyết phục đảm bảo cho tính chân thực của những khẳng định, ýnghĩ, quan niệm về sự tồn tại của các hiện tượng này – làm cho nhiều ngườinghiêng về việc phủ nhận sự tồn tại của các hiện tượng ấy trong đời sống xã hộivà con người như một hiện tượng khách quan. Tuy nhiên, nhiều hiện tượng đượccon người nhìn thấy, trực tiếp cảm nhận bằng các giác quan không phải ở thờiđại nào tư duy khoa học cũng có khả năng tìm ra được những tri thức tạo lập nênnhững lập luận lôgíc, lý giải thấu đáo, thuyết phục, tức là tìm ra được căn cứlôgíc đầy đủ cho những khẳng định về sự tồn tại của những hiện tượng ấy. Việccùng ăn một loại cỏ, cùng uống một dòng nước, nhưng khi tiêu hóa thì con bò vẫntạo nên sữa bò và thịt bò, nhưng cơ thể con trâu thì không thể tạo nên sữa bòvà thịt bò được. Từ ngàn xưa người ta chưa đủ căn cứ lôgíc để lý giải điều ấy,nhưng không phải vì thế mà người ta phủ nhận hiện tượng này. Như vậy, tronghoạt động hiện thực của con người và xã hội vẫn cần tới những tri thức về mộtloạt những hiện tượng mà tuy mới chỉ có căn cứ ngoài lôgíc cho tính chân thựccủa những tri thức ấy, nhưng chúng vẫn được sử dụng như một bộ phận cấu thànhtrong hoạt động thực tiễn của con người và giúp hoạt động ấy đạt tới kết quảnhư dự định. Ngày nay, theo chúng tôi, sự tồn tại, hoạt động và ảnh hưởng củacác hiện tượng tâm linh trong đời sống hiện thực của con người và xã hội, vềnguyên tắc, cũng không khác là mấy so với hiện tượng trâu, bò ăn cỏ, uống nướcnhư nói ở trên. Như thế, phải chăng, chúng ta có thể khẳng định về tính kháchquan của sự tồn tại của các hiện tượng tâm linh trong đời sống xã hội; hay nói cáchkhác, về mặt triết học, chúng ta phải thừa nhận hiện tượng tâm linh là một bộphận cấu thành của thế giới hiện thực, nó tồn tại và hoạt động một cách kháchquan theo những quy luật tất yếu khách quan mà con người không thể chối bỏ vàcũng không lệ thuộc và việc con người đã nhận thức được về hiện tượng ấy haychưa, đã hiểu biết đúng hay sai về các hiện tượng ấy. Chẳng khác nào những mẹ,những chị ở thôn quê trình độ học vấn thấp, chưa mường tượng, cũng chưa có đầyđủ tri thức về các sóng âm thanh, hoặc các sóng điện từ tồn tại khách quan,nhưng các mẹ, các chị vẫn sử dụng các phương tiện của khoa học công nghệ hiệnđại trong đời sống thường ngày của mình như radio, tivi, điện thoại di động...Việc thừa nhận sự tồn tại khách quan của các hiện tượng tâm linh trong thế giớihiện thực sẽ góp phần làm giảm thiểu tính thần bí trong sự tác động của cáchiện tượng này tới đời sống con người và xã hội. Một bà mẹ, bà chị nhà quê đi“gọi hồn” thì về nguyên tắc, đối với bà mẹ, bà chị ấy “cô đồng” chỉ như mộtloại hình radio, tivi hay điện thoại di động, còn “hồn” của người nhà các bàmẹ, các bà chị nhập vào “cô đồng” để truyện trò, căn dặn các mẹ, các chị vềnhững điều các mẹ, các chị muốn biết thì về nguyên tắc, cũng không khác là mấyso với sóng âm thanh hay sóng điện từ được bắt vào các radio, tivi hay điệnthoại di động và được phát ra cho họ nghe, cho họ thấy trong đời thường. Nhànông vẫn nghe dự báo thời tiết để sử dụng cho các hoạt động nông nghiệp củamình. Cũng tương tự như vậy, các mẹ, các chị nghe “các mách bảo” của thân nhânđã khuất qua các “cô đồng” hoặc các nhà ngoại cảm cũng là để sử dụng nhữngthông tin này trong đời sống thiết thân của họ. Vô lượng các hiện tượng trùnghợp giữa “những mách bảo của người âm” qua các nhà ngoại cảm, các “cô đồng” đốivới những thân nhân đang sống là chứng cớ không thể chối cãi về sự tồn tạikhách quan của các hiện tượng tâm linh.
2. Từ sự thừa nhận tính khách quantrong sự tồn tại của các hiện tượng tâm linh buộc chúng ta phải điều chỉnh lạiquan niệm về “nguồn gốc tự nhiên của ý thức”. Có lẽ, quan niệm cho rằng “bộóc người cùng với thế giới bên ngoài tác động lên bộ óc – đó là nguồn gốc tựnhiên của ý thức”(8) thì với những người đã khuất, bộ óc khôngtồn tại nhưng hình như, quá trình nhận thức của họ vẫn được tiếp tục thực hiệnvà như thế hình như, vẫn tiếp tục tồn tại một số hoạt động tinh thần, ý thứccủa những người đã khuất ấy; trong các hiện tượng ý thức sau khi đã khuất nàythì hình như, không chỉ có những tri thức mới được xuất hiện, mà còn tồn tại cảtình cảm và thái độ ứng xử của người đã khuất trong giao tiếp với người thânđang còn sống của mình. Như vậy, về mặt triết học, phải chăng tin vào sự tồntại của hoạt động nhận thức và ý thức diễn ra trong đời sống tâm linh của nhữngcon người đã khuất là không duy vật? Là mê tín, dị đoan?(8) Theochúng tôi, về mặt triết học, có lẽ quan niệm quy chụp như thế sẽ chẳng khác mấyso với quan niệm duy tâm vật lý mà các nhà vật lý học đưa ra trong những thế kỷtrước về sự tồn tại và mối quan hệ giữa “vật chất” với “nguyên tử” và “nănglượng” khi mà hiện tượng phóng xạ được Pie Quyri và Mari Quyri phát hiện ra. Vìgắn sự tồn tại của vật chất với “nguyên tử như là phần tử nhỏ nhất của vật chấtkhông thể phân chia” như Đêmôcrít trong triết học cổ đại đã quan niệm, nên khinguyên tử phóng xạ và bị phân rã thì nguyên tử không còn nữa nhưng năng lượngvẫn còn. Và như vậy, “vật chất đã mất” đi mà năng lượng vẫn còn tồn tại. Nhờ tưduy biện chứng duy vật của nhà triết học V.I.Lênin mà mọi người hiểu ra rằng,không phải là vật chất mất đi theo sự phân rã của nguyên tử, mà chỉ là mất đigiới hạn nhận thức chật hẹp của nhà duy vật máy móc về ranh giới cuối cùngtrong sự tồn tại của vật chất gắn với nguyên tử mà thôi. Có lẽ, trong việc nhậnthức về các hiện tượng tâm linh mà chúng ta đang nói tới cũng có điều tương tự.Phải chăng, các nhà triết học và các nhà khoa học phải mở rộng giới hạn nhậnthức còn hạn hẹp của mình trong quan niệm về nguồn gốc tự nhiên của ý thức khibuộc ý thức phải gắn trực tiếp với “một dạng vật chất có tổ chức cao là bộóc người” và “vì vậy không thể tách rời ý thức ra khỏi hoạt động của bộóc. Ý thức không thể diễn ra tách rời hoạt động sinh lý thần kinh của bộ ócngười”(9). Ở đây, vấn đề nhận thức và ý thức không thể dừng lạiở hoạt động giao tiếp trực diện của nhà ngoại cảm với “người âm”; nếu chỉ dừnglại ở đây thì quan niệm về bộ óc người đang sống như là cơ sở vật chất của nhậnthức và ý thức chưa cần phải thay đổi, bởi vẫn chưa lộ ra giới hạn cần vượt quacủa nó. Tuy nhiên, khi nói tới những hiện tượng “người âm” nhắn gửi qua nhàngoại cảm những thông tin – tri thức, những yêu cầu cũng như thái độ và tìnhcảm của người đã khuất đối với người thân đang sống của những người đã khuấtấy, thì về mặt triết học, mới bộc lộ tính chất chật hẹp của quan niệm về bộ ócngười đang sống như là cơ sở tự nhiên của nhận thức và ý thức. Và như thế, nếuchúng ta quan niệm tri thức và ý thức như hiện tượng tinh thần không tồn tại lơlửng ở bên ngoài và tách rời khỏi mọi dạng bất kỳ của vật chất, thì chúng tabuộc phải thừa nhận bộ óc người đang sống chỉ là một dạng và, phải chăng, chỉlà một dạng thô trong số các dạng tồn tại khác nhau của vật chất thực hiện chứcnăng làm tiền đề tự nhiên cho sự tồn tại và hoạt động của ý thức. Vậy, một vấnđề được đặt ra về mặt triết học là:(9) Những dạng vật chất ấy cócấu trúc như thế nào; tồn tại và hoạt động ra sao; theo những quy luật gì vớitư cách là cơ sở vật chất cho hoạt động nhận thức và ý thức của con người vàloài người? Những giả định của một số nhà khoa học tự nhiên về các dạngtrường sinh học, các dạng sóng cao tần, các dạng xoắn của sóng vật lý nào đóđang được tìm hiểu, nghiên cứu và mong nhận diện được trong tương lai bằng cácphương tiện khoa học hiện đại, có lẽ dần dần sẽ làm sáng tỏ cấu trúc, cơ chế vàcác quy luật hoạt động của “cơ sở vật chất tự nhiên” ấy của ý thức và nhận thứccon người. Và, những điều hiện nay đang được coi là bí ẩn, có lẽ tới khi nàophát hiện ra được căn cứ vật chất cho sự tồn tại và hoạt động của ý thức vànhận thức theo như quan niệm chúng tôi vừa trình bày về hiện tượng tâm linh,thì sẽ không còn là bí ẩn đối với nhận thức của nhân loại nữa, và như vậy khôngphải quan niệm duy vật về nhận thức bị xóa sổ để được thay thế bằng quan niệmduy tâm, mà quan niệm biện chứng duy vật về nhận thức và ý thức sẽ được giữvững, củng cố và phát triển lên một tầm cao mới tương xứng với những thành tựumà trước đây không thể ngờ tới của khoa học và công nghệ sẽ đạt được trong hiệntại và trong tương lai. /.
(1) Giáo trình triết học Mác – Lênin. Hội đồng Trung ương chỉđạo biên soạn giáo trình Quốc gia các bộ môn Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.Giáo trình Triết học Mác – Lênin. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1999. tr.344.
(2) Giáo trình Triết học Mác-Lênin. Sđd., tr.194.
(3) Sđd., tr.196, 197.
(4) Sđd., tr.197.
(5) Sđd., tr.200.
(6) Erơnơ Munđasép. Chúng ta thoát thai từ đâu. Nxb Thế giới, 2004.
(7) Xem: Trần Ngọc Lân. Những chuyện về thế giới tâm linh.Nxb Văn hóa – Thông tin, 2006.
(8) Giáo trình Triết học Mác-Lênin. Sđd., tr.197.
(9) Giáo trình Triết học Mác-Lênin. Sđd., tr.194.
Nguồn: Tạp chí triết học
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét