NHẬN ĐỊNH VỀ KHỔNG GIÁO (NHO GIÁO)
Khổng Giáo (hay Nho Giáo ) là một hệ thống tư tưởng thiết lập những quy phạm đạo đức, tổ chức đời sống cá nhân, đạo đức và tổ chức xã hội, nguyên tắc ứng xử giữa cá nhân với các mối quan hệ trong gia đình, ngoài xã hội. Hệ thống tư tưởng này dần dần được chấp nhận và phổ biến ở nhiều nước Đông Á, từ lâu đã ăn sâu vào tâm thức của nhiều dân tộc và trở thành quan điểm, lối sống, cách tư duy và văn hoá của họ. Trong đó, Việt nam là một quốc gia chịu ảnh hưởng sâu đậm của luồng tư tưởng này trong suốt một thời gian dài của lịch sử dân tộc .
Khổng Giáo (hay Nho Giáo ) là một hệ thống tư tưởng thiết lập những quy phạm đạo đức, tổ chức đời sống cá nhân, đạo đức và tổ chức xã hội, nguyên tắc ứng xử giữa cá nhân với các mối quan hệ trong gia đình, ngoài xã hội. Hệ thống tư tưởng này dần dần được chấp nhận và phổ biến ở nhiều nước Đông Á, từ lâu đã ăn sâu vào tâm thức của nhiều dân tộc và trở thành quan điểm, lối sống, cách tư duy và văn hoá của họ. Trong đó, Việt nam là một quốc gia chịu ảnh hưởng sâu đậm của luồng tư tưởng này trong suốt một thời gian dài của lịch sử dân tộc .
Học thuyết của Khổng Tử lấy chữ NHÂN (Tình Thương) làm gốc. Tư tưởng này xuyên suốt trong cách hành xử của con người trong tổ chức xã hội và định chế xã hội ( theo Nho Giáo ) cũng phải lấy tư tưởng này làm cơ bản.
Đối với CÁ NHÂN
Đạo đức nền tảng của mỗi cá nhân được căn cứ trên các đức tính :
NHÂN : Lòng thương người, tình tương thân tương ái với nhau trong xã hội .
NGHĨA : Trợ giúp mọi người những việc đúng việc phải, cứu giúp người hoạn nạn, hỗ trợ kẻ khó khăn, nâng đỡ người yếu đuối.
LỄ : Quan hệ xã hội tuân theo Trật Tự hợp lý và cần thiết như cấp bậc lớn nhỏ, thứ tự trên dưới, trước sau.
TRÍ : Tư duy đúng đắn, hiểu biết rõ ràng về hình tướng, bản thể và ứng dụng của mọi sự, mọi vật.
TÍN : Trung thực, thành tín ở mọi nơi mọi lúc để mọi người có thể tin tưởng được.
Năm đức tính trên được gọi là NGŨ THƯỜNG
Ngoài năm đức tính này, con người cần phải có thêm các tánh hạnh quan trọng khác là : Trung, Dũng, Cần, Kiệm, Liêm, Sỉ.
TRUNG : không phải bội lại những gì mình đã và đang phục vụ
DŨNG : Can đảm mạnh mẽ để vượt qua mọi khó khăn trở ngại hoặc cám dỗ cũng như sự sợ hãi của bản thân để thực hiện được những đức tính cao đẹp của con người.
CẦN : Siêng năng chăm chỉ làm những điều tốt đẹp và hữu ích cho bản thân mình và người khác.
KIỆM : Tiết kiệm, chi tiêu vừa phải đúng mức cần thiết, không hoang phí, không keo kiệt, bủn xỉn.
LIÊM : Ngay thẳng, trong sạch, chính trực, không quanh co khuất tất, mưu mô gian xảo, nhằm có được lợi ích bất chính cho bản thân mình.
SỈ : Biết xấu hổ với người khác và xấu hổ với chính bản thân mình khi làm những việc xấu xa, độc ác, vô lương tâm, vô đạo đức.
Trong những đức tính quan trọng của con người DŨNG và CẦN là hai đức tính nòng cốt, làm trụ cột để cho những đức tính kia tồn tại. Thiếu “Dũng”, người ta có thể sợ hãi hay nhụt chí hoặc bị cám dỗ bởi hoàn cảnh. Thiếu “Cần” người ta không đủ siêng năng để làm những việc cần làm.
Để giữ được khí tiết, trung chính của mình, có khi con người phải có đủ can đảm để chấp nhận sống trong cảnh nghèo đói, đe doạ, bất an
DŨNG : Can đảm mạnh mẽ để vượt qua mọi khó khăn trở ngại hoặc cám dỗ cũng như sự sợ hãi của bản thân để thực hiện được những đức tính cao đẹp của con người.
CẦN : Siêng năng chăm chỉ làm những điều tốt đẹp và hữu ích cho bản thân mình và người khác.
KIỆM : Tiết kiệm, chi tiêu vừa phải đúng mức cần thiết, không hoang phí, không keo kiệt, bủn xỉn.
LIÊM : Ngay thẳng, trong sạch, chính trực, không quanh co khuất tất, mưu mô gian xảo, nhằm có được lợi ích bất chính cho bản thân mình.
SỈ : Biết xấu hổ với người khác và xấu hổ với chính bản thân mình khi làm những việc xấu xa, độc ác, vô lương tâm, vô đạo đức.
Trong những đức tính quan trọng của con người DŨNG và CẦN là hai đức tính nòng cốt, làm trụ cột để cho những đức tính kia tồn tại. Thiếu “Dũng”, người ta có thể sợ hãi hay nhụt chí hoặc bị cám dỗ bởi hoàn cảnh. Thiếu “Cần” người ta không đủ siêng năng để làm những việc cần làm.
Để giữ được khí tiết, trung chính của mình, có khi con người phải có đủ can đảm để chấp nhận sống trong cảnh nghèo đói, đe doạ, bất an
Quân tử thực vô cầu bảo, cư vô cầu an
(Người quân tử ăn không cần no, ở không cần yên)
Do lòng can đảm này, người Quân Tử có thể chấp nhận cái chết để bảo toàn danh dự
Quân tử ninh khả tử bất ninh khả nhục
(Người quân tử có thể chấp nhận cái chết nhưng không chấp nhận cái nhục )
Đối với những người không biết đạo nghĩa liêm sỉ thiếu dũng lược, rất có thể bị hoàn cảnh khuất phục hay cám dỗ, nhưng với người Quân Tử điều này không thể xẩy ra :
Quân tử : Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất
(Người quân tử giầu sang không sinh chuyện dâm dật, nghèo khó không thay đổi đức hạnh, cường quyền bức hại không sợ sệt)
Để giữ tròn Trung, Hiếu, Lễ, Nghĩa, Liêm, Sỉ, người Quân Tử phải sống theo phương ngôn :
Nhân phi nghĩa bất giao, vật phi nghĩa bất thủ, ngôn phi nghĩa bất xuất
(Người bất nghĩa không giao tiếp, vật bất nghĩa không giữ, lời bất nghĩa không nói )
Tinh thần Nghĩa Hiệp xuất phát từ lòng NHÂN của người Quân Tử , khiến kẻ Sĩ luôn ra tay tương trợ những người khó khăn, cô thế, yếu đuối ở mọi nơi mọi lúc, để đòi lại công bằng cho họ, cho dù đó là những việc không liên quan đến mình
(Người quân tử ăn không cần no, ở không cần yên)
Do lòng can đảm này, người Quân Tử có thể chấp nhận cái chết để bảo toàn danh dự
Quân tử ninh khả tử bất ninh khả nhục
(Người quân tử có thể chấp nhận cái chết nhưng không chấp nhận cái nhục )
Đối với những người không biết đạo nghĩa liêm sỉ thiếu dũng lược, rất có thể bị hoàn cảnh khuất phục hay cám dỗ, nhưng với người Quân Tử điều này không thể xẩy ra :
Quân tử : Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất
(Người quân tử giầu sang không sinh chuyện dâm dật, nghèo khó không thay đổi đức hạnh, cường quyền bức hại không sợ sệt)
Để giữ tròn Trung, Hiếu, Lễ, Nghĩa, Liêm, Sỉ, người Quân Tử phải sống theo phương ngôn :
Nhân phi nghĩa bất giao, vật phi nghĩa bất thủ, ngôn phi nghĩa bất xuất
(Người bất nghĩa không giao tiếp, vật bất nghĩa không giữ, lời bất nghĩa không nói )
Tinh thần Nghĩa Hiệp xuất phát từ lòng NHÂN của người Quân Tử , khiến kẻ Sĩ luôn ra tay tương trợ những người khó khăn, cô thế, yếu đuối ở mọi nơi mọi lúc, để đòi lại công bằng cho họ, cho dù đó là những việc không liên quan đến mình
Anh hùng tiếng đã gọi rằng
Giữa đường dẫu thấy bất bằng mà tha !
( Nguyễn Đình Chiểu )
Nho giáo chia con người trong xã hội ra làm hai loại : Thất Phu (loại người không học hành, kém hiểu biết ) và Sĩ Phu (loại người có học hành, hiểu biết) . Sĩ Phu còn được gọi là Kẻ Sĩ.
Để trở thành kẻ Sĩ, người ta phải thông thạo Tứ Thư Ngũ Kinh và phải có tất cả những đức hạnh chuẩn mực để sống làm người. Trong tất cả những đức hạnh đó, chữ HIẾU là đức hạnh đầu tiên và quan trọng nhất mà kẻ Sĩ phải có :
SĨ KIÊM BÁCH HẠNH, HIẾU HẠNH VI TIÊN
(Kẻ Sĩ có đủ trăm hạnh, hạnh HIẾU đứng đầu )
Kẻ Sĩ giữ được các đức hạnh xứng đáng làm người được gọi là “Quân Tử” , ngược lại tiêu chuẩn này . gọi là kẻ “Tiểu Nhân”
Đức hạnh theo giới tính
Nho giáo quan niệm : Nam Trung, Nữ Trinh (Đàn ông phải Trung thành, Đàn bà phải tiết hạnh )
Trai thời Trung Hiếu làm đầu
Gái thời Tiết Hạnh làm câu giữ mình
(Nguyễn Đình Chiểu)
Phận sự của hai phái cũng được phân công rõ ràng : Nam ngoại, Nữ nội ( đàn ông gánh vác công việc ngoài xã hội, đàn bà gánh vác công việc trong nhà )
Đối với phụ nữ, để hoàn tất vai trò Nội Tướng của mình, người phụ nữ phải có Công, Dung, Ngôn, Hạnh.
CÔNG : Kỹ năng trong các lãnh vực nội trợ và quản lý nhà cửa như : Nấu nướng, thêu thùa, may vá, tổ chức sắp xếp nhà cửa gọn gàng sạch đẹp. tổ chức quản lý đời sống, chi tiêu trong gia đình, trông nom chăm sóc nhà cửa con cái và các thành viên trong gia đình …
DUNG : Có kiến thức chăm sóc ngoại hình. Ăn mặc, trang điểm phù hợp tuỳ nơi, tuỳ chỗ, tuỳ lúc.
NGÔN : Người phụ nữ phải nói năng dịu dàng, lịch sự, hoà nhã, cẩn trọng và thiện cảm với mọi người.
HẠNH : Đức hạnh của người phụ nữ quan trọng nhất là Trinh Tiết (Trinh là trong trắng, Tiết là ngay thẳng )Sự trong trắng và ngay thẳng phải bắt nguồn từ trong tâm hồn và thể hiện ra ngoài thể xác và hành động.
Ngoài CÔNG, DUNG, NGÔN, HẠNH (gọi là Tứ Đức) Cuộc đời của một người Phụ Nữ được ấn định bởi những phép tắc thường quy (gọi là Tam Tòng)
Tại gia tòng Phụ (Ở trong gia đình phải theo cha mẹ)
Xuất giá tòng Phu (khi lấy chồng phải theo chồng )
Phu tử tòng Tử (Khi chồng chết phải theo con )
HÀNH XỬ TRONG CÁC MỐI QUAN HỆ
Khổng Tử cho rằng có ba mối quan hệ quan trọng nhất, chính yếu nhất ràng buộc mọi người trong gia đình và ngoài xã hội với nhau. Những mối quan hệ chính yếu này được gọi là GIỀNG MỐI :
Quân Thần Cang – Phụ Tử Cang – Phu Thê Cang
( Quan hệ Vua-Tôi , Cha-Con, Chồng-Vợ )
Ba mối quan hệ này gọi là TAM CANG, ngoài ra còn có những mối quan hệ khác như
Anh Chị Em, Bè Bạn .
Theo tiêu chuẩn của Nho gia, mọi người phải cư xử với nhau trong các mối quan hệ như sau :
Quân Minh - Thần Trung ( Vua Sáng - Tôi Trung )
Phụ Từ - Tử Hiếu ( Cha Hiền - Con Hiếu )
Phu Xướng - Phụ Tuỳ ( Chồng Nói - Vợ Nghe )
Huynh Thuận - Đệ Cung ( Anh Nhường - Em Kính )
Bằng Hữu Hảo ( Bạn bè Tốt )
(Năm mối quan hệ này được gọi là NGŨ LUÂN. Năm đức tính của người Quân Tử được gọi là NGŨ THƯỜNG. Khi nói đến Luân Thường Đạo Lý là ta đang nói đến Ngũ luân, Ngũ Thường trong đạo Nho )
Mỗi người phải làm tròn bổn phận trách nhiệm với vai trò và vị trí của mình thì mới xứng đáng nhận được sự hoàn thành bổn phận trách nhiệm từ phía đối tác :
Ví dụ : Quân quân - Thần thần ( Vua làm vua cho ra Vua, Tôi làm tôi cho ra Tôi )……
Mỗi người ở vai trò vị trí của mình phải hành xử đúng với vị trí vai trò ấy . Nho gia nói : Tố vị trí nào hành hồ đúng vị trí đó,. Nguyễn Công Trứ từng viết những câu thơ như :
Cuộc trăm năm chữ “tố hành hồ”
Bề khu xử quy mô hoàn tự biệt
Sự cư xử đúng với vai trò vị trí của mình được gọi là LỄ.
Nếu một người cư xử không đúng LỄ , đối tác của họ không cần phải giữ LỄ. Ví dụ : Quân bất minh (hôn quân) thì Thần bất trung .v.v…
Nói đến Đạo Nho, ta không thể không nhắc đến Nguyên Tắc Vàng trong phép tắc ứng xử trong cuộc sống :
Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân
(Điều mình không muốn, đừng làm cho người khác)
Kỷ dục lập, nhi lập nhân
(Điều mình muốn hãy làm cho người khác )
Mỗi cá nhân cần tu chỉnh chính mình để có thể sống lợi ích cho bản thân và người khác theo phác đồ hoạch định sau đây :
TU THÂN, TỀ GIA, TRỊ QUỐC, BÌNH THIÊN HẠ
( Tu sửa bản thân mình thành người chính nhân quân tử. Sau đó ổn định cuộc sống gia đình khiến gia đình vui vẻ hạnh phúc. Thành công trong gia đình xong rồi mới có thể trị nước. Trị nước vững vàng thì mới làm cho thiên hạ được thái bình )
CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI
Sống dưới thời kỳ hỗn loạn của lịch sử Trung Hoa là thời Xuân Thu Chiến Quốc . Nước này bị phân chia thành nhiều tiểu quốc luôn tranh dành thế lực, đem binh sát phạt lẫn nhau, cuộc sống người dân vô cùng đau khổ. Khổng Tử, cũng như những kẻ thức giả đương thời, mong muốn cho nước Trung Hoa có một vị Minh Quân tài giỏi thống nhất đất nước. Vị minh quân này phải dùng đạo đức nhân nghĩa để dạy dân và trị dân là chủ yếu. Chủ trương này gọi là NHÂN TRỊ, chứ không phải dùng hình pháp để trừng phạt dân (gọi là PHÁP TRỊ).
Trong Luận Ngữ có đoạn như sau : "Dùng mệnh lệnh, pháp luật để dẫn dắt chỉ đạo dân, dùng hình phạt để quản lý dân, làm như vây tuy có giảm được phạm pháp, nhưng người phạm pháp không biết xấu hổ, sỉ nhục. Dùng đạo đức để hướng dẫn chỉ đạo dân, dùng lễ nghĩa để giáo hóa dân, làm như vậy chẳng những dân hiểu được thế nào là nhục nhã khi phạm tội, mà còn cam tâm tình nguyện sửa chữa sai lầm của mình tận gốc từ mặt tư tưởng."
Khổng Tử cho rằng giáo dục ý thức về sự nhục nhã xấu xa của người dân khi phạm tội để răn dậy dân chúng là điều cơ bản và hiệu quả hơn là sử dụng hình phạt để làm họ khiếp sợ như chủ trương của phái PHÁP GIA
Một xã hội mà Khổng Tử mong muốn hướng tới là một xã hội Quân Chủ, trong đó Vua là một vị lãnh đạo tài đức song toàn, có thể dùng tài năng trí tuệ của mình mà an bang tế thế, lại có thể dùng uy đức của mình khiến thần dân tâm phục và có thể giáo hoá dân để họ trở thành những người lương thiện, có lòng nhân ái hòng xây dựng một xã hội thái bình thịnh trị, an hoà.
Đối với mỗi cá nhân thì cần tu sửa đạo đức bản thân mình theo Luân Thường Đạo Lý. Phụ nữ thì chủ yếu lấy Tam Tòng, Tứ Đức làm trọng. Những nguyên tắc ứng xử này đều dựa trên chữ LỄ, tức tôn ti trật tự trong cuộc sống và xã hội.
Chủ trương lớn nhất của Khổng Tử là lấy NHÂN NGHĨA mà xử thế với nhau, để ta và mọi người cùng sống an hoà hạnh phúc. Câu châm ngôn nổi tiếng : “ Điều gì ta không muốn đừng làm cho người khác” và “ Điều gì ta muốn hãy làm cho người khác” đã trở thành một câu slogan độc đáo và đặc thù của đạo Khổng vậy .
NHẬN XÉT VỀ VÀI VẤN ĐỀ QUAN TRỌNG TRON ĐẠO NHO
Dù Đạo Nho đã tạo được ảnh hưởng sâu rộng trong nhiều nước ở khu vực Đông Á và vẫn tồn tại ở một vị trí được trọng vọng sau bao nhiêu thăng trầm biến thiên trong lịch sử. Nhưng, những “tai tiếng” mà Đạo Nho gánh chịu thì hình như chưa thấy ai lên tiếng “thanh minh” để rửa sạch “nỗi oan” cho Đức Khổng Tử. Điều này, thiết tưởng chúng ta cần làm rõ để hiểu đúng lại những điều Đức Khổng muốn truyền lại đời sau.
Vấn Đề thứ nhất
ĐẠO NHO CÓ PHẢI LÀ CÔNG CỤ CỦA CHẾ ĐỘ QUÂN CHỦ CHUYÊN CHẾ ?
Câu hỏi đặt ra vì có những câu (được cho là của Đạo Nho) mang tính cổ vũ và phục vụ cho chế độ quân chủ chuyên chế như :
Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung
Phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu
(Vua xử thần chết, thần không chết là thần bất trung
Cha xử con chết, con không chết là con bất hiếu)
Chúng ta nên hiểu điều này như thế nào ?
Ở đây, chúng ta giả định có hai tình huống xảy ra.
Tình huống thứ nhất : Các chế độ Quân Chủ Phong Kiến lợi dụng uy tín của đạo Nho để thêm vào những câu phục vụ cho chế độ của mình. Đối với những ông vua bạo ngược tàn ác (hôn quân) thì những quyết định của ông ta thường là sai lầm, ngu muội. Nếu cứ tận trung với Vua, dù chết không màng, thì đây là một loại Ngu Trung. Đối với những người làm cha mẹ mà không xứng đáng với bổn phận trách nhiệm của mình, lợi dụng vai trò của mình để hiếp đáp, hành hạ con cái, nếu cứ tận hiếu mà chết vì những ý muốn sai lầm hoặc độc ác của cha mẹ thì đó là Ngu Hiếu . Cả hai trường hợp Ngu Trung và Ngu Hiếu đều đáng thương và đáng trách chứ không phải là đáng tán dương
Khổng Tử từng nói : Quân-quân , Thần-thần , Phụ-phụ, Tử-tử (Nghĩa là Vua ra vua. Tôi ra tôi. Cha ra cha. Con ra con…) người nào xứng đáng ở vị trí của người ấy thì mới có thể nhận được sự đối xử tương xứng của đối phương. Hôn quân thì không được đòi hỏi có trung thần. Điều này chứng tỏ Khổng Tử không chấp nhận Ngu Trung, Ngu Hiếu.
Tình huống thứ hai : Đây chính là câu nói của Khổng Tử, thì chúng ta nên hiểu. Vua trong quan niệm của Khổng Tử là Minh Quân, người có trách nhiệm lập pháp và hành pháp. Vua xử là luật xử. Người không tuân theo luật pháp là chống lại luật pháp, nên Vua xử Thần chết thì thần phải chết. Quốc có Quốc pháp, Gia có Gia quy. Cha Hiền xử con theo Gia quy thì con phải chấp hành, dù có chết cũng phải tuân lệnh.
Chúng ta không thể trách vì sao Khổng Tử lại chấp nhận chế độ Quân Chủ Chuyên Chế, vì mỗi cá thể đều là sản phẩm của xã hội và thời đại. Xã hội sẽ không chấp nhận những gì tụt hậu hay vượt qúatrình độ tiến hoá của con người đương đại. Khổng Tử sống ở thời Quân Chủ chuyên chế nên dù muốn dù không, Khổng Tử cũng không thể đề xuất một chế độ nào khác. Giả sử nếu có, cũng không ai chấp nhận. Vì vậy, điều lý tưởng nhất của chế độ này chỉ là hy vọng vào một đấng minh quân. Do đó, chúng ta có thể hoàn toàn thông cảm và hiểu được những ý tưởng của Ngài.
Vấn Đề thứ hai
ĐẠO NHO CÓ CHỦ TRƯƠNG BẤT ĐÌNH ĐẲNG GIỚI ?
Trung Hoa là cái nôi sản sinh ra Nho Giáo, cũng là xã hội thấm nhuần tư tưởng đạo Nho trong quá nhiều thế kỷ đến nỗi người dân Trung Quốc không ai là không biết đến đạo Nho. Bên cạnh đó những hiện tượng tiêu cực xảy ra cho nữ giới như những tập tục hủ lậu của xã hội khiến người phụ nữ chịu trăm ngàn thiệt thòi cay đắng, vi phạm nhân quyền của nữ giới, mà người ta cho là xuất phát từ đạo Nho. Những sự xúc phạm nghiêm trọng xảy ra cho phụ nữ phải đề cập đến là :
ĐIỀU THỨ NHẤT : TRỌNG NAM KHINH NỮ
Chúng ta thường được nghe câu : “ Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” (có một người con trai cũng là có, có mười người con gái cũng là không )
Câu nói này thật sự hết sức là bất công về mặt đạo đức xã hội, phản khoa học, phản triết học và đi ngược lại bước tiến hoá của loài người (phản động).
Về mặt Khoa Học : Sinh con trai hay con gái là do nhiều yếu tố thuộc sinh học của cha và mẹ, con người không nên và không được đi ngược lại quy luật khách quan của tự nhiên giới.
Về mặt Triết Học : Kinh Dịch một tác phẩm lớn và quan trọng nói về các nguyên tắc trong vũ trụ cũng quan niệm sự sống là sự giao thoa, hợp tác hài hoà giữa hai yếu tố Âm-Dương. Sự mất quân bình âm dương đến một ngưỡng nào đó sẽ làm sự sống bị huỷ hoại. Người Nữ là Âm, người Nam là Dương ( xét về mặt sinh lý cơ thể và tính chất của tinh thần)
nếu con người quan niệm và xử sự “nhất bên trọng, nhất bên khinh” (một bên coi trọng, một bên xem nhẹ) sẽ xảy ra tình trạng mất quân bình Âm-Dương.
Về mặt Tiến Hoá : Nếu xã hội không sống cân bằng hài hoà, không hiếu đúng và đủ các Quy Luật Tự Nhiên, không ứng dụng những quy luật ấy trong cuộc sống thì không thể có sự tiến hoá
Về mặt Đạo Đức Xã Hội : Nam hay Nữ cũng đều ở đẳng cấp “NGƯỜI”. Sự phân biệt đối xử giữa hai phái bộc lộ bản chất ác độc của phái ở thế mạnh ( mạnh hơn về thể lực, mạnh hơn về tinh thần )
ĐIỀU THỨ HAI : VI PHẠM NHÂN QUYỀN
Sự vi phạm nhân quyền thể hiện qua những hủ tục, cụ thể như ở xã hội Trung Hoa trong thời kỳ Nho giáo đang thịnh hành, những tập tục dùng cho người phụ nữ phổ biến như :
1. TỤC BÓ CHÂN : Khi người phụ nữ ở tuổi dậy thì, người ta bắt buộc cô phải bó chân để chân cô không thể phát triển một cách tự nhiên gây ra sự mất cân bằng đối với cơ thể, điều này khiến cô đau đớn về thể xác, chậm chạp khó khăn khi di chuyển.
2. KHÔNG CHO HỌC HÀNH,THI CỬ,THAM GIA CHÍNH QUYỀN, QUÂN ĐỘI : Người phụ nữ muốn biết chữ phải tự tìm học “ngoài luồng” . Nhà nước quân chủ chuyên chế Trung Hoa thời đó không cho phép phụ nữ được vào trường học. Một số trường hợp đặc biệt, các cô phải cải nam trang để được vào trường như nam giới. Câu chuyện tình bi thảm của Lương Sơn Bá-Chúc Anh Đài đã diễn ra trong bối cảnh lịch sử đó. Chúng ta cũng thấy một vài trường hợp hạn hữu của các phụ nữ cải nam trang đi thi và đậu đến Tiến Sĩ (bằng cấp cao nhất quốc gia) và các phụ nữ cải nam trang để tòng chinh đánh giặc, trong đó có trường hợp điển hình nổi tiếng là Hoa Mộc Lan. Khi bị phát hiện, các cô gái dũng cảm này có thể bị tử hình vì tội “Khi quân phạm thượng”.
3. KHÔNG CHO TÁI GIÁ : Khi người chồng quá vãng, người phụ nữ phải ở vậy, thủ tiết thờ chồng nuôi con. Hành động này được xem như đạo đức chuẩn mực của người goá phụ. Người phụ nữ sẽ có danh dự cao và được xã hội trọng vọng nể vì nếu được nhà vua ban cho bốn chữ vàng “Tiết Hạnh Khả Phong”.
NHẬN ĐỊNH VỀ
NGUYÊN NHÂN CỦA CHỦ TRƯƠNG BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI
Lòng Ích Kỷ Hẹp Hòi của nam giới ở xã hội Trung Hoa thời đó
Nếu nói rằng chủ trương bất bình đẳng giới có nguyên nhân sâu xa là tính ích kỷ hẹp hòi, độc đoán của nam giới ở xã hội Trung Hoa thời đó thì chắc cũng không có gì là quá đáng. Có thể người ta hiểu lầm về nội dung của Nho giáo qua các quan điểm về đức hạnh của người phụ nữ ( Tam Tòng Tứ Đức ) và quan điểm về vai trò của người phụ nữ trong xã hội. (Nội tướng : Người cai quản trong gia đình). Do hiểu sai về Nho giáo hay cố ý hiểu sai , người ta gán ghép quan niệm “ Trọng Nam Khinh Nữ” và các hủ tục vi phạm nhân quyền của nữ giới là chủ trương của đạo Nho.
Chúng tôi không cho rằng đây là chủ ý của Đức Khổng Tử, cho dù ai đó có trích dẫn bất kỳ điều gì từ bất kỳ quyển sách nào được cho là của Nho Giáo. Bởi vì sau khi một người qua đời, họ không thể đội mồ sống dậy để thanh minh bất kỳ điều gì mà hậu thế thêm thắt, cắt xén hoặc sửa đổi (nếu có) trong những tác phẩm của họ, hoặc do đệ tử của họ ghi chép lại. Khổng Tử chủ trương dùng NHÂN NGHĨA xử sự trong tất cả mọi mối quan hệ trong gia đình, ngoài xã hội, trong khi quan niệm “Trọng Nam Khinh Nữ” và tất cả các hủ tục vi phạm nhân quyền phụ nữ, đi ngược lại chủ trương Nhân Nghĩa của Ngài. Nên có thể kết luận đây không phải là quan điểm của Đức Khổng Tử.
· Nhu cầu phân công lao động trong Xã Hội Nông Nghiệp
Xã hội Trung Hoa thời Đức Khổng Tử là xã hội nông nghiệp với các phương tiện thô sơ, dùng sức lao động con người là chủ yếu. Đây thuộc loại lao động nặng, chỉ phù hợp với nam giới, nên người nam luôn là lao động chính trong gia đình. Chính vì nhu cầu cung cấp lao động cho một xã hội nông nghiệp như vậy nên người nam được coi trọng hơn người nữ, vì họ có giá trị lao động cao hơn người nữ.
Người nữ chỉ phù hợp với các công việc TRONG nhà, còn những công việc NGOÀI xã hội phải do người nam đảm trách (Gái Trong kim chỉ Trai Ngoài bút nghiên). Điều này thể hiện rõ trong các câu ca dao sau :
Canh một dọn cửa dọn nhà
Canh hai dệt cửi, canh ba đi nằm
Canh tư bước sang canh năm
Trình anh dậy học chớ nằm làm chi
Nữa mai Chúa mở khoa thi
Bảng vàng chói lọi bia đề tên anh …
· Nhu cầu “nối dõi tông đường” trong chế độ phụ hệ
Xét về nhu cầu nối dõi tông đường, dòng tộc. Câu nói “ Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” có nghĩa là chỉ một người con trai cũng là có (người nối dõi) vì con cái anh ta mang họ cha, nghĩa là họ của gia tộc, trong khi có đến mười người con gái cũng như không vì con cái của cô ta sẽ mang họ chồng của cô ấy. Vì vậy có câu “Nữ sanh ngoại tộc” (con gái thuộc về dòng tộc gia đình khác (chồng cô ta). Suy nghĩ này khiến cha mẹ thường quý con trai hơn con gái.
Về vấn đề trọng nam khinh nữ: Dù đây không phải chủ trương của Đạo Nho, nhưng do bị gán ghép quan niệm sai lầm này, khiến nhiều nơi, nhiều người thấm nhuần ảnh hưởng Nho Giáo, chỉ chú trọng vào việc sinh con trai gây nên sự mất cân đối trong tỷ lệ sinh con trai và gái, tạo thành những hậu quả tiêu cực cho xã hội. Điều này cần phải hiểu đúng lại cho Nho Giáo.
VỀ NGUYÊN NHÂN CỦA SỰ VI PHẠM NHÂN QUYỀN NỮ GIỚI
Các tục lệ bó chân, thủ tiết thờ chồng, không cho học hành, thi cử, tham gia chính trường, quân đội, là một hình thức độc quyền của nam giới, nhằm loại bỏ người phụ nữ ra khỏi những hoạt động quan trọng trong xã hội. Người ta gán ghép điều này với Tam Tòng Tứ Đức, làm chuẩn mực đạo đức cho người phụ nữ. Sự gán ghép này là một vết đen làm lem luốc diện mạo của đạo Nho.
Khi tước bỏ quyền con người của phụ nữ ở những lãnh vực quan trọng như vậy. Nam giới của xã hội Trung Hoa thời đó không những bộc lộ sự ích kỷ của mình mà còn thể hiện sự tàn nhẫn độc ác của họ khi muốn biến người phụ nữ thành một thứ đồ vật sở hữu. Tập tục của một số quốc gia Đông Á quy định khi nhà vua chết đi thì phải chôn theo cùng với ông ta các phi tần mỹ nữ. Huyền Trân Công Chúa là một trường hợp điển hình nổi tiếng mà ai trong chúng ta học sử Việt cũng đều đã biết.
Có lẽ tập tục này xuất phát từ cách hiểu câu “ Phu tử tòng tử” (Tam Tòng) như sau : “Chồng chết thì phải chết theo”. Thay vì hiểu “tòng tử” là “theo con” người ta lại muốn hiểu “tòng tử” là “chết theo” !
Sự “ăn hiếp quá đáng” của Nam giới khiến người ta liên tưởng đến “luật rừng xanh” nơi mà sức mạnh là công lý. Nơi mà tiếng nói của kẻ mạnh là luật lệ của cộng đồng. Ở nơi đâu có kẻ mạnh, người yếu và trình độ tâm linh chưa tiến hoá cao, nơi đó có sự hà hiếp, bất công và kẻ yếu thế phải chịu đựng. Đó là nguyên nhân của sự vi phạm nhân quyền nữ giới.
TỔNG LUẬN VỀ ĐẠO NHO
Nội dung Nho Giáo ( trong giới hạn được trình bày )là những đạo lý rất quan trọng và cần thiết để con người sống thành công, hạnh phúc và ổn định trật tự xã hội. Những giáo lý của Đạo Nho mà chúng tôi giới thiệu trong khuôn khổ bài này hoàn toàn phù hợp với các quy luật khách quan trong tự nhiên giới.
Đạo đức cá nhân dựa trên Ngũ Thường (Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín) và tất cả những đức tính khác của người Quân Tử là hoàn toàn hợp lý và cần được giảng dậy một cách chính quy cho mọi người để con người có đủ trí đức, quốc gia có được những công dân tốt. Khi mỗi gia đình còn là “đơn vị nền tảng của xã hội” (ví như các tế bào của cơ thể) thì các mối quan hệ xã hội như Tam Cang hay Ngũ Luân tồn tại một cách hiển nhiên không có gì thay đổi (có lạ chăng là chúng ta phải hiểu quan hệ Vua-Tôi một cách “cập nhật” là Nhà Nước và Công Dân). Đạo đức được đề ra cho các mối quan hệ xã hội này cũng hoàn toàn hợp lý nếu người ta muốn xây dựng một đất nước hoà bình, ổn định.
Đối với phái nữ, khái niệm Công, Dung, Ngôn, Hạnh (Tứ Đức) hoàn toàn phù hợp với một người phụ nữ trong vai trò “Nội Tướng” quản lý mọi việc trong gia đình. Ở vai trò này thì Tam Tòng là một “phó phẩm” đi đôi với Tứ Đức.
Đối với Đạo Nho, vai trò của người phụ nữ, dù không quan trọng như Nam giới nhưng lại được đề cao hơn. Chúng ta thấy Bậc “Mẫu Nghi Thiên Hạ” (Tiêu chuẩn (mẫu) cho mọi người không phải là Vua mà là Hoàng Hậu). Sở dĩ phụ nữ được đề cao như vậy, vì bà mẹ là người thầy đầu tiên của mọi con người, nên đức hạnh của người phụ nữ thông qua Tứ Đức là vô cùng cần thiết.
Ngoài ra điểm nhấn chính yếu đối với người phụ nữ là chữ TIẾT, chữ TIẾT của người phụ nữ rất quan trọng, (“Tiết” là một lóng tre được giới hạn bởi hai mắt ở hai đầu) nó được thể hiện cụ thể ở chữ Trinh. Tiết có nghĩa là Thẳng. Với người phụ nữ, “Tiết” là sự đoan chính. Thông thường người ta coi TRINH và TIẾT là một, nhưng thực ra, phụ nữ “thất tiết” mới đáng lên án, còn “mất trinh” vì những lý do này khác ngoài ý muốn thì có thể thông cảm và tha thứ được.
Nguyễn Du cũng có cái nhìn rộng lượng với Kiều :
Như nàng lấy Hiếu làm Trinh
Bụi nào cho đục được mình ấy vay !
Vấn đề lớn đặt ra ở đây là
“Liệu rằng TAM TÒNG TỨ ĐỨC có còn cần thiết và phù hợp với nữ giới ở thời hiện đại hay không khi mà người phụ nữ hiện nay có mặt và tham gia vào tất cả các lãnh vực của đời sống xã hội y như nam giới ? Liệu rằng Tam Tòng Tứ Đức có là khái niệm cổ xưa lỗi thời cần phải loại bỏ để “cởi trói” cho nữ giới như một số người quan niệm ?”
Trước khi nêu ý kiến về vấn đề này, chúng ta nhìn lại những chuyển biến ở các xã hội mà tư tưởng Nho Giáo ăn sâu mọc rễ : Cùng với sự tiến hoá của loài người về các mặt chính trị, kinh tế, tư tưởng… Nhân quyền của người phụ nữ cũng dần dần được nhìn nhận. Mặc dù không thể nói sự vi phạm quyền con người đối với nữ giới đã được xoá bỏ hoàn toàn, nhưng cơ bản đã có những thay đổi rõ rệt.
Nhẫn chịu trong sự đàn áp, bất công quá đáng trong suốt một thời gian dài như vậy, khi người phụ nữ được sánh vai ngang hàng cùng nam giới trong các hoạt động xã hội, họ có dịp “bùng nổ” xu hướng chống đối lại mọi “gông cùm, xiềng xích” đã cột trói họ lâu nay. Người phụ nữ không muốn “An” theo kiểu chữ viết kinh điển cũ (gồm chữ Nữ dưới bộ Mịch. Ý nói người phụ nữ ở trong nhà là An). Họ không chấp nhận “Nam nữ thọ thọ bất thân” (Trai gái chưa lấy nhau thì không được va chạm thân xác). Ngày nay, Thiếu nữ Trung Hoa khoả thân xuống đường nhảy múa khoe đường nét của thân thể để mong tìm được tấm chồng “đại gia”. Hành động này là một phản ứng dữ dội, chống lại phong cách, dịu dàng, kín đáo, nghiêm cẩn của người phụ nữ được giáo dục theo truyền thống Nho Giáo. Cùng với hành động “mạnh tay” như vậy, một bộ phận phụ nữ lên án quyết liệt quan niệm Tam Tòng Tứ Đức, coi như đó là “thủ phạm” đã “bỏ tù” họ từ bấy đến nay. Chúng ta thấu hiểu và thông cảm với tâm lý ấy của phụ nữ.
Một cách công tâm mà nói. Tam Tòng Tứ Đức của Nho Giáo không hề sai hay vi phạm nhân quyền. Chỉ là nó giới hạn vai trò của nữ giới trong gia đình. Đây là một điểm hạn chế nghiêm trọng của Đạo Nho . Chính vì các chế độ phong kiến đề cao, khai thác và “phong phú hoá” điểm hạn chế này nên biến nó thành những hủ tục độc ác đối với phụ nữ.
Xét về mặt thể lực và tâm lý, người phụ nữ giữ vai trò chính trong gia đình là phù hợp với kiểu “mỗi gia đình là một đơn vị cơ bản” như tổ chức xã hội loài người hiện nay. Tuy nhiên, xét về mặt trí lực, phụ nữ không hề thua kém nam giới, vì vậy phụ nữ có thể và có quyền tham gia vào mọi hoạt động như nam giới. Tuy nhiên, khi người phụ nữ tham gia vào các hoạt động xã hội bên ngoài thì họ hoặc là phải kiêm nhiệm luôn nhiệm vụ quản lý gia đình bên trong (điều này là một bất công lớn cho người phụ nữ), hoặc là họ đẩy trách nhiệm quản lý gia đình cho người chồng, biến anh ta thành nội tướng, hoặc là chia xẻ công việc quản lý gia đình cùng với chồng. Điều này không phải lúc nào cũng dễ dàng, xuông sẻ và trôi chảy. Khi nữ giới muốn ra ngoài “bay nhảy” như nam giới, họ gặp phải những vấn đề lấn cấn như trên, mà tổ chức xã hội của loài người hiện nay chưa có giải pháp nào giúp họ giải quyết ổn thoả.
Trở lại vấn đề Tam Tòng, Tứ Đức. Để phù hợp với cuộc sống mới hiện nay, chúng ta phải mở rộng định nghĩa về Tứ Đức. Khi người phụ nữ không chỉ là “nội tướng” trong gia đình, thì Công, Dung, Ngôn, Hạnh của họ phải được hiểu theo nghĩa rộng như sau:
CÔNG : Năng lực làm việc và giải quyết các vấn đề của cuộc sống
DUNG : Trang phục và trang điểm cho ngoại hình phù hợp với các vai trò khác nhau của mình ở những nơi, những lúc khác nhau. Dung còn là dung mạo, cử chỉ, động thái trong các tư thế Đi, Đứng, Nằm Ngồi.
NGÔN : Nói năng phù hợp ở từng nơi, từng lúc, từng mối tương quan với các đối tượng.
HẠNH : Các đức tính tốt cần thiết phải có để xử sự trong cuộc sống.
Với định nghĩa mở rộng như vậy, thì Công, Dung, Ngôn, Hạnh này đồng thời cũng áp dụng cho cả nam giới. Nói cách khác, đó là điều mà mọi người cần phải hướng tới và rèn luyện trong cuộc sống.
Còn TAM TÒNG thì sao ?
Với phụ nữ “Tại gia tòng phụ” (ở nhà phải theo cha mẹ) “Xuất giá tòng phu” (Lấy chồng phải theo chồng) “ Chồng chết phải theo con”.
Ba chữ “Tòng” ở đây phải hiểu khác nhau. Đối với cha mẹ, người phụ nữ phải sinh sống cùng họ và nghe lời dạy bảo của họ. Đối với chồng, người phụ nữ phải sống với chồng và nghe lời chồng (vì Chồng là chủ gia đình). Khi Chồng chết, người goá phụ phải sống với con để tiếp tục quan tâm, chăm sóc, dậy bảo những đứa con mình, cũng như để con cái được quan tâm chăm sóc lại.
Tam Tòng thực sự không sai, nhưng không nên xem là quy định bắt buộc như Tứ Đức. Với cha mẹ, con cái phải sống với và phải nghe lời đấng sinh thành. Đó là điều hợp lý. Nhưng với chồng, ngày nay, trường hợp người phụ nữ làm chủ gia đình thì họ mới là người có quyền quyết định. Theo thiển ý, đây là điều bất hạnh cho người phụ nữ, vì họ không tìm được một đức lang quân xứng đáng để làm chủ gia đình. Sau khi chồng chết, người phụ nữ có quyền tái hôn, miễn là vẫn có thể làm tròn bổn phận, trách nhiệm nuôi dậy những đứa con mình….
Với những nội dung như trên, chỉ cần chỉnh sửa lại một số cách nhìn về Nho Giáo. Chúng ta tin rằng, trở thành người Quân Tử như lý tưởng của Đạo Nho để xứng đáng làm NGƯỜI, thì đó cũng đủ là một lý tưởng tuyệt vời cho nhân loại.
Giữa đường dẫu thấy bất bằng mà tha !
( Nguyễn Đình Chiểu )
Nho giáo chia con người trong xã hội ra làm hai loại : Thất Phu (loại người không học hành, kém hiểu biết ) và Sĩ Phu (loại người có học hành, hiểu biết) . Sĩ Phu còn được gọi là Kẻ Sĩ.
Để trở thành kẻ Sĩ, người ta phải thông thạo Tứ Thư Ngũ Kinh và phải có tất cả những đức hạnh chuẩn mực để sống làm người. Trong tất cả những đức hạnh đó, chữ HIẾU là đức hạnh đầu tiên và quan trọng nhất mà kẻ Sĩ phải có :
SĨ KIÊM BÁCH HẠNH, HIẾU HẠNH VI TIÊN
(Kẻ Sĩ có đủ trăm hạnh, hạnh HIẾU đứng đầu )
Kẻ Sĩ giữ được các đức hạnh xứng đáng làm người được gọi là “Quân Tử” , ngược lại tiêu chuẩn này . gọi là kẻ “Tiểu Nhân”
Đức hạnh theo giới tính
Nho giáo quan niệm : Nam Trung, Nữ Trinh (Đàn ông phải Trung thành, Đàn bà phải tiết hạnh )
Trai thời Trung Hiếu làm đầu
Gái thời Tiết Hạnh làm câu giữ mình
(Nguyễn Đình Chiểu)
Phận sự của hai phái cũng được phân công rõ ràng : Nam ngoại, Nữ nội ( đàn ông gánh vác công việc ngoài xã hội, đàn bà gánh vác công việc trong nhà )
Đối với phụ nữ, để hoàn tất vai trò Nội Tướng của mình, người phụ nữ phải có Công, Dung, Ngôn, Hạnh.
CÔNG : Kỹ năng trong các lãnh vực nội trợ và quản lý nhà cửa như : Nấu nướng, thêu thùa, may vá, tổ chức sắp xếp nhà cửa gọn gàng sạch đẹp. tổ chức quản lý đời sống, chi tiêu trong gia đình, trông nom chăm sóc nhà cửa con cái và các thành viên trong gia đình …
DUNG : Có kiến thức chăm sóc ngoại hình. Ăn mặc, trang điểm phù hợp tuỳ nơi, tuỳ chỗ, tuỳ lúc.
NGÔN : Người phụ nữ phải nói năng dịu dàng, lịch sự, hoà nhã, cẩn trọng và thiện cảm với mọi người.
HẠNH : Đức hạnh của người phụ nữ quan trọng nhất là Trinh Tiết (Trinh là trong trắng, Tiết là ngay thẳng )Sự trong trắng và ngay thẳng phải bắt nguồn từ trong tâm hồn và thể hiện ra ngoài thể xác và hành động.
Ngoài CÔNG, DUNG, NGÔN, HẠNH (gọi là Tứ Đức) Cuộc đời của một người Phụ Nữ được ấn định bởi những phép tắc thường quy (gọi là Tam Tòng)
Tại gia tòng Phụ (Ở trong gia đình phải theo cha mẹ)
Xuất giá tòng Phu (khi lấy chồng phải theo chồng )
Phu tử tòng Tử (Khi chồng chết phải theo con )
HÀNH XỬ TRONG CÁC MỐI QUAN HỆ
Khổng Tử cho rằng có ba mối quan hệ quan trọng nhất, chính yếu nhất ràng buộc mọi người trong gia đình và ngoài xã hội với nhau. Những mối quan hệ chính yếu này được gọi là GIỀNG MỐI :
Quân Thần Cang – Phụ Tử Cang – Phu Thê Cang
( Quan hệ Vua-Tôi , Cha-Con, Chồng-Vợ )
Ba mối quan hệ này gọi là TAM CANG, ngoài ra còn có những mối quan hệ khác như
Anh Chị Em, Bè Bạn .
Theo tiêu chuẩn của Nho gia, mọi người phải cư xử với nhau trong các mối quan hệ như sau :
Quân Minh - Thần Trung ( Vua Sáng - Tôi Trung )
Phụ Từ - Tử Hiếu ( Cha Hiền - Con Hiếu )
Phu Xướng - Phụ Tuỳ ( Chồng Nói - Vợ Nghe )
Huynh Thuận - Đệ Cung ( Anh Nhường - Em Kính )
Bằng Hữu Hảo ( Bạn bè Tốt )
(Năm mối quan hệ này được gọi là NGŨ LUÂN. Năm đức tính của người Quân Tử được gọi là NGŨ THƯỜNG. Khi nói đến Luân Thường Đạo Lý là ta đang nói đến Ngũ luân, Ngũ Thường trong đạo Nho )
Mỗi người phải làm tròn bổn phận trách nhiệm với vai trò và vị trí của mình thì mới xứng đáng nhận được sự hoàn thành bổn phận trách nhiệm từ phía đối tác :
Ví dụ : Quân quân - Thần thần ( Vua làm vua cho ra Vua, Tôi làm tôi cho ra Tôi )……
Mỗi người ở vai trò vị trí của mình phải hành xử đúng với vị trí vai trò ấy . Nho gia nói : Tố vị trí nào hành hồ đúng vị trí đó,. Nguyễn Công Trứ từng viết những câu thơ như :
Cuộc trăm năm chữ “tố hành hồ”
Bề khu xử quy mô hoàn tự biệt
Sự cư xử đúng với vai trò vị trí của mình được gọi là LỄ.
Nếu một người cư xử không đúng LỄ , đối tác của họ không cần phải giữ LỄ. Ví dụ : Quân bất minh (hôn quân) thì Thần bất trung .v.v…
Nói đến Đạo Nho, ta không thể không nhắc đến Nguyên Tắc Vàng trong phép tắc ứng xử trong cuộc sống :
Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân
(Điều mình không muốn, đừng làm cho người khác)
Kỷ dục lập, nhi lập nhân
(Điều mình muốn hãy làm cho người khác )
Mỗi cá nhân cần tu chỉnh chính mình để có thể sống lợi ích cho bản thân và người khác theo phác đồ hoạch định sau đây :
TU THÂN, TỀ GIA, TRỊ QUỐC, BÌNH THIÊN HẠ
( Tu sửa bản thân mình thành người chính nhân quân tử. Sau đó ổn định cuộc sống gia đình khiến gia đình vui vẻ hạnh phúc. Thành công trong gia đình xong rồi mới có thể trị nước. Trị nước vững vàng thì mới làm cho thiên hạ được thái bình )
CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI
Sống dưới thời kỳ hỗn loạn của lịch sử Trung Hoa là thời Xuân Thu Chiến Quốc . Nước này bị phân chia thành nhiều tiểu quốc luôn tranh dành thế lực, đem binh sát phạt lẫn nhau, cuộc sống người dân vô cùng đau khổ. Khổng Tử, cũng như những kẻ thức giả đương thời, mong muốn cho nước Trung Hoa có một vị Minh Quân tài giỏi thống nhất đất nước. Vị minh quân này phải dùng đạo đức nhân nghĩa để dạy dân và trị dân là chủ yếu. Chủ trương này gọi là NHÂN TRỊ, chứ không phải dùng hình pháp để trừng phạt dân (gọi là PHÁP TRỊ).
Trong Luận Ngữ có đoạn như sau : "Dùng mệnh lệnh, pháp luật để dẫn dắt chỉ đạo dân, dùng hình phạt để quản lý dân, làm như vây tuy có giảm được phạm pháp, nhưng người phạm pháp không biết xấu hổ, sỉ nhục. Dùng đạo đức để hướng dẫn chỉ đạo dân, dùng lễ nghĩa để giáo hóa dân, làm như vậy chẳng những dân hiểu được thế nào là nhục nhã khi phạm tội, mà còn cam tâm tình nguyện sửa chữa sai lầm của mình tận gốc từ mặt tư tưởng."
Khổng Tử cho rằng giáo dục ý thức về sự nhục nhã xấu xa của người dân khi phạm tội để răn dậy dân chúng là điều cơ bản và hiệu quả hơn là sử dụng hình phạt để làm họ khiếp sợ như chủ trương của phái PHÁP GIA
Một xã hội mà Khổng Tử mong muốn hướng tới là một xã hội Quân Chủ, trong đó Vua là một vị lãnh đạo tài đức song toàn, có thể dùng tài năng trí tuệ của mình mà an bang tế thế, lại có thể dùng uy đức của mình khiến thần dân tâm phục và có thể giáo hoá dân để họ trở thành những người lương thiện, có lòng nhân ái hòng xây dựng một xã hội thái bình thịnh trị, an hoà.
Đối với mỗi cá nhân thì cần tu sửa đạo đức bản thân mình theo Luân Thường Đạo Lý. Phụ nữ thì chủ yếu lấy Tam Tòng, Tứ Đức làm trọng. Những nguyên tắc ứng xử này đều dựa trên chữ LỄ, tức tôn ti trật tự trong cuộc sống và xã hội.
Chủ trương lớn nhất của Khổng Tử là lấy NHÂN NGHĨA mà xử thế với nhau, để ta và mọi người cùng sống an hoà hạnh phúc. Câu châm ngôn nổi tiếng : “ Điều gì ta không muốn đừng làm cho người khác” và “ Điều gì ta muốn hãy làm cho người khác” đã trở thành một câu slogan độc đáo và đặc thù của đạo Khổng vậy .
NHẬN XÉT VỀ VÀI VẤN ĐỀ QUAN TRỌNG TRON ĐẠO NHO
Dù Đạo Nho đã tạo được ảnh hưởng sâu rộng trong nhiều nước ở khu vực Đông Á và vẫn tồn tại ở một vị trí được trọng vọng sau bao nhiêu thăng trầm biến thiên trong lịch sử. Nhưng, những “tai tiếng” mà Đạo Nho gánh chịu thì hình như chưa thấy ai lên tiếng “thanh minh” để rửa sạch “nỗi oan” cho Đức Khổng Tử. Điều này, thiết tưởng chúng ta cần làm rõ để hiểu đúng lại những điều Đức Khổng muốn truyền lại đời sau.
Vấn Đề thứ nhất
ĐẠO NHO CÓ PHẢI LÀ CÔNG CỤ CỦA CHẾ ĐỘ QUÂN CHỦ CHUYÊN CHẾ ?
Câu hỏi đặt ra vì có những câu (được cho là của Đạo Nho) mang tính cổ vũ và phục vụ cho chế độ quân chủ chuyên chế như :
Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung
Phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu
(Vua xử thần chết, thần không chết là thần bất trung
Cha xử con chết, con không chết là con bất hiếu)
Chúng ta nên hiểu điều này như thế nào ?
Ở đây, chúng ta giả định có hai tình huống xảy ra.
Tình huống thứ nhất : Các chế độ Quân Chủ Phong Kiến lợi dụng uy tín của đạo Nho để thêm vào những câu phục vụ cho chế độ của mình. Đối với những ông vua bạo ngược tàn ác (hôn quân) thì những quyết định của ông ta thường là sai lầm, ngu muội. Nếu cứ tận trung với Vua, dù chết không màng, thì đây là một loại Ngu Trung. Đối với những người làm cha mẹ mà không xứng đáng với bổn phận trách nhiệm của mình, lợi dụng vai trò của mình để hiếp đáp, hành hạ con cái, nếu cứ tận hiếu mà chết vì những ý muốn sai lầm hoặc độc ác của cha mẹ thì đó là Ngu Hiếu . Cả hai trường hợp Ngu Trung và Ngu Hiếu đều đáng thương và đáng trách chứ không phải là đáng tán dương
Khổng Tử từng nói : Quân-quân , Thần-thần , Phụ-phụ, Tử-tử (Nghĩa là Vua ra vua. Tôi ra tôi. Cha ra cha. Con ra con…) người nào xứng đáng ở vị trí của người ấy thì mới có thể nhận được sự đối xử tương xứng của đối phương. Hôn quân thì không được đòi hỏi có trung thần. Điều này chứng tỏ Khổng Tử không chấp nhận Ngu Trung, Ngu Hiếu.
Tình huống thứ hai : Đây chính là câu nói của Khổng Tử, thì chúng ta nên hiểu. Vua trong quan niệm của Khổng Tử là Minh Quân, người có trách nhiệm lập pháp và hành pháp. Vua xử là luật xử. Người không tuân theo luật pháp là chống lại luật pháp, nên Vua xử Thần chết thì thần phải chết. Quốc có Quốc pháp, Gia có Gia quy. Cha Hiền xử con theo Gia quy thì con phải chấp hành, dù có chết cũng phải tuân lệnh.
Chúng ta không thể trách vì sao Khổng Tử lại chấp nhận chế độ Quân Chủ Chuyên Chế, vì mỗi cá thể đều là sản phẩm của xã hội và thời đại. Xã hội sẽ không chấp nhận những gì tụt hậu hay vượt qúatrình độ tiến hoá của con người đương đại. Khổng Tử sống ở thời Quân Chủ chuyên chế nên dù muốn dù không, Khổng Tử cũng không thể đề xuất một chế độ nào khác. Giả sử nếu có, cũng không ai chấp nhận. Vì vậy, điều lý tưởng nhất của chế độ này chỉ là hy vọng vào một đấng minh quân. Do đó, chúng ta có thể hoàn toàn thông cảm và hiểu được những ý tưởng của Ngài.
Vấn Đề thứ hai
ĐẠO NHO CÓ CHỦ TRƯƠNG BẤT ĐÌNH ĐẲNG GIỚI ?
Trung Hoa là cái nôi sản sinh ra Nho Giáo, cũng là xã hội thấm nhuần tư tưởng đạo Nho trong quá nhiều thế kỷ đến nỗi người dân Trung Quốc không ai là không biết đến đạo Nho. Bên cạnh đó những hiện tượng tiêu cực xảy ra cho nữ giới như những tập tục hủ lậu của xã hội khiến người phụ nữ chịu trăm ngàn thiệt thòi cay đắng, vi phạm nhân quyền của nữ giới, mà người ta cho là xuất phát từ đạo Nho. Những sự xúc phạm nghiêm trọng xảy ra cho phụ nữ phải đề cập đến là :
ĐIỀU THỨ NHẤT : TRỌNG NAM KHINH NỮ
Chúng ta thường được nghe câu : “ Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” (có một người con trai cũng là có, có mười người con gái cũng là không )
Câu nói này thật sự hết sức là bất công về mặt đạo đức xã hội, phản khoa học, phản triết học và đi ngược lại bước tiến hoá của loài người (phản động).
Về mặt Khoa Học : Sinh con trai hay con gái là do nhiều yếu tố thuộc sinh học của cha và mẹ, con người không nên và không được đi ngược lại quy luật khách quan của tự nhiên giới.
Về mặt Triết Học : Kinh Dịch một tác phẩm lớn và quan trọng nói về các nguyên tắc trong vũ trụ cũng quan niệm sự sống là sự giao thoa, hợp tác hài hoà giữa hai yếu tố Âm-Dương. Sự mất quân bình âm dương đến một ngưỡng nào đó sẽ làm sự sống bị huỷ hoại. Người Nữ là Âm, người Nam là Dương ( xét về mặt sinh lý cơ thể và tính chất của tinh thần)
nếu con người quan niệm và xử sự “nhất bên trọng, nhất bên khinh” (một bên coi trọng, một bên xem nhẹ) sẽ xảy ra tình trạng mất quân bình Âm-Dương.
Về mặt Tiến Hoá : Nếu xã hội không sống cân bằng hài hoà, không hiếu đúng và đủ các Quy Luật Tự Nhiên, không ứng dụng những quy luật ấy trong cuộc sống thì không thể có sự tiến hoá
Về mặt Đạo Đức Xã Hội : Nam hay Nữ cũng đều ở đẳng cấp “NGƯỜI”. Sự phân biệt đối xử giữa hai phái bộc lộ bản chất ác độc của phái ở thế mạnh ( mạnh hơn về thể lực, mạnh hơn về tinh thần )
ĐIỀU THỨ HAI : VI PHẠM NHÂN QUYỀN
Sự vi phạm nhân quyền thể hiện qua những hủ tục, cụ thể như ở xã hội Trung Hoa trong thời kỳ Nho giáo đang thịnh hành, những tập tục dùng cho người phụ nữ phổ biến như :
1. TỤC BÓ CHÂN : Khi người phụ nữ ở tuổi dậy thì, người ta bắt buộc cô phải bó chân để chân cô không thể phát triển một cách tự nhiên gây ra sự mất cân bằng đối với cơ thể, điều này khiến cô đau đớn về thể xác, chậm chạp khó khăn khi di chuyển.
2. KHÔNG CHO HỌC HÀNH,THI CỬ,THAM GIA CHÍNH QUYỀN, QUÂN ĐỘI : Người phụ nữ muốn biết chữ phải tự tìm học “ngoài luồng” . Nhà nước quân chủ chuyên chế Trung Hoa thời đó không cho phép phụ nữ được vào trường học. Một số trường hợp đặc biệt, các cô phải cải nam trang để được vào trường như nam giới. Câu chuyện tình bi thảm của Lương Sơn Bá-Chúc Anh Đài đã diễn ra trong bối cảnh lịch sử đó. Chúng ta cũng thấy một vài trường hợp hạn hữu của các phụ nữ cải nam trang đi thi và đậu đến Tiến Sĩ (bằng cấp cao nhất quốc gia) và các phụ nữ cải nam trang để tòng chinh đánh giặc, trong đó có trường hợp điển hình nổi tiếng là Hoa Mộc Lan. Khi bị phát hiện, các cô gái dũng cảm này có thể bị tử hình vì tội “Khi quân phạm thượng”.
3. KHÔNG CHO TÁI GIÁ : Khi người chồng quá vãng, người phụ nữ phải ở vậy, thủ tiết thờ chồng nuôi con. Hành động này được xem như đạo đức chuẩn mực của người goá phụ. Người phụ nữ sẽ có danh dự cao và được xã hội trọng vọng nể vì nếu được nhà vua ban cho bốn chữ vàng “Tiết Hạnh Khả Phong”.
NHẬN ĐỊNH VỀ
NGUYÊN NHÂN CỦA CHỦ TRƯƠNG BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI
Lòng Ích Kỷ Hẹp Hòi của nam giới ở xã hội Trung Hoa thời đó
Nếu nói rằng chủ trương bất bình đẳng giới có nguyên nhân sâu xa là tính ích kỷ hẹp hòi, độc đoán của nam giới ở xã hội Trung Hoa thời đó thì chắc cũng không có gì là quá đáng. Có thể người ta hiểu lầm về nội dung của Nho giáo qua các quan điểm về đức hạnh của người phụ nữ ( Tam Tòng Tứ Đức ) và quan điểm về vai trò của người phụ nữ trong xã hội. (Nội tướng : Người cai quản trong gia đình). Do hiểu sai về Nho giáo hay cố ý hiểu sai , người ta gán ghép quan niệm “ Trọng Nam Khinh Nữ” và các hủ tục vi phạm nhân quyền của nữ giới là chủ trương của đạo Nho.
Chúng tôi không cho rằng đây là chủ ý của Đức Khổng Tử, cho dù ai đó có trích dẫn bất kỳ điều gì từ bất kỳ quyển sách nào được cho là của Nho Giáo. Bởi vì sau khi một người qua đời, họ không thể đội mồ sống dậy để thanh minh bất kỳ điều gì mà hậu thế thêm thắt, cắt xén hoặc sửa đổi (nếu có) trong những tác phẩm của họ, hoặc do đệ tử của họ ghi chép lại. Khổng Tử chủ trương dùng NHÂN NGHĨA xử sự trong tất cả mọi mối quan hệ trong gia đình, ngoài xã hội, trong khi quan niệm “Trọng Nam Khinh Nữ” và tất cả các hủ tục vi phạm nhân quyền phụ nữ, đi ngược lại chủ trương Nhân Nghĩa của Ngài. Nên có thể kết luận đây không phải là quan điểm của Đức Khổng Tử.
· Nhu cầu phân công lao động trong Xã Hội Nông Nghiệp
Xã hội Trung Hoa thời Đức Khổng Tử là xã hội nông nghiệp với các phương tiện thô sơ, dùng sức lao động con người là chủ yếu. Đây thuộc loại lao động nặng, chỉ phù hợp với nam giới, nên người nam luôn là lao động chính trong gia đình. Chính vì nhu cầu cung cấp lao động cho một xã hội nông nghiệp như vậy nên người nam được coi trọng hơn người nữ, vì họ có giá trị lao động cao hơn người nữ.
Người nữ chỉ phù hợp với các công việc TRONG nhà, còn những công việc NGOÀI xã hội phải do người nam đảm trách (Gái Trong kim chỉ Trai Ngoài bút nghiên). Điều này thể hiện rõ trong các câu ca dao sau :
Canh một dọn cửa dọn nhà
Canh hai dệt cửi, canh ba đi nằm
Canh tư bước sang canh năm
Trình anh dậy học chớ nằm làm chi
Nữa mai Chúa mở khoa thi
Bảng vàng chói lọi bia đề tên anh …
· Nhu cầu “nối dõi tông đường” trong chế độ phụ hệ
Xét về nhu cầu nối dõi tông đường, dòng tộc. Câu nói “ Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” có nghĩa là chỉ một người con trai cũng là có (người nối dõi) vì con cái anh ta mang họ cha, nghĩa là họ của gia tộc, trong khi có đến mười người con gái cũng như không vì con cái của cô ta sẽ mang họ chồng của cô ấy. Vì vậy có câu “Nữ sanh ngoại tộc” (con gái thuộc về dòng tộc gia đình khác (chồng cô ta). Suy nghĩ này khiến cha mẹ thường quý con trai hơn con gái.
Về vấn đề trọng nam khinh nữ: Dù đây không phải chủ trương của Đạo Nho, nhưng do bị gán ghép quan niệm sai lầm này, khiến nhiều nơi, nhiều người thấm nhuần ảnh hưởng Nho Giáo, chỉ chú trọng vào việc sinh con trai gây nên sự mất cân đối trong tỷ lệ sinh con trai và gái, tạo thành những hậu quả tiêu cực cho xã hội. Điều này cần phải hiểu đúng lại cho Nho Giáo.
VỀ NGUYÊN NHÂN CỦA SỰ VI PHẠM NHÂN QUYỀN NỮ GIỚI
Các tục lệ bó chân, thủ tiết thờ chồng, không cho học hành, thi cử, tham gia chính trường, quân đội, là một hình thức độc quyền của nam giới, nhằm loại bỏ người phụ nữ ra khỏi những hoạt động quan trọng trong xã hội. Người ta gán ghép điều này với Tam Tòng Tứ Đức, làm chuẩn mực đạo đức cho người phụ nữ. Sự gán ghép này là một vết đen làm lem luốc diện mạo của đạo Nho.
Khi tước bỏ quyền con người của phụ nữ ở những lãnh vực quan trọng như vậy. Nam giới của xã hội Trung Hoa thời đó không những bộc lộ sự ích kỷ của mình mà còn thể hiện sự tàn nhẫn độc ác của họ khi muốn biến người phụ nữ thành một thứ đồ vật sở hữu. Tập tục của một số quốc gia Đông Á quy định khi nhà vua chết đi thì phải chôn theo cùng với ông ta các phi tần mỹ nữ. Huyền Trân Công Chúa là một trường hợp điển hình nổi tiếng mà ai trong chúng ta học sử Việt cũng đều đã biết.
Có lẽ tập tục này xuất phát từ cách hiểu câu “ Phu tử tòng tử” (Tam Tòng) như sau : “Chồng chết thì phải chết theo”. Thay vì hiểu “tòng tử” là “theo con” người ta lại muốn hiểu “tòng tử” là “chết theo” !
Sự “ăn hiếp quá đáng” của Nam giới khiến người ta liên tưởng đến “luật rừng xanh” nơi mà sức mạnh là công lý. Nơi mà tiếng nói của kẻ mạnh là luật lệ của cộng đồng. Ở nơi đâu có kẻ mạnh, người yếu và trình độ tâm linh chưa tiến hoá cao, nơi đó có sự hà hiếp, bất công và kẻ yếu thế phải chịu đựng. Đó là nguyên nhân của sự vi phạm nhân quyền nữ giới.
TỔNG LUẬN VỀ ĐẠO NHO
Nội dung Nho Giáo ( trong giới hạn được trình bày )là những đạo lý rất quan trọng và cần thiết để con người sống thành công, hạnh phúc và ổn định trật tự xã hội. Những giáo lý của Đạo Nho mà chúng tôi giới thiệu trong khuôn khổ bài này hoàn toàn phù hợp với các quy luật khách quan trong tự nhiên giới.
Đạo đức cá nhân dựa trên Ngũ Thường (Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín) và tất cả những đức tính khác của người Quân Tử là hoàn toàn hợp lý và cần được giảng dậy một cách chính quy cho mọi người để con người có đủ trí đức, quốc gia có được những công dân tốt. Khi mỗi gia đình còn là “đơn vị nền tảng của xã hội” (ví như các tế bào của cơ thể) thì các mối quan hệ xã hội như Tam Cang hay Ngũ Luân tồn tại một cách hiển nhiên không có gì thay đổi (có lạ chăng là chúng ta phải hiểu quan hệ Vua-Tôi một cách “cập nhật” là Nhà Nước và Công Dân). Đạo đức được đề ra cho các mối quan hệ xã hội này cũng hoàn toàn hợp lý nếu người ta muốn xây dựng một đất nước hoà bình, ổn định.
Đối với phái nữ, khái niệm Công, Dung, Ngôn, Hạnh (Tứ Đức) hoàn toàn phù hợp với một người phụ nữ trong vai trò “Nội Tướng” quản lý mọi việc trong gia đình. Ở vai trò này thì Tam Tòng là một “phó phẩm” đi đôi với Tứ Đức.
Đối với Đạo Nho, vai trò của người phụ nữ, dù không quan trọng như Nam giới nhưng lại được đề cao hơn. Chúng ta thấy Bậc “Mẫu Nghi Thiên Hạ” (Tiêu chuẩn (mẫu) cho mọi người không phải là Vua mà là Hoàng Hậu). Sở dĩ phụ nữ được đề cao như vậy, vì bà mẹ là người thầy đầu tiên của mọi con người, nên đức hạnh của người phụ nữ thông qua Tứ Đức là vô cùng cần thiết.
Ngoài ra điểm nhấn chính yếu đối với người phụ nữ là chữ TIẾT, chữ TIẾT của người phụ nữ rất quan trọng, (“Tiết” là một lóng tre được giới hạn bởi hai mắt ở hai đầu) nó được thể hiện cụ thể ở chữ Trinh. Tiết có nghĩa là Thẳng. Với người phụ nữ, “Tiết” là sự đoan chính. Thông thường người ta coi TRINH và TIẾT là một, nhưng thực ra, phụ nữ “thất tiết” mới đáng lên án, còn “mất trinh” vì những lý do này khác ngoài ý muốn thì có thể thông cảm và tha thứ được.
Nguyễn Du cũng có cái nhìn rộng lượng với Kiều :
Như nàng lấy Hiếu làm Trinh
Bụi nào cho đục được mình ấy vay !
Vấn đề lớn đặt ra ở đây là
“Liệu rằng TAM TÒNG TỨ ĐỨC có còn cần thiết và phù hợp với nữ giới ở thời hiện đại hay không khi mà người phụ nữ hiện nay có mặt và tham gia vào tất cả các lãnh vực của đời sống xã hội y như nam giới ? Liệu rằng Tam Tòng Tứ Đức có là khái niệm cổ xưa lỗi thời cần phải loại bỏ để “cởi trói” cho nữ giới như một số người quan niệm ?”
Trước khi nêu ý kiến về vấn đề này, chúng ta nhìn lại những chuyển biến ở các xã hội mà tư tưởng Nho Giáo ăn sâu mọc rễ : Cùng với sự tiến hoá của loài người về các mặt chính trị, kinh tế, tư tưởng… Nhân quyền của người phụ nữ cũng dần dần được nhìn nhận. Mặc dù không thể nói sự vi phạm quyền con người đối với nữ giới đã được xoá bỏ hoàn toàn, nhưng cơ bản đã có những thay đổi rõ rệt.
Nhẫn chịu trong sự đàn áp, bất công quá đáng trong suốt một thời gian dài như vậy, khi người phụ nữ được sánh vai ngang hàng cùng nam giới trong các hoạt động xã hội, họ có dịp “bùng nổ” xu hướng chống đối lại mọi “gông cùm, xiềng xích” đã cột trói họ lâu nay. Người phụ nữ không muốn “An” theo kiểu chữ viết kinh điển cũ (gồm chữ Nữ dưới bộ Mịch. Ý nói người phụ nữ ở trong nhà là An). Họ không chấp nhận “Nam nữ thọ thọ bất thân” (Trai gái chưa lấy nhau thì không được va chạm thân xác). Ngày nay, Thiếu nữ Trung Hoa khoả thân xuống đường nhảy múa khoe đường nét của thân thể để mong tìm được tấm chồng “đại gia”. Hành động này là một phản ứng dữ dội, chống lại phong cách, dịu dàng, kín đáo, nghiêm cẩn của người phụ nữ được giáo dục theo truyền thống Nho Giáo. Cùng với hành động “mạnh tay” như vậy, một bộ phận phụ nữ lên án quyết liệt quan niệm Tam Tòng Tứ Đức, coi như đó là “thủ phạm” đã “bỏ tù” họ từ bấy đến nay. Chúng ta thấu hiểu và thông cảm với tâm lý ấy của phụ nữ.
Một cách công tâm mà nói. Tam Tòng Tứ Đức của Nho Giáo không hề sai hay vi phạm nhân quyền. Chỉ là nó giới hạn vai trò của nữ giới trong gia đình. Đây là một điểm hạn chế nghiêm trọng của Đạo Nho . Chính vì các chế độ phong kiến đề cao, khai thác và “phong phú hoá” điểm hạn chế này nên biến nó thành những hủ tục độc ác đối với phụ nữ.
Xét về mặt thể lực và tâm lý, người phụ nữ giữ vai trò chính trong gia đình là phù hợp với kiểu “mỗi gia đình là một đơn vị cơ bản” như tổ chức xã hội loài người hiện nay. Tuy nhiên, xét về mặt trí lực, phụ nữ không hề thua kém nam giới, vì vậy phụ nữ có thể và có quyền tham gia vào mọi hoạt động như nam giới. Tuy nhiên, khi người phụ nữ tham gia vào các hoạt động xã hội bên ngoài thì họ hoặc là phải kiêm nhiệm luôn nhiệm vụ quản lý gia đình bên trong (điều này là một bất công lớn cho người phụ nữ), hoặc là họ đẩy trách nhiệm quản lý gia đình cho người chồng, biến anh ta thành nội tướng, hoặc là chia xẻ công việc quản lý gia đình cùng với chồng. Điều này không phải lúc nào cũng dễ dàng, xuông sẻ và trôi chảy. Khi nữ giới muốn ra ngoài “bay nhảy” như nam giới, họ gặp phải những vấn đề lấn cấn như trên, mà tổ chức xã hội của loài người hiện nay chưa có giải pháp nào giúp họ giải quyết ổn thoả.
Trở lại vấn đề Tam Tòng, Tứ Đức. Để phù hợp với cuộc sống mới hiện nay, chúng ta phải mở rộng định nghĩa về Tứ Đức. Khi người phụ nữ không chỉ là “nội tướng” trong gia đình, thì Công, Dung, Ngôn, Hạnh của họ phải được hiểu theo nghĩa rộng như sau:
CÔNG : Năng lực làm việc và giải quyết các vấn đề của cuộc sống
DUNG : Trang phục và trang điểm cho ngoại hình phù hợp với các vai trò khác nhau của mình ở những nơi, những lúc khác nhau. Dung còn là dung mạo, cử chỉ, động thái trong các tư thế Đi, Đứng, Nằm Ngồi.
NGÔN : Nói năng phù hợp ở từng nơi, từng lúc, từng mối tương quan với các đối tượng.
HẠNH : Các đức tính tốt cần thiết phải có để xử sự trong cuộc sống.
Với định nghĩa mở rộng như vậy, thì Công, Dung, Ngôn, Hạnh này đồng thời cũng áp dụng cho cả nam giới. Nói cách khác, đó là điều mà mọi người cần phải hướng tới và rèn luyện trong cuộc sống.
Còn TAM TÒNG thì sao ?
Với phụ nữ “Tại gia tòng phụ” (ở nhà phải theo cha mẹ) “Xuất giá tòng phu” (Lấy chồng phải theo chồng) “ Chồng chết phải theo con”.
Ba chữ “Tòng” ở đây phải hiểu khác nhau. Đối với cha mẹ, người phụ nữ phải sinh sống cùng họ và nghe lời dạy bảo của họ. Đối với chồng, người phụ nữ phải sống với chồng và nghe lời chồng (vì Chồng là chủ gia đình). Khi Chồng chết, người goá phụ phải sống với con để tiếp tục quan tâm, chăm sóc, dậy bảo những đứa con mình, cũng như để con cái được quan tâm chăm sóc lại.
Tam Tòng thực sự không sai, nhưng không nên xem là quy định bắt buộc như Tứ Đức. Với cha mẹ, con cái phải sống với và phải nghe lời đấng sinh thành. Đó là điều hợp lý. Nhưng với chồng, ngày nay, trường hợp người phụ nữ làm chủ gia đình thì họ mới là người có quyền quyết định. Theo thiển ý, đây là điều bất hạnh cho người phụ nữ, vì họ không tìm được một đức lang quân xứng đáng để làm chủ gia đình. Sau khi chồng chết, người phụ nữ có quyền tái hôn, miễn là vẫn có thể làm tròn bổn phận, trách nhiệm nuôi dậy những đứa con mình….
Với những nội dung như trên, chỉ cần chỉnh sửa lại một số cách nhìn về Nho Giáo. Chúng ta tin rằng, trở thành người Quân Tử như lý tưởng của Đạo Nho để xứng đáng làm NGƯỜI, thì đó cũng đủ là một lý tưởng tuyệt vời cho nhân loại.
NHẬN ĐỊNH VỀ KHỔNG GIÁO (NHO GIÁO)
TAM GIÁO, PHẬT GIÁO, LÃO GIÁO, KHỔNG GIÁO
TỨ THƯ NGŨ KINH
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét