Thứ Ba, 15 tháng 9, 2015

Tâm lý học đám đông: Hiện tượng a dua theo phong trào…

Tâm lý học đám đông: Hiện tượng a dua theo phong trào…
Một đám đông các bạn trẻ chen lấn xô đẩy để được ăn một món ăn miễn phí, túm lại “đánh hội đồng” một nạn nhân nào đó mà mình không quen biết, kéo nhau lũ lượt đi ra tận sân bay đón một nhóm nhạc mà mình yêu thích, hò reo khi “ném đá” một ai đó trên mạng, kể cả chẳng biết người đó là ai… tất cả có thể giải thích bởi hiện tượng “tâm lý bầy đàn”, hay nói thanh nhã hơn là “tâm lý đám đông”.
* Tâm lý đám đông – hiện tượng tâm lý kỳ thú.
Tâm lý đám đông là một hiện tượng mà trong đó cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ, lời nói, thái độ, hành vi của một cá nhân bị tác động rất lớn bởi những người bên ngoài, sự tác động đó lớn tới mức cá nhân có thể “đánh mất chính mình”, có những cảm xúc, thái độ, hành vi mà lúc ở một mình họ không thể nào có được.
Các nhà tâm lý học đã làm thí nghiệm như sau. Họ cho hai nhóm thanh niên, mỗi nhóm khoảng 20 người vào 2 phòng tách biệt. Họ mang đến cho hai nhóm đó cùng một thứ nước uống tinh khiết. Nhóm thứ nhất, chỉ được mời nước, không được giải thích gì thêm. Nhóm thứ hai, trong số 20 người, có 12 người được “cài cắm” sẵn, khi uống nước tinh khiết phải nói “nước có vị hơi ngọt”. Sau khi uống nước, hai nhóm thanh niên được hỏi “nước thế nào?”. Kết quả thật bất ngờ, 100% thanh niên ở nhóm thứ nhất khăng định đây là nước tinh khiết, không
Các nhà tâm lý học đã làm thí nghiệm như sau. Họ cho hai nhóm thanh niên, mỗi nhóm khoảng 20 người vào 2 phòng tách biệt. Họ mang đến cho hai nhóm đó cùng một thứ nước uống tinh khiết. Nhóm thứ nhất, chỉ được mời nước, không được giải thích gì thêm. Nhóm thứ hai, trong số 20 người, có 12 người được “cài cắm” sẵn, khi uống nước tinh khiết phải nói “nước có vị hơi ngọt”. Sau khi uống nước, hai nhóm thanh niên được hỏi “nước thế nào?”. Kết quả thật bất ngờ, 100% thanh niên ở nhóm thứ nhất khăng định đây là nước tinh khiết, không mùi vị gì. Nhưng nhóm thứ hai, có tới 16 người khẳng định “nước có vị hơi ngọt”, như vậy, ngoài số người được chỉ định trước phải nói như kịch bản, có tới 4 người nữa cũng khẳng định “nước ngọt”. Có thể họ cũng nhận ra nước không có vị gì, song thấy người ta đua nhau nói ngọt, không lẽ mình lại “khác người”, thế là đành a dua, nói theo số đông để không bị coi là “lạc lõng”. Đó là hiệu ứng của tâm lý đám đông.
Trong số hàng nghìn thanh niên chen lấn, xô đẩy để vào ăn một món nào đó, chắc gì tất cả đều là những người thích món ăn đó, song thấy người ta “túm đen túm đỏ”, nghĩ là có điều gì đó thú vị, nên cũng ùa vào theo. Có hàng nghìn những lời bình luận (comments) trên mạng sau một bài viết nào đó hay một câu status trên facebook của một ai đó, chắc gì tất cả đã đọc bài viết hay hiểu ý nghĩa của câu status đó, song thấy người ta phê phán, chê bai, hay khen ngợi, mình cũng phải “vào hùa” khen ngợi hay chê bai. Không ít người khen, chê dựa vào thái độ của những người trước đó. Có nhiều trường hợp xảy ra bút chiến giữa các nhóm thanh niên vì những lời nhận xét khác nhau, đi quá xa so với những gì bài viết đề cập.
Trong thực tế, khi cần biểu quyết một vấn đề quan trọng nào đó, người ta ít dùng biện pháp “giơ tay”, bởi trong đám đông (hội trường, hội nghị..), nhiều người giơ tay sau khi đã quan sát xem “đa số người ta làm gì thì mình làm thế…”, chứ thực ra không có chính kiến cá nhân. Hình thức br phiếu kín vẫn đáng tin cậy hơn biểu quýêt giơ tay, vì ít chịu tác động của tâm lý đám đông.
Đứng trong đám đông hò reo, người vốn nhút nhát có thể mạnh dạn hò reo khản cổ. Đang đi đường, thấy một đám đông làm một việc gì đó, không ít người ban đầu dừng lại tò mò, sau bị tâm lý đám đông cuốn đi, nhập cuộc luôn, khiến đám đông trở nên đông hơn. Đi trong biển người hô vang khẩu hiệu yêu nước, ta thấy lòng rạo rực, lâng lâng cảm xúc, rồi cũng sẽ cùng góp thêm một tiếng hô. Đi trong dòng người đưa tang đang nức nở, tự nhiên ta thấy sống mũi cay cay, nước mắt chỉ chực trào ra, dù thật lòng ta chẳng có quan hệ thân thiết gì với người đã khuất, thậm chí không biết đó là ai.
* Ứng dụng tâm lý đám đông trong giáo dục
Bản thân tâm lý đám đông là một hiện tượng tâm lý khách quan, nó không xấu cũng không tốt. Tâm lý này tích cực hay tiêu cực phụ thuộc vào việc chúng ta biết khai thác nó ở khía cạnh nào, nhằm mục đích gì. Nếu sử dụng tâm lý đám đông để khuyến khích mọi người tham gia làm việc thiện, viẹc có ích cho cộng đồng, xã hội, thì “nó” là tốt. Ngược lại, lợi dụng nó để lôi kéo mọi người trong đám đông làm vịêc xấu, thì “nó” trở nên xấu.
Những người làm công tác phong trào, công tác dân vận đã biết khai thác
tâm lý đám đông, hướng đám đông đi theo một con đường sáng. Lúc đầu họ bố trí một đám đông không lớn, nhưng có tác dụng là “chất kích thích”, khởi động một phong trào. Dần dần, bằng những việc làm cụ thể của đám đông nhỏ, kết hợp với truyền thông có bài bản tác động lên đám đông còn lại, khiến cho nhiều người hưởng ứng phong trào. Chỉ một thời gian sau, phong trào đã lan rộng.
Trong giáo dục, nếu biết vận dụng tâm lý đám đông, ta sẽ có những cuộc thi đua, các cuộc vận động, các phong trào tốt. Muốn cho cả trường hưởng ứng theo một việc làm nào đó, chẳng hạn may đồng phục lớp, chỉ cần ban đầu có một lớp nào đó “khởi xướng”, làm trước. Sau khi lớp ấy có đồng phục đẹp, được nhà trường “cố ý tuyên dương sáng kiến”, một thời gian sau, “vết dầu loang” đã lan sang cả các lớp khác. Dần dần tất cả các lớp trong trường đều có đồng phục đúng như theo ý muốn ban đầu của nhà trường.
Khi biết tác động của tâm lý đám đông, những nhà làm giáo dục cũng biết cách ngăn chặn sự lây lan của một hiện tượng tiêu cực nào đó.
Hiện tượng tâm lý đám đông có ở mọi lứa tuổi, song ở lứa tuổi còn trẻ, kinh nghiệm sống chưa nhiều, lập trường tư tưởng chưa vững, chính kiến chưa thực sự ổn định, thì tâm lý đám đông có tác động mạnh hơn.
Khi thấy những hiện tượng a dua, chạy theo phong trào, theo mốt, kể cả chạy theo những hiện tượng tiêu cực của giới trẻ, những nhà làm giáo dục không nên lớn tiếng chỉ trích, chê bai họ, rất có thể bị đám đông đó “phản pháo”. Hãy nghĩ rằng tại sao một nhà hàng có thể lôi kéo được hàng nghìn người đến chen lấn, xô đẩy? Tại sao một người xa lạ ở đâu đó đến Việt Nam được nhiều người ca ngợi, tôn vinh, dù thành tích của người đó không thực sự xuất sắc? Tại sao chúng ta chưa lôi kéo được giới trẻ học tập tấm gương nào đó ngay trong trường, trong lớp, trong cộng đồng sát cạnh? Tại sao có phong trào thi đua “khởi mãi không động?”
Giáo dục là tác động đến con người, không thể không hiểu biết và vận dụng những quy luật, hiện tượng tâm lý khách quan để phục vụ cho mục đích của chúng ta. Một nhóm người lạc đường, mắng mỏ họ, chê họ kém hiểu biết thì có ích gì? Thay vì chê bai, hãy chỉ cho người ta con đường khác, sáng hơn để đi. Bớt chê bai, phê phán, tăng cường chỉ dẫn, động viên cũng là phương pháp giáo dục có hiệu quả.

1 nhận xét: