Phải chăng những người chưa thực hành giáo pháp của Như Lai, thì lại hay chém gió? Sao phải mang sự hơn thua, tranh luận, sắc sảo để bình luận đúng – sai?
Một cô gái nhắn tin, đề nghị tôi viết bài về “văn hoá comment” trên các website và diễn đàn Phật giáo. Tôi thử tra Google với cụm từ “xử lý thông tin báo mạng”, ngay lập tức cho ra 47.300.000 kết quả trong 0,25 giây. Con số định lượng lớn như vậy, còn kết quả định tính thì sao? Riêng cộng đồng bạn đọc là phật tử thì như thế nào?
Một cô gái nhắn tin, đề nghị tôi viết bài về “văn hoá comment” trên các website và diễn đàn Phật giáo. Tôi thử tra Google với cụm từ “xử lý thông tin báo mạng”, ngay lập tức cho ra 47.300.000 kết quả trong 0,25 giây. Con số định lượng lớn như vậy, còn kết quả định tính thì sao? Riêng cộng đồng bạn đọc là phật tử thì như thế nào?
Thầy tôi có giảng về năm ấm (ngũ uẩn) và Thầy đã nói rằng, năm ấm của con người thời nay ngốn thông tin khủng khiếp lắm, dường như thông tin là thức ăn không thể thiếu đối với họ được. Họ có nhu cầu xem tivi, nghe đài, lướt web hoặc đọc sách báo hàng ngày. Giả sử nhốt họ cho nhập thất ít bữa là kiểu gì họ cũng mong ngóng xem có bóng người nào qua lại để nói chuyện không.
Nói như vậy, để chúng ta thấy rằng, nhu cầu tiếp nhận thông tin là một nhu cầu lớn của con người. Song, việc sàng lọc và xử lý thông tin thì không phải ai cũng đủ kỹ năng, kinh nghiệm. Thông thường, chúng ta tiếp nhận được 3 loại thông tin:
(1) Thông tin sai sự thật (loại tin vịt, thông tin giả dối, thông tin có mục đích quảng cáo, tạo dư luận, tạo xì căng đan…
(2) Thông tin sự thật, phản ánh khách quan.
(3) Thông tin tư duy.
Nhân đây, tôi xin kể câu chuyện xảy ra đã lâu. Có một cô gái viết email tâm sự chuyện ngoại tình và gửi chuyên mục Tâm sự của báo VnExpress. Cô ấy là người thứ ba, anh bồ là doanh nhân. Câu chuyện ngoại tình của họ thu hút hàng trăm comments.
Ít hôm sau, cô gái gửi email thứ hai, cô ấy giả danh là anh doanh nhân kia. Mở đầu email có viết “tôi là người đàn ông trong câu chuyện X; tình cờ đọc được tâm sự của em, nên tôi phải vào đây xin nói rõ để bạn đọc thông cảm…” Thế là bạn đọc của VnExpress lại bị thu hút, hàng trăm comments mới xuất hiện.
Vài hôm sau, cô gái ấy gửi email thứ ba, cô ấy giả danh là vợ của anh doanh nhân, “do tình cờ theo dõi câu chuyện X ở mục tâm sự nên nhận ra chồng…” Và rất nhiều bạn đọc bị thu hút, xả thêm hàng loạt bình luận mới.
Hồi ấy, câu chuyện này khá nổi tiếng ở VnExpress. Tôi có theo dõi. Một thời gian sau, cô gái ấy cảm thấy day dứt lương tâm, nên đã gửi email thứ tư để xin lỗi bạn đọc, nhưng ban biên tập VnExpress không đăng tải email thứ tư. Chính cô gái ấy đã gọi điện và kể cho tôi về những email mà cô ấy gửi cho báo mạng.
Tôi kể câu chuyện này là để chứng minh loại thông tin (1), có thể bạn đọc bị đánh lừa, bị dẫn dắt “xỏ mũi” mà họ vẫn tin.
Nói như vậy, để chúng ta thấy rằng, nhu cầu tiếp nhận thông tin là một nhu cầu lớn của con người. Song, việc sàng lọc và xử lý thông tin thì không phải ai cũng đủ kỹ năng, kinh nghiệm. Thông thường, chúng ta tiếp nhận được 3 loại thông tin:
(1) Thông tin sai sự thật (loại tin vịt, thông tin giả dối, thông tin có mục đích quảng cáo, tạo dư luận, tạo xì căng đan…
(2) Thông tin sự thật, phản ánh khách quan.
(3) Thông tin tư duy.
Nhân đây, tôi xin kể câu chuyện xảy ra đã lâu. Có một cô gái viết email tâm sự chuyện ngoại tình và gửi chuyên mục Tâm sự của báo VnExpress. Cô ấy là người thứ ba, anh bồ là doanh nhân. Câu chuyện ngoại tình của họ thu hút hàng trăm comments.
Ít hôm sau, cô gái gửi email thứ hai, cô ấy giả danh là anh doanh nhân kia. Mở đầu email có viết “tôi là người đàn ông trong câu chuyện X; tình cờ đọc được tâm sự của em, nên tôi phải vào đây xin nói rõ để bạn đọc thông cảm…” Thế là bạn đọc của VnExpress lại bị thu hút, hàng trăm comments mới xuất hiện.
Vài hôm sau, cô gái ấy gửi email thứ ba, cô ấy giả danh là vợ của anh doanh nhân, “do tình cờ theo dõi câu chuyện X ở mục tâm sự nên nhận ra chồng…” Và rất nhiều bạn đọc bị thu hút, xả thêm hàng loạt bình luận mới.
Hồi ấy, câu chuyện này khá nổi tiếng ở VnExpress. Tôi có theo dõi. Một thời gian sau, cô gái ấy cảm thấy day dứt lương tâm, nên đã gửi email thứ tư để xin lỗi bạn đọc, nhưng ban biên tập VnExpress không đăng tải email thứ tư. Chính cô gái ấy đã gọi điện và kể cho tôi về những email mà cô ấy gửi cho báo mạng.
Tôi kể câu chuyện này là để chứng minh loại thông tin (1), có thể bạn đọc bị đánh lừa, bị dẫn dắt “xỏ mũi” mà họ vẫn tin.
Hàng ngày nhan nhản trên các báo lá cải, thông tin lăng xê ca sỹ, người mẫu, tạo xì căng đan, và giật tít với những chuyện đời riêng tư của các sao, tin cướp – giết – hiếp. Thu hút hàng nghìn comments của bạn đọc. Tại sao nhiều bạn đọc bị đánh lừa, bị dẫn dắt bởi thông tin lá cải như thế nhỉ? Ấy vậy mà nhiều người cứ bình luận hơn thua, đưa ra những cái comments sắc sảo để khẳng định giá trị gì không biết nữa?!
Ném đá bằng comment, chê bai, chỉ trích, chửi rủa thay vì đưa ra những lời nói thiện cảm, tốt đẹp để xoá đi khoảng cách con người. Họ chưa giác ngộ nên họ chưa biết sợ nghiệp báo, nhân quả đối với ý nghĩ, hành vi của bản thân.
Ném đá bằng comment, chê bai, chỉ trích, chửi rủa thay vì đưa ra những lời nói thiện cảm, tốt đẹp để xoá đi khoảng cách con người. Họ chưa giác ngộ nên họ chưa biết sợ nghiệp báo, nhân quả đối với ý nghĩ, hành vi của bản thân.
Sàng lọc, xử lý chất lượng thông tin là một vấn đề phức tạp và công phu. Với những người phật tử thì khó mà tiếp nhận loại thông tin lá cải, chủ yếu là tiếp nhận thông tin sự thật và thông tin tư duy.
Loại thông tin tư duy thường thu hút sự chú ý của những người tri thức, chất lượng thông tin tốt và khách quan. Mặt khác, bài viết thuộc nhóm thông tin tư duy thể hiện chất lượng và “đẳng cấp” của người viết.
Tương tự, trên các website, báo Phật giáo, thông tin tư duy thường thu hút các phật tử bởi nội dung sâu sắc, chuyển tải đạo lý. Đẳng cấp và chất lượng bài viết thường gắn liền với tên tuổi của người xuất gia.
Các website, báo Phật giáo còn là nơi trao đổi thông tin đạo pháp, chia sẻ kinh nghiệm tu học của phật tử tại gia. Điều đáng nói ở đây là “văn hoá comment” khi bạn đọc tiếp nhận thông tin. Mỗi người mỗi nghiệp, người thì phê phán, tìm lỗi của tác giả; người thì tán thán, khuyến khích người viết; người thích “đâm bị thóc chọc bị gạo” để “khiêu khích tôn giáo”.v.v…
Người phật tử đem hiểu biết giáo lý của mình để áp dụng vào thân, ý, khẩu của bản thân. Mỗi lời nói, suy nghĩ cần được sử dụng đúng mức, trung dung, mang tính chất thiện, ái ngữ. Phải chăng những người chưa thực hành giáo pháp của Như Lai, thì lại hay chém gió? Sao phải mang sự hơn thua, tranh luận, sắc sảo để bình luận đúng – sai?
Trên đời này không có gì là vô lý, cái gì cũng có nhân duyên của nó. Chẳng qua là ta không thấy sự, lý dung thông mà thôi. Khi ta thấy điều gì vô lý, ta muốn phản đối hay chê bai là do hai trường hợp xảy ra: Một là ta thiếu thông tin, thiếu dữ kiện, nên ta thấy vô lý(!) Hai là ta thiếu sáng suốt, thiếu trí tuệ để thấy dung thông, nên ta thấy vô lý(!)
Văn hoá “comment” – sao phải hơn thua? Tôi tin rằng, những người thực hành giáo pháp của Như Lai thì sẽ tiếp nhận và xử lý thông tin thận trọng hơn.
Loại thông tin tư duy thường thu hút sự chú ý của những người tri thức, chất lượng thông tin tốt và khách quan. Mặt khác, bài viết thuộc nhóm thông tin tư duy thể hiện chất lượng và “đẳng cấp” của người viết.
Tương tự, trên các website, báo Phật giáo, thông tin tư duy thường thu hút các phật tử bởi nội dung sâu sắc, chuyển tải đạo lý. Đẳng cấp và chất lượng bài viết thường gắn liền với tên tuổi của người xuất gia.
Các website, báo Phật giáo còn là nơi trao đổi thông tin đạo pháp, chia sẻ kinh nghiệm tu học của phật tử tại gia. Điều đáng nói ở đây là “văn hoá comment” khi bạn đọc tiếp nhận thông tin. Mỗi người mỗi nghiệp, người thì phê phán, tìm lỗi của tác giả; người thì tán thán, khuyến khích người viết; người thích “đâm bị thóc chọc bị gạo” để “khiêu khích tôn giáo”.v.v…
Người phật tử đem hiểu biết giáo lý của mình để áp dụng vào thân, ý, khẩu của bản thân. Mỗi lời nói, suy nghĩ cần được sử dụng đúng mức, trung dung, mang tính chất thiện, ái ngữ. Phải chăng những người chưa thực hành giáo pháp của Như Lai, thì lại hay chém gió? Sao phải mang sự hơn thua, tranh luận, sắc sảo để bình luận đúng – sai?
Trên đời này không có gì là vô lý, cái gì cũng có nhân duyên của nó. Chẳng qua là ta không thấy sự, lý dung thông mà thôi. Khi ta thấy điều gì vô lý, ta muốn phản đối hay chê bai là do hai trường hợp xảy ra: Một là ta thiếu thông tin, thiếu dữ kiện, nên ta thấy vô lý(!) Hai là ta thiếu sáng suốt, thiếu trí tuệ để thấy dung thông, nên ta thấy vô lý(!)
Văn hoá “comment” – sao phải hơn thua? Tôi tin rằng, những người thực hành giáo pháp của Như Lai thì sẽ tiếp nhận và xử lý thông tin thận trọng hơn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét