Thứ Năm, 10 tháng 9, 2015

Nhân dân, nguồn gốc và nền tảng của cuộc Cách mạng Dân chủ

Nhân dân, nguồn gốc và nền tảng của cuộc Cách mạng Dân chủ

Đã có nhiều cuộc thảo luận, nhiều ý kiến xoay quanh vấn đề Dân chủ, Dân chủ cho Việt nam, nhưng dường như chúng ta vẫn chưa có một khái niệm chung về Dân chủ, vẫn chưa có một có một cái nhìn chung về thực trạng của tiến trình Dân chủ của Đất nước để mà từ đó thảo luận và tìm ra con đường đi lên của Dân tộc. Thế nên có lúc, người nói rằng cần phải có Dân chủ cho Việt Nam, người lại nói không cần. Có người nói Dân chủ là phải đánh đổ Cộng sản, có người nói điều đó không nhất thiết, bởi trong bao nhiêu chế độ Dân chủ trên thế giới, đảng Cộng sản vẫn tồn tại đó sao (Pháp, Đức, Nhật,..). Thậm chí, ở trong nước người ta còn nói là Việt Nam đã có Dân chủ rồi, thậm chí Dân chủ hơn triệu lần các nước khác, vậy thì còn phải đấu tranh cho Dân chủ làm gì nữa. Nhiều đến nỗi mà đã có người đã lợi dụng cái Dân chủ đó để mưu đồ cá nhân (?) hay sao, để rồi phải ngồi tù vì anh cứ làm loạn cả lên, làm mất ổn định. Ai đời lại đi đòi cái mà anh đã có rồi, có tràn trề thế cơ mà... Bạn đừng cười những lập luận như thế, có khi nó không đúng ý bạn, nhưng nó lại làm cho hàng triệu người khác nghe theo, dấn thân thậm chí đấu tranh quên mình vì nó. Vậy thì vì đâu mà người dân Việt Nam ta ở khắp mọi nơi vẫn cứ tranh luận, tranh luận và tranh luận, để mãi mãi không hoà hợp được với nhau. Tôi cũng vậy, cũng mạo muội đưa ra ý kiến của mình về Dân chủ, sau khi trải qua biết bao lắng nghe, tìm tòi, suy tư, với tất cả mong muốn rằng những người Việt Nam đấu tranh vì Dân chủ cho Đất nước Việt Nam kính yêu hãy cất lên tiếng nói chung, cùng nhau đứng trên một chiến tuyến, bước trên một bước đường, đấu tranh để mang lại một ngày mai tươi sáng cho Đất nước. Tôi không dám và không đủ khả năng trình bày khái niệm Dân chủ kỹ càng, khúc chiết một cách mô phạm [1], mà chỉ đưa ra những suy nghĩ cá nhân mộc mạc về bản chất và cốt lõi của vấn đề rộng lớn và hệ trọng này.
I. Bản chất của chế độ dân chủ:
Dân chủ, hiểu một cách nôm na nhất, chính là Nhân dân làm chủ Đất nước. Một chế độ Dân chủ là một chế độ mà tất cả người dân đều có quyền ngang nhau quyết định vận mệnh và đường lối của Đất nước, tức thực sự là người chủ của Đất nước. Quyền đó được chia đều cho mỗi người dân, không phân biệt nguồn gốc, đảng phái, học thức, thu nhập, tôn giáo, v.v.. mỗi người được một lá phiếu duy nhất, công bằng và hết sức công bằng. Đó chính là cách thức thực hiện quyền Dân chủ, thông qua bầu cử phổ thông đầu phiếu. Như vậy, mỗi người dân trong một chế độ Dân chủ đều cảm nhận được cái quyền của mình, anh ta hiểu rằng anh ta đóng góp vào sự lựa chọn chung về người làm chủ Đất nước, về đường lối phát triển kinh tế, xã hội... Và đặc biệt hơn nữa, anh ta cảm nhận được cái quyền của anh ta cũng ngang bằng với tất cả những người khác, kể cả người đang đứng cao nhất trong chính quyền. Cái quyền đấy dù rất nhỏ, chỉ bằng một chia cho vài chục triệu, nhưng nó là có thật, và con người từ ngàn năm nay đã đấu tranh không mệt mỏi để dànhh bằng được quyền làm chủ đó.
Vâng, chế độ Dân chủ ngày nay (trên những nước Dân chủ) là kết quả của một cuộc đấu tranh thực sự, vì vậy mà tôi muốn nhấn mạnh quá trình đó bằng khái niệm Cách mạng Dân chủ (CMDC). Con người từ khi bắt đầu cuộc sống tập thể, đã có nhu cầu tìm ra một người đứng đầu để quản lý đời sống chung của nhóm, cộng đồng, và xã hội cũng hình thành từ đó. Như một điều tự nhiên, mỗi người đều muốn mình là người chủ của xã hội đó, có thể nói đây là một đặc tính cơ bản của con người. Cũng dễ hiểu bởi khi người ta thấy được cái quyền làm chủ của mình, thấy được những mệnh lệnh của mình được người khác phục tùng, thấy uy quyền của mình làm người khác nể sợ, điều đó mang lại cái cảm giác mãn nguyện khôn tả. Tôi tin chắc tất cả các ông vua, nhiều vị tổng thống, đã nhiều đêm không ngủ được vì sung sướng khi cảm thấy quyền lực đã ở trong tay mình. Thuở xa xưa, cái địa vị làm chủ xã hội và quyền lực đi kèm theo nó do sức mạnh tạo nên, đó chính là bản chất của chế độ phong kiến. Và đương nhiên, khi đã giành được ngai vàng, các ông vua cũng luôn dùng sức mạnh để bảo vệ bằng được ngôi báu đó. Lòng tham về quyền lực là cái lòng tham lớn nhất, người ta không bao giờ thoả mãn được với nó, thậm chí đến lúc chết. Cái bản chất đó bao trùm lên tất cả. Nhiều vị anh hùng khi đứng lên khởi nghĩa cũng chỉ một lòng mang lại điều tốt đẹp nhất cho Đất nước, cho Dân tộc, nhưng khi nắm quyền trong tay rồi thì những lý tưởng tốt đẹp lại nhường chỗ cho cái bản năng tột bực kia. Điều đó lý giải vì sao chế độ Phong kiến đã kéo dài đến thế. Để lật đổ được chế độ đó, con người đã phải đấu tranh, đổ máu mà tiêu biểu nhất là những cuộc Cách mạng Dân Chủ Tư sản (CMDC Pháp, CMDC Anh..) cuối thế kỷ 18. Tuy các cuộc Cách mạng này chưa mang lại ngay một Xã hội Dân chủ thực sự theo đúng nghĩa của nó, nhưng đó là một thành quả hết sức tiêu biểu trong quá trình phát triển của Nhân loại. Lần đầu tiên trong lịch sử loài người, quyền làm chủ một xã hội không thuộc về một người, mà là nhiều người. Những người làm nên cuộc cách mạng đó đã thấy rõ rằng xã hội chỉ có thể phát triển (quan trọng nhất là phát triển sản xuất) khi mà nó được điều hành bởi một tập thể, suy rộng ra là bởi Nhân dân. Chỉ như vậy nó mới thực sự vận hành, biến đổi vì quyền lợi của Nhân dân. Và kết quả của nó đã được kiểm chứng rõ, đời sống Nhân dân tại các nước Dân chủ đã tiến bộ không ngừng, với một tốc độ vượt xa hơn tất cả những gì con người làm được trước đó. Tuy những Nhà nước Dân chủ chỉ thực sự xuất hiện từ thế kỷ 20, nhưng đó là sự hoàn thiện, phát triển của chế độ Dân chủ đã ra đời từ bước ngoặt là cuộc Cách Mạng Dân chủ trước đó, và sự phát triển đó vẫn tiếp diễn.
Với đặc điểm cơ bản của chế độ Dân chủ nêu trên, tôi khẳng định Việt Nam chưa có Dân chủ. Nhân Dân Việt Nam chưa có quyền chọn ra những người đứng đầu Đất nước, lực lượng lãnh đạo Đất nước. Chưa có quyền lựa chọn đường lối phát triển kinh tế xã hội của Đất nước. Đảng Cộng sản có phải là lực lượng có đủ năng lực, liêm khiết, đức độ để lãnh đạo Đất nước hay không? Có nên để cho một đảng phái lãnh đạo Đất nước mãi mãi hay Nhân Dân sẽ bầu ra người lãnh đạo theo một nhiệm kỳ xác định? Có nên theo kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa hay theo kinh tế thị trường tự do, kinh tế thị trường tập trung? Tất cả những điều đó (và còn nhiều điều nữa) chưa bao giờ Nhân Dân Việt Nam có quyền quyết định. Chế độ do đảng Cộng sản lãnh đạo đất nước ta hiện nay mang hình bóng của một chế độ phong kiến [2]. Chính vì vậy, Cách Mạng Dân Chủ là tiến trình phát triển tất yếu của Đất nước Việt Nam, là nhiệm vụ tất yếu của Nhân Dân Việt Nam.
II. Đặc điểm của cuộc Cách Mạng Dân chủ và đối chiếu với tình hình của Việt Nam:
Các nhân vật lãnh đạo Cách Mạng Dân chủ Tư sản đã không đấu tranh giành quyền làm chủ cho cá nhân mình, nếu không thì họ đã chỉ làm nên một triều đại phong kiến mới. Mục đích của mọi cuộc Cách mạng Dân chủ là vì Nhân Dân, tính Cách mạng là ở đó. CMDC ở Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật trên, đó là việc giành quyền làm chủ Đất nước từ tay một chế độ độc tài đưa lại cho Nhân Dân. Nói cách khác, là đấu tranh chống chế độ một đảng lãnh đạo, giành quyền lựa chọn ra người đứng đầu Đất nước, chính đảng cùng với đường lối lãnh đạo của nó, về tay Nhân dân. Chúng ta cần lưu ý là cuộc CMDC "không nhằm xoá xổ hay tôn vinh bất cứ một đảng phái nào", trước Nhân dân, tất cả các đảng phái đều bình đẳng. Chính vì vậy, trong cuộc đấu tranh này, chúng ta phải luôn luôn tâm niệm một lòng vì Dân, phải đưa chữ Dân lên làm mục đích, làm kim chỉ nam cho mọi hành động của mình. Kẻ thù của Cách mạng là tất cả những cá nhân, tổ chức, đảng phái chống lại tiến trình Dân chủ, chống lại tiến trình giành quyền lực về tay Nhân dân. Cuộc CMDC cũng sẽ là một cuộc sàng lọc, lựa chọn ra những cá nhân, những tổ chức có tài, có đức, nhưng hơn hết là có tâm huyết đấu tranh vì quyền lợi của Nhân dân Việt Nam.
Sau khi xác định mục đích của cuộc CMDC là vì Nhân dân, thì lực lượng Cách mạng không ai khác cũng chính là Nhân Dân. Nhân Dân ở đây là toàn bộ hơn 80 triệu người dân Việt nam, từ Bắc tới Nam, từ đồng bằng lên miền núi, là dân tộc Kinh cùng hơn 50 dân tộc khác, là người Việt nam ở trong nước hay ở Hải ngoại, là tất cả con em chúng ta mang dòng máu Việt, nói tiếng nói Việt thân thương. Đây là một đặc điểm nổi bật và quyết định cho sự nghiệp Cách mạng Dân chủ Việt Nam. Trong lịch sử đã có những cuộc CMDC do một tổ chức, một đảng phái, một bộ phận xã hội lãnh đạo. Nhưng đối với tình hình của nước ta trong thời đại hiện nay, sự tham gia của toàn bộ (hay nói đúng hơn, đa số) Nhân dân là điều không thể thiếu được, bởi hai nguyên nhân chính sau:
- Dân tộc Việt Nam có truyền thống yêu nước nồng nàn, vì việc nước, mỗi người có thể đấu tranh hết mình, thậm chí đánh đổi cả xương máu. Truyền thống yêu nước đó hàm chứa lòng yêu thương đồng bào, yêu thương những con người cùng chung huyết thống, cội nguồn. Nhiều khi chúng ta vẫn mang những tính xấu, vẫn tị hiềm giữa những cá nhân, những tập thể, nhưng nếu đó là việc nước, là vì toàn thể Nhân dân thì lòng yêu nước sẽ kết nối chúng ta thành một khối thống nhất, đấu tranh quên mình cho sự nghiệp chung. Cuộc CMDC không thể không tính đến khối Đại đoàn kết Dân tộc, vì mục đích sau cùng chính là Nhân dân.
- Chế độ Cộng sản là một chế độ độc đảng, và nó duy trì quyền lực bằng sự độc tài. Nhưng trong suốt lịch sử loài người, chưa có chế độ độc tài nào che giấu bản chất của nó trước Nhân dân được tốt như trong chế độ Cộng sản. Nó đã đưa quyền lợi của Nhân dân, của Dân tộc lên làm bình phong cho quyền lợi của mình, bằng một phương pháp tuyên truyền cực kỳ hiểu quả, càng hiệu quả hơn đối với một Dân tộc mang truyền thống Á Đông, có sự nhận thức Xã hội chưa cao như Dân tộc ta. Nó đã áp đặt lên Nhân dân sự lãnh đạo tuyệt đối, toàn diện, kèm theo những phương tiện trấn áp hùng mạnh tất cả những đối lập, dưới danh nghĩa "chuyên chính vô sản", "bạo lực cách mạng",.. để qua mắt Nhân dân. Do vậy, việc lật đổ chế độ "một đảng Cộng sản lãnh đạo" (không có nghĩa là lật đổ đảng Cộng sản) là một quá trình gian nan, khó khăn nhất mà chỉ có sức mạnh của toàn thể Nhân dân mới có thể thực hiện được.
Đặc điểm trên đây sẽ chi phối và quyết định thắng lợi của CMDC Việt nam. Tiền đề cho cuộc Cách mạng sẽ là sự đồng tình tham gia đông đảo của toàn thể đồng bào cả nước, đây cũng là điều kiện không thể thiếu. Lịch sử đã chứng minh trong sự sụp đổ của hệ thống các nước Xã hội Chủ Nghĩa, chúng ta thấy khởi nguồn chính là những đòi hỏi Dân chủ từ Nhân Dân (trường hợp Tiệp Khắc, Ba Lan,...). Tiêu biểu hơn, trường hợp Nam tư là một ví dụ điển hình. Sự trừng phạt quân sự của quốc tế năm 1999 không hề làm suy chuyển ghế Tổng thống của Milosevic. Thậm chí, ông ta còn nhận thêm sự ưu ái của dân chúng. Vì lòng tự hào Dân tộc, Nhân dân đã kết lại thành một khối, và chế độ Cộng sản luôn biết lợi dụng điều đó, đồng hoá lòng yêu nước của Đồng bào với lòng trung thành với chế độ. Nhưng chỉ một năm sau đó, khi cuộc bầu cử Tổng thống diễn ra, sự gian lận trong kiểm phiếu vốn là truyền thống của các nước Cộng sản (bầu cử kiểu 99%) đã không lừa gạt được dân chúng. Cuộc biểu tình chống chính phủ diễn ra rộng khắp, toàn bộ hoạt động sản xuất của Đất nước tê liệt, và kéo dài... 1 tháng (một điều chưa từng có). Milosevic đã bị phế truất bởi Nhân dân, để rồi một năm sau nữa phải ra toà án Quốc tế (cũng là một điều chưa từng có) vì tội ác diệt chủng, lần này thì không có biểu tình, phản đối gì của dân chúng nữa. Sau chế độ cộng sản, người dân có quyền nói lên chính kiến của mình, những điều mà trước đó không bao giờ được biểu hiện. Hay mới gần đây, cuộc Cách mạng Nhung tại Grudia đã một lần nữa minh chứng cho sức mạnh của Nhân Dân, đảng cộng sản với quân đội và cảnh sát trong tay đã không thể chống lại sức mạnh toàn dân.
Những gì mà chế độ Cộng sản vẫn hay rêu rao như các thế lực thù địch, các nước đế quốc luôn rắp tâm gây mất ổn định nước ta bằng các chiêu bài Nhân quyền, tôn giáo, v.v.. chỉ nhằm để đánh vào tâm lý người dân. Họ đã đồng nghĩa việc chống Cộng sản với chống Quốc gia, chống lại Đất nước, để từ đó đánh vào lòng tự hào Dân tộc, tính độc lập tự cường của Nhân dân. Vô hình chung đã gieo vào lòng dân chúng mối ác cảm với tất cả những ai chống lại họ, đồng nghĩa với thiện cảm dành cho chế độ. Đáng buồn thay, điều đó đã mê hoặc không ít người dân. Nhưng cùng với sự phát triển của tri thức, của văn minh Xã hội, cái kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra. Những chống đối trên không nhằm gây mất ổn định cho Đất nước, mà nhằm đưa Việt Nam ra khỏi một sự "ổn định chết", tiến lên phát triển đúng với tiềm năng sẵn có của con em Đất Viêt, kịp sánh vai cùng bè bạn khắp năm châu. Đúng là không một thế lực thù địch nào, một tổ chức nào, mà chính là toàn thể Nhân Dân Việt Nam sẽ kết thành một khối để lật đổ chế độ Cộng sản, xây dựng một xã hội Dân chủ mà quyền lực luôn nằm trong tay Nhân dân.
III. Thực trạng tình hình Việt Nam trong tiến trình Dân chủ hoá:
Để có thể huy động sức mạnh quần chúng cho tham gia Cách mạng, trước hết phải làm cho Nhân dân hiểu được quyền làm chủ của mình. Quyền đó được thực hiện (hay được chia đều cho mỗi người dân) bằng cách Nhân dân cùng lựa chọn ra người đứng đầu Đất nước, lãnh đạo Đất nước trong một nhiệm kỳ nhất định. Hết khoảng thời gian đó, Nhân dân sẽ bầu lại một chính quyền mới. Trong mỗi thời điểm, người đứng đầu Đất nước sẽ là người có năng lực nhất trong tình hình đó. Đường lối phát triển đất nước luôn năng động, chuyển biến và bám sát thời cuộc nhằm đưa lại một sự tối ưu hoá cho sự phát triển. Những khái niệm trên có thể rất giản đơn, mặc định đối với nhiều người được sống trong một xã hội Dân chủ, nhưng lại là những điều hết sức mới mẻ đối với phần đông Nhân dân Việt nam. Người dân chưa quen với việc mình được bầu ra (và bãi nhiễm)người làm chủ Đất nước, họ chưa hiểu được Nhà nước không phải là một lực lượng đứng trên họ, mà là do chính Nhân dân tạo nên. Vì vậy quyền bổ nhiệm và giám sát của Nhân dân với nhưng người lãnh đạo Đất nước phải là đương nhiên. Để làm cho Nhân dân hiểu được điều đó, thoạt nhìn rất đơn giản, nhưng lại là một nhiệm vụ cực kỳ khó khăn. Nếu nhìn lại những gì đang diễn ra quanh ta, chúng ta phải chấp nhận một thực tế là chúng ta còn đang đứng rất xa tiền đề của một cuộc Cách mạng Dân chủ.
Chúng ta hãy thử làm một cuộc điều tra nhắm vào những người trẻ tuổi lớn lên trong chế độ Cộng sản. Hãy bắt đầu trước hết bằng những người đang được sống và học tập trong các nước Dân chủ tiến bộ, những sinh viên dụ học đang ngày một tăng cao. Hãy hỏi họ: "chế độ Cộng sản hiện nay có phù hợp với tình hình Việt nam không, có mang lại sự phát triển tốt nhất cho Nhân dân Việt nam không"? Theo tôi sẽ có khoảng 70% trả lời là có. Nếu bạn cố hỏi thêm là: "có cần thiết xây dựng một chế độ Dân chủ cho Việt nam hay không?", thì 70% đó sẽ nhận ngay ra ý của bạn và trả lời thẳng thừng: "Tôi không thích nói chuyện chính trị, tôi không thích giao du với những người chống Cộng". Nếu đưa ra câu hỏi trên với những sinh viên học tập trong nước, chưa một lần tiếp xúc với bên ngoài, con số trên sẽ là 90% hoặc cao hơn. Chúng ta có thể thấy sự tuyên truyền của Cộng sản đã thẩm thấu suy nghĩ và quan điểm của tuổi trẻ thế nào, cho dù có được sống trong xã hội Dân chủ tiến bộ cũng không phải ai cũng nhận ra sự thực. Đối với họ, khái niệm Dân chủ đã là hiện thân của một cái gì đó rất xấu, rất không hợp với Việt nam, chỉ mang lại những rắc rối, phiền toái, mất ổn định,... Rõ ràng, họ đã được tiếp xúc với khái niệm Dân chủ, Dân chủ cho Việt nam rất không đúng cách, và kết cục đã mang lại một phản ứng tiêu cực. Đó là suy nghĩ của giới trẻ Việt nam, những người chủ tương lai của Đất nước. Và thật trớ trêu, tình hình lại có vẻ bớt bi quan hơn nếu ta hỏi những người dân thuộc các lứa tuổi khác, theo tôi những người đồng tình với chế độ sẽ chỉ khoảng 50%. Có lẽ là do những nhìn nhận xuyên qua các cuộc chiến tranh và "thành tích" lãnh đạo của đảng Cộng sản trong nhiều năm, Nhân dân đã nhìn ra được sự thật. Nhưng điều đáng buồn là trong số 50% còn lại thấy được chế độ Cộng sản là yếu kém, đa phần lại không quan tâm tới việc thay đổi nó. Tức là đối với họ chế độ nào cũng thế thôi, sẽ chẳng thay đổi được gì, và khái niệm Dân chủ thì càng không có chỗ ở đây. Đó là một thực trạng khách quan mà chúng ta cần phải thấy rõ, để từ đó tìm ra phương hướng và đường lối đấu tranh cho con đường Dân chủ lâu dài và đầy chông gai sắp tới.
Trên con đường đó, chúng ta mới chỉ ở đoạn đầu, giai đoạn đấu tranh về tư tưởng, nhận thức, nhằm mang lại những kiến thức cơ bản về Dân chủ, về sự phát triển Xã hội cũng như quyền Con người cho đại bộ phận quần chúng. Nhân dân là người ở giữa, và ta phải giành bằng được Nhân dân về phía ta, phía tiến bộ, phía mang lại quyền làm chủ Đất nước một cách bình đẳng cho mỗi người trong đó. Mặt trận ở đây là mặt trận tư tưởng, khoa học Xã hội, kinh tế Xã hội. Cuộc chiến ở đây là của những người mang tri thức (những chiến sĩ Dân chủ) chống lại sự độc tài. Cùng với đà phát triển của sản xuất, sự tiếp thu tri thức sẽ tăng lên (nhất là nhờ internet), quá trình nhận thức của Nhân dân Việt nam về sự bất hợp lý của việc một đảng duy nhất cầm quyền sẽ diễn ra một cách tất yếu. Và một khi đã nắm bắt được những tri thức tiến bộ, nhận thức của Nhân dân sẽ chuyển dịch về một Xã hội Dân chủ. Cuộc đấu tranh cho một Xã hội Dân chủ sẽ thôi thúc và thống nhất tất cả những người Việt Nam yêu nước hoà thành một khối, xây dựng lực lượng nòng cốt cho tiến trình Cách mạng. Tuy vậy, trên thực tế đa phần Dân chúng vẫn đang đồng tình với chế độ Cộng sản (ít nhất là không phản đối), bởi người dân chưa có những hiểu biết, quan sát, so sánh với các Xã hội Dân chủ khác. Nhân dân chưa một lần được bầu ra người đứng đầu nhất nước, giám sát hoạt động của chính quyền, đánh giá xem có nên bầu tiếp lần sau không. Chính vì chưa tiếp xúc với những hình thức tổ chức Xã hội Dân chủ, Nhân dân chưa nhìn ra hết những quyền lợi mà mỗi công dân trong Xã hội được hưởng, và đó cũng là phương tiện để mọi người cùng góp sức phát triển một xã hội phồn vinh. Người dân chưa hiểu Dân chủ là gì, sẽ mang lại cho họ những gì, vì vậy chúng ta chưa thể để cập ngay đến việc đòi hỏi một chế độ Dân chủ cho họ, không thể đưa vào tay người khác những gì mà họ không cần, điều đó rất dễ bị lợi dụng để biến thành một hành vi xấu. Vì vậy nhiệm vụ trước mắt là mang đến cho Nhân dân những kiến thức về Dân chủ dưới hình thức dễ hiểu nhất. Chỉ khi nào Dân hiểu, Dân cần, Dân đấu tranh (theo nghĩa đa số Nhân dân) thì mới có thể đứng lên phát động cuộc Cách mạng. Đây là một việc làm lâu dài, phải kiên trì, không nóng vội thì mới có thể đẩy nhanh được tiến độ. Chuyển biến nhận thức một khối đông không phải là một việc đơn giản, bởi không chỉ đơn thuần là vì Dân không thể hiểu, không thể tiếp thu, mà đằng sau đó là một thế lực Cộng sản hùng mạnh luôn trấn áp và bao phủ tầm nhận thức của Nhân dân (đặc biệt về kiến thức Xã hội). Những cách tác động trực tiếp, đẩy mạnh đòi hỏi về Nhân quyền, Tôn Giáo, v.v.. đã rất ít được người dân trong nước quan tâm. Thậm chí, dưới cách xoay vần man trá của Nhà nước Cộng sản, những hành động đòi Nhân quyền đó lại trở thành những âm mưu phá hoại sự ổn định của nước nhà. Nhân dân vì thế mà thờ ơ, xa lánh, cách biệt với những người đấu tranh Dân chủ, lực lượng của ta vốn đã mỏng lại bị chia cách hơn nữa. Chính vì vậy, đây sẽ là một cuộc đấu tranh rất vất vả, khó khăn, nhưng nhất định sẽ thắng lợi bởi tri thức luôn là niềm tin, là chân lý. Cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng này là một tiến trình không thể thiếu để đi lên Dân chủ từ một Xã hội với xuất phát điểm còn thấp (một cả kinh tế, chính trị, Xã hội, tư tưởng), là quá trình trang bị lý luận trước khi phát động đấu tranh lật đổ chế độ độc tài. Nói cách khác, cuộc đấu tranh tư tưởng chính là cuộc đấu tranh giành lực lượng, là tiền đề không thể thiếu của cuộc Cách mạng Dân chủ Việt Nam.
III. Phương pháp đấu tranh của cuộc Cách mạng Dân chủ Việt nam:
Việc có dễ trăm lần không Dân cũng chịu
Việc có khó vạn lần Dân liệu cũng xong [4]
Câu nói đó, muôn đời vẫn đúng. Nhưng nói là một chuyện, làm được mới khó. Và để làm cho được, chúng ta phải luôn luôn tâm niệm trong đầu rằng sự nghiệp Cách mạng Dân chủ là của Dân, do Dân và vì Dân. Đó là mục đích, và cũng chính là lực lượng, là phương pháp của cuộc CMDC. Sức mạnh của Nhân Dân là vô địch, một khi Dân đã đồng lòng nhất trí, không một chế độ độc tài nào có thể ngăn cản nổi, kể cả chế độ Cộng sản. Cuộc Cách Mạng Dân Chủ chỉ có thể tiến hành một cách triệt để khi nó huy động được toàn thể sức mạnh của Nhân Dân, bao gồm mọi tầng lớp, kể cả những người trong hàng ngũ Cộng sản. Hãy nhìn những dòng người biểu tình Grudia xông vào toà nhà Quốc hội, trong khi Bộ đội và Cảnh sát đứng nhìn, thậm chí mỉm cười, để thấy rằng một khi mặt trận tư tưởng đã thông thì không có gì có thể ngăn nổi sức mạnh của Nhân Dân. Đó là thành quả trái ngọt mà chúng ta cùng hướng tới.
Như đã nói trên, chúng ta đang ở bước đầu của con đường đấu tranh cho Dân chủ, cuộc đấu tranh về tư tưởng và lý luận, hay cuộc đấu tranh đưa Nhân dân thoát khỏi màn kềm toả bởi chủ thuyết Cộng sản. Nói một cách chính xác, đây không phải là quá trình lý luận để chọn ra chế độ phù hợp cho Đất nước, mà đơn giản chỉ là quá trình phổ cập tri thức tiến bộ tới toàn thể Đồng bào. Tuy vậy, đây lại là một quá trình rất chông gai, đòi hỏi chúng ta phải kiên trì, nhẫn nại, lựa vào chỗ yếu của đối phương mà đánh, tránh đưa ra những lập luận thiếu rõ ràng dễ bị đối phương dựa vào sự độc quyền sẵn có về tuyên truyền đánh lạc hướng Nhân dân. Mục đích của cuộc đấu tranh tư tưởng này là trang bị cho Nhân dân kiến thức về Dân chủ, vì vậy chưa nên đưa ra những luận điểm đả kích trực tiếp đảng cộng sản mà thiếu chứng cứ rõ ràng, hay những hành động tiến hành việc lật đổ chính quyền (thực tế là chưa thể làm được). Những sự phản đối này trước hết sẽ thất bại vì nó chưa có tiền đề là sự tham gia của toàn thể Nhân dân, hơn nữa lại dễ bị chính quyền phản tuyên truyền, tăng thêm sự xa lánh của quần chúng. Chúng ta nên tập trung nêu rõ sự khác biệt của Xã hội Việt Nam hiện tại với các Xã hội Dân chủ trên thế giới. Hãy đưa ra những câu hỏi như: "Nhân dân các nước được đi bầu cử Tổng thống, tại sao ở nước ta lại không?" "Nếu người đứng đầu Nhà nước Việt nam cũng do dân bầu ra trực tiếp qua các cuộc bỏ phiếu thì Đất nước có phát triển tốt hơn bây giờ không?"; "Tại sao chúng ta không biết ngân sách quốc gia chi tiêu bao nhiêu vào những việc gì, trong khi đó là tiền thuế của Dân?"; "Vì sao những bộ trưởng các nước lại từ chức khi có một sự việc xấu xảy ra, trong khi những vụ tương tự ở nước ta xảy ra hàng ngày mà không có ai làm như vậy?"; "Tại sao ta không chống được tham nhũng, nếu bây giờ Nhân dân trực tiếp bầu ra các chủ tịch tỉnh, thành phố cứ 4 năm một lần thì tham nhũng có bớt không?"; Hay những việc nhỏ như : "Tôi muốn biết ông chủ tịch thành phố tại sao lại có nhà to như vậy, tôi phải hỏi ai?"; "Tại sao sinh viên không được chọn môn, chọn thầy giáo, không được tự tổ chức các hoạt động tập thể mà luôn phải thông qua Đoàn?". Những câu hỏi đó bám sát vào thực tế, hướng người được hỏi tới một sự đổi mới về một xã hội mà Nhân dân nắm quyền lựa chọn, giám sát toàn bộ Nhà nước, để hình thành một cách tự nhiên khái niệm Xã hội Dân chủ trong mỗi người dân. Hãy diễn giải khái niệm Dân chủ một cách gần gũi, nêu bật giá trị của nó làm cho đời sống phát triển, xã hội công bằng, con người được tôn trọng. Ngược lại, nhấn mạnh những vấn đề tham nhũng, bất công chỉ có thể phát triển trên mảnh đất độc tài, bởi nếu có Dân chủ thì nó đã được quét sạch qua những cuộc bầu cử. Nói tóm lại, cần phải xoá suy nghĩ Dân chủ là một khái niệm chính trị (mà Nhân dân vốn quen không nói chuyện chính trị) đơn thuần, mà chính là chìa khoá của sự phát triển Xã hội, mang lại quyền làm chủ cho mỗi người dân.
Sự kiện về sự sụp đổ của hệ thống các nước cộng sản cũ là một minh chứng cho tiến trình tất yếu đi lên xã hội Dân chủ. Chúng ta cần khai thác triệt để nhằm chứng minh tính đúng đắng của việc kết thúc chế độ một đảng lãnh đạo trong thời đại văn minh, nâng cao lý luận Dân chủ thành chân lý. Đó là sự lựa chọn tiến bộ, hoà chung vào nhịp phát triển của Nhân loại. Sự sụp đổ của chế độ Cộng sản (tại các nước Đông Âu) đó cần được lý giải rõ ràng, bởi nguyên nhân sâu xa là sự lựa chọn Dân chủ của Nhân dân các nước đó chứ không phải sự sụp đổ đơn thuần của các đảng Cộng sản. Đảng cộng sản vẫn tồn tại chứ không hề mất đi, cái mất chỉ là sự ủng hộ của quần chúng, biểu hiện bởi tỷ lệ phiếu luôn thấp cho đảng cộng sản trong những cuộc bầu cử tự do. Nhưng thực ra, chưa thể nói là mất, bởi quyền lực họ giành được trước đó không hẳn là do nguyện vọng của Nhân dân. Đây là một minh chứng hiển nhiên, vừa mang tích khách quan lịch sử, vừa mang tính thời đại sâu sắc. Ở Việt nam, sự thực đã bị che giấu bằng lý do là sự yếu kém của các đảng cộng sản các nước cùng sự phá hoại của bên ngoài. Nhưng thực tế đó là một sự nguỵ biện kín đáo, làm lu mờ vai trò của Nhân dân, sự lựa chọn Xã hội Dân chủ của Nhân dân. Bởi rất đơn giản, nếu lý luận cộng sản là đúng, mang lại đời sống tốt đẹp cho Nhân dân thì Nhân dân hoàn toàn có thể lựa chọn đảng cộng sản trở lại nắm quyền qua một cuộc bầu cử. Trong những biến cố đó không ai phá bỏ đảng cộng sản, chỉ có Nhân dân không còn tin dùng nó nữa thôi. Đảng cộng sản chỉ mất quyền áp đặt quyền lực lên Dân chúng một cách độc đoán, đó là điều không thể khác, nhưng vẫn hoàn toàn có khả năng trở lại nắm quyền nếu được Nhân dân tin tưởng bầu ra. Vâng, đó là nếu về mặt lý thuyết, còn khi đã trải nghiệm qua chế độ cộng sản, khó có một Dân tộc nào lựa chọn thêm lần thứ hai.
Những suy nghĩ cũ sẽ dần dần chuyển biến khi tiếp xúc với tri thức, tuy vậy quá trình này không diễn ra nhanh chóng một cách tự nhiên. Trước hết mỗi người dân Việt nam không hay quan tâm đến những vấn đề mang tính quốc gia, họ luôn tự cho mình không có quyền tham gia quyết định vận mệnh đất nước. Đó là một suy nghĩ sai lầm, bởi đã là một thành viên trong xã hội, là một công dân anh phải nắm một phần quyền làm chủ của Xã hội đó. Thứ hai, sự tuyên truyền của đảng cộng sản quả thực đã ngấm rất sâu trong nhận thức của mỗi người. Nhiều khi sự thật khách quan không thắng nổi tính ỳ của nhân sinh quan. Người ta vẫn theo những cái gì họ vẫn theo từ trước, tự coi đó là của mình, không cần học hỏi ai khác. Thay đổi có thể tốt hơn đấy, nhưng mọi việc vẫn đang ổn định đang đi lên thì tội gì phải đảo lộn tất cả. Lường trước những khó khăn trên, chúng ta cần phải kiên trì hơn nữa. Mỗi người phải là một chiến sĩ xung kích trên mặt trận tư tưởng, hãy đền gần, không xa lánh những người theo cộng sản. Bằng những lý luận rõ ràng, bằng thực tế cụ thể, bằng tình hình trong nước và quốc tế cùng làm sáng tỏ vấn đề. Chúng ta buộc phải thắng trong cuộc chiến này mới có thể nghĩ đến sự phát động cho cuộc Cách mạng. Theo tôi, quá trình này khó có thể hoàn thành trước năm 2012, bởi một phần đông dân chúng vẫn đang ở tình trạng nghèo nàn, đặc biệt là nghèo về thông tin, tri thức. Chỉ có thể huy động được quần chúng khi họ đã có một mức sống được coi là tạm đủ và ổn định, sự phổ cập kiến thức tự nhiên, xã hội một cách sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân. Theo tôi, trong khoảng thời gian này sẽ có những chuyển biến mới tại Cuba, khi mà nhà độc tài Fidel Castro không còn nắm quyền. Sự kính trọng của dân chúng sẽ hết, nhường chỗ cho sự mưu cầu một Xã hội phát triển đúng hướng. Sự kiện này sẽ khởi đầu một giai đoạn lung lay tột độ của 4 nước mà đảng cộng sản độc giữ chính quyền còn sót lại (Trung Quốc, Bắn Hàn, Việt Nam, Lào). Từ thời điểm này cho đến năm 2015, cuộc đấu tranh sẽ được nâng lên một tầm cao mới, đấu tranh đòi hỏi Dân chủ. Những cuộc thảo luận mang tính đại chúng có thể diễn ra vào thời điểm này, những bức xúc về sự cần thiết của xã hội Dân chủ, đa đảng được đề cập xuyên qua sự bưng bít, giám sát và bắt bớ của chế độ. Dư luận Xã hội dao động ở một mức cao, đủ sức bung vỡ qua một biến cố lớn lao. Đó sẽ là những viên đạn bắn vào bức màn kiểm duyệt của cộng sản, đến chừng nào nó không thể che chắn được nữa. Chúng ta hãy cùng hy vọng cuộc Cách mạng sẽ diễn ra sau năm 2015 và không muộn hơn năm 2020.
Đời người thật ngắn ngủi, đã bao nhiêu năm đất nước chìm đắm trong sự cai quản của chế độ độc tài. Phải chờ thêm bao nhiêu năm nữa để đến ngày phồn vinh, lòng chúng ta không khỏi quặn đau. Nhưng từ nỗi đau đó phải biến thành hành động, và để hành động đúng phải có cái nhìn khách quan và đường lối đúng đắn. Chúng ta đã thiếu thống nhất, thiếu lý luận và phương pháp đấu tranh, bằng chứng là chế độ Cộng sản đã tồn tại suốt gần 30 năm qua trên đất nước thanh bình. So với quãng thời gian đó, những dự định trên không hề dài, mà thậm chí để đạt được những gì đề ra đòi hỏi chúng ta phải đấu tranh không ngừng nghỉ. Hãy cùng nhau bước vào cuộc đấu tranh tư tưởng, lý luận trước mắt, cuộc đấu tranh chuẩn bị lực lượng cho cuộc Cách mạng. Hãy cùng phổ biến tri thức tiến bộ tới tất cả những người Việt nam quanh ta, không phân biệt quá khứ, nguồn gốc. Quá trình gian nan này sẽ được giúp sức bởi những thành tựu khoa học, Xã hội, bởi sự phổ biến thông tin, bởi bạn bè quốc tế, ... Chúng ta hãy tin tưởng vào một ngày mai tươi sáng cho Đất nước và Nhân dân Việt Nam!
-----------------------
[1] Ví dụ như trong bài "Dân chủ là gì" đăng trên trang web của bộ Ngoại giao Hoa kỳ mà anh Nguyễn Hồng Sơn đã dịch
[2] Khái niệm Phong kiến biến tướng mà Hà Sĩ Phu đã nêu trong bài "Dắt tay nhau đi dưới những tấm biển chỉ đường trí tuệ"
[3] Sự kiện lịch sử này cần nghiên cứu kỹ để rút ra những bài học cụ thể và thực tiễn cho tiến trình Dân chủ của Việt nam
[4] Hồ Chí Minh

Nhân dân, nguồn gốc và nền tảng của cuộc Cách mạng Dân chủ
http://webcache.googleusercontent.com/search?q=cache%3AZrRmfvVFFt8J%3Awww.vdlc.org%2Fnode%2F166+&cd=6&hl=vi&ct=clnk&gl=vn
-----------------------
Nước Anh là Quân Chủ Lập Hiến Nghị Viện theo mô thức Dân Chủ Đại Nghị (Representative democracy)
Các thể chế Cộng Hòa Tổng Thống (như nước Mỹ), Quân Chủ Lập Hiến (như nước Anh) và Cộng Hòa Bán Tổng Thống (như nước Pháp) cũng đều nằm trong mô thức Dân Chủ Đại Nghị này. Tức là cả 3 quốc gia trên đều là Dân Chủ Đại Nghị. Nghị Viện (Parliament) bao gồm hệ Độc Viện hay Lưỡng Viện, hay trong tiếng Việt còn gọi là Quốc Hội, là cơ quan lập pháp (qua hệ thống đại nghị). Hầu hết các thể chế nhà nước trên thế giới đều có cơ quan này với nhiều tên gọi khác nhau. Nước Anh gọi Parliament, Đức gọi Bundestag, Thụy Điển gọi Riksdag, Pháp và Ý cũng như Thụy Sĩ gọi Assembly, Na Uy gọi Stortinget, Do Thái gọi Knesset. Và còn nhiều những tên gọi khác nữa. Nhiều quốc gia thay đổi tên gọi qua nhiều thời kỳ khác nhau mặc dù hệ thống nhà nước vẫn trong mô thức Đại Nghị. Người đứng đầu đại diện nhà nước có thể là Chủ Tịch, Tổng Thống, Vua hay Nữ Hoàng. Những đại diện này có quyền nhiều hay ít tùy theo từng quốc gia. Một số quốc gia hạn chết đến mức tước luôn một số quyền trong các quyền công dân của những vị này ví dụ như Nauy, Thụy Điển, Đan Mạch. Cụ thể là nghiêm cấm quyền chính trị của vua.
Đại Nghị là mô thức tổ chức, Nghị Viện hay Quốc Hội chỉ là tên gọi.
Ngay cả giáo hội La Mã cũng có Nghị Viện bao gồm các vị Hồng Y được bàu làm đại diện theo mô thức Đại Nghị. Những tiểu bang của Mỹ hay Đức và nhiều thành phố trong các nước Tây Phương cũng có Nghị Viện để có những quyết định (gọi là Nghị Quyết) trong phạm vi tiểu bang hay thành phố.
Các MÔ THỨC, THỂ CHẾ, CẤU TRÚC chính trị tây phương đề có trong tiếng Anh, Pháp, Đức, Ý.
Quý vị nên thận trọng khi sử dụng Wikipedia nhất là những phạm trù liên quan đến chính trị Tây Phương được viết bằng tiếng Việt mà lại không có tiếng Anh, Pháp, Đức hay Ý.
Không có cái gọi là thể chế Dân Chủ Nghị Viện nào cả! Đó chỉ là ông hay bà nào đó tự viết ra và giải thích vòng vo rối rắm với mục đích méo mó chính trị mà thôi.


-----------------------------
Xã hội cấu thành là để phục vụ cho lợi ích của từng cá nhân. Chủ Nghĩa Cá Nhân (Individualism) không có nghĩa là vì quyền lợi của 1 cá nhân mà là vì quyền lợi của mỗi cá nhân. Không có tổ chức xã hội nào vì quyền lợi của 1 cá nhân cả nếu không nói là Quân Chủ, chỉ vì một ông vua. Chủ Nghĩa Cá Nhân vì lợi ích cho mọi cá nhân thay vì cho một nhóm cầm quyền hay một giới chức là tốt tốt anh ạ. Không có gì nghịch lý cả. Mỗi con người nhân tố của xã hội, và cũng nhân tố để cấu thành xã hội. Chúng ta đổ lỗi cho xã hội nhưng chính chúng ta là xã hội. Người người đều muốn thay đổi thế giới nhưng lại không muốn thay đổi chính mình.
-------------------------------
TỰ DO?
Theo Montesquieu: “Tự do là quyền được làm tất cả những điều mà pháp luật cho phép. Nếu một công dân làm điều trái luật thì anh ta không còn được tự do nữa; vì nếu để anh ta tự do làm thì mọi người đều được làm trái luật cả”.
Đây cũng là cái nền tảng tự do mà chính trị học phương Tây đề cao. Theo cách hiểu này chúng ta cần phải nhấn mạnh rất rõ ràng rằng - tự do không phải là tự do làm gì thì làm. Đó là một thứ "tự do được cho phép" - hay hiểu rõ hơn là "tự do trong một cái lồng [pháp luật]". Vấn đề còn lại là ai làm luật?
Trả lời được câu hỏi đó đúng đắn về bản chất kiểu như "ai chi phối giới lập pháp [Quốc hội] ?", chúng ta sẽ hiểu được bản chất của thế giới vận hành như thế nào.
Thế nên, hỡi ôi, những con người kêu gào cho tự do dân chủ, nên cố gắng hiểu đúng hơn bản chất của những gì họ đang kêu gào.
----------------------------------

KHÁI NIỆM 1: Hiểu như thế nào là nền kinh tế thế giới?
Theo nhiều cách, chúng ta, tất cả đều là một phần của nền kinh tế thế giới. Khi chúng ta uống cà phê được nhập khẩu vào buổi sáng, khi chúng ta sử dụng một đĩa CD được sản xuất ở nước ngoài, hay khi chúng ta đi ra nước ngoài để du lịch, chúng ta đang tham gia vào sự tăng trưởng của nền kinh tế thế giới về thương mại và tài chính quốc tế.
Và không chỉ như là một người tiêu dùng những hàng hóa và dịch vụ của nước ngoài mà chúng ta là một phần của nền kinh tế thế giới. Tiền từ các quỹ hưu trí của chúng ta hay tiền hiến tặng cho đại học có được từ các khoản đầu tư toàn cầu có thể thực sự trả cho tiền hưu trí của chúng ta hay xây dựng một khu trường học mới. Đầu tư nước ngoài vào bất động sản địa phương và các công ty địa phương cũng có có thể cung cấp các công việc cần thiết cho những người bạn và gia đình của chúng ta. Thậm chí một vận động viên địa phương ký một hợp đồng chơi cho nước ngoài cũng là một phần của nền kinh tế toàn cầu mở rộng.
Nền kinh tế thế giới bao gồm tất cả những tương tác giữa những con người, các hoạt động kinh doanh, các chính phủ vượt qua các đường biên giới quốc tế, thậm chí cả những đường biên bất hợp pháp. Nếu chúng ta mua ma túy – hay chúng ta tham gia vào cuộc chiến chống lại ma túy bằng cách trợ giúp những người nông dân Mỹ Latinh bằng việc thay các cây trồng lương thực thế cho cocain – chúng ta trở thành một phần của nền kinh tế thế giới. Chúng ta cũng sử dụng nền kinh tế thế giới để đạt được những mục tiêu chính trị cụ thể hay môi trường khi chúng ta sử dụng những biện pháp trừng phạt kinh tế để chống lại những ngược đãi về nhân quyền hay ngăn chặn việc giết bất hợp pháp của những loài vật đang bị nguy hiểm trong các quốc gia khác.
Về căn bản, bất cứ thứ gì vượt qua đường biên quốc tế - cho dù là hàng hóa, dịch vụ, hay chuyển khoản các quỹ - là một phần của nền kinh tế thế giới. Nhập khẩu lương thực, xuất khẩu ôtô, đầu tư toàn cầu, thậm chí là thương mại trong dịch vụ như phim ảnh hay du lịch, đều góp phần cho mỗi hoạt động kinh tế quốc tế của quốc gia.
(77 khái niệm cơ bản về nền kinh tế thế giới [world economy])
-------------------------------
Trạng chết thì Chúa băng hà - một nền kinh tế toàn cầu hóa có sự gắn bó mật thiết với nhau, bất kể thằng nào hắt hơi sổ mũi đều ảnh hưởng ngay đến thằng khác. Do vậy, trên thế giói này, cách thức tốt nhất để có thể phát triển được là phải luôn hướng tới sự ổn định của tổng thể và bất kỳ ở đâu gặp sự cố, nơi đó cả thế giới phải chung tay vào và cùng lo lắng.
--------------------------------
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư
--------------------------------
 Các nhà dịch thuật VN có vật lộn thế nào đi nữa thì cũng không bao giờ dịch chính xác được vì một lý do rất đơn giản là trong tiếng Việt không có từ ngữ tương đương để mà dịch. Hầu hết các khải niệm về các học thuyết Âu-Mỹ được hiểu rất mờ mờ ào ảo trong Việt ngữ và trong xã hội VN.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét