THUYẾT VỀ LINH HỒN
- Mọi dạng tồn tại xác định đều cần có "thuộc tính". Linh hồn cũng không ngoại lệ. Linh hồn là những ý niệm về toàn bộ trạng thái tâm hồn (trạng thái nội tâm) được nhận biết từ sự phát ra trong quá trình bản thân tương tác với thế giới, được phức hợp, tri giác và ghi nhớ lại một cách sinh động ở trạng thái "mơ".
- Mơ và thức là hai mặt biện chứng. Quá trình chúng ta đang thức cũng chính là quá trình chúng ta đang mơ.
+ Mơ là trạng thái tự ý thức về linh hồn và tự cảm thức về thể xác.
+ Thức là trạng thái tự ý thức về thể xác và tự cảm thức về linh hồn.
- Chính vì trạng thái mơ ta không tự ý thức về hành vi thể xác nên ta có xu hướng mất tự chủ hành vi, đi theo tiếng nói của linh hồn. Linh hồn tích cực thì hành vi tích cực, linh hồn bị tha hóa thì hành vi bị tha hóa. Trạng thái hành vi phi pháp của con người thường rơi vào trạng thái mơ chứ không phải là trạng thái thức. Chính vì vậy, việc tỉnh thức con người và giáo dục linh hồn có vai trò quan trọng hơn rất nhiều so với việc răn đe và giáo dục hành vi thể xác nhằm tránh khỏi những việc làm phi pháp.
- Khi linh hồn đi ngược với lương tri bản thân, trong giấc mơ của mình, dù linh hồn có chạy trốn đi đâu thì những hình ảnh đe dọa cũng ở ngay sát lưng - như là cái bóng của một lương tâm bất an.
- Chính trong trạng thái của giấc mơ, ta không tự ý thức được thể xác bản thân nhưng vẫn tự ý thức được linh hồn bản thân, điều đó là lý do khiến cho ta có niềm tin rằng linh hồn là bất tử.
- Trạng thái mơ cũng là trạng thái của người gần với cõi chết mà chưa hoàn toàn chết. Tạo Hóa thì không phân biệt ranh giới giữa sống và chết, đó là lý lẽ của con người, của khoa học. Vậy nên, ở một giới hạn nào đó, khoa học kết luận một người đã chết thì điều đó không có nghĩa là linh hồn họ đã thật sự chết.
- Ý niệm linh hồn được hình thành, được lưu lại, mã hóa lại dưới dạng sóng âm với năng lượng cực nhỏ nằm ngoài các công nghệ đo hiện tại. Sự tồn tại dạng sóng năng lượng cực nhỏ phát ra liên tục cũng không khác nào sự tồn tại của dạng năng lượng cực lớn trong một đơn vị vật chất nhỏ. Đồng thời, não không phải là trung tâm duy nhất của hoạt động tư duy, chính xác hơn phải là của các vật chất thần kinh phân bố rộng khắp cơ thể và tập trung chủ yếu ở khu vực não. Do đó, ngay cả người não được coi là đã "chết" thì linh hồn vẫn có khả năng tồn tại. Tử hình thể xác của một con người cũng không ngăn được linh hồn anh ta muốn quay trở lại.
- Chính các vật chất thần kinh phân bố rộng khắp cơ thể là cơ quan của hoạt động tư duy, nên ở những người mà các vật chất phân bố đều hơn trên khắp cơ thể thì sẽ có giác quan thứ 6 rõ nét. Ở những người đó không khác nào não lớn hơn não của những người bình thường mặc dù kích thước não trên thực tế không khác gì nhau.
- Trạng thái thể xác được lưu giữ lại ở ADN của thể xác thì trạng thái linh hồn cũng được lưu giữ lại ở ADN của linh hồn (trường sóng âm). Thể xác có thức ăn của thể xác thì linh hồn có thức ăn riêng của linh hồn (các ý niệm tương tác).
- Như vậy, về lý thuyết, linh hồn không có sức mạnh vật chất lớn nhưng lại có khả năng chi phối vật chất có linh hồn thông qua sự cộng hưởng giải sóng của linh hồn. Khi một linh hồn có khả năng cộng hưởng thì ắt sẽ có những linh hồn khác có khả năng chế ngự, ngăn cản sự cộng hưởng đó.
- Thông qua trạng thái mơ có kiểm soát giải sóng, người sống có thể giao tiếp với người đã chết. Ngược lại, thông qua sự cộng hưởng giải sóng âm mà linh hồn của người đã chết vẫn có thể chi phối trạng thái mơ của người đang sống.
- Trạng thái của linh hồn của một người sau khi thể xác người đó đã chết sẽ không còn lệ thuộc nhiều vào hoạt động của thể xác bản thân nữa mà tự độc lập theo những nguyên tắc hoạt động của linh hồn được hình thành trong thời gian mà một người sống và tác ý.
- Sinh ra vì lý do gì thì chết đi cũng chỉ vì lý do đó. Lý do sinh ra của linh hồn cũng chính là lý do linh hồn trở về cõi vĩnh hằng. Sự phát sinh và phát triển của linh hồn thông qua diễn biến của thể xác, nên khi tách khỏi thể xác linh hồn không được gia cố thêm nữa mà chỉ tiếp tục vận động theo những xung đột nội tại, cho đến khi các xung đột tự giải quyết thì linh hồn cũng mất. Những người khi sống có trạng thái linh hồn nhiều xung đột thì sẽ mất nhiều thời gian để giải thoát. Tuy nhiên có hai trạng thái giải thoát lâu gắn với sự xung đột tự phát và sự xung đột tự giác khi còn sống. Như vậy giải thoát là sự cần thiết với người sống tự phát và không nhất thiết với người đã từng có một đời sống tự giác. Ở trạng thái tự phát thì thường được coi là những linh hồn quậy phá, còn ở trạng thái tự giác thì thường được coi là linh hồn linh thiêng.
https://www.facebook.com/TTL.SS/photos/a.223880614419822.1073741828.220659558075261/590944167713463/?type=1&permPage=1
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét