Thứ Ba, 9 tháng 6, 2015

Chủ nghĩa xã hội dân chủ: Sự lựa chọn của loài người trong thế kỷ 20

Chủ nghĩa xã hội dân chủ: Sự lựa chọn của loài người trong thế kỷ 20

Từ năm 1836 đến năm 1852, nước Đức có đồng minh những người cộng sản, một tổ chức công nhân bí mật chuẩn bị khởi nghĩa. Lãnh tụ tư tưởng của tổ chức này "trong túi có sẵn cẩm nang có 
thể xây dựng thiên đường trên trái đất". Đó là đốm lửa của chủ nghĩa cộng sản. Do lý luận không hoàn chỉnh, họ yêu cầu các nhà trí thức Marx và Engels giúp đỡ, thế là "Tuyên ngôn Đảng Cộng Sản" ra đời.
Sau khi được công bố năm 1848, "Tuyên Ngôn Đảng Cộng Sản" tuy đã làm chấn động tầng lớp thống trị các nước Châu Âu, nhưng không được quần chúng nhân dân tiếp nhận rộng rãi. Sau này ôn lại tình hình lúc ấy, Engels nói: "Tuyên ngôn" tuy được dịch sang tiếng Anh, tiếng Pháp, và nhiều thứ tiếng, nhưng nó không ảnh hưởng gì tới các dân tộc khác". "Từ năm 1852 khi người Cộng Sản Koren bị kết án đã kết thúc giai đoạn đầu của phong trào công nhân độc lập Đức". Từ đó đã đánh dấu chấm hết giai đoạn đầu của phong trào công nhân Đức dưới ngọn cờ chủ nghĩa cộng sản.
Sau thất bại của cách mạng Châu Âu năm 1849, chủ nghĩa xã hội ở Đức chỉ có thể tồn tại bí mật. Đến năm 1862, học trò của Marx là Lassalle, mới nêu ngọn cờ XHCN. Như chúng ta đã thấy, CNXH của Lassalle rất ôn hòa. Nhưng sự xuất hiện của nó trên vũ đài lại đánh dấu khởi điểm phát triển CNXH Đức giai đoạn 2. [Xem Francis Wheen, Karl Marx; A Biography]
Để thay đổi tình trạng lý luận cao siêu ít người theo kịp, ngày 17-11-1852, Marx và Engels đã giải tán Đồng Minh Những người CS, hai ông không thành lập Đảng Cộng Sản, mà chuyển sang ủng hộ phong trào XHCN ôn hòa của Lassalle. Đây là chuyển biến lớn của Marx và Engels về chính trị, từ người Cộng sản sang người Dân chủ xã hội. Dưới sự chỉ đạo của hai ông, tháng 08-1869, Đảng Dân Chủ Xã Hội Đức - chính Đảng XHCN đầu tiên trên thế giới ra đời. Đây là giai đoạn 2 của phong trào công nhân Đức, giai đoạn XHCN dân chủ.
Vì sao gọi là CNXH dân chủ? Người sáng lập Đảng Dân Chủ Xã hội Đức Liebknecht giải thích:
CNXH không có dân chủ là CNXH tưởng tượng chủ quan, cũng như dân chủ không có CHXH là dân chủ giả dối. Nhà nước dân chủ là hình thức xã hội duy nhất có thể được tổ chức theo nguyên tác của CNXH. Chính vì chúng ta đã làm rõ mối quan hệ không thể tách rời giữa CNXH và dân chủ, chúng ta mới gọi mình: là những người dân chủ xã hội. Tên gọi này bao gồm cương lĩnh của chúng ta. (Toàn tập Marx-Engels, quyển 21, trang 241)
Từ đó, các chính đảng công nhân mới thành lập ở các nước Châu Âu đều gọi là Đảng Dân Chủ Xã hội (cá biệt gọi là Công Đảng - Labour Party), chứ không gọi là Đảng Cộng Sản.
Trong thư gửi nhà lãnh đạo Đảng Xã Hội Lao Động Italy, Tarati vào ngày 26-01-1894, Engels đã trích dẫn câu chữ trong "Tuyên Ngôn", và đã sửa đổi quan trọng bản tuyên ngôn này.
Nguyên văn là:
Trong các giai đoạn phát triển mà cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản đã trải qua, những người CS luôn luôn đại diện cho lợi ích của toàn bộ phong trào... Những người CS phấn đấu vì mục đích và lợi ích gần nhất của giai cấp công nhân, nhưng trong cuộc vận động hiện nay, họ còn đồng thời kiên trì tương lai của phong trào".
Câu chữ sau khi sửa đổi:
Trong các giai đoạn phát triển mà cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản đã trải qua, những người xã hội chủ nghĩa luôn luôn đại diện cho lợi ích của toàn bộ phong trào... Những người CS phấn đấu vì mục đích và lợi ích gần nhất của giai cấp công nhân, nhưng trong cuộc vận động hiện nay, họ còn đồng thời đại diện cho tương lai của phong trào".
Sửa đổi quan trọng này chứng tỏ Engels cho rằng "những người xã hội dân chủ" mới thật sự đại diện cho lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài của giai cấp vô sản, "những người CS" không được phong trào công nhân Châu Âu chấp nhận, nên rút khỏi vũ đài lịch sử.
Từ khi thành lập hiệp hội công nhân quốc tế 1864, trong các văn kiện do Marx khởi thảo, khái niệm "CNCS" đã bị thay thế bởi từ "CNXH". Marx không còn cố chấp về cách mạng bạo lực, ông đề ra hai con đường cải tạo xã hội TBCN:
Tổ chức của công nhân không thể hoàn toàn giống nhau về mọi chi tiết, ở Newburgh cũng như Barcelona, London cũng như Berlin. Chẳng hạn ở nước Anh, con đường biểu hiện sức mạnh của mình đã mở ra trước giai cấp công nhân. Phàm những nơi lợi dụng tuyên truyền hòa bình có thể đạt mục đích trên nhanh hơn, đáng tin cậy hơn, tổ chức khởi nghĩa là không sáng suốt. Ở Pháp, những pháp lệnh bức hại nhiều không kể xiết và cuộc đối kháng một mất một còn giữa các giai cấp xem ra sẽ khiến cuộc chiến tranh xã hội tức kết cục bạo lực là không tránh khỏi. Nhưng việc đạt kết cục đó bằng phương thức gì phải do giai cấp công nhân nước đó quyết định. Quốc Tế sẽ không ra bất cứ mệnh lệnh nào, thậm chí chưa chắc đã đưa ra kiến nghị nào về vấn đề này. (Phát biểu của Marx với phóng viên báo "Le Monde" ngày 03-07-1871)
Sau cuộc huyết chiến giữa Công Xã Paris và Chính phủ tư sản Pháp năm 1871, giai cấp tư sản Châu Âu nói chung thực hiện chính sách nhượng bộ đối với giai cấp công nhân, khiến Marx và Engels thấy rõ hơn khả năng quá độ hòa bình lên CNXH, thế là hai ông nhiều lần nói về quá độ hòa bình, khiến học thuyết của họ toàn diện hơn, càng phản ánh được đời sống thực tế trong các nước Châu Âu. Phát biểu trước meeting quần chúng ở Amsterdam ngày 08-09-1872, Marx đã nói với công nhân và những người ủng hộ chi bộ Hà Lan thuộc Hiệp hội công nhân quốc tế:
Chúng tôi hiểu phải tính tới chế độ, phong tục và truyền thống của các nước; chúng tôi cũng không phủ nhận ở một số nước như Mỹ, Anh - và nếu như tôi hiểu rõ hơn chế độ của các bạn, có lẽ có thể cộng thêm Hà Lan -, công nhân có thể đạt được mục đích của mình bằng biện pháp hòa bình. (Toàn tập Marx-Engels, quyển 18, trang 179)


=============================================================================================

 [Bảo thảo dịch]
Mặc dầu vài triết gia Tiền-Socrates được ghi chép lại là đã từng hoạt động chính trị, Heraclitus có vài bằng chứng, dựa trên cơ sở các tản văn còn sót lại, ông là người đầu tiên làm ra một triết học chính trị. Quả thực ông không hứng th
ú với chính trị về mặt thực hành: là một quý tộc nghĩa là có quyền trở thành một người thống trị, ông từ bỏ tước vị của mình và chuyển giao của cải mình cho người anh em của ông. Ông được ghi chép lại là đã từng nói rằng mình thích chơi đùa cùng nhi đồng hơn là bàn bạc với các chính trị gia. Nhưng ông cũng có lẽ là triết gia đầu tiên nói về một định luật thiêng liêng–nó không phải là một định luật vật lý, mà là một định luật bất thành văn, đặt trên mọi quy luật con người.
Có một đoạn nổi tiếng trong vở kịch của Robert Bolt về Thomas More, Một Con Người vì Bao Thế Hệ [A Man for All Seasons]. More tranh luận cùng người con rễ của ông Roper về việc bắt giữ một gián điệp, nhưng đó lại là làm trái luật pháp hiện hành. More khước từ làm vậy: ‘Tôi biết cái gì là hợp pháp, nhưng không biết cái gì là đúng; và tôi sẽ chọn cái gì là hợp pháp.’ More bác bỏ, trả lời Roper, rằng ông đặt luật pháp của con người lên trên luật răn của Thượng Đế. ‘Tôi không phải là Thượng Đế,’ ông nói, ‘nhưng ở khu rừng luật pháp mọc um tùm, ở đó tôi là một người gác rừng.’ Roper nói rằng anh sẽ chặt từng cây điều luật tại nước Anh để bắt được con Quỷ. More đáp, ‘Và khi từ cây điều luật cuối cùng của nước Anh bị đốn hạ, và con Quỷ xuất hiện khắp nơi anh–vậy anh sẽ trốn ở đâu, Roper, khi mọi điều luật đều bị san bằng?’[ ]
Khó mà tìm thấy chương sách hay vần thơ nào trong các trước tác của More hay những lời được ghi chép lại của ông nói về cuộc trao đổi này. Nhưng hai tản văn của Heraclitus biểu hiện các chính kiến của hai nhân vật trên. ‘Người dân phải chiến đấu dựa trên luật pháp và xem chúng như bức tường của thành phố mình’ (Các Triết gia Tiền-Socrates 249). Mặc dù một thành phố phải dựa trên luật pháp của mình, nhưng nó phải đặt một chỗ dựa vĩ đại hơn lên trên đạo luật phổ quát, đạo luật đó phải là chung cho tất cả mọi người. ‘Mọi luật pháp của loài người được nuôi dưỡng bởi một đạo luật duy nhất, đạo luật thiêng liêng’ (Các Triết gia Tiền-Socrates 250).
[Ghi chú Marx và Lenin và nhiều người Marxist khác khởi nghiệp từ ngành luật pháp, dù triết học hay chính trị học là thứ họ đều học]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét