Ngày 10-5-1969
Về đến nhà sàn đã hơn 9 giờ . Bác bảo tôi chuẩn bị tài liệu cho Bác . Lần đầu tiên trong bốn năm Bác viết và sửa chữa Di chúc từ 9giờ 30 đến 10giờ 30 .
Hôm nay Bác viết lại toàn bộ đoạn mở đầu vào mặt sau tờ tin tham khảo đặc biệt ra ngày 3 tháng 5 năm 1969 :
" Cuộc chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta nhất định thắng lợi hoàn toàn . Đó là một điều chắc chắn .
Tôi có ý định đến ngày đó , Tôi sẽ đi khắp hai miền Nam , Bắc , để thăm hỏi đồng bào , cán bộ và chiến sĩ , thăm hỏi các cụ phụ lão , các cháu thanh niên và nhi đồng yêu quý của chúng ta .
Kế theo đó , Tôi sẽ thay mặt nhân dân ta đi thăm và cảm ơn các nước anh em trong phe Xã hội chủ nghĩa , và các nước bầu bạn khắp năm châu đã tận tình ủng hộ và giúp đỡ chúng ta trong cuộc chống Mỹ cứu nước .
Ông Đỗ Phủ là người làm thơ rất nổi tiếng ở Trung Quốc , đời nhà Đường ,có câu rằng " nhân sinh thất thập , cổ lai hi " , nghĩa là người thọ 70 xưa nay hiếm " .
Năm nay , Tôi vừa 79 tuổi , đã là " lớp người xưa nay hiếm " nhưng tinh thần , đầu óc vẫn sáng suốt như thường , tuy sức khỏe có kém so với vài năm trước đây . Điều đó cũng bình thường thôi . Khi người ta đã ngoài 79 tuổi , thì tuổi tác càng cao , sức khỏe càng thấp . Ai mà đoán biết Tôi còn phục vụ cách mạng , phục vụ Tổ Quốc , phục vụ nhân dân được bao lâu nữa ?
Vì vậy Tôi để sẵn mấy lời này , phòng khi Tôi phải đi gặp cụ Các Mác , cụ Lê - nin và các vị cách mạng đàn anh khác , thì đồng bào cả nước , đồng chí trong Đảng và bầu bạn khắp nơi khỏi cảm thấy đột ngột "
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Chiều 14 tháng 5 năm 1965 Bác dành gấp đôi thời gian từ 14 giờ đến 16 giờ cho tài liệu " tuyệt đối bí mật " Bác viết tiếp trong mục mà Bác cho là việc riêng :
" sau khi tôi qua đời , chớ nên tổ chức linh đình, lãng phí ngày giờ và tiền bạc của nhân dân . Tôi yêu cầu thi hài Tôi được đốt đi nói chữ là " hỏa táng " . Tôi mong rằng cách " hỏa táng " dần dần sẽ được phổ biến . Vì như thế đối với người sống đã tốt về mặt vệ sinh , lại không tốn đất . Bao giờ ta có nhiều điện thì " điện táng " càng tốt hơn . Tro xương thì tìm một quả đồi mà chôn . Gần Tam Đảo và Ba Vì hình như có nhiều đồi tốt . Trên mộ , nên xây một cái nhà đơn giản , rộng rãi, chắc chắn , mát mẻ để những người đến thăm viếng có chỗ nghỉ ngơi . Nên có kế hoạch trồng cây trên đồi . Ai đến thăm thì trồng một cây làm kỷ niệm . Trồng cây nào phải tốt cây ấy . Lâu ngày cây nhiều thành rừng , sẽ tốt cho phong cảnh và lợi cho nông nghiệp . Nếu Tôi qua đời trước ngày nước ta được thống nhất , thì nên gửi một ít tro xương cho đồng bào Miền Nam... Cuối cùng tôi để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân , toàn đảng , cho toàn thể bộ đội , cho các cháu thanh niên và nhi đồng . Tôi cũng gửi lời chào thân ái đến các đồng chí , các bầu bạn , và các cháu thanh niên , nhi đồng quốc tế . Điều mong muốn cuối cùng của Tôi là : Toàn Đảng , toàn dân ta đoàn kết phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình , thống nhất , độc lập , dân chủ và giàu mạnh , và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới "
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
"Quyền lao động của Bác"
Trong những ngày sống ở Việt Bắc, mỗi lần Bác đi công tác, có hai đồng chí đi cùng. Vì sợ Bác mệt, nên hai đồng chí định mang hộ ba lô cho Bác, nhưng Bác nói:
- Đi đường rừng, leo núi ai mà chẳng mệt, tập trung đồ vật cho một người mang đi thì người đó càng chóng mệt. Cứ phân ra mỗi người mang một ít.
Khi mọi thứ đã được phân ra cho vào 3 balô rồi, Bác còn hỏi thêm:
- Các chú đã chia đều rồi chứ?
Hai đồng chí trả lời:
- Thưa Bác, rồi ạ.
Ba người lên đường, qua một chặng, mọi người dừng chân, Bác đến chỗ đồng chí bên cạnh, xách chiếc ba lô lên.
- Tại sao ba lô của chú nặng mà Bác lại nhẹ?
Sau đó, Bác mở cả 3 chiếc ba lô ra xem thì thấy ba lô của Bác nhẹ nhất, chỉ có chăn, màn. Bác không đồng ý và nói:
- Chỉ có lao động thật sự mới đem lại hạnh phúc cho con người.
Hai đồng chí kia lại phải san đều các thứ vào 3 chiếc ba lô...
Những ngày ở Việt Bắc trong kháng chiến chống Pháp, Bác có việc phải đi giữa một ngày mưa rất to. Anh em cảnh vệ lo tìm ngựa để Bác đi cho đỡ mệt. Bác nói:
- Chúng ta có 7 người. Ngựa chỉ có một con, Bác đi sao tiện. Bác cháu phải cùng nhau đi bộ chứ. Thôi, đem trả ngựa cho dân.
Anh em nằn nì mãi, Bác mới đồng ý cho dẫn ngựa theo để mang đỡ đồ đạc. Đến khu an toàn, mặc dầu xa địch, nhưng mỗi lần chuyển địa điểm, ngoài việc làm lán trại, Bác cháu còn phải đào hầm, hố.
Bác thường giúp đỡ các chiến sĩ bảo vệ vẽ mẫu hầm, cách cầm xẻng, phá đất đá, nện “choòng”… Ngay trong mỗi nhà, mỗi lán Bác đều cho đào công sự đề phòng máy bay tập kích bất ngờ, cây rừng đổ xuống.
Cứ mỗi ngày Bác đào một ít, sau giờ làm việc vài ba buổi là xong. Ai muốn đến giúp, Bác ngăn lại, không đồng ý và nói:
- Đây là quyền lao động của Bác.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét